Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Xác Định Kêt Quả Kinh Doanh Tại Doanh Nghiệp Thương Mại Trên Góc Độ Kế Toán Quản Trị


1.2.3.4. Kế toán chi phí khác

Chứng từ kế toán[2]

Kế toán chi phí khác sử dụng một số chừng từ như:

(1) CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Căn cứ BB thanh lý TSCĐ, BB bàn giao tài sản.. kế toán phản ánh CP khác theo GTCL của tài sản, hao mòn tài sản theo giá trị hao mòn lǜy kế tài sản, đồng thời phản ánh nguyên giá tài sản giảm tương ứng.

(2) Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, phiếu chi, giấy báo nợ.. kế toán phản ánh

CP khác của DN theo số tiền bồi thường, bị phạt thuế, truy nộp thuế.. đồng thời phản ánh tiền mặt, TGNH theo số tiền nộp phạt hay số thuế phải nộp ngân sách nhà nước tăng theo số tiền bị phạt thuế, khoản phải nộp khác tăng theo số tiền truy nộp thuế.

(3) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc đầu tư khác bằng hàng hóa, TSCĐ. Trường hợp chênh lệch giảm, DN bị thiệt hại, kế toán phản ánh giá gốc khoản đầu tư tài chính của DN tăng tương ứng với giá trị ghi sổ của hàng hóa, GTCL của TSCĐ, đồng thời phản ánh giá trị hàng hóa giảm theo giá trị ghi sổ, TSCĐ giảm tương ứng về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn lǜy kế nếu đầu tư bằng TSCĐ, phần chênh lệch giảm do hội đồng đánh giá lại tài sản kế toán

phản ánh vào CP khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Tài khoản sử dụng[2]

CP khác là các khoản CP của các hoạt động ngoài HĐKD tạo ra doanh thu của DN bao gồm: CP thanh lý nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có), chênh lệch lỗ do đánh giá lại hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi khác. Để tập hợp và kết chuyển chi phí khác xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 811 – “ Chi phí khác”

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Tân Hoàng Mai - 6


Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:

+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

+ Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

+ Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;

+ Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);

+ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

+ Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;

+ Các khoản chi phí khác.

Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp

Phương pháp kế toán[2]

Tài khoản 811: Trình tự kế toán chi phí khác (Sơ đồ 1.9 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)

1.2.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chứng từ kế toán[2]

Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sử dụng tờ khai thuế thu nhập DN để ghi nhận số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp vào CP thuế TNDN. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế cơ quan thuế thông báo phải nộp

Tài khoản sử dụng[2]


Để tập hợp chi phí thuế TNDN và kết chuyển xác định kết quả kinh doanh sử dụng TK 821 – “Chi phí thuế TNDN”

- TK này dùng để phản ánh CP thuế TNDN của DN bao gồm CP thuế TNDN hiện hành và CP thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả HĐKD sau thuế của DN trong năm tài chính hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:

+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;

+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:

+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;

+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.

Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.


- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.

- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.

- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kǶ kế toán.

Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập

hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

- Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

- Cuối kǶ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

Phương pháp kế toán[2]

Tài khoản 821: Trình tự kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

(Sơ đồ 1.10 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)

1.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Chứng từ kế toán[2]

Kế toán xác định KQKD sử dụng chủ yếu các chứng từ tự lập như: Bảng tính kết quả HĐKD, kết quả khác; Tờ khai tạm tính thuế TNDN; Tờ khai quyết toán thuế TNDN; Bảng xác định thuế TN hoãn lại phải trả,…

Tài khoản sử dụng[2]


Kế toán KQKD sử dụng các TK chủ yếu sau:

- TK 911 - Xác định KQKD. TK này dùng để xác định và phản ánh kết quả HĐKD và các hoạt động khác của DN trong một kǶ kế toán năm. TK này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả HĐKD của kǶ kế toán. Kết quả HĐKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại HĐKD có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.

- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kǶ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là

số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

Phương pháp kế toán[2]

Tài khoản 911: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh (Sơ đồ

1.11 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)


1.3. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kêt quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại trên góc độ kế toán quản trị

Chức năng của kế toán là cung cấp và truyền đạt các thông tin kinh tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, là cơ sở đưa ra các quyết định cho quản lý. Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều nghiên cứu sự biến động của chi phí, doanh thu nhưng ở các khía cạnh khác nhau. Nếu kế toán tài chính hướng vào việc ghi nhận chi phí và doanh thu phải phù hợp với nhau, phù hợp với thực tế phát sinh để có căn cứ chính xác xác định lợi nhuận chịu thuế của doanh nghiệp, thì kế toán quản trị lại trọng tâm vào việc kiểm soát chi phí, doanh thu để nhà quản trị đề ra chiến lược kinh doanh trong thời gian tới hoặc đánh giá hiệu quả quyết định trong quá khứ[4].

1.3.1. Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị

Phân loại doanh thu[4]

- Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, doanh thu kinh doanh bất động sản và thu nhập khác.

- Căn cứ vào phương thức bán hàng hoá, doanh thu của doanh nghiệp gồm: doanh thu bán hàng thu tiền ngay, doanh thu bán hàng người mua chưa trả, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu bán hàng đại lý (ký gửi), doanh thu chưa thực hiện (nhận trước).

- Căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp, doanh thu được chia thành: doanh thu bán hàng hoá ra ngoài, doanh thu tiêu thụ nội bộ, doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa.

Phân loại chi phí[4]

Dưới góc độ kế toán quản trị chi phí được coi là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ. Chi phí kinh doanh trong kế toán quản trị mang tính cụ thể nhằm xem xét hiệu quả của các bộ


phận như thế nào. Chi phí trong kế toán quản trị được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại chi phí đều có ý nghĩa với các nhà quản trị trong quá trình kiểm soát các loại chi phí, mặt khác các tiêu thức phân loại chi phí còn cung cấp thông tin cho mọi đối tượng bên ngoài nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau. Do đó tuǶ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kǶ, từng hoàn cảnh cụ thể mà chi phí được chia ra thành các loại sau:

- Phân loại theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra thành: chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp. Chi phí hỗn hợp là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến.

- Phân loại theo tính chất của chi phí, chi phí được chia ra: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được. Trong đó: Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó còn chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó.

- Phân loại theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau: chi phí thích hợp, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm.

1.3.2. Xây dựng dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho yêu cầu quản trị

Bước 1: Lập dự toán doanh thu

Mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của DN là nhằm đạt tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy dự toán doanh thu được coi là 1 trong những dự toán quan trọng nhất trong hệ thống dự toán. Thông qua dự toán doanh thu, nhà quản lý có được cơ sở để phân tích khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường về sản phẩm. Khi lập dự toán doanh thu, kế toán dựa vào những cơ sở sau[4]:

- Mức doanh thu của từng loại sản phẩm, từng khu vực đã đạt được ở những kǶ trước.


- Dự toán doanh thu kǶ trước

- Những dự báo về nhu cầu sử dụng của thị trường đối với các sản phẩm DN đang cung cấp.

- Thị phần sản phẩm của DN và của các đối thủ cạnh tranh

- Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của đất nước và những dự báo cho năm tới, các chính sách, chế độ... của Nhà nước.

Dựa trên những cơ sở trên, kế toán xây dựng dự toán doanh thu theo công thức[4]:

Dự toán doanh thu = Sản phẩm bán ra trong kǶ x Đơn giá bán ra dự kiến Trong đó: Đơn giá bán của hàng hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: chất lượng hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng, sức mua và khả năng cung cấp hàng hoá cùng loại trên thị trường. Dự toán này có thể được thực hiện cho cả niên độ kế toán và chia ra theo các quý trong niên độ kế toán đó, còn khối lượng tiêu thụ dự kiến hàng quý không giống nhau, thường phụ thuộc vào tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng ở những thời kǶ

khác nhau trong năm.

Dự toán doanh thu sẽ được lập chi tiết cho từng loại hàng hoá theo từng đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở dự toán doanh thu, kế toán sẽ lập các dự toán chi phí trực tiếp cho các hàng hoá đó cǜng như các chi phí quản lý chung, và từ đó sẽ dự toán kết quả kinh doanh.

Bước 2: Lập dự toán chi phí

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Kế toán DN có thể phân chia chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN thành biến phí bán hàng, QLDN, định phí bán hàng. Trước khi tiến hành lập dự toán, kế toán DN có thể phân tích các chi phí hỗn hợp này ra thành biến phí và định phí. Trong lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lư doanh nghiệp, đối với biến phí bán hàng, có thể dự toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá biến phí của một đơn vị sản phẩm tiêu thụ hoặc căn cứ vào doanh thu tiêu thụ và tỷ suất biến phí tiêu thụ[4]:

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí