Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.









NGUYỄN THỊ YẾN NAM












PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2004



LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn  Lãnh đạo Trường Đại học Sư 1

LỜI CẢM ƠN‌


Tôi xin chân thành cảm ơn:


Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khoá học.

Các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, đóng góp cho chúng tôi nhiều ý kiến qúy báu trong học tập và nghiên cứu.

Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm công tác xã hội thành đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tư liệu quý giá.

Các đồng nghiệp, các bạn cán bộ đoàn, sinh viên các khoa và các bạn cùng lớp đã hết lòng tương trợ cho chúng tôi trong thời gian vừa qua.

Thầy Đoàn Văn Điều, người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt, xin cảm ơn Ba Mẹ và Chồng tôi cùng mọi người trong gia đình đã động viên và hỗ trợ cho tôi trong cuộc đời và thực hiện luận văn.

MỤC LỤC‌

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

PHẦN MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 7

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 8

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 8

4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 8

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 8

6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: 9

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 10

1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài: 10

1.2. Khái quát về công tác xã hội: 12

1.2.1. Sự hình thành công tác xã hội: 12

1.2.2. Khái niệm: 14

1.2.3. Đối tượng, vai trò, chức năng, nội dung của công tác xã hội 15

1.2.4. Nền tảng triết học và những nguyên tắc của công tác xã hội: 16

1.2.5. Phương pháp công tác xã hội: 18

1.3. Tình hình sinh viên và công tác Đoàn - Hội trong nhà trường 20

1.3.1. Tình hình sinh viên và công tác thanh niên sinh viên 20

1.3.2. Khái quát về tổ chức Đoàn - Hội trong nhà trường: 22

1.3.3. Công tác xã hội của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên 25

1.4.Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên 29

1.4.1. Khái niệm về phương pháp: 29

1.4.2. Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên 30

1.5. Sơ nét về Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 31

1.5.1. Vị trí- Vai trò - Nhiệm vụ của Trường[58-1] 31

1.5.2. Tình hình sinh viên của Trường: 33

1.5.3. Công tác Đoàn và phong trào sinh viên của Đoàn Thanh niên -Hội Sinh viên đóng góp tích cực vào quá trình đào tạo Trường: 35

1.5.4. Công tác xã hội vừa mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng vừa giúp sinh viên tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách: 38

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

2.1. Kết quả về thang đo: 43

2.2. Kết quả nghiên cứu trên sinh viên 44

2.2.1. Đánh giá về công tác xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình và Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức 44

2.2.2. Kết quả phân tích theo yếu tố 50

2.2.3. Tìm hiểu lý do tham gia công tác xã hội của sinh viên 58

2.2.4. Các loại hình công tác xã hội 61

2.2.5. Công tác quản lý, tổ chức công tác xã hội cho sinh viên 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 70

3.1. Xây dựng kế hoạch 71

3.1.1. Xác định mục tiêu 71

3.1.2. Xem xét nhu cầu, khả năng thực hiện 71

3.1.3. Lập các phương án và quyết định lựa chọn phương án tối ưu: 72

3.1.4. Xây dựng chương trình hành động cụ thể 73

3.1.5. Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo của kế hoạch 73

3.2. Tổ chức lực lượng 73

3.2.1. Thông tin tuyên truyền: 73

3.2.2. Phân công phân nhiệm: 74

3.2.3. Cá thể hóa, cụ thể hóa: 77

3.3. Chỉ đạo thực hiện: 77

3.3.1. Yêu cầu trong công tác chỉ đạo: 77

3.3.2. Một số phương thức chỉ đạo: 79

3.3.3. Tập huấn kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội. 80

3.4. Kiểm tra đánh giá 80

KẾT LUẬN 82

KIẾN NGHỊ 84

1. Với Đảng và Nhà nước 84

2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 84

3. Với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp trên: 84

4. Với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 85

5. Với Đoàn -Hội cấp trường 85

6. Hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo: 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 92

PHẦN MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG‌


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:‌


- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Cá nhân sẽ lĩnh hội có định hướng các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội, đồng thời thể hiện thái độ, kiến thức, kỹ năng tiếp thu được để hình thành kinh nghiệm sống của bản thân thông qua các con đường giáo dục: dạy học, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam là những đoàn thể chính trị xã hội góp phần vào quá trình đào tạo, rèn luyện của các trường đại học, cao đẳng; có chức năng tập hợp sinh viên với nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan cho thế hệ trẻ.

- Đối với sinh viên các trường Sư phạm, việc tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội không chỉ như một quá trình tự rèn luyện, trau dồi bản thân mà họ cần phải chủ động tìm hiểu và tổ chức các phong trào thực tiễn để có kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho nhiệm vụ công tác giáo dục của mình sau này ở các trường phổ thông.

- Qua thực tiễn tham gia tham mưu, thiết kế và tổ chức các loại hình hoạt động của thanh niên trường học cho thấy quy mô và chất lượng phong trào đoàn thể ở các cơ sở có những bước phát triển nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của học sinh, sinh viên, chưa bắt kịp nhịp độ hoạt động văn hóa xã hội ngày càng sôi động. Đồng thời cần phải tạo môi trường tốt giúp sinh viên tránh được tác động xấu của các vấn đề xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị trường và tham gia tích cực vào việc bảo vệ lợi ích của xã hội.

- Đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội các cấp được đặt trước yêu cầu phải hiểu được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của sinh viên để giáo dục, định hướng giá trị, giúp họ xác định đúng đắn con đường phấn đấu, rèn luyện của bản thân bằng những giải pháp quản lý và tổ chức có hiệu quả. Trong đó, công tác xã hội là một biện pháp, một phương tiện hữu ích của quá trình giáo dục, đưa sinh viên đến với thực tiễn cuộc sống sinh động và sinh viên sư phạm - những nhà giáo dục tương lai cần có những kinh nghiệm thực tiễn ấy hơn cả.

Vì những lý do nêu trên, đề tài "Phương pháp tổ chức hiệu quả các công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:‌


- Tìm hiểu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục thái độ cho sinh viên thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội của sinh viên trong nhà trường.

- Đề ra phương pháp tổ chức công tác xã hội thiết thực, hiệu quả, tập hợp được đoàn viên, sinh viên nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục của Đoàn -Hội, góp phần nâng cao chất lượng của quá trình đào tạo trong nhà trường.

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:‌


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hội và phương pháp tổ chức hoạt động xã hội cho thanh niên.

- Tìm hiểu nhu cầu, thái độ của sinh viên đối công tác xã hội và thực trạng tổ chức công tác xã hội cho sinh viên của các các cơ sở trực thuộc và Đoàn - Hội cấp trường

- Đề xuất các phương pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức công tác xã hội của các đoàn thể thanh niên góp phần hoàn thiện nhân cách cho sinh viên quá trình đào tạo của nhà trường.

4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:‌


- Khách thể nghiên cứu: Đoàn viên - Hội viên trong quá trình giáo dục đào tạo của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức công tác xã hội của Đoàn - Hội cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:‌


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức công tác xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh trong những năm 2001 đến 2004.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023