VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
NGUYỄN HỒNG PHÚC
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 2
- Khái Niệm Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn
- Cơ Sở Pháp Lý Của Việc Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PSG.TS.TRƯƠNG QUANG VINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được là trung thực, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu.
Tác giả
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN 7
1.1 Một số vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn 7
1.2. Cơ sở pháp lý của việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn 20
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - TỈNH ĐỒNG NAI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH
PHẠT NÀY THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 40
2.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 40
2.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn tại
địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 59
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. ADPL : Áp dụng pháp luật
2. BLHS : Bộ luật Hình sự
3. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự
4. HĐXX : Hội đồng xét xử
5. TAND : Tòa án nhân dân
6. TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
7. TANDCC : Tòa án nhân dân cấp cao
8. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý 40
Bảng 2.2: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng 41
Bảng 2.3: Số liệu kết quả xét xử 42
Bảng 2.4: Số liệu các loại tội phạm đã xử lý 43
Bảng 2.5: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng 44
Bảng số 2.6: Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn 47
Bảng số 2.7: Số liệu về nhân thân của bị cáo 48
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nước ta đang trong trong quá trình đổi mới đã có những bước phát triển cả về nội dung lẫn phương thức thực hiện, nền kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay tình hình tội phạm trong đời sống xã hội ngày càng phức tạp, với số lượng ngày càng gia tăng, hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm cho xã hội. Qua các năm nhóm tội phạm và trường hợp phạm nhiều tội có dấu hiệu gia tăng đáng báo động. Để hạn chế, giảm thiểu tình hình tội phạm đang có dấu hiệu gia tăng, nhà nước ta đã có những giải pháp tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật trong toàn dân. Đặc biệt là đã và đang có những chế tài xử lý hết sức nghiêm khắc trong đó có hình phạt tù là một biệt pháp xử lý, mang tính chất răn đe đối với những hành vi vi phạm.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hình phạt tù có thời hạn là một trong số 07 hình phạt chính trong điều luật quy định các hình phạt đối với người phạm tội. Ta cũng có thể thấy trong quy định tại điều 38 của Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định: “Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt” trong đó thời gian phải chấp hành giam giữ từ 03 tháng tới tối đa là 20 năm.
Như vậy, hình phạt tù có thời hạn là một trong những chế tài có ở hầu hết tất cả các điều luật trong phần riêng của Bộ Luật Hình sự nhằm thực hiện việc cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này càng chứng minh hình phạt tù có thời hạn là một trong các hình phạt thể hiện rò nhất chính sách nghiêm khắc của Luật Hình sự và nguyên tắc của Nhà nước, nó tước bỏ quyền tự do của người phạm tội để đạt được mục đích trừng trị người phạm tội đồng thời ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội mới, cũng như giáo dục họ tôn trọng pháp luật, động viên, khuyến khích người phạm tội chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo,
nhanh chóng để trở về hoà nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Hình phạt tù có thời hạn là nhằm tách người phạm tội ra khỏi cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định, khi mà hành vi phạm tội của họ buộc phải tách họ ra khỏi cộng đồng một thời gian để ngăn ngừa tội phạm và giáo dục người phạm tội pháp luật thì cách vận dụng các quy định của pháp luật hình sự để áp dụng hình phạt tù có thời hạn tương xứng với hành vi phạm tội của người vi phạm là rất quan trọng.
Thành phố Biên Hòa là một đơn vị hành chính ở phía tây của tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Trảng Bom, phía tây giáp thị xã Tân Uyên, thành phố Dĩ An của tỉnh Bình Dương và thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung. Do đó, lưu lượng người nhập cư đến làm việc tại địa phương cũng như phương tiện qua lại trên các tuyến giao thông luôn nhộn nhịp nhưng đồng thời gây nên tình trạng phức tạp về an ninh trật tự, khó khăn trong công tác quản lý địa bàn và đảm bảo an nịnh trật tự.
Thời gian vừa qua, do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và dịch bệnh nên dẫn đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn, thậm chí bị phá sản dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Nhiều đối tượng xấu lợi dụng tình hình phức tạp và công tác quản lý địa bàn còn sơ hở để thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến nhiều đối tượng phạm tội bị xử lý và kết án phạt tù. Tuy nhiên, ngoài những kết quả tích cực đã đạt được trên thực tế thì việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn của hệ thống tòa án hai cấp trên địa bàn thành phố vẫn còn bộc lộ hạn chế, như: Sự không thống nhất khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm; một số trường hợp áp dụng chưa đúng các Điều, Khoản của Bộ luật Hình sự; việc áp dụng tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa phù hợp dẫn đến có trường hợp
xử quá nhẹ hoặc quá nặng hoặc cho hưởng án treo không phù hợp. Từ thực trạng đó, cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá về thực tiễn áp dụng hình phạt tù tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để đánh giá những ưu điểm, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của hạn chế, khó khăn để đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tác giả lựa chọn đề tài “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu được công bố có nội dung liên quan đến đề tài áp dụng hình phạt tù nói chung và áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng đối với người phạm tội trong xét xử các vụ án hình sự luôn là chủ để quan tâm của nhiều học giả, cá nhận, tổ chức liên quan đến lĩnh vực này, có thể nêu một số công trình như:
Vò Hồng Nam (2014) “Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ.
Hoàng Văn Huyền (2016) “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc sĩ.
Đinh Tấn Long (2017) “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sĩ.
Nguyễn Thành Chung (2018) “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ.
Nguyễn Thị Hồng Thanh (2020) “ Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ
Các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài, luận văn nêu trên là tài liệu bổ ích đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, có giá trị sử dụng trong quá trình nghiên cứu, gợi mở cho tác giả những ý tưởng khoa