Các Giải Pháp Về Tổ Chức Hệ Thống Thông Tin Dự Toán Chi Phí


độ hoạt động khác nhau.

Luận án đề xuất một cách nhận dạng chi phí mà tác giả cho là phù hợp với việc hạch toán chi phí giá thành phục vụ quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp may hiện nay.

Bảng 4.1 Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động



Nội dung chi phí

Phân loại chi phí

Ghi chú

Định phí

Biến phí

Chi phí hỗn hợp

I. Chi phí NVL, công cụ dụng cụ





Các loại vải


x


(7)

Các loại phụ liệu (chỉ, cúc, khóa,...)


x


(8)

CP vận chuyển, bốc dỡ VL do k/h đem đến


x



CP nhiên liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất

x




Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho bán hàng

x




Chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho QLDN

x




Chi phí bao bì đóng gói


x



II. CP nhân công





Lương chính, lương phụ, thưởng có tính chất lương của CNTT


x


(9)

Các khoản trích theo lương của người lao động trực tiếp

x



(2)

Các khoản phụ cấp ngoài lương (ăn ca, BHLĐ)

x




Lương, trích theo lương nhân viên quản lý phân xưởng

x



(3)

Lương, trích theo lương nhân viên quản lý

x




Lương, trích theo lương nhân viên bán hàng



x

(6)

III. Chi phí Khấu hao TSCĐ





Khấu hao MMTB, nhà xưởng

x



(4)

Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng

x




Khấu hao TSCĐ phục vụ QLDN

x




IV. Chi phí dịch vụ mua ngoài





Chi phí hoa hồng


x


(10)

CP điện thoại ở bộ phận bán hàng


x


(1)

CP điện nước ở bộ phận bán hàng

x




CP điện nước, điện thoại ở bộ phận QLDN

x




CP điện nước, điện thoại ở phân xưởng sản xuất



x

(5)

V. Các chi phí khác





CP đồng phục

x




CP nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

x




CP khác như chi phí an ninh, báo chí,...

x




CP sản phẩm hỏng trong đ/mức

x




CP sửa chữa, bảo trì



x


CP đào tạo nhân viên, tiếp khách

x




CP giao dịch mở đại lý, thuê cửa hàng

x




CP quảng cáo, khuyến mại, biểu diễn thời trang

x




Chi phí KCS

x




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam - 17


(1) Chi phí điện thoại ở bộ phận bán hàng biến đổi phụ thuộc vào số lượng hợp đồng tiêu thụ nên có tính chất là chi phí biến đổi.

(2) Các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp được tính toán dựa trên tiền lương cấp bậc hoặc lương hợp đồng của người lao động, vì vậy không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất.

(3) Đối với lương của gián tiếp sản xuất, nếu có bộ phận gián tiếp được trả lương theo tỷ lệ giá trị sản phẩm sản xuất thì chi phí này sẽ mang tính biến đổi.

(4) Nếu trường hợp DN trích khấu hao theo sản lượng thì chi phí khấu hao TSCĐ của tài sản phục vụ sản xuất sẽ mang tính biến đổi.

(5) Chi phí năng lượng điện ở bộ phận sản xuất mang tính chất hỗn hợp vì nó bao gồm điện thắp sáng, điều hòa, quạt (chi phí cố định) và điện chạy máy (chi phí biến đổi, phụ thuộc vào số giờ máy chạy).

(6) Lương của nhân viên bán hàng gồm có lương trả cố định hàng tháng (CP cố định) và lương trả theo doanh thu (CP biến đổi).

(7), (8), (9) Các chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất.

(10) Chi phí biến đổi theo doanh thu tiêu thụ.

Đối với các chi phí mang tính chất hỗn hợp như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí năng lượng điện, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp bình phương bé nhất hoặc phương pháp cực đại cực tiểu để xây dựng các phương trình dự đoán chi phí.

Như vậy, với việc phân loại chi phí như trên, về cơ bản sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp may có thể kiểm soát chi phí tốt hơn. Tuy nhiên, như nội dung chương 2 đã trình bày, có sự gắn kết chặt chẽ của ba nội dung thông tin trong Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí là hệ thống thông tin dự toán chi phí, hệ thống thông tin chi phí thực hiện và hệ thống thông tin kiểm soát chi phí, ra quyết định. Vì vậy, để tổ chức tốt hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, các giải pháp cho doanh nghiệp may cần có sự đồng bộ, thống nhất xuyên suốt từ các giải pháp về hệ thống thông tin dự toán chi phí đến các giải pháp về hệ thống thông tin kiểm soát chi phí, ra quyết định.


