Sự Cần Thiết Và Yêu Cầu Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Công Ty Cpxd Giao Thông I Thái Nguyên



phận sản xuất, phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định…

Do việc phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí chưa thể khai thác được tài liệu cho phân tích mối quan hệ giữa chi phí-sản lượng - lợi nhuận phục vụ cho việc ra quyết định. Kế toán chi phí chỉ nhằm quản lý chi phí theo cơ chế tài chính chứ chưa nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng. Chưa quan tâm phân tích hòa vốn và mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời, hợp lý.

Thứ sáu: Về tổ chức lựa chọn mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí

Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên vẫn còn lúng túng trong việc thiết kế, lựa chọn mô hình tổ chức kế toán quản trị, không có bộ máy kế toán quản trị riêng, công tác kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp chỉ mới dừng ở việc kế toán chi tiết cho nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị chi phí, phục vụ cho việc lập kế hoạch và ra quyết định.

Qua phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên cho thấy nguyên nhân cơ bản chính là yếu tố con người. Mặc dù nhận thức được sự cần thiết của kế toán quản trị trong quản lý và điều hành nhưng khi áp dụng vào thực tiễn lại lúng túng do kiến thức về kế toán quản trị còn là vấn đề mới mẽ, việc cập nhật kiến thức không hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khi đi vào thực tiễn. Bên cạnh đó, là sự hạn chế của phân cấp quản lý, khả năng tài chính và đặc biệt là hệ thống pháp luật về kế toán quản trị còn thiếu.

Kết luận chương 2: Trên cơ sở lý luận khái quát hoá ở chương I và bài học kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thế giới, chương 2 trình bày khái quát về quá trình hình thành, phát triển của Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên và đặc điểm quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên theo các nội dung: Phân loại chi phí; Các phương



pháp xác định chi phí; Công tác lập dự toán chi phí; Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí; Ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận cho việc ra quyết định. Qua đó đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục và một số nguyên nhân chủ yếu nhằm đề xuất những giải pháp khắc phục ở chương 3.


CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG I THÁI NGUYÊN

3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên

3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên

Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán, nhằm cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ của đơn vị để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị và chỉ đạo thực hiện các quyết định đó. Đó là một chức năng quan trọng xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến kiểm tra đánh giá. Các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp được trình bày, diễn giải một cách chi tiết, cụ thể đáp ứng yêu cầu quản lý theo từng chỉ tiêu chi tiết, từng bộ phận trong đơn vị và là cơ sở cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh và khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển trong giai đoạn hiện nay, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần nhu cầu thông tin ngày càng lớn nhằm phục vụ cho quản lý điều hành tổ chức một cách có hiệu quả. Kế toán quản trị với vai trò là công cụ quản lý hữu hiệu đã giải quyết được nhu cầu thông tin kinh tế trong tình hình mới mà kế toán tài chính không thể đảm trách. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và từng bước hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, nhu cầu cung cấp thông tin.

Hiện nay, kế toán quản trị còn là vấn đề rất mới mẻ, chưa được ứng dụng một cách phổ biến chưa thực sự được quan tâm đúng mức và việc nhận thức về bản chất,



nội dung, vai trò của kế toán quản trị còn nhiều quan điểm khác nhau. Tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên, công tác kế toán quản trị chưa được quan tâm, còn lúng túng trong việc xác định mô hình, cách thức tổ chức cũng như nội dung của kế toán quản trị.

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc quản lý và kiểm soát chi phí sản xuất là vấn đề mà các nhà quản trị luôn quan tâm để xác định đúng đắn kết quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên nói riêng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên

Nhằm kiểm soát chi phí chặt chẽ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên cần quán triệt các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất: Phải đảm bảo dựa trên các văn bản hướng dẫn về tổ chức kế toán quản trị, phù hợp chính sách quản lý tài chính do nhà nước ban hành

Kế toán quản trị là kênh cung cấp thông tin quan trọng đối với các doanh nghiệp, song nó còn là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về tổ chức kế toán quản trị để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên là công ty cổ phần nhưng nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất, công ty cần phải vận dụng hợp lý các văn bản hướng dẫn của nhà nước nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát của nhà nước khi cần thiết.

Mặt khác, việc hoàn thiện nội dung kế toán quản trị chi phí phải phù hợp với luật pháp, chính sách quản lý tài chính mà chính phủ, bộ ban hành cho ngành xây dựng trong điều kiện mới để đảm bảo tính hiệu lực của chúng.



Thứ hai: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế tài chính cho các nhà quản trị đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ

Kế toán quản trị nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp nên thông tin kế toán quản trị cung cấp phải được thiết kế xây dựng sao cho thoả mãn được nhu cầu đó. Hơn nữa trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, việc ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn là rất quan trọng nên thông tin kế toán quản trị cung cấp phải nhanh chóng, đầy đủ làm cơ sở cho việc đề ra các quyết định.

Thứ ba: Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, phù hợp với năng lực trình độ của đội ngũ kế toán và điều kiện trang bị các phương tiện kỹ thuật của công ty.

Mỗi doanh nghiệp khác nhau có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau, có đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động khác nhau. Kế toán quản trị là công cụ phục vụ quản lý cho nên việc hoàn thiện nội dung kế toán quản trị phải xuất phát từ thực trạng hoạt động của đơn vị và khả năng hoàn thiện hệ thống thông tin ở đơn vị. Có như vậy việc tổ chức hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở đơn vị mới có tính khả thi và có hiệu quả trong công tác quản lý.

Thứ tư: Phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý của bản thân doanh nghiệp trong điều kiện mới

Cơ chế quản lý của công ty theo mô hình công ty - đội thi công chủ yếu thông qua phương thức giao khoán. Để nâng cao chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí cần hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng:

- Xây dựng cơ chế làm việc giữa các phòng ban và đội xây dựng đảm bảo công việc nhanh gọn nhưng thông tin vẫn có chất lượng.

- Tăng cường công tắc kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng công trình để có quyết định phù hợp trong việc chỉ đạo công việc.

- Tại các đội việc thu nhận chứng từ của nhân viên kế toán, thống kê phải kịp thời đầy đủ, đúng quy định.



- Phòng kế toán phải có trách nhiệm tăng cường việc kiểm tra, quản lý chi phí phân cấp cho các đội, xây dựng hợp lý định mức chi phí quản lý, công tác, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán cho cán bộ kế toán toàn công ty.

Thứ năm: Phải đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả

Việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phải có tính khả thi thể hiện ở khả năng thực hiện các giải pháp trong thực tế của đơn vị. Tính hiệu quả thể hiện các giải pháp hoàn thiện phải đáp ứng yêu cầu thông tin của công tác quản trị doanh nghiệp, mặt khác phải xem xét đến chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có thông tin đó, nghĩa là việc lựa chọn các phương án, giải pháp hoàn thiện phải đảm bảo hài hoà quan hệ lợi ích và chi phí trong lĩnh vực hạch toán, phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán của đơn vị.

Kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo nguyên tắc khả thi và có hiệu quả bởi mục tiêu cuối cùng của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là đảm bảo cung cấp thông tin có chất lượng cao với chi phí hợp lý, đảm bảo tính khả thi.

Thứ sáu: Phải hướng tới sự hội nhập và phát triển kinh tế đất nước, thuận tiện cho việc cung cấp thông tin

Chế độ kế toán tài chính và kiểm toán của nước ta đang dần được hoàn thiện và phù hợp với chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán. Từ đó cần phải xây dựng nội dung kế toán quản trị chi phí phải phù hợp với thực tiễn, phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển của nền kinh tế đất nước.

3.2. Nội dung hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên

3.2.1. Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị

Kế toán quản trị với vai trò cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị có đặc điểm khác biệt so với kế toán tài chính là kế toán quản trị không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận rồi phản ánh thông tin đến nhà quản trị mà còn phải phân



tích thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau, đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản trị. Để làm được điều đó, kế toán quản trị phải phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí trong doanh nghiệp. Mỗi một cách phân loại chi phí có tác dụng và ý nghĩa khác nhau đến hoạt động quản trị.

Tại Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên, chi phí mới chỉ được phân loại theo chức năng của chi phí để phục vụ cho kế toán tài chính lập báo cáo tài chính trong khi cách phân loại theo cách ứng xử của chi phí phục vụ cho kế toán quản trị thì chưa được đề cập đến. Vì vậy, để kế toán quản trị chi phí ở Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của nhà quản trị thì trước hết phải hoàn thiện hệ thống phân loại chi phí.

Để đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí, định giá dự thầu, chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng xây dựng… thì chi phí của Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên cần phải được phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Phần lớn quá trình lập kế hoạch và ra quyết định của nhà quản trị công ty phụ thuộc vào việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Cách phân loại này là căn cứ để thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận, giúp cho nhà quản trị xác định được phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.

Theo cách phân loại này, chi phí của Công ty được chia thành ba loại: chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp. Việc phân chia chi phí theo cách này khá phức tạp, tuy nhiên có thể phân loại chi phí sản xuất của Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên theo cách ứng xử của chi phí một cách tương đối theo Biểu 3..

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm các loại vật liệu sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp như: cát, đá, thép, xi măng… Khoản mục này được phân loại là biến phí, nó phụ thuộc vào khối lượng xây lắp thực hiện.



Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân xây lắp. Đơn vị thực thực hiện trả lương theo sản phẩm hay khối lượng thực hiện nên chi phí nhân công là biến phí.

Chi phí máy thi công là những chi phí để thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Khoản mục này là chi phí hỗn hợp. Tuỳ theo tính chất của từng yếu tố chi phí trong chi phí máy thi công mà được phân loại khác nhau.

Biểu 3.1: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí



Các khoản chi phí

Tài khoản

Biến phí

Định phí

Chi phí hỗn hợp

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

621

x



2. Chi phí nhân công trực tiếp

622

x



3. Chi phí sử dụng máy thi công




x

- Chi phí nhân công


x



- Chi phí vật liệu




x

- Chi phí dụng cụ sản xuất



x


- Chi phí khấu hao máy thi công



x


- Chi phí dịch vụ mua ngoài




x

- Chi phí bằng tiền khác




x

4. Chi phí sản xuất chung

627



x

- Chi phí nhân viên phân xưởng

6271


x


- Chi phí vật liệu

6272


x


- Chi phí dụng cụ sản xuất

6273


x


- Chi phí khấu hao tài sản cố định

6274


x


- Chi phí dịch vụ mua ngoài

6277



x

- Chi phí bằng tiền khác

6278



x

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

642



x

- Chi phí nhân viên quản lý

6421


x


- Chi phí vật liệu quản lý

6422


x


- Chi phí đồ dùng văn phòng

6423


x


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên - 12

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí