Quyền Liên Quan Tới Thời Gian Làm Việc Và Thời Gian Nghỉ Ngơi

người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Người lao động sẽ được nhận lương bằng tiền mặt hoặc được trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người lao động nước ngoài tại Việt Nam được chuyển thu nhập hợp pháp về nước.

2.3.1.3. Quyền liên quan tới thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi


Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi dành cho người lao động nước ngoài về cơ bản cũng tương tự với người lao động trong nước. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 và được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Người lao động được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng theo quy định. Ngoài ra, với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Đây là quy định thể hiện sự tôn trọng văn hóa cũng như thể hiện tinh thần đồng cảm với những con người phải xa quê hương đi làm việc của người lao động nước ngoài, tạo điều kiện cho người nước ngoài có thể được nghỉ ngơi vào dịp lễ tết của nước họ.

2.3.1.4. Quyền liên quan tới chế độ bảo hiểm


* Quyền tham gia bảo hiểm xã hội


Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính

phủ”, quy định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

quy định này, người lao động nước ngoài hội tụ đủ điều kiện là công dân nước ngoài (có quốc tịch nước ngoài) và có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, thì họ sẽ “được” tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Quy định này dường như trao quyền cho một bộ phận người lao động nước ngoài được tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng rõ ràng khi nhắc tới bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đây lại là một nghĩa vụ “bắt buộc” của người lao động. Hiện tại, có rất nhiều thắc mắc từ các chủ thể có liên quan rằng có bắt buộc người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia BHXH không hay quy định đưa ra lựa chọn cho phép người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH khi có nhu cầu? Vì thời gian có hiệu lực là ngày 01 tháng 01 năm 2018 nên có thể nói đây là một quy định định hướng, báo trước cho một bộ phận người lao động nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong tương lai. Hiện tại, Chính phủ chưa có một quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ có quyền được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội; được nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền hoặc thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng hoặc qua người sử dụng lao động; được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm xã hội còn được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định pháp luật và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội, có thể ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội,

Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam - 9

được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội, có thể khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

* Quyền tham gia bảo hiểm y tế


Căn cứ tại Khoản 1, Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế bao gồm: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động).” Pháp luật về bảo hiểm y tế không có sự phân biệt đối với người lao động là công dân Việt Nam hay người lao động là công dân nước ngoài. Tức là người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm y tế hiện hành và phải tham gia bảo hiểm y tế. Người lao động nước ngoài đóng 1/3 và người sử dụng lao động đóng 2/3 theo mức đóng tối đa là 6% tiền lương tháng. Như vậy, người lao động nước ngoài sẽ được người sử dụng lao động hỗ trợ đóng cho 2/3 mức đóng.22 Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài là 80% chi phí khám, chữa bệnh.

Căn cứ để xác định tiền lương của người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế là mức tiền lương ghi trên hợp đồng lao động và phải được tính bằng Việt Nam đồng. Trường hợp trong hợp đồng lao động ghi tiền lương là ngoại tệ thì tỷ giá ngoại tệ được quy đổi dựa trên tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm.

Về phương thức đóng bảo hiểm y tế, người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng lúc vào quỹ bảo hiểm y tế hằng tháng,


22 Xem Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

hoặc hàng quý hay 6 tháng 1 lần đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (sản xuất và chế biến muối).

Nói chung, việc quy định người lao động nước ngoài được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mang ý nghĩa thiết thực cho người lao động nước ngoài. Khi họ không may họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, trong quá trình lao động, họ và người thân sẽ nhận được sự tương hỗ từ cộng đồng xã hội, những người cùng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế khác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

2.3.1.5. Quyền được làm việc trong điều kiện đảm bảo về an toàn lao động và vệ sinh lao động

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì người lao động nước ngoài có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động, nếu điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc chưa được đảm bảo thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm những điều kiện đó.

Bên cạnh đó, người lao động cũng sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Không những vậy, người lao động còn được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người cũng có thể từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Nếu có bất kỳ điều kiện đảm bảo về an toàn lao động và vệ sinh lao động vị vi phạm, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

2.3.1.6. Quyền về công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác


Mặc dù không được quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn nhưng người lao động nước ngoài vẫn được hưởng một số quyền về công đoàn. Bởi khi công đoàn lấy ý kiến của tập thể lao động23 khi thương lượng tập thể, đình công thì người lao động nước ngoài cũng là thành viên của tập thể lao động nên công đoàn phải lấy cả ý kiến của người lao động nước ngoài.

Tương tự như quyền về công đoàn, quyền về các tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác của người lao động nước ngoài cũng bị pháp luật Việt Nam hạn chế. Theo các Điều 15; 16 và 17 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì hội viên của hội chỉ bao gồm công dân, tổ chức Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, người lao động nước ngoài không thể là thành viên của hội hay người lao động nước ngoài không thể là thành viên của các tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác. Chẳng hạn như với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thì


23 Theo khoản 3, Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2012 thì “Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động”.

quy định về tiêu chuẩn hội viên là cá nhân chỉ có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài sẽ không được quyền gia nhập vào hội này.24

2.3.1.7. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động


Người lao động nước ngoài có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 37, Bộ luật Lao động. Theo đó, nếu người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chỉ cần báo trước. Còn nếu người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nếu không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; họ là lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Người lao động nước ngoài cũng có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý (Điều 40, Bộ luật Lao động năm 2012).



24 Xem Điều lệ của Hội Kiểm toán hành nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định số 852/QĐ-BNV ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Trong trường hợp, người lao động nước ngoài bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động nước ngoài được người sử dụng lao động báo trước một thời hạn nhất định, có thể là 45 ngày, 30 ngày, 03 ngày tùy từng loại hợp đồng và trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong trường hợp mà người lao động nước ngoài bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì người lao động nước ngoài có quyền lựa chọn trở lại làm việc hoặc không làm việc nữa (Điều 42, Bộ luật Lao động năm 2012). Nếu lựa chọn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và được trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, còn nếu không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường trên, người lao động sẽ được người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc nếu người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2.3.1.8. Quyền trong giải quyết tranh chấp lao động


Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xuất hiện những bất đồng về quyền, nghĩa vụ và và lợi ích phát sịnh trong lao động. Pháp luật Việt Nam quy định hai trường hợp tranh chấp lao động là tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.25 Người lao động nước ngoài cũng là một thành viên của tập thể lao động nên đương nhiên sẽ có những quyền và nghĩa vụ liên quan tới tranh chấp lao động tập thể. Những quyền và nghĩa vụ này sẽ được thực hiện thông qua người đại diện tập thể lao động.



25 Xem khoản 7, Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2012.

Loại tranh chấp lao động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động nước ngoài đó là tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động cá nhân trong đó có một bên là người lao động nước ngoài là tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài nên trước hết phải giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. Trong trường hợp đã có điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước hữu quan thì thẩm quyền xét xử sẽ áp dụng quy định của điều ước đó. Còn đối với trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì sẽ áp dụng các văn bản pháp luật trong nước của Việt Nam.

Hiện nay, xu thế của các nước trên thế giới là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã khẳng định nguyên tắc này bằng quy định luật áp dụng với hợp đồng do các bên thỏa thuận. Việc cho phép các bên trong hợp đồng lựa chọn tòa án của một nước nào đó để giải quyết tranh chấp là cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam quy định rất hạn chế trong trường hợp này, cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 lại không quy định trường hợp thẩm quyền của tòa án do sự lựa chọn của các bên động trong hợp đồng. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có thêm quy định thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong trường hợp các bên “được” lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam. Như vậy, theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ án mà do các bên có thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam trong một số trường hợp nhất định khi pháp luật cho phép các bên thỏa thuận. Pháp luật lao động Việt Nam chưa có quy định nào về việc các bên trong quan hệ hợp đồng lao động được thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp. Người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam có quyền khởi kiện đến Toà án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023