Diễn Biến Suy Dinh Dưỡng Của Trẻ Dưới 5 Tuổi Qua Các Năm Ở Việt Nam [76]

Năm 2006, WHO đã công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ nhất của trẻ dưới 5 tuổi, gồm các chuẩn về chiều cao theo tuổi (chiều cao/tuổi), cân nặng theo tuổi (cân nặng/tuổi), cân nặng theo chiều cao (cân nặng/chiều cao) và BMI theo tuổi (BMI/tuổi) [184]. Năm 2007, WHO tiếp tục công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ 2 cho trẻ dưới 5 tuổi gồm các chuẩn về vòng đầu theo tuổi (vòng đầu/tuổi), vòng cánh tay trái duỗi theo tuổi (VCTTD/tuổi), bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi và bề dày lớp mỡ dưới mỏm bả theo tuổi [187, 188].

Theo báo cáo của WHO năm 1995, trên thế giới có khoảng 169,5 triệu trẻ em nhẹ cân (27,8%), 213,1 triệu trẻ thấp còi (34,9%) và 50,2 triệu gầy còm (8,4%). Trong đó, các nước đang phát triển chiếm 98,2% trẻ nhẹ cân, 86% trẻ thấp còi và 81% trẻ gầy còm. Tỷ lệ SDD cao nhất nằm ở các nước Châu Á, Châu Phi [174]. Nghiên cứu của Larrea C. và Freire W. tại các nước Nam Mỹ năm 1999 cho thấy tỷ lệ trẻ em thấp còi ở các tộc người bản xứ có liên quan với điều kiện kinh tế đói nghèo và cao hơn cách biệt so với trẻ em các tộc người không phải bản xứ như ở Ecuador (58,2% so với 24,2%), Peru (47% so với 22,5%) và Bolivia (50,5% so với 23,7%) [120]. Alessandra M. và cộng sự khảo sát tại Guatemala năm 2003 cho thấy trẻ em tộc người bản xứ có tỷ lệ thấp còi (57,6%) và nhẹ cân (27,8%) cao hơn tỷ lệ chung tương ứng là 44,2% và 22,3% (trong đó tộc người Mam (65,3% và 39,4%) và tộc người Mayan (62,5% và 31,9%) tương ứng) [80]. Năm 2000, Amy L.Rice, Lisa Sacco và cộng sự nghiên cứu về tử vong ở trẻ em bị SDD tại các nước đang phát triển nhận thấy có mối liên quan giữa SDD và bệnh tiêu chảy [85]. Năm 2002, Nitabhandari và cộng sự nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở các gia đình giàu có tại phía Nam New Dheli, Ấn Độ cho thấy tỉ lệ SDD có liên quan mật thiết tới học vấn và tình trạng kinh tế gia đình [136].

Tình trạng SDD trẻ em trên toàn cầu chủ yếu phân theo các châu lục, vùng lãnh thổ và theo từng quốc gia; chưa chú trọng đúng mức việc xác định tình trạng SDD theo từng chủng tộc, tộc người trong các báo cáo thường niên của WHO và UNICEF [165, 189]. Năm 2012, điều tra của Hatlekk M. cho thấy tỷ lệ trẻ em thấp còi có sự khác nhau giữa các tộc người ở vùng Nam Á: tộc người Brahmin (45,1%), Hill Dalits (56,1%), Yadav (70,7%), Newar (72,3%) và Hồi giáo (72,8%) [111]. Năm 2011, theo nghiên cứu của UNICEF tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

cũng cho thấy tỷ lệ SDD cũng có sự chênh lệch giữa các tộc người. Tỷ lệ trẻ 18-23 tháng tuổi tại Campuchia bị SDD thể thấp còi là 50% và nhẹ cân là 45%, ở Lào tương ứng là 40% và 37% (tỷ lệ SDD chủ yếu là trẻ em các dân tộc thiểu số). Ở Phillipines, tỷ lệ trẻ nhẹ cân ở thủ đô là 15,7% thấp hơn nhiều so với 36,1% trẻ sống ở vùng khó khăn Bitol [167].

Nghiên cứu trong nước

Hiện nay, tình trạng SDD trẻ em ở Việt Nam vẫn là vấn đề phổ biến. Tỷ lệ trẻ SDD cộng đồng đều đã giảm đáng kể tuy nhiên vẫn ở mức cao hoặc rất cao. Mức độ suy dinh dưỡng cũng có sự phân hóa giữa các vùng sinh thái trong cả nước. Trẻ từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển thể lực, trí lực quan trọng và có nguy cơ cao khi bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, giai đoạn trẻ có nguy cơ SDD cao nhất là từ 6 đến 24 tháng tuổi và tỷ lệ SDD giữ ở mức cao cho đến 60 tháng [33]. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ bị SDD nặng trong những năm đầu của cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở tuổi vị thành niên, trí lực của những trẻ này cũng kém hơn những trẻ khác.

