Đặc Điểm Của Kiến Thức Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông

được phong cách, thái độ đối xử của những người chơi Quan họ với nhau. Từ khi Dân ca Quan họ được sinh ra, bản thân nó đã mang trong mình những hình thức sinh hoạt hay những hành vi giao tiếp trong văn hóa Quan họ rất đặc trưng và khác biệt.

Trong các cuộc chơi Quan họ xưa, bọn Quan họ thường kết bạn với nhau và quan hệ với nhau thường xuyên, nên họ khăng khít và gắn bó với nhau như tình cảm ảnh em ruột thịt hay người thân trong gia đình. Bởi vậy, khi họ gặp nhau thì hát Quan họ cũng chỉ là hát chơi chứ không phải hát để phân cao thấp. Đặc trưng của ngôn ngữ giao tiếp và lời ca Quan họ là tính trân trọng, cung kính, bình đẳng và đề cao lẫn nhau. Khi giao tiếp và cả khi hát, cả hai bên (nam- nữ) đều tự xưng là “em” hoặc “chúng em” và gọi bên kia là “anh” hoặc “chị”, cho dù đối tượng được gọi là nam hay nữ, ít tuổi hay nhiều tuổi hơn. Điều này thể hiện tính bình đẳng trong văn hóa hành vi Quan họ.Người Quan họ lại hay dùng ngoa dụ để nói về bạn, đề cao bạn. Người Quan họ cũng sử dụng nhiều nhã ngữ khi giao tiếp và ca hát (là cách nói gián tiếp, tránh gọi tên trực tiếp các sự vật, hiện tượng). Do đó, người Quan họ không bao giờ gọi tên thật của nhau mà dùng những đại từ phiếm chủ đầy tính trân trọng như Người, Quan họ, Đương Quan họ…

Người Quan họ luôn sử dụng một loại ngôn ngữ đặc biệt, đó là “miếng giầu”. Trong mọi lĩnh vực sinh hoạt Quan họ đều gắn liền với miếng giầu. Quan họ gặp nhau, việc đầu tiên là mời nhau xơi khẩu giầu, sau rồi mời ca với nhau, mời ướm thử nhời nhau xin nên bạn nên tình. Việc mời giầu của người Quan họ rất lịch thiệp, tao nhã thể hiện qua lời ca, qua miếng giầu têm cánh quế, giầu têm cánh phương cầu kì như gửi gắm tấm lòng, sự trân quý của người Quan họ.

1.1.3. Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông

Kiến thức lịch sử mang những đặc điểm nổi bật đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống và sự thống nhất giữa sử và luận.

Tính quá khứ:

Lịch sử là quá tình phát triển của xã hội loài người từ lúc con người hình thành đến nay. Tất cả những sự kiện, hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã xảy ra, nó mang tính quá khứ. Kiến thức Lịch sử là những sự kiện hiện tượng Lịch sử đã xảy ra trong quá khứ không thể khôi phục hay làm thí nghiệm lại được. Đây là điều khác biệt giữa hiện tượng lịch sử với các hiện tượng tự nhiên. Điều này tạo ra những khó khăn nhất định trong việc giảng dạy lịch sử. Giáo viên phải thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh hình dung, tưởng tượng, tái tạo lại sự kiện, hiện tượng lịch sử đúng như nó đã từng tồn tại, từ đó tạo nên ưu thế cho bộ môn là giúp bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng cho học sinh.

Tính không lặp lại:

Kiến thức lịch sử mang tính không lặp lại về thời gian và cả không gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra ở một khoảng thời gian, không gian nhất định. Không có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào là hoàn toàn giống nhau mà là sự kế thừa, phát triển của một sự kiện, hiện tượng lịch sử khác. Do dó, trong giảng dạy Lịch sử, khi trình bày một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đó nhất thiết phải xem xét tính cụ thể cả về thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện, hiện tượng đó.

Tính cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc đều có những diện mạo riêng do những điều kiện riêng quy định nên lịch sử của các quốc gia dân tộc hoàn toàn không giống nhau. Chính đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể bao nhiêu thì càng sinh động, hấp dẫn bấy nhiêu.

Tính hệ thống:

Tri thức lịch sử rất phong phú, đề cấp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, bao gồm cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, khoa học kĩ thuật…Trong lịch sử, không có sự kiện nào là tồn tại đơn lẻ, riêng rẽ mà nó có mối liên hệ với những sự kiện trước nó, sau nó và đồng thời với nó. Dó đó, trong giảng dạy Lịch sử, GV phải luôn chú ý đến mối quan hệ ngang dọc,

trước sau của các vấn đề lịch sử để cung cấp cho HS những tri thức khoa học mang tính hệ thống và hoàn chỉnh nhất.

Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”

Học sinh nhận thức sự kiện, hiện tượng lịch sử không chỉ dừng lại ở việc “biết” mà cần phải giải thích sự kiện, so sánh, đánh giá, rút ra quy luật và bài học kinh nghiệm. Mọi giải thích, bình luận đều phải xuất phát tự sự kiện cụ thể, chính xác, đáng tin cậy.

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

1.1.4.1. Vai trò

Di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh là những kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và cư dân vùng Kinh Bắc nói riêng. Trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Những giá trị của DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã và đang được bảo tồn trong đời sống xã hội, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương. Đối với giáo dục, việc sử dụng DSVH trong DHLS ở trường THPT có vai trò to lớn:

Thứ nhất: Góp phần đổi mới dạy học theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

Sử dụng DSVH trong DHLS ở trường THPT là một phương pháp vừa có yếu tố truyền thống, vừa có yếu tố hiện đại. Với các nguồn tài liệu liên quan đến di sản góp phần quan trọng trong việc khôi phục và tái tạo hình ảnh quá khứ. Qua đó, bài học trở nên sinh động hấp dẫn và giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Việc sử dụng tài liệu về các DSVH còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử. Học sinh vận dụng kiến thức lịch sử, bài học lịch sử vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Từ việc thay đổi thái độ với bộ môn, phương pháp tiếp cận bộ môn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Thứ hai: Vai trò trong giáo dục ý thức đạo đức, ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của DSVH trong cộng đồng.

Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học không chỉ góp phần củng cố kiến thức bộ môn mà còn giúp học sinh hiểu được DSVH là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lâu bền về khoa học, lịch sử, được lưu truyền vĩnh cửu từ đời này sang đời khác, đó là thứ tài sản vô cùng quý báu mà cha ông để lại cho con cháu muôn đời sau, là yếu tố tạo nên bản sắc riêng của mỗi một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Từ đó, giúp thế hệ trẻ có cái nhìn đúng hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, ý thức về việc họ chính là những chủ nhân hưởng thụ và bảo vệ, phát huy giá trị của các DSVH, hình thành và nâng ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ DSVH.

Thứ ba: Góp phần tuyên truyền, quảng bá về DSVH.

Thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường, GV có điều kiện hướng dẫn cho HS những cách thức, biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH của chính bản thân họ và cộng đồng của họ. Đây chính là hình thức giáo dục thực tiễn thiết thực nhất và dễ tiếp thu nhất. Đồng thời, với việc sử dụng DSVH trong DHLS ở trường THPT, các địa phương có dịp quảng bá, giới thiệu giá trị DSVH rộng rãi đến các đối tượng công chúng trong toàn xã hội.

1.1.4.2. Ý nghĩa

Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng và giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa rất lớn về cả ba mặt:

Trước hết về mặt nhận thức.

Sử dụng DSVH nói chung và DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng trong DHLS Việt Nam sẽ góp phần làm phong phú thêm tri thức của HS về quê hương, nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Góp phần cụ thể hóa kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa mà HS cần thu nhận. Từ đó hình thành những biểu tượng chân thực, giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu sự kiện liên quan đến bài giảng với đầy đủ khía cạnh của nó. Đồng

thời, cũng góp phần tăng thêm tính sinh động của giờ giảng khiến kiến thức lịch sử trở nên chân thực, gần gũi.

Ngoài ra, sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh còn góp phần mở rộng kiến thức cho HS. Học sinh không chỉ được học những kiến thức đã có trong chương trình mà còn có những kiến thức mới được khám phá trong quá trình trải nghiệm thực tế cùng di sản. Từ đó, HS có thể dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, hiểu một cách sâu sắc hơn về các sự kiện lịch sử, mối quan hệ của các sự kiện và có giải thích một cách khoa học hơn về các hiện tượng liên quan đến thế giới xung quanh.

Thứ hai về phát triển kĩ năng cho HS.

Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu DSVH nói riêng nếu được sử dụng hợp lý trong DHLS Việt Nam góp phần rèn luyện, phát triển các kĩ năng cho HS như: Tri giác tài liệu, tìm kiếm và xử lý thông tin, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và đặc biệt là phát triển năng lực học tập bộ môn, năng lực thực hành; giúp các em dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ ba về mặt giáo dục thái độ.

Sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, kính yêu quần chúng nhân dân, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tự hào về mảnh đất mình đã sinh ra và lớn lên, biết ơn, trân trọng những đóng góp của cha ông và mong muốn góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Mặt khác, trên cơ sở được trải nghiệm thực tế tại DSVH thấy những hình ảnh chân thực, tiếp xúc với những nghệ nhân sống sẽ khơi dạy trong trái tim các em lòng kính yêu, khâm phục những người đã sáng tạo ra DSVH, từ đó nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Mặt khác, sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS còn là một biện pháp tích cực để thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn với xã hội”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”,“Giáo dục phổ thông phải gắn

liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thắm đượm hơn cuộc đời thực, HS lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh” [16].

Như vậy, việc học tập lịch sử có sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh có vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS; giúp HS phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức; kích thích hứng thú học tập cho HS; phát triển trí tuệ; giáo dục nhân cách HS. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS, nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.

Để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát việc sử dụng DSVH nói chung và DSVH Dân ca quan họ Bắc Ninh Nói riêng trên địa bàn Huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

Địa điểm khảo sát: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh bao gồm Trường THPT Thuận Thành số 1, Trường THPT Thuận Thành số 2, Trường THPT Thuận Thành số 3 và Trung tâm GDTX huyện Thuận Thành.

Thời gian khảo sát: chúng tôi tiến hành khảo sát trong năm học 2019-2020 (tháng 3-5 năm 2020).

Đối tượng khảo sát: Giáo viên lịch sử ở các trường THPT (25 giáo viên): Trường THPT Thuận Thành số 1, Trường THPT Thuận Thành số 2, Trường THPT Thuận Thành số 3, Trung tâm GDTX huyện Thuận Thành. Học sinh (160 em) thuộc khối lớp 10, 11, 12 tại các trường THPT: Trường THPT Thuận Thành số 1, trường THPT Thuận Thành số 2, Trường THPT Thuận Thành số 3, Trung Tâm GDTX huyện Thuận Thành. Hầu hết các trường trên địa bàn huyện là những trường có truyền thống dạy tốt, học tốt, đội ngũ GV tâm huyết, yêu nghề, giàu kinh nghiệm, HS chăm ngoan, có ý thức học tập và trình độ nhận thức khá tốt.

Kế hoạch tiến hành: Soạn phiếu điều tra GV, HS sau đó tiếp xúc, phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho GV và HS các trường THPT trên địa bàn huyện.

Các phương pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn GV lịch sử, HS các trường THPT về vấn đề cần khảo sát, điều tra bằng các phiếu điều tra, nhằm thu thập ý kiến của GV và HS về vấn đề cần khảo sát, dự giờ ở các trường THPT, quan sát hoạt động dạy học trên lớp của GV và HS; đánh giá chung về thực trạng DHLS có sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS ở trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

Kết quả khảo sát phiếu điều tra thu được như sau:

1.2.1.1. Đối với giáo viên

Câu 1: Thầy cô đánh giá như thế nào về việc dạy và học lịch sử hiện nay ở trường THPT?

Kết quả điều tra cho thấy Có tới 40 GV cho rằng chất lượng dạy học bộ môn 1

Kết quả điều tra cho thấy: Có tới 40% GV cho rằng chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay còn hạn chế, HS chưa hứng thú với bộ môn Lịch sử, 28% GV cho rằng chất lượng đã được cải thiện hơn trước xong chưa tương xứng với vai trò bộ môn, 12 % GV cho rằng chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao, HS hứng thú với bộ môn, 20% GV cho rằng chất lượng học tập môn Lịch sử cũng bình thường như các bộ môn khác. Kết quả trên đã phản ánh tương đối chính xác thực tế DHLS hiện nay ở các trường phổ thông. Đặt ra yêu cầu, tích cực đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

Câu 2: Ngoài SGK, trong chương trình dạy học, Thầy (Cô) có sử dụng thêm tài liệu tham khảo nào khác không?

Đối với câu hỏi này có 68 GV thường xuyên sử dụng các nguồn tài liệu tham 2


Đối với câu hỏi này, có 68% GV thường xuyên sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo ngoài SGK trong quá trình DHLS ở trường phổ thông, 32% GV có thỉnh thoảng sử dụng. Không có GV nào không bao giờ sử dụng tài liệu tham khảo. Cho thấy, GV đã nhận thức đúng đắn sự cần thiết, tầm quan trọng, ý nghĩa lớn lao của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong DHLS ở trường phổ thông.

Câu 3: Theo Thầy (Cô) có cần thiết phải sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh vào DHLS ở trường THPT hay không?

Câu 4: Theo Thầy (Cô) việc sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa gì?

Câu 5: Theo Thầy (Cô) việc sử dụng tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh vào dạy học có gì khác so với các tiết học hàng ngày mà Thầy (Cô) vẫn làm?

Kết quả thu được Có 52 GV được hỏi cho rằng việc sử dụng DSVH Dân ca Quan 3

Kết quả thu được: Có 52% GV được hỏi cho rằng việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS là rất cần thiết; 44% GV cho rằng là cần thiết, chỉ có 4% GV chọn không cần sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2023