Chủ Thể Nhận Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký.

c, Các tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, kế thừa, được tặng cho quyền sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể nhận chuyển nhượng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là người được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Việc chuyển nhượng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phải được lập thành văn bản. Đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cần phải tiến hành thủ tục đăng ký thì việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ chỉ được coi là hoàn tất khi các bên tiến hành xong thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, do tài sản trí tuệ là một tài sản đặc thù, do đó, khi tiến hành việc chuyển nhượng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ các chủ thể cũng phải tuân theo một số điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật chỉ mới quy định chung về việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, theo đó, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được chuyển nhượng quyền tài sản đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, còn đối với quyền nhân thân sẽ không được chuyển giao. Tuy nhiên, trong quyền tài sản của chủ sở hữu đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ lại có rất nhiều các phân quyền khác nhau và chúng hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn có thể chuyển nhượng một hoặc một số phân quyền cho các tổ chức, cá nhân khác cũng như có thể sử dụng chúng để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. Bởi các phân quyền trong quyền sở hữu trí tuệ là hoàn toàn độc lập với nhau, do đó việc tác giả chuyển nhượng một phân quyền trong quyền sở hữu trí tuệ sẽ không làm ảnh hưởng đến các phân quyền còn lại mà họ nắm giữ, cũng như sẽ không có mâu thuẫn giữa quyền và lợi ích


của các bên. Tuy nhiên, trong trường hợp này pháp luật lại chưa có những quy định cụ thể.

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ có các quyền tài sản đối với các quyền sở hữu trí tuệ. Và có thể sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành việc góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Kế thừa quyền sở hữu trí tuệ là việc một hoặc một số tổ chức được hình thành sẽ được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của một tổ chức khi xảy ra các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Doanh nghiệp chia tách, nhận hợp nhất, sáp nhập sẽ kế thừa quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp bị chia tách, hợp nhất và sáp nhập để trở thành chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Chủ thể nhận tặng cho quyền sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là cá tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ tặng cho quyền sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tặng cho các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện đối với các quyền tài sản của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và quyền nhân thân được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật. Việc tặng cho các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phải được lập thành văn bản.

2.1.1.2 Các tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi được bảo hộ của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Tuy


Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 9

nhiên, cũng giống như việc chuyển giao các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, việc chuyển nhượng quyền sử các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng phải tuân thủ theo một số hạn chế nhất định theo quy định của pháp luật. Bên nhận chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ sẽ có quyền khai thác, sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, trong phạm vi của cho phép của chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, để có thể sử dụng quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp, chủ thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2.1.1.3 Chủ thể có quyền sử dụng trước đối với một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền của các chủ thể là chủ sở hữu đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, luật sở hữu trí tuệ cũng không phủ nhận quyền của các chủ thể đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, trong trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Do vậy, chủ thể có quyền sử dụng trước này có thể sử dụng quyền


sử dụng này của mình để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng trước này của các chủ thể quyền sẽ có những hạn chế nhất định.

2.1.2 Chủ thể nhận góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên nhận vốn góp có thể là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm hình thành nên một pháp nhân mới - hình thành pháp nhân nhận góp vốn và là chủ sở hữu mới đối với quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn. Điều này có nghĩa doanh nghiệp nhận góp vốn thành lập bằng quyền sở hữu trí tuệ sau đó phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh để hình thành pháp nhân mới. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày tiến hành xong thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 và những văn bản hướng dẫn thi hành thì doanh nghiệp được tổ chức theo một trong các loại hình: Doanh nghiệp hợp danh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, chủ thể nhận góp vốn thành lập doanh nghiệp có thể là một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005.

Tuy nhiên, riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì vấn đề nhận góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ dường như không được đặt ra bởi theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” [13,


Khoản 1, Điều 114]. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 84 Bộ Luật dân sự về pháp nhân thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” [12, Điều 84]

Như vậy, dựa theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được điều kiện có sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp được thành lập. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân không được coi là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không thể nhận góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp mới với các chủ đầu tư khác.

2.1.3 Đối tượng góp vốn và điều kiện góp vốn

Như tác giả đã phân tích ở chương I, hiện nay, pháp luật của nước ta đang quan niệm đối tượng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ là “giá trị của quyền sở hữu trí tuệ”. Tuy nhiên, quan niệm này dường như có sự mâu thuẫn với các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp và chưa thật sự phù hợp với thực tế bởi giá trị quyền sở hữu trí tuệ không phải là một quyền tài sản và nó không thể chuyển nhượng trong giao lưu dân sự. Bên cạnh đó, nếu coi “giá trị quyền sở hữu trí tuệ” là đối tượng để góp vốn thành lập doanh nghiệp thì sẽ không có việc chuyển giao tài sản góp vốn từ chủ thể góp vốn sang cho doanh nghiệp nhận góp vốn. Theo quan điểm của tác giả, để bảo đảm tính thống nhất của các quy định pháp luật, pháp luật cần điều chỉnh quan niệm về tài sản dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đó chính là các quyền sở hữu trí tuệ chứ không phải là giá trị quyền sở hữu trí tuệ như hiện nay. Theo


đó, đối tượng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ có thể là:

2.1.3.1 Quyền tài sản của tác giả/chủ sở hữu của bản quyền tác giả và quyền liên quan

Tác giả các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là các tổ chức, cá nhân sáng tạo ra các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bằng chính thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình hoặc được các tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ hay trên cơ sở hợp đồng. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đều có thể xác định được tác giả. Chỉ có các đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sỡ hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, tác giả sáng tạo ra những đối tượng này mới được xác định cụ thể và được pháp luật bảo hộ. Tác giả của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thường sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ do mình sáng tạo ra. Tuy nhiên, quyền nhân thân của tác giả là quyền gắn liền với tác giả và nó không được chuyển giao ngoại trừ một số quyền nhất định theo quy định của pháp luật. Do đó, quyền nhân thân của tác giả các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà không được chuyển giao sẽ không được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Ngược lại, quyền tài sản của tác giả/chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có thể là đối tượng được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Cụ thể. (i) Tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền tài sản bao gồm: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chụp tác phẩm; phân phối hoặc nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. (ii) đối với quyền liên quan, người biểu diễn sẽ có các quyền: định hình, sap chép, phát sóng


hoặc phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn của mình; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình và tổ chức phát sóng có quyền phát sóng, tái phát sóng, phân phối, định hình và sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

Điều kiện để quyền tài sản của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp là quyền tài sản của quyền tác giả và quyền liên quan sử dụng để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp phải còn trong thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật. Cụ thể: “Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn hai mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; tác phẩm không thuộc loại hình nêu trên khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết” [15, Điều 27]. Bởi nếu hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu các đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan sẽ không được bảo hộ và không được độc quyền sử dụng và khai thác các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan nữa. Những đối tượng này sẽ thuộc về công chúng, bất kỳ ai cũng có quyền khai thác, sử dụng.

2.1.3.2 Quyền sở hữu các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng


Quyền sở hữu các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp do mình sở hữu. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Trong đó, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, thiết kế bố trí) được độc quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp do mình sở hữu. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng cáo. Cũng như các quyền sở hữu các tài sản hữu hình, quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng được coi là một quyền tài sản và nó có thể chuyển nhượng. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Do đó, nó có thể được dùng làm tài sản để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, do tài sản trí tuệ là một tài sản đặc thù, do đó, việc sử dụng quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp để góp vốn thành lập doanh nghiệp cũng phải tuân theo một số điều kiện nhất định.

Một là, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng chỉ được góp vốn trong phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Hai là, khi sử dụng quyền sở hữu công nghiệp để góp vốn thành lập doanh nghiệp, các chủ thể cũng phải tuân thủ các điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể là: quyền đối với chỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024