Năm 1974, cuốn “Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam” của Nguyễn Quang Quyền ra đời. Cuốn sách này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam [53]. Năm 1975, Bộ Y tế xuất bản cuốn “Hằng số Sinh học người Việt Nam” do Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên, đã tổng hợp kết quả nghiên cứu từ năm 1960-1972 trên đối tượng chủ yếu là trẻ em, học sinh thành thị ở phía Bắc nước ta, làm cơ sở cho nhiều công trình nghiên cứu tăng trưởng trẻ em sau này [64].

Năm 2003, Hoàng Khải Lập và Nguyễn Minh Tuấn nghiên cứu trên các trẻ em dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc như Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em người dân tộc Tày dưới 5 tuổi là 41,9%, cao hơn nhiều so với trẻ em người dân tộc Kinh sống cùng khu vực. Tỷ lệ SDD chung là 39,1%, tỷ lệ SDD thể thấp còi là 45,3%, tỷ lệ SDD thể gầy còm là 9,4% [41]. Cũng tác giả này nghiên cứu tại Hà Giang năm 2004 cho thấy, tỷ lệ SDD trẻ em các dân tộc ở đây là 41,6%, cao hơn so với tỷ lệ SDD toàn quốc [67].

Trong báo cáo của PhanVăn Hải và cộng sự năm 2004 về “Tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại tỉnh Kon Tum - 2001” cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 36,9%, thể thấp còi là 46,3%, thể gầy còm là 8,3%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con của những người mẹ mù chữ có tỷ lệ SDD cao nhất [11]. Cũng trong năm 2004, nhóm tác giả Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn với nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi tại 4 xã tỉnh Hà Tây” cho thấy tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân ở các xã nghiên cứu là 30,3%, tỷ lệ SDD thể thấp còi là 27% và tỉ lệ SDD thể gầy còm còn ở mức cao 10,4% [14]. Nguyễn Đình Học (2004) với nghiên cứu phát triển thể chất, mô hình bệnh tật và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dân tộc Dao ở Thái Nguyên đã đưa ra một số kết luận: Cân nặng và chiều cao của trẻ em dân tộc Dao trong địa bàn nghiên cứu tăng truởng theo quy luật chung của trẻ em khu vực miền núi phía Bắc. Sau dậy thì, riêng cân nặng bé gái phát triển ngang bằng, còn lại cân nặng của bé trai và chiều cao của cả hai giới đều thấp hơn so với cân nặng và chiều cao ở khu vực thành thị khác [22].

Nguyễn Công Khẩn và cộng sự năm 2007 đã nghiên cứu tình hình SDD trẻ em từ 1990 đến 2004 cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 45% (năm 1990) đã giảm xuống còn 26,6% (năm 2004). Mức giảm SDD nhanh nhất ở thành thị, ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm, đều giảm trên 47%, nông thôn với mức giảm SDD thể nhẹ cân là 35,1%, thể thấp còi là 40,6% và thể gầy còm là 46,5%. Tỉ lệ SDD giảm chậm ở vùng núi [33].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tình trạng SDD trẻ em trong nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hầu như không có sự khác biệt về giới tính [6, 8], tuy nhiên có liên quan đến nhóm tuổi của trẻ, tình trạng SDD tăng dần theo nhóm tuổi [9, 24]. Có sự chênh lệch rò rệt về tình trạng SDD giữa các vùng sinh thái: tỷ lệ SDD ở miền núi cao hơn đồng bằng [30], nông thôn cao hơn thành thị [31]. Những vùng có tỷ lệ nhẹ cân cao thường có tỷ lệ thấp còi cao [76].

Ngày 23/12/2008, lễ tổng kết 10 năm chương trình mục tiêu phòng chống SDD trẻ em ở Việt Nam (1998-2008) đã diễn ra tại Hà Nội. Qua 10 năm thực hiện, mục tiêu giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở trẻ em Việt Nam là dưới

20% vào năm 2010, nhưng với sự nỗ lực của ngành y tế, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, Bộ, Ngành và sự phát triển về kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được mức 19,9% ngay trong năm 2008. Đến năm 2009 thì tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở Việt Nam giảm còn 18,9% đã vượt trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Đây là một dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên Việt Nam đã giảm tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ em xuống dưới ngưỡng cao theo phân loại của WHO [74]. UNICEF khảo sát năm 2011cho thấy sự thiếu hụt chăm sóc sức khỏe ở người Kinh là 31,6%; Mường 46,5%; Thái 77,6% [167]. Báo cáo năm 2011của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của nhóm đồng bào Kinh và Hoa (10,0%, 19,6%, 3,8%), thấp hơn hẳn so với tỷ lệ tương ứng của trẻ em dân tộc thiểu số (22,0%, 40,9%, 5,7%) [108].


Hình 1 1 Diễn biến suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi qua các năm ở Việt 1

Hình 1. 1. Diễn biến suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi qua các năm ở Việt Nam [76]

Mặc dù tỷ lệ trẻ em SDD đã giảm nhanh trong những năm qua, tuy nhiên tình trạng SDD hiện nay vẫn còn ở mức khá cao (nhẹ cân: 14,1%; thấp còi: 24,6% trong năm 2015). Trong đó tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi khu vực miền núi và cao nguyên cao hơn so với khu vực nông thôn, khu vực nông thôn cao hơn khu vực

thành thị (tỷ lệ SDD thể thể thấp còi, nhẹ cân và thể gầy còm của các khu vực tương ứng là 30,1%/19,8%/3,9%; 21,8%/13,8%/6,6% và 12,1%/7,1%/5%). Giữa các dân tộc thì tỷ lệ SDD trẻ em dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với trẻ em dân tộc Kinh (tỷ lệ SDD thể thể thấp còi, nhẹ cân và thể gầy còm của các dân tộc tương ứng là 31,1%/21,9%/9,1% và 16,2%/9,7%/5,5%) [76].

1.1.6.2. Lịch sử nghiên cứu tình trạng thừa cân-béo phì

Nghiên cứu trên thế giới

Trẻ em trên toàn thế giới hiện nay có xu hướng trở nên cao hơn, dậy thì sớm hơn và trong một số trường hợp có cân nặng nặng hơn so với tuổi. Điều này rất khác nhau giữa các quần thể, tỷ lệ thừa cân trung bình lứa tuổi trường học hiện nay ở Châu Phi và Châu Á là < 10%, Châu Mỹ Latin và Châu Âu > 20% [124].

Tình trạng thừa cân ở trẻ em (2-18 tuổi) đang tăng lên nhanh chóng, ở Bắc Mỹ và Châu Âu có mức thừa cân cao nhất, tỷ lệ tăng hàng năm rất cao ví dụ như ở Mỹ và Brazil tăng 0,5%/năm, ở Canada, Úc, Anh tăng 1%/năm [124]. Ở Mỹ, theo nghiên cứu từ năm 1971-1974, tỷ lệ béo phì ở trẻ nam 6-11 tuổi là 18,2%, nữ là 13,9% và đến năm 1988-1991 thì tỷ lệ này đã là 22,3% và 22,7%. Tại Mỹ, thừa cân trẻ em gái 4-5 tuổi tăng từ 5,8% năm 1974, lên 10,8% năm 1994. Năm 1986-1998, nghiên cứu của Strauss trên 8270 trẻ em 4-12 tuổi cho thấy tỷ lệ thừa cân trẻ em tăng lên rò rệt (p

< 0,001), năm 1998 tỷ lệ trẻ em Mỹ gốc Phi mắc thừa cân là 21,5%, trẻ Mỹ gốc Tây Ban Nha mắc thừa cân là 21,8%. Số liệu người lớn thừa cân cũng chỉ ra rằng thừa cân tăng 50% trong vòng 10 năm [162]. Năm 1990 - 1999, trẻ em Mỹ thừa cân chiếm 20% [144], đến năm 2001 tỷ lệ trẻ em thừa cân tăng lên 25% [106]. Tỷ lệ béo phì ở Mỹ tăng gần gấp đôi trong những năm 1990, từ khoảng 12% năm 1990 lên 23% năm 1998. Hiện nay, bệnh béo phì ở Mỹ đang được quan tâm hàng đầu.

Xu hướng thừa cân có vẻ đối lập nhau ở các nước phát triển và đang phát triển, ở các nước phát triển tỷ lệ thừa cân cao phổ biến ở tầng lớp nghèo và ngược lại ở nước đang phát triển thừa cân có xu hướng gặp ở tầng lớp giàu có hơn. Theo số liệu WHO năm 2003, có khoảng 17,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, hơn 1 tỷ người lớn bị thừa cân sống ở các nước đang phát triển và ít nhất 300 triệu trong

số này là béo phì [182]. Ở Trung quốc, giai đoạn 1989-1997 biến động tỷ lệ thừa cân chung trẻ 2-6 tuổi tăng từ 4,2% (1989) đến 6,4% (1997), tính riêng ở thành phố tỷ lệ béo phì tăng từ 1,5% (năm 1989) đến 12,6% (1997) và thừa cân tăng từ 14,6% đến 28,9% trong cùng thời gian trong khi tỷ lệ thiếu cân giảm từ 12,4 % xuống 10%. Nếu tính trung bình cứ một năm ở Trung quốc khu vực thành phố tỷ lệ thừa cân tăng 0,2% và nông thôn tăng 0,1% [124, 125]. Ở Brazil từ năm 1974-1997 tỷ lệ thừa cân béo phì 6-17 tuổi tăng gấp 3 lần (4,1-13,9%) trong khi tỷ lệ trẻ thiếu cân giảm từ 14,8% xuống 8,6% [124].

Xu hướng tăng lên về béo phì ở trẻ em Châu Á - Thái Bình Dương đã được thấy rò trong nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ béo phì tăng lên từ 1% năm 1990 đến 6% năm 1997 ở trẻ 13-17 tuổi, Thái lan béo phì 5-12 tuổi tăng từ 12,2% lên 15,6% chỉ trong vòng 2 năm [35, 182] và Nhật bản tỷ lệ béo phì 9 tuổi trẻ trai tăng từ 2,9% (1970) lên 9,7% (1997) so với trẻ gái là 3,4% và 8% [35, 180] trong khi lứa tuổi 6-14 trung bình BMI tăng 0,32 đối với nam và 0,24 đối với nữ trong vòng 10 năm. Béo phì tăng 6,1% ở nam và 7,1% ở nữ từ 1976-1980 lên 11,1% (nam) và 10,2% (nữ) vào năm 1996-2000 [132].

Hiện nay tình trạng béo phì đang gia tăng trên toàn cầu, nghiên cứu của Martorel so sánh tỷ lệ TC-BP ở phụ nữ 38 nước đang phát triển chỉ ra rằng mức TC- BP rất thấp ở Nam Châu Á. Các nước nghèo như vùng Sahara Châu Phi,tỷ lệ TC- BP cũng thấp, tỷ lệ cao chủ yếu tập trung ở phụ nữ thành phố và có trình độ văn hóa cao. Những nước đã phát triển như Mỹ, Đông Âu thì mức béo phì cao hơn và phân bố đều trong dân cư. Tỷ lệ này còn cao ở vùng Trung Đông và Bắc Phi, tương đương với tỷ lệ của nước Mỹ [131]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy béo phì ở phụ nữ Haiti là 3%, các nước Mỹ Latin 10% và Mehico là 29%, béo phì chủ yếu gặp ở thành phố và những hộ gia đình có mức kinh tế cao hơn [130].

Từ thập niên 90 của thế kỉ 19 đến nay, tỷ lệ trẻ em TC-BP trên thế giới có xu hướng gia tăng đáng kể. Đến năm 2010 trên thế giới có 43 triệu trẻ TC-BP, trong đó 35% số trẻ này ở các nước đang phát triển. Số trẻ TC-BP tăng từ 4,2% năm 1990 lên 7,7% năm 2010, dự đoán đến năm 2020 tăng lên 9,1% [139].

Nghiên cứu trong nước

Hiện nay, TC-BP đang là một vấn đề quan trọng làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp và ung thư. Nguyên nhân của vấn đề này là do lối sống ít vận động và tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng quá nhiều năng lượng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh TC-BP được gây ra bởi nhiều yếu tố; sự phát triển của bệnh béo phì bị ảnh hưởng bởi sự tương tác của yếu tố sinh học, di truyền và môi trường [110].

Thừa cân-béo phì thật sự là một mối đe dọa trong tương lai, gặp cả ở người lớn và trẻ em, bệnh này phổ biến ở các thành phố, tuy nhiên các vùng nông thôn và miền núi bệnh TC-BP cũng có xu hướng gia tăng. Thừa cân - béo phì có thể phòng ngừa được, nhưng điều trị rất khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả. Theo WHO ước tính các chi phí trực tiếp cho béo phì chiếm tới 6,8% trong tổng chi phí cho chăm sóc sức khỏe [181]. Béo phì trẻ em không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ lâu dài và tuổi thọ mà còn là yếu tố nguy cơ cho béo phì ở người lớn vì 75% béo phì ở trẻ em tồn tại đến tuổi trưởng thành (gần 1/3 số người lớn bị béo phì có tiền sử béo phì từ giai đoạn trẻ em).

