Yếu Tố Khoa Học - Công Nghệ Và Hiện Đại Hóa Sản Xuất Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế

2.2.4. Yếu tkhoa hc - công nghhiện đại hóa sản xuất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bất cứ một đất nước nào, một địa phương nào cũng cần đến KH - CN khi phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói KH - CN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thúc đẩy CDCCKTN nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy, sử dụng yếu tố KH - CN là điều kiện tất yếu để đẩy nhanh quá trình CDCCKT ở huyện Bố Trạch nói riêng và của nhiều địa phương khác.

Xu hướng tăng cường sử dụng yếu tố khoa học công nghệ và hiện đại hóa sản xuất ở huyện Bố Trạch được thể hiện như sau:

Nhìn chung, việc đầu tư tăng cường máy móc hiện đại trong sản xuất của các doanh nghiệp thời gian qua có nhiều điều đáng ghi nhận khi hầu hết cơ sở được điều tra đều có áp dụng máy móc vào quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy tốc độ đổi mới máy móc diễn ra còn chậm tuy nhiên với bước đầu manh nha ứng dụng KH - CN vào sản xuất thì đó là những thành công đáng ghi nhận. Xu thế máy móc thay thế sức lao động của con người đang là xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, huyện Bố Trạch cũng nắm bắt và ra sức khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô ứng dụng kỹ thuật hiện đại. Đơn cử các công ty doanh nghiệp như: Công ty xây dựng tổng hợp Sơn Đạt, công ty TNHH cơ khí tổng hợp Minh Thành hay Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Cao Tuấn Linh... là những cơ sở đi đầu trong việc đầu tư phát triển KH - CN trong sản xuất, đã chấp nhận bỏ hàng tỷ đồng để đổi mới trang thiết bị.

Bảng 2.12. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản suất công nghiệp ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017

TT

Loại máy

Tỉ lệ (%)

1

Dụng cụ cầm tay cơ học

13,74

2

Dụng cụ cầm tay sử dụng điện

83,15

3

Máy móc do người điều khiển

65,73

4

Máy móc do máy tính điều khiển

25,30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 10

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Quan sát bảng 2.11, ta thấy tỷ lệ dụng cụ cầm tay cơ học chiếm thấp nhất chỉ với 13,74%, rõ ràng việc làm việc theo lối thủ công chỉ còn tồn tại nhỏ lẻ và ở những khâu đặc thù cần làm bằng tay, đại đa số thì đều được làm bằng máy. Có đến 83,15% dụng cụ cầm tay sử dụng bằng điện, đây cũng là những loại dụng cụ chủ yếu được người lao động sử dụng trong các doanh nghiệp, trong tương lai những dụng cụ này cũng sẽ được thay thế bởi máy móc. Hiện tại, trong các doanh nghiệp trên địa bàn máy móc do người điều khiển chiếm đến 65,73%, và máy móc do máy tính điều khiển chiếm 25,30. Tỷ lệ ứng dụng máy móc vào sản xuất là khá phù hợp với tiềm năng hiện có của địa phương. Việc sử dụng máy móc làm cho năng suất lao động tăng lên, giảm thiểu sức lao động và cũng có tác động tích cực tới cơ cấu lao động của huyện.

Thực tế, chất lượng đội ngũ lao động nói chung còn thấp để có thể bắt kịp sự phát triển của KH - CN. Vì vậy, cùng với sự đầu tư áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất thì công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ lao động cũng rất quan trọng, cần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động làm sao xứng đáng với sự phát triển của KH - CN tạo hiệu quả cao trong sản xuất.

Vì vậy, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bố Trạch lần thứ XXII cũng xác định nhiệm vụ quan trọng của huyện là phải tích cực nâng cao ứng dụng KH - CN trong sản xuất của các ngành kinh tế. Thực tế cho thấy hoạt động ứng dụng KH

- CN vào sản xuất ở huyện Bố Trạch thời gian qua đã có những bước đi manh nha nhưng rất đáng ghi nhận, KH - CN đang từng bước trở thành đòn bẩy, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Huyện quyết tâm không để bị thụt lùi so với các địa phương khác trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế 4.0. Hiện nay, các trang trại trên địa bàn huyện đã bước đầu xây dựng được chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, tiêu thụ sản phẩm giúp người nông dân giảm rủi ro trong sản xuất và phần nào giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tiêu biểu như: mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Hòa Trạch; mô hình trồng tiêu sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Isarel ở thị trấn Nông trường Việt

Trung. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào nông nghiệp ở Bố Trạch: Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam với mô hình chăn nuôi lợn thịt quy mô 1.000 lợn thịt/lứa; Dự án chăn nuôi bò thịt áp dụng công nghệ cao của Tập đoàn Hòa Phát với quy mô 29.000 con; Dự án chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt của Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà với quy mô 100.000 con...