4.3.2. Các giải pháp về tổ chức hệ thống thông tin dự toán chi phí

Doanh nghiệp may cần thiết lập hệ thống thông tin về dự toán chi phí từ tổ chức nguồn cơ sở dữ liệu đến việc phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình xây dựng thông tin.

Giải pháp 1: Xây dựng một hệ thống định mức chi phí chính xác cho các sản phẩm của doanh nghiệp.

Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống định mức chi phí:

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, để tạo lợi thế trong cạnh tranh cần có các giải pháp mang tính đột phá về nhận thức, về cách quản lý và điều hành để quản trị chi phí một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp may cần thiết phải xây dựng hệ thống định mức chi phí vì các lý do sau đây:

- Định mức chi phí được sử dụng như một công cụ kiểm tra thông qua việc xây dựng các chi phí định mức và so sánh chúng với chi phí thực tế nhằm nổi rõ những lĩnh vực cần quan tâm.

- Định mức chi phí được sử dụng làm cơ sở dự tính chi phí trong tương lai, đồng thời cung cấp các cách thức khả thi để tiến hành cải tiến năng suất.

- Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống định mức chi phí để khuyến khích nhân viên bằng cách đưa ra những chỉ tiêu có tính thách thức. Ví dụ chỉ tiêu về định mức sử dụng nguyên phụ liệu, định mức về năng lượng tiêu hao, định mức về hao phí nhân công,...

Các bước tiến hành xây dựng hệ thống định mức chi phí:

Bước 1: Xây dựng định mức hao phí về lượng vật tư- kỹ thuật cho các yếu tố chi phí trực tiếp. (Phụ lục 11, 12)

Đối với chi phí sản xuất, đặc điểm của sản phẩm may mặc là gồm nhiều bộ phận cấu thành nên để xây dựng được định mức lượng hao phí vật tư- kỹ thuật, doanh nghiệp cần xây dựng cho từng chi tiết công đoạn sản xuất (cắt, may, hoàn thiện, đóng gói)

Đối với vật liệu chính: căn cứ vào loại sản phẩm, khả năng thay thế nguyên vật liệu để xác định các thông số kỹ thuật


Đối với vật liệu phụ (chỉ may, cúc, khóa...): căn cứ vào đặc tính của sản phẩm để có thể định mức theo một tỷ lệ phù hợp.

Đối với hao phí nhân công trực tiếp, việc xác định định mức hao phí cho các sản phẩm quy chuẩn là phù hợp vì tính đa dạng trong sản phẩm của doanh nghiệp may. Từ định mức hao phí lao động của các sản phẩm quy chuẩn để xây dựng định mức hao phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm, đơn hàng cụ thể. Các doanh nghiệp May nên sử dụng hình thức bấm giờ để xác định thời gian cần thiết hoàn thành đơn vị sản phẩm.

Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn quy định định mức giá cho các yếu tố chi phí phát sinh. Như vậy, cần có sự phối hợp giữa các bộ phận: bộ phận kinh doanh, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nhân sự, bộ phận vật tư,...

Đặc biệt, đối với các chi phí gián tiếp như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, cần được xây dựng theo hai yếu tố là định mức định phí và định mức biến phí.

Định mức chi phí

=

SXC

Định mức chi phí

=

bán hàng

Định mức chi phí

=

QLDN

Định mức định phí SXC

Định mức định phí bán hàng

Định mức định phí QLDN

Định mức biến phí

+

SXC

Định mức biến phí

+

bán hàng

Định mức biến phí

+

QLDN

(4.1)


(4.2)


(4.3)

Trong mỗi yếu tố chi phí gián tiếp trên, định mức định phí được xác định cho tổng số lượng sản phẩm bình quân sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể xác định định định mức định phí cho một chuỗi liên tiếp các mức tổng số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trong kỳ kế hoạch.

Định phí định mức dự kiến tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm

Tổng định mức định phí

=

Tổng số lượng sản phẩm sản xuất


(4.4)

Để giảm chi phí cố định tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm, nhà quản lý luôn hướng tới việc giảm tối thiểu tổng định phí có thể và tăng tối đa số lượng sản phẩm sản xuất thực tế.


Định mức biến phí được xây dựng theo định mức giá và định mức lượng thời gian. Trong đó, định mức giá phản ánh phần biến phí của đơn giá phân bổ chi phí gián tiếp. Định mức thời gian phản ánh thời gian cho phép của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí gián tiếp cho một đơn hàng, sản phẩm.

Công thức phân bổ biến phí chi phí gián tiếp được thực hiện như sau:


Hệ số phân bổ biến phí CP gián tiếp =

Tổng biến phí chi phí gián tiếp ước tính Tổng tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp


(4.5)


Định mức biến phí CP = Mức độ hoạt động bình

Hệ số phân bổ biến

(4.6)

gián tiếp

quân một sản phẩm

phí CP gián tiếp

Ví dụ vận dụng cho sản phẩm Áo Polo Shirt, hàng gia công CMT tại Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan. Biến phí trong đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ là 1.500đ/1h công lao động trực tiếp; định phí sản xuất chung phân bổ là 3.500đ/ 1h công lao động trực tiếp; Biến phí trong đơn giá chi phí bán hàng, QLDN phân bổ là 1.500đ/1h công lao động trực tiếp; định phí bán hàng, QLDN phân bổ là 2.500đ/ 1h công lao động trực tiếp; Ta có bảng tổng hợp định mức chi phí cho Áo Polo Shirt như sau:

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp định mức chi phí

SP: Áo Polo Shirt (CMT)


TT

Yếu tố chi phí

Định mức

lượng

ĐM giá

ĐM chi phí

1

Chi phí NCTT

0,5h

12.588

6.294

2

Biến phí SXC

0,5h

1.500

750

3

Định phí SXC

0,5h

3.500

1.750

4

Biến phí bán hàng, QLDN

0,5h

1.500

750

5

Định phí bán hàng, QLDN

0,5h

2.500

1.250


Cộng



10.294


Hiện nay, do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dây chuyền công nghệ thường xuyên được đổi mới, trình độ tay nghề của công nhân ngày càng được nâng


cao. Vì vậy, để có được một hệ thống định mức chi phí chính xác, phù hợp cần phải điều chỉnh lại hệ thống định mức khi điều kiện sản xuất thay đổi như: khi thay mới MMTB, khi năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất tăng lên... ..

Từ các định mức chi phí đã có, để xây dựng hệ thống dự toán chi phí, cần có sự phối hợp giữa các bộ phận: bộ phận xây dựng chính sách, bộ phận nghiên cứu thị trường.

Sau khi xác định được định mức các khoản mục chi phí, doanh nghiệp nên thiết lập Phiếu định mức chi phí đơn vị sản phẩm. (Phụ lục 13), Phiếu này sẽ được lập cho từng sản phẩm thuận tiện cho việc theo dõi và phân tích biến động chi phí.

Giải pháp 2: Doanh nghiệp May cần lập hệ thống dự toán chi phí theo hướng phục vụ quản trị chi phí.

Để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí, hệ thống dự toán chi phí cần được thiết lập phù hợp với cách thức thu thập và quản lý chi phí thực hiện. Đó là ngoài việc thiết lập dự toán chi phí tổng thể cần lập các dự toán chi phí sản xuất chi tiết theo các đối tượng tập hợp chi phí. Theo tác giả, đối với các doanh nghiệp may nên lập dự toán chi phí sản xuất theo các đơn đặt hàng hoặc theo lô sản xuất tương ứng với 2 cách hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng và theo quá trình sản xuất. Dự toán chi phí bán hàng, chi phí QLDN sẽ lập theo các trung tâm chi phí dự toán như các phòng ban, phân xưởng (là các trung tâm chi phí mà các yếu tố dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao chung, không thể xác định cụ thể cho từng đơn hàng, sản phẩm. Việc lập dự toán chi phí kinh doanh nên được tiến hành chi tiết theo từng yếu tố chi phí trên bảng 4.1, sau đó mới tổng hợp theo các khoản mục chi phí.

Nhóm các dự toán trong dự toán tổng thể cần lập bao gồm:

+ Dự toán giá bán trong mối quan hệ với các thành phần cấu thành giá bán theo phương pháp trực tiếp như biến phí, định phí, lợi nhuận mục tiêu.

+ Dự toán sản xuất cung cấp thông tin định hướng về nhu cầu sản xuất

+ Dự toán chi phí NVL và cung ứng nguyên vật liệu

+ Dự toán chi phí và cung ứng nhân công trực tiếp

+ Dự toán chi phí sản xuất chung


+ Dự toán chi phí bán hàng và QLDN

Việc lập dự toán trước hết phải xuất phát từ bộ phận kinh doanh. Căn cứ vào dự báo thị trường về nhu cầu sản phẩm may mặc, căn cứ vào các đơn đặt hàng, căn cứ vào thực tế đạt được của các kỳ trước và mức độ dự trữ sản phẩm, bộ phận kinh doanh sẽ dự kiến sản lượng sản xuất trong kỳ kế hoạch. Sau khi đã lượng hóa được số lượng sản phẩm và chủng loại có thể tiêu thụ trong tháng tới, bộ phận kế toán sẽ lập các dự toán chi tiết chi phí dựa trên các chỉ tiêu định mức chi phí đã được xây dựng. Như vậy, chi phí định mức và chi phí dự toán đều là những chi phí mong muốn nhưng cách tiếp cận khác nhau ở cách tính toán định phí. Định phí dự toán không phụ thuộc vào khối lượng hoạt động trong kỳ dự toán còn định phí định mức phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ dự toán.

Dự toán chi phí NVL TT được lập trên cơ sở định mức NVL cho từng loại sản phẩm và đơn giá dự kiến của từng loại vật liệu.

Dự toán chi phí nhân công TT được lập trên cơ sở định mức thời gian lao động và đơn giá tiền lương của từng loại lao động tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.

Dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí QLDN được xác định trên cơ sở số liệu của các kỳ trước và những dự kiến cho kỳ kế hoạch của từng bộ phận liên quan. Các dự toán này cần được lập cho từng dây chuyền sản xuất, đơn đặt hàng hoặc từng lô sản phẩm sản xuất.

Hiện nay xu hướng lập các dự toán ở các doanh nghiệp thường hướng vào dự toán tĩnh (chỉ cho một mức hoạt động nhất định) do tính đơn giản của nó. Tuy nhiên, trên thực tế sản xuất các doanh nghiệp May thường gặp phải vấn đề lựa chọn mức sản lượng khác nhau trong quá trình sản xuất đặc biệt là khi các doanh nghiệp May đang tiến tới giảm các đơn hàng gia công theo phương thức CMT/FOB, tăng khối lượng các sản phẩm tự sản xuất và tiêu thụ theo phương thức sản xuất ODM. Để đáp ứng được yêu cầu đó, doanh nghiệp may nên lập dự toán linh hoạt. Thông tin do dự toán linh hoạt cung cấp sẽ được các nhà quản trị sử dụng trong việc so


sánh chi phí thực tế ở các mức độ hoạt động khác nhau, từ đó có các quyết định về mức giá bán sản phẩm khác nhau, đảm bảo doanh nghiệp có lãi nhưng vẫn đáp ứng được đơn đặt hàng của khách hàng.

Các doanh nghiệp may lớn như Công ty CP May 10 có rất nhiều nhãn hàng được sản xuất theo phương thức ODM tức là do công ty thiết kế, sản xuất và tiêu thụ. Dự toán linh hoạt được lập trên cơ sở chi phí sản xuất chung phải được tách thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Vận dụng minh họa tại Bảng 4.3 và 4.4

Bảng 4.3: Dự toán linh hoạt

Đối tượng: Áo Sơ mi 056 (May 10)

Tháng 10/2012


Khoản mục chi phí

Biến phí đơn vị dự toán

Dự toán linh hoạt

15.000 SP

15.500SP

16.000SP

1. Biến phí NVLTT (nghìn đồng)

102

1.530.000

1.581.000

1.632.000

2. Biến phí NCTT (nghìn đồng)

30

450.000

465.000

480.000

3. Biến phí SXC (nghìn đồng)

14

210.000

217.000

224.000

4. Định phí SXC (nghìn đồng)


80.850

80.850

80.850

Tổng chi phí


2.270.850

2.343.850

2.416.850

Bảng 4.4: Phân tích chi phí thực tế

Đối tượng: Áo Sơ mi 056 (May 10)

Tháng 10/2012


Chỉ tiêu

Dự toán

Thực hiện

Chênh lệch

Sô lượng sản phẩm sản xuất

15.500

15.500


1. Biến phí NVLTT (nghìn đồng)

1.581.000

1.450.000

(131.000)

2. Biến phí NCTT (nghìn đồng)

465.000

435.000

(30.000)

3. Biến phí SXC (nghìn đồng)

217.000

217.000

-

4. Định phí SXC (nghìn đồng)

80.850

92.795

11,945

Tổng chi phí

2.343.850

2.194.795

(149.055)

Như vậy, dự toán linh hoạt giúp nhà quản trị có thể so sánh được chi phí thực tế - dự toán ở các mức hoạt động khác nhau. Qua đó, có thể lựa chọn mức độ sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022