Ở Việt Nam, các cuộc điều tra dịch tễ học trước năm 1995 cho thấy tỷ lệ thừa cân không đáng kể, béo phì hầu như không có [34]. Từ sau năm 1995 đã có nhiều thông báo về thừa cân - béo phì ở trẻ em.

Năm 1999, Nguyễn Thìn và cộng sự điều tra lứa tuổi mẫu giáo tại thành phố Nha Trang, kết quả là 4,2% trẻ mắc bệnh TC-BP, tỷ lệ TC-BP ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ [57]. Năm 2000, nghiên cứu điều tra của Hà Huy Khôi và cộng sự ở Hải Phòng đưa ra tỷ lệ thừa cân là 9%, béo phì là 6% ở trẻ em lứa tuổi tiểu học [37]. Năm 2002, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự cũng tại Hải Phòng cho thấy, tỷ lệ trẻ tiểu học BP khoảng 10% [16]. Năm 2013, nghiên cứu của Phạm Minh Khuê và Vũ Đức Long tại 3 trường tiểu học của thành phố Hải Phòng thu được kết quả: tỷ lệ TC-BP là 11,3% (tỷ lệ TC-BP ở trẻ nam cao hơn ở nữ). Các yếu tố trình độ học vấn của bố mẹ, tình trạng mẹ TC-BP, sở thích uống nước ngọt có liên quan đến tình trạng TC-BP của trẻ trong nghiên cứu [39]. Đến năm 2014 cũng

tại Hải Phòng, nghiên cứu của Hoàng Thị Đức Ngân và cộng sự cho thấy tỷ lệ TC- BP đã có sự tăng lên đáng kể, trong đó tỷ lệ thừa cân là 16,8%, béo phì là 14,7%. Nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo và tinh bột ở những gia đình có yếu tố kinh tế xã hội thấp có thể làm tăng nguy cơ TC-BP [51].

Theo nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt năm 2002 trên 2466 trẻ 4-6 tuổi tại Hà Nội, tỷ lệ TC-BP ở trẻ em chiếm 4,9%. Trong đó, tỷ lệ TC-BP ở các quận trung tâm thành phố như quận Hoàn Kiếm và quận Ba Đình có tỷ lệ cao nhất (8,7% và 7,1%), tiếp đến là quận Hai Bà Trưng (6,5%). Các quận ở xa trung tâm có tỷ lệ thừa cân béo phì thấp hơn (quận Thanh Xuân 3,6%, quận Tây Hồ 3,1% và quận Cầu Giấy 3,1%). Nghiên cứu cũng đưa ra kết quả tỷ lệ thừa cân chung ở trẻ 4-6 tuổi là 4,9%, béo phì là 3,1% trong đó, cao nhất là ở trẻ 6 tuổi với 6,1% [49]. Theo đánh giá của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2003, tỷ lệ TC-BP ở trẻ 7-12 tuổi ở nội thành Hà Nội là 7,9% [73].

Năm 2013, nghiên cứu của Nguyễn Phúc Hưng và cộng sự tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, tỷ lệ TC-BP của trẻ 3-5 tuổi tương đối cao (13,04%). Các yếu tố dinh dưỡng, vận động, di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng béo phì của trẻ trong nghiên cứu này [29]. Trong nghiên cứu của Trương Tuyết Mai và cộng sự năm 2013 tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tỷ lệ TC-BP của trẻ 4-9 tuổi là 39,9% (thừa cân: 21,9%; béo phì: 18%); tỷ lệ TC-BP tăng dần theo lứa tuổi và học sinh nam có tỷ lệ TC-BP cao hơn học sinh nữ [43]. Tại các khu vực miền núi và nông thôn, tỷ lệ TC-BP thấp hơn so với khu vực thành phố, tuy nhiên theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ TC-BP cũng gia tăng đáng kể. Trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn trên học sinh tiểu học năm 2003 tại thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ thừa cân là 4,4% và béo phì là 2,9%, đến năm 2012, tỷ lệ TC-BP tăng lên 18,1% (thừa cân: 9,8%; béo phì: 8,3%) [67, 69].

Theo tóm tắt điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010 của Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị TC-BP ở nước ta là 5,6%, cao gấp 6 lần so với năm 2000 và đang tiếp tục gia tăng [75]. Đến năm 2015, tỷ lệ TC-BP của trẻ dưới 5 tuổi cả nước là 7%, các thành phố lớn tỷ lệ TC-BP rất cao như: Quảng Ninh: 9,7%, Hà

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí