BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRỊNH TRUNG NGHĨA
XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố.
Tác giả luận văn
Trịnh Trung Nghĩa
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị, sơ đồ và bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN VÀ THỊ TRƯỜNG GIAO
DỊCH QUYỀN CHỌN 1
1.1 Khái quát về quyền chọn 1
1.1.1. Định nghĩa 1
1.1.2. Các loại quyền chọn 2
1.1.3. Phân loại quyền chọn theo thời gian thực hiện 5
1.1.4. Ưu – nhược điểm của quyền chọn 6
1.1.5. Vai trò của quyền chọn đối với TTCK 7
1.1.6. Các thuộc tính cơ bản của quyền chọn 7
1.2. Quyền chọn chứng khoán 8
1.2.1. Khái niệm 8
1.2.2. Đặc điểm 8
1.3. Thị trường giao dịch quyền chọn 9
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 9
1.3.2. Cấu trúc cơ bản của thị trường giao dịch quyền chọn 11
1.4. Nghiên cứu mô hình giao dịch chứng khoán phái sinh tại Sở Giao dịch chứng
khoán Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 12
1.4.1. Tổng quan về Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) 12
1.4.2. Tổng quan Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh Hàn Quốc 17
1.4.3. Mô hình tổ chức và quản lý giao dịch 20
1.4.4. Mô hình thanh toán bù trừ 21
1.4.5. Quy định liên quan đến hoạt động giao dịch, thành viên, niêm yết, giám sát, công
bố thông tin và thanh toán bù trừ CKPS tại KRX 22
1.4.6. Quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ 31
1.4.7. Nhận xét về mô hình Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc 34
1.4.8. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP.HCM 37
2.1. Thực tiễn giao dịch chứng khoán tại SGDCK TP.HCM 37
2.1.1. Tổng quan về SGDCK TP.HCM – 8 năm hình thành và phát triển 37
2.1.2. Diễn biến chỉ số VN Index và sự thăng trầm của TTCK 44
2.2. Sự cần thiết ra đời quyền chọn cổ phiếu tại SGDCK TP.HCM 48
2.2.1. Cơ sở pháp lý 48
2.2.2. Sự cần thiết của việc thiết lập và triển khai hoạt động giao dịch quyền chọn cổ
phiếu tại SGDCK TP.HCM 49
2.3. Các điều kiện để có thể triển khai và đảm bảo phát triển bền vững hoạt động
giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại SGDCK TP.HCM 52
2.3.1. Điều kiện 1: Nhu cầu của thị trường đối với CKPS 52
2.3.2. Điều kiện 2: Khung pháp lý quản lý thị trường 53
2.3.3. Điều kiện 3: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ 54
2.3.4. Điều kiện 4: Thành viên tham gia thị trường cần được đào tạo, nâng cao hiểu biết
về quyền chọn và CKPS 54
2.3.5. Điều kiện 5: Sự phát triển của TTCK cơ sở 55
2.4. Đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở. 56
2.4.1. Về khung pháp lý 56
2.4.2. Về cơ sở hạ tầng công nghệ 56
2.4.3. Về nhân sự và kiến thức của các thành viên tham gia thị trường 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ GIAO DỊCH
QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẠI SGDCK TP.HCM 58
3.1. Mô hình tổ chức và quản lý giao dịch quyền chọn tại SGDCK TP.HCM 58
3.1.1. Bộ phận QCCP trực thuộc phòng Quản lý thành viên 59
3.1.2. Bộ phận QCCP trực thuộc phòng Giám sát giao dịch 59
3.1.3. Bộ phận QCCP trực thuộc phòng Thông tin thị trường 59
3.1.4. Bộ phận QCCP trực thuộc phòng Công nghệ tin học 59
3.1.5. Bộ phận phát triển sản phẩm trực thuộc phòng Nghiên cứu và Phát triển 60
3.1.6. Phòng thanh toán bù trừ 60
3.2. Đề xuất quy định liên quan đến hoạt động giao dịch, thành viên, niêm yết, giám sát, công bố thông tin và thanh toán bù trừ 61
3.2.1. Cơ sở pháp lý 61
3.2.2. Quy định về hoạt động giao dịch 63
3.2.3. Quy định về thành viên của Sở 69
3.2.4. Quy định về thiết kế và niêm yết 70
3.2.5. Quy định về cơ chế quản lý và giám sát 71
3.2.6. Quy định về công bố thông tin 73
3.2.7. Quy định về thanh toán bù trừ 73
3.3. Đề xuất quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ quyền chọn cổ phiếu tại Sở76
3.3.1. Sơ đồ quy trình 76
3.3.2. Giải thích quy trình 77
3.4. Giải pháp thực hiện 80
3.4.1. Giải pháp về khung pháp lý 80
3.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ 81
3.4.3. Giải pháp về vấn đề phổ biến kiến thức 83
3.4.4. Giải pháp về định chế trung gian 85
3.4.5. Giải pháp liên quan đến TTCK cơ sở 86
3.5. Lộ trình triển khai 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
KẾT LUẬN CHUNG 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng việt SGDCK | Nội dung Sở Giao dịch chứng khoán | |
2 | CTCK | Công ty chứng khoán |
3 | TP.HCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
4 | TTCK | Thị trường chứng khoán |
5 | CKPS | Chứng khoán phái sinh |
6 | TTLKCK | Trung tâm lưu ký chứng khoán |
7 | TTGDCK | Trung tâm giao dịch chứng khoán |
8 | UBCKNN | Ủy ban Chứng khoán Nhà nước |
9 | TTTTBT | Trung tâm thanh toán bù trừ |
10 | QCCP | Quyền chọn cổ phiếu |
B. 9 | Tiếng Anh KRX | Korea Exchange |
10 | KSD | Korea Securities Depository |
11 | FSC | Financial Services Commission |
12 | FSS | Financial Supervisory Service |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Cấu Trúc Cơ Bản Của Thị Trường Giao Dịch Quyền Chọn
- Sgdck Kse, Kofex, Kosdaq Hợp Nhất Thành Sở Giao Dịch Hàn Quốc Krx.
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Số thứ tự Nội dung Trang I. Hình vẽ
Hình 1.1 Mô tả vị thế của người mua, người bán và phí quyền 03
chọn mua
Hình 1.2 Mô tả vị thế của người mua, người bán và phí quyền 04
chọn bán
II. Đồ thị
Đồ thị 2.1 Diễn biến chỉ số VN Index giai đoạn 1 45
Đồ thị 2.2 Diễn biến chỉ số VN Index giai đoạn 2 46
III. Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Mô hình giao dịch và thanh toán bù trừ tại KRX 31
Sơ đồ 1.2 Quy trình giao dịch tại KRX 32
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức SGDCK TP.HCM 39
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức và quản lý giao dịch quyền chọn tại 58
SGDCK TP.HCM (mô hình giai đoạn đầu)
Sơ đồ 3.2 Cơ chế quản lý và giám sát giao dịch quyền chọn cổ 72
phiếu tại Sở
Sơ đồ 3.3 Mô hình giao dịch và thanh toán bù trừ tại Sở 76
Sơ đồ 3.4 Quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ tại Sở 77
IV. Bảng biểu
Bảng 1.1 Top 10 Derivatives Exchanges Worldwide 13
Bảng 1.2 Lịch sử phát triển TTCK phái sinh Hàn Quốc 17
Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu TTCK tại SGDCK TP.HCM qua các 41
năm
Bảng 2.2 Tổng hợp chỉ số VN Index qua từng năm 46
Bảng 2.3 Tổng hợp một số ngày đặc biệt của chỉ số VN Index 46
1. Lý do chọn đề tài:
PHẦN MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán (TTCK) luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của nền kinh tế. Nó được xem là một kênh khơi thông và phân bổ hiệu quả các nguồn vốn trong xã hội vào hoạt động kinh doanh sản xuất giúp đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, phát triển và đảm bảo sự ổn định của TTCK luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chính phủ trên thế giới. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc tổ chức và quản lý TTCK một cách tối ưu, tuy nhiên có một sự thống nhất chung là nhà đầu tư luôn phải được coi là trọng tâm của thị trường. Một TTCK không thể phát huy vai trò quan trọng là trung tâm huy động và phân bổ vốn hiệu quả của nền kinh tế khi các nhà đầu tư không có niềm tin vào thị trường này, hay nói cách khác tiền bạc và quyền lợi của họ không được tôn trọng và bảo vệ.
Dù là một TTCK có bề dầy lịch sử hay còn non trẻ như TTCK Việt Nam, nhà đầu tư có nhiều hay ít kinh nghiệm thì việc hạn chế được các rủi ro luôn là nhu cầu rất lớn của nhà đầu tư và là trách nhiệm của cơ quan quản lý để thị trường hấp dẫn hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư, ổn định và phát triển hơn.
TTCK Việt Nam đã bước qua thời kỳ sơ khai và từng bước trưởng thành cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước. Sau hơn 8 năm hoạt động, TTCK bước đầu đã hình thành một kênh huy động và phân bổ các nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, thu hút được sự quan tâm của ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế đất nước.
Kể từ khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 07 năm 2000, hoạt động của TTCK Việt Nam trở nên sôi động và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những dấu hiệu đáng lo ngại, chỉ số VN Index tăng - giảm hết sức thất thường dẫn đến một số nhà đầu tư thua lỗ nặng. Điều này khiến cho các nhà đầu tư mất niềm tin vào TTCK vì họ vẫn chưa có công cụ hữu hiệu nào để tự bảo vệ mình khi thị trường đi xuống. Đứng trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra là liệu có biện pháp nào để phòng ngừa rủi ro hay bảo vệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư hay không?. Trên thực tế, có một