Có thể nói, công tác phát triển KH - CN mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế như: KH - CN chưa phát huy rõ vai trò là động lực, là đòn bẩy trong sản xuất; các mô hình ứng dụng công nghệ cao còn nhỏ lẻ, phân bố không đồng đều, chưa giảm được nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, trình độ người lao động chưa thể theo kịp sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại.

2.2.5. Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Qua nghiên cứu thực trạng CDCCKTN ở huyện Bố Trạch thời kỳ 2013 - 2017, cho thấy sự CDCCKTN ở đây có những chuyển biến khá tích cực. Cụ thể:

- Cơ cấu kinh tế ngành của Bố Trạch đã chuyển dịch nhanh theo hướng tiến bộ với sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu này vừa thể hiện sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và phù hợp với quy luật phát triển chung.

- Cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh khai thác các thế mạnh, tiềm năng của huyện. Các ngành như thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các cụm công nghiệp,... đem lại cho huyện hiệu quả sản xuất rất lớn.

- Cơ cấu các ngành đã từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh cho xuất khẩu, tăng cường các yếu tố khoa học - công nghệ trong sản xuất và phát triển các ngành thu hút nhiều lao động. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành theo hướng mở rộng các ngành có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng chất xám là dấu hiệu bước đầu của việc cải thiện chất lượng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành này gắn với CNH,HĐH.

- Cơ cấu lao động theo ngành đã chuyển dịch phù hợp với CCKTN. Cơ cấu lao động trên địa bàn có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần số lượng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần số lượng lao động trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Mặt khác, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, thanh niên trong các xã, phường có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm để tăng tương ứng cho lao động khu vực dịch vụ, công nghiệp. Bên cạnh đó thì chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có việc làm mới và lao động được đào tạo trong năm liên tục tăng. Với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, nhiều ngành nghề mới xuất hiện đã tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Để đạt được những kết quả trên là do lãnh đạo huyện Bố trạch đã biết vận dụng sáng tạo chủ trương chính sách của Trung ương, của tỉnh vào tình hình cụ thể của địa phương, của từng cơ sở…bằng các chương trình hành động thiết thực. Đồng thời mở rộng dân chủ, tăng cường đoàn kết, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, vượt qua khó khăn, trở ngại, phát huy tiềm năng, thế mạnh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt tình trong công việc, luôn có thái độ cầu tiến trong công việc. Có sự nhạy bén trong tiếp cận và phổ biến đường lối, chính sách của nhà nước xuống nhân dân.

Sản xuất dần chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn. Có sự liên kết giữa các ngành trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.Bước đầu được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, tỉnh về nguồn vốn.

2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.3.1. Mt shn chế

Đã có rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình CDCCKTN ở huyện Bố Trạch, nhưng bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa thực sự bền vững. Nền kinh tế còn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro như biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh…Quy mô sản xuất của các ngành kinh tế còn manh mún, chưa có nhiều công trình lớn tạo đột phá để đẩy nhanh việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- CDCCKTN tuy có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản còn chậm và chưa thực sự hiệu quả, việc đầu tư sử dụng các sản phẩm nuôi trồng mới vẫn còn hạn chế. Ngành thủy sản chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương, tăng trưởng chậm, sản xuất còn mang tính cá thể, manh mún. Nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất chế biến không ổn định. Khai thác hải sản xa bờ hiệu quả thấp do rủi ro trên biển ngày càng tăng.

Ngành công nghiệp - xây dựng chưa có quy mô lớn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn phụ thuộc quá nhiều yếu tố, chưa chủ động quy hoạch và phát triển một cách mạnh mẽ có sở vật chất trên địa bàn. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công nghệ sản xuất…còn thô sơ, lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp.

Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển còn mang tính tự phát chưa bám sát các đề án cũng như định hướng quy hoạch. Dịch vụ chưa phát triển mạnh như quan điểm đề ra. Một số điểm dịch vụ thương mại hoạt động tràn lan theo mùa vụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ thấp, khả năng cạnh tranh kém, hàng hóa không đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, nguồn ngân sách của địa phương còn thấp, ngân sách của huyện còn phụ thuộc phần lớn cấp trên, quy mô đầu tư còn nhỏ, hình thức đầu tư còn phân tán, hiệu quả thấp.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao. Trình độ, năng lực quản lý của một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung. Lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, nên có nhiều bất cập, hạn chế đến việc tổ chức, quản lý và sử dụng lao động đặc biệt là lao động có trình độ khoa học, kỹ thuật cao trên địa bàn.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa cao và còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế cũng như hội nhập kinh tế quốc tế...

2.3.2. Nguyên nhân ca hn chế

CDCCKTN là quá trình diễn ra rất phức tạp, lâu dài, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, trực tiếp đến mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sở dĩ có nhiều hạn chế về CDCCKTN như trên là do một số nguyên nhân chính sau đây:

Một là, do xuất phát điểm về kinh tế của huyện khi bắt đầu thực hiện CDCCKTN còn thấp, bên cạnh đó có một phần ảnh hưởng từ tình hình suy thoái kinh tế chung.

Hai là, cơ chế chính sách và các giải pháp cụ thể do huyện đưa ra chưa theo

kịp với định hướng và mục tiêu phấn đấu trong quá trình CDCCKTN.

Ba là, nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Để CDCCKTN diễn ra thuận lợi, tất yếu phải có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của huyện vẫn còn hạn chế do tích lũy còn thấp và vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy cho quá trình chuyển dịch chưa đảm bảo yêu cầu đề ra.

Bốn là, nguồn nhân lực còn hạn chế với đa số cơ cấu LĐ chưa được qua đào tạo, chất lượng còn thấp, chưa bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện đại.

Năm là, trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật còn thấp, chưa đáp ứng được tiến trình chuyển dịch của các ngành.

Sáu là, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường của các chủ thể kinh tế còn yếu. Sự phối hợp 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học chưa chặt chẽ.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH


3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây

dựng

Huyện Bố Trạch chủ trương tạo điều kiện đẩy mạnh ngành công nghiệp - xây

dựng là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế ngành của địa phương. Các ngành công nghiệp đang có thế mạnh, phát huy được tiềm năng của huyện, có thị trường và giải quyết nhiều việc làm cho người dân sẽ được ưu tiên đầu tư nâng cấp.

- Bố Trạch có vị trí địa lý thuận lợi với tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó có nhiều loại trữ lượng lớn như: cao lanh, đá granit, thạch anh... Tuy thời gian qua ở Bố Trạch có hạn chế về lĩnh vực khai thác nhưng huyện cũng đặt ra mục tiêu phát triển hơn công nghiệp khai thác để xứng với tiềm năng của huyện. Quyết tâm đầu tư hơn về máy móc, thiết bị, kỹ thuật khai thác...trong đó tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn (2011-2015), tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển CNVLXD tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Bình có tới 35 khu vực mỏ khoáng sản phục vụ cho ngành chế biến. Trong đó riêng huyện Bố Trạch có đến 15 mỏ khoáng sản khác nhau.

Với tiềm năng về tài nguyên khoáng sản sẵn có, huyện ra sức tạo điều kiện, đầu tư công nghệ để khai thác cát, sỏi, đất cấp phối đồi phục vụ các công trình xây dựng theo phương châm đổi mới thiết bị và nâng cao chất lượng khai thác, đảm bảo môi trường, cảnh quan; trong đó chú trọng cát xây dựng được nạo vét từ các sông, đảm bảo tới tiến độ khai thác nhưng không ảnh hưởng tới môi trường sống.

- Huyện triển khai kết hợp chặt chẽ với ban quản lý dự án và các sở, ban, ngành cấp tỉnh tích cực xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án phát triển vào Khu công nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện đã có các khu công nghiệp tiêu biểu như Khu công nghiệp Lý Trạch, Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới (thuộc cả Đồng Hới và Bố Trạch), Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới (thuộc cả Đồng Hới và Bố Trạch)...với nhiều tiềm năng phát triển. Huyện luôn xác định sẽ tiếp tục hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào, đất đai, lao động cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất; ưu tiên các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương, lao động công nghệ cao, doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm từ than bùn, cát; các sản phẩm từ nông - lâm - thuỷ - hải sản.

- Huyện Bố Trạch xác định phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Thời gian qua địa bàn đã có nhiều chương trình, chính sách để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn huyện Bố Trạch hiện có 7 làng nghề, 2 làng nghề truyền thống và hơn 3.500 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, UBND huyện Bố Trạch đã hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Từ thực tế hoạt động của các cơ sở, đối chiếu với chính sách của huyện, phòng Kinh tế - Hạ tầng đã hướng dẫn các xã, thị trấn chỉ đạo các cơ sở xây dựng dự án phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với năng lực thực hiện của cơ sở để xét vay vốn khuyến công.

Có thể nói, với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp - xây dựng, huyện kỳ vọng có thể phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng rỗng rãi khoa học - công nghệ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

3.1.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí