Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Tân Hoàng Mai Dưới Góc Độ Kế Toán Quản Trị


2.2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai dưới góc độ kế toán quản trị

2.2.2.1. Dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Công ty hằng quý, hàng năm đều lập các phương án, kế hoạch dự toán các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Các phương án, kế hoạch kinh doanh này chủ yếu phục vụ cho việc Báo cáo với ngân hàng trong quá trình vay và sử dụng vốn vay trong các dự án đầu tư. Đồng thời, đây cǜng là cơ sở để Ban lãnh đạo đưa ra những phương án kinh doanh hợp lý cho năm tới. Hiện tại, Công ty đã có bộ phận kế toán quản trị độc lập để thực hiện các dự toán tuy nhiên do mới thành lập từ năm 2020 và cán bộ kế toán phải kiêm nhiệm nên các kết quả cho thấy là chưa cao.

Các thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của công ty chủ yếu là thông tin quá khứ (căn cứ vào các chứng từ kế toán). Những thông tin đó phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán của các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài.

Đồng thời, Công ty cǜng tổ chức thu thập thông tin trong tương lai bằng việc dự toán doanh thu, chi phí cho các kǶ kế toán tiếp theo. Tuy nhiên, các thông tin này chỉ mang tính chất dự đoán căn cứ vào xu hướng biến động của thị trường như lãi suất, lạm phát,…; chưa có sự phân tích về tỷ lệ tăng giảm, so sánh chỉ tiêu năm trước với năm nay để biết những khoản chênh lệch, làm cơ sở cho các nhà quản lý ra quyết định.

Kế toán doanh thu

Để phân tích và đánh giá công ty sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần (Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu), thông qua việc so sánh chênh lệch doanh thu thực tế với dự toán và tỷ lệ doanh thu so với tổng doanh thu. Báo cáo phân tích doanh thu chỉ mang tính chất liệt kê, không phân tích các ảnh hưởng, nguyên nhân làm tăng giảm doanh thu. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập tại công


ty, vvậy nhà quản lư chỉ chú trọng tới nguồn thu nhập này mà chưa xem xét, phân tích các nguồn thu nhập khác như: doanh thu tài chính, thu nhập khác,… Việc so sánh chênh lệch doanh thu thực tế với kế hoạch mới chỉ cho nhà quản trị thấy được tình hình biến động doanh thu (Tăng/giảm) mà chưa cho thấy nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao doanh thu. Công ty chưa sử dụng các chỉ tiêu để phân tích doanh thu như tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, trị giá vốn hàng hóa/doanh thu, tỷ trọng doanh thu so với tổng doanh thu,… Thực tế báo cáo chi tiết doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị mới chỉ được lập một cách đơn giản, được thể hiện qua báo cáo chi tiết doanh thu:

Bảng 2.3. Báo cáo chi tiết doanh thu tháng 6 năm 2019

Đơn vị: VNĐ


Chỉ tiêu

Doanh thu


Kế hoạch

Thực hiện

Hoàn thành

1. Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ

19.378.800.000

17.676.345.200

91%

2. Các khoản giảm trừ

doanh thu

0

0


3. Doanh thu thuần

19.378.800.000

17.676.345.200

91%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Tân Hoàng Mai - 12

Nguồn: Phòng Kế toán

Kế toán chi phí

Về phân loại chi phí: Các phương pháp phân loại chi phí phần lớn lệ thuộc theo cách phân loại trong kế toán tài chính, các phương pháp phân loại đặc trưng của kế toán quản trị như phân loại chi phí thành định phí, biến phí, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được,… chưa được áp dụng. Chi tiêu giá vốn hàng bán không được theo dòi chi tiết theo nội dung kinh tế mà là chi tiết theo mặt hàng. Chi tiêu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác không được theo dòi chi tiết.


Về dự toán chi phí: Việc lập dự toán đơn giản mang tính kế hoạch, được lập dưới dạng kế hoạch năm, dự kiến chi phí xảy ra trong tương lai và làm thước đo mức độ hoàn thành kế hoạch. Phương pháp lập dự toán trên cơ sở chi phí năm hoặc kǶ hiện tại cộng với chi phí tăng/giảm do sự biến động của các yếu tố chi phí trong tương lai như tăng, giảm lượng hàng bán, số lượng nhân viên,…

Về phân tích chi phí, lập báo cáo: chưa mang tính thường xuyên, chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản lý. Các báo cáo chỉ được lập khi nhà quản trị khó khăn trong việc ra quyết định, hơn nữa hiểu biết về kế toán quản trị còn hạn chế vì vậy báo cáo được lập chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và dễ hiểu. Báo cáo phân tích tại công ty được thể hiện qua báo cáo phân tích chi phí:

Bảng 2.4. Báo cáo phân tích chi phí tháng 6 năm 2019

Đơn vị: VNĐ


Nội dung

Kế hoạch

Thực hiện

Chênh lệch

1. Giá vốn hàng bán

14.242.676.700

14.141.076.160

-101.800.540

2. Chi phí bán hàng

800.975.060

762.836.485

-38.138.575

3. Chi phí quản lý DN

487.903.000

324.735.489

-163.167.511

4. Chi phí tài chính

0



5. Chi phí khác

30.200.000

0

-30.200.000

Nguồn: Phòng Kế toán

2.2.2.2. Thông tin phục vụ yêu cầu quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

* Thông tin doanh thu, CP phục vụ phân tích CVP

Thông tin thực hiện và thông tin dự đoán tương lai tại Công ty không được xác định, cǜng không phân tích điểm hòa vốn. Vì chưa thực hiện phân loại CP thành biến phí và đảm phí nên việc phân tích mối quan hệ giữa CP, DT, lợi nhuận tại Công ty chưa được thực hiện. Ngoài ra, Công ty cǜng không sử dụng những thông tin thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến sự biến động của các khoản mục CP. Để từ đó có cơ sở khoa học cho việc xác định kế


hoạch như quyết định đúng đắn cho các phương án HĐKD. Phân tích CP không nhằm kiểm soát CP để ra các quyết định quản lý.

Qua khảo sát tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai, kế toán CP thường chỉ thực hiện với KTTC, KTQT mới chỉ được thực hiện ở những bước sơ khai dạng chi tiết hoá KTTC hoặc những ghi chép mang tính cá nhân của nhà lãnh đạo. Công ty chuyên về kinh doanh các loại vật liệu xây dựng với các mặt hàng, nhóm hàng đa dạng. Mỗi loại hàng, nhóm hàng, hình thức kinh doanh đều ảnh hưởng đến công tác kế toán, đặc biệt là KTQT CP

Cụ thể, Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai phân loại CP theo chức năng hoạt động của DN. Toàn bộ CP HĐKD được chia thành 3 loại chính: CP giá vốn hàng bán, CP bán hàng và CP quản lý DN. Cách phân loại CP hiện nay của Công ty chủ yếu phục vụ cho KTTC, chưa hướng tới kế toán cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị DN. Việc thực hiện công tác KTQT mang tính tự phát, chưa được định hình rò nét, chưa có sự phân công trách nhiệm một cách cụ thể. Tại công ty bộ phận kế toán CP vừa đảm nhận công việc tập hợp CP vừa theo dòi chi tiết CP, lập báo cáo chi tiết và phân tích CP. Việc phân tích CP kinh doanh mới được thực hiện phân tích theo các yếu tố CP bằng cách tính tỷ trọng các yếu tố CP trong tổng CP. Bộ phận kế toán doanh thu, xác định kết quả HĐKD vừa có nhiệm vụ ghi nhận, theo dòi doanh thu và kết quả kinh doanh toàn công ty, vừa theo dòi doanh thu và kết quả cụ thể của từng loại hoạt động. Phân loại CP phục vụ cho việc ra quyết định chưa cụ thể việc phân loại CP theo mối quan hệ giữa CP và mức độ hoạt động (định phí, biến phí, CP hỗn hợp) hoặc phân loại CP thành CP kiểm soát được và CP không kiểm soát được… để có những phân tích, đánh giá chính xác những khoản phí nào có thể tiết kiệm, những khoản phí nào không thể cắt giảm để có những quyết định hiệu quả trong quản lý CP và dự toán CP.


Bảng 2.5: Báo cáo phân tích chi phí năm 2019


Chỉ tiêu

Số tiền (VNĐ)

Tỷ trọng (%)

I. Doanh thu thuần hoạt động bán hàng

36,283,139,940


II. CP hoạt động bán hàng

27,591,324,241


1. Giá vốn hàng bán

25,374,839,475

92

2. CP bán hàng

1,742,837,477

6

3. CP quản lý DN

473,647,289

2

Nguồn: Phòng Kế toán

* Thông tin doanh thu, CP phục vụ báo cáo bộ phận

Mỗi bộ phận là một phần của DN, mặc dù công ty là một DN thương mại có quy mô vừa và nhỏ nhưng cǜng tổ chức thành các bộ phận nhỏ để dễ quản lý cǜng như thuận lợi trong việc kinh doanh. DN phân chia bộ phận theo 3 nhóm sản phẩm, cụ thể là:

+ Sắt thép (thép cuộn D8 gai HP, thép cuộn phi 6.8HP, thép cây D18HP, D12HP, D10HP …);

+ Xi măng (xi măng Vissai, Trung Sơn, xi Sài Sơn, Bỉm Sơn…);

+ Các hàng hóa khác (các loại thiết bị vệ sinh như bồn tắm, vòi sen, gương kính…, các loại gạch men như gạch đá, gạch ốp, gạch chân tường...).

Tuy nhiên do đặc thù quy mô vừa và nhỏ DN không có sự tách biệt rò ràng giữa các bộ phận, phần lớn hoạt động của các bộ phận đều đan xen với nhau và chịu sự tác động của nhà lãnh đạo cao nhất của DN. Chính vì thế việc lập báo cáo bộ phận, phân tích CP của các bộ phận chưa được các DN coi trọng. Phần lớn việc đánh giá CP ở các bộ phận chỉ dừng lại ở việc báo cáo tổng quan về doanh thu, CP mà chưa có các phân tích chuyên sâu.Việc phân tích định mức CP giữa các bộ phận được căn cứ vào khối lượng từng loại hàng hóa trong quá trình mua hoặc bán bằng cách xác định tỷ lệ khối lượng hàng hóa đó trên tổng khổi lượng hàng hóa vận chuyển. Việc phân tích, đánh giá các bộ phận thường được thực hiện không chính thức, do nhà lãnh đạo tự tính và ít được lập thành báo cáo hay dưới dạng văn bản khác.


Bảng 2.6. Báo cáo bộ phận doanh nghiệp năm 2019



Chỉ tiêu


Tổng

Bộ phận 1

Bộ phận 2

Bộ phận 3

(sắt thép)

(xi măng)

(hàng hóa khác)

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

1.Doanh thu

36,283,139,940

12,680,724,850

35

16,687,169,050

46

6,915,246,040

19

2.Giá vốn

hàng hóa


25,374,839,475

9,141,133,081

36

12,820,617,640

51

3,413,088,754

13

3.Tổng CP

2,016,484,766

353,280,349

18

591,898,635

29

1,071,305,782

53

CP BH

1,742,837,477

341,368,471

20

415,589,020

24

985,879,986

57

CP QLDN

473,647,289

111,911,878

24

276,309,615

58

85,425,796

18

4.Lợi nhuận

thuần

8,891,815,699

3,086,311,420

36

3,174,652,775

37

2,430,851,504

27

Nguồn: Phòng Kế toán

2.2.2.3. Phân tích thông tin kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phục vụ việc ra quyết định

Sử dụng thông tin KTQT có ý nghĩa lớn đối với việc ra quyết định kinh doanh. Công ty đã có những phân tích CP phục vụ việc ra quyết định kinh doanh nhưng mới chỉ ở những bước sơ khai. Phân tích CP phục vụ việc ra quyết định kinh doanh được ứng dụng trong trường hợp DN quyết định lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm...

- Quyết định lựa chọn loại hàng kinh doanh: do hàng hóa trên thị trường ngày một đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng, chất liệu, nhãn hàng... nên việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh của DN là vấn Đề lớn, có ý nghĩa sống còn với DN. Lượng hàng bán ra của từng mặt hàng phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng, chủng loại, chất lượng của sản phẩm... vì thế DN luôn phải trả lời các câu hỏi “mua loại hàng nào?”, “bán ra lời được bao nhiêu?”... để lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Với DN kinh doanh vật liệu xây dựng cǜng có rất nhiều mặt hàng DN phải lựa chọn để kinh doanh. Các sản phẩm vật liệu xây dựng thường có sức bền lớn, ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng, bên cạnh đó các sản phẩm xây dựng còn thể hiện đẳng


cấp của gia chủ, vì thế chúng cǜng là những mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn kỹ lưỡng khi mua sắm. Người tiêu dùng càng lựa chọn kỹ lưỡng thì DN càng phải thận trọng khi quyết định lựa chọn mặt hàng kinh doanh.

Ví dụ, trước đây ngoài kinh doanh sắt thép, xi măng công ty còn kinh doanh cả mặt hàng gạch xây tường (gạch chỉ, gạch đỏ…) và cát sỏi. Nhưng đối với gạch xây dựng trong quá trình vận chuyển trong khi mua hàng hoặc vận chuyển đến tay người tiêu dùng các loại gạch này với khả năng chịu lực kém, dễ bị hư hỏng, vỡ vụn, làm mất mát khá nhiều giá trị sử dụng cǜng như ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng nên sau một thời gian ngắn, công ty quyết định từ bỏ việc kinh doanh mặt hàng này. Cǜng tương tự như vậy, với mặt hàng cát sỏi, CP bỏ ra để vận chuyển được chúng là khá lớn bao gồm CP nhân công, xe chở, CP cho bến bãi, bến phà là không hề nhỏ, vì vậy công ty quyết định chỉ kinh doanh vào hai loại mặt hàng chủ lực là sắt thép xây dựng và xi măng.

Như vậy, thông tin được sử dụng để quyết định lựa chọn kinh doanh mặt hàng nào là CP mua hàng, các CP đầu vào phát sinh khá lớn và các CP khác ngoài dự kiến trong quá trình vận chuyển, bán hàng hóa cǜng thường xuyên phát sinh làm tăng khoản CP chung của toàn DN.

- Xác định giá bán sản phẩm: Việc xác định giá bản sản phẩm của DN phụ thuộc vào các yếu tố mang tính thị trường, tuy nhiên, có hai loại giá cơ bản là giá thương lượng (giữa người mua và người bán) và giá niêm yết.

+ Giá thương lượng được hình thành trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và người bán, giá thương lượng phụ thuộc vào người mua nhiều vì thông thường người bán “phát giá” khi người mua đã lựa chọn và khá yêu thích sản phẩm, khi đó giá được hai bên chấp nhận phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý của người mua mặc dù họ cǜng được thương lượng (trả giá). Trong trường hợp bán hàng theo giá thương lượng việc phân tích CP để thương lượng giá không được DN quá chú trọng, mặc dù vậy, việc phân tích CP lại giúp ích rất nhiều cho DN trong việc xác định giá bán tối thiểu. Giá bán tối


thiểu là giá bán mà DN có thể chấp nhận trong chừng mực nào đó.Như vậy, trong trường hợp bán hàng với giá thương lượng thì DN cần có những phân tích CP nhất định để xác định giá bán tối thiểu họ có thể chấp nhận, đây là cơ sở quan trọng trong việc xác định giá thương lượng của họ.

+ Giá niêm yết là giá do người bán xác định, người mua chỉ chấp nhận hoặc không (người mua không được thương lượng mức giá). Vì thế, xác định mức giá niêm yết được DN rất quan tâm với mục tiêu xây dựng được mức giá phù hợp, cạnh tranh nhưng vẫn mang đến lợi nhuận cho công ty. Giá niêm yết thường được xác định dựa trên các yếu tố về CP, lợi nhuận dự kiến và cả giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là ứng dụng quan trọng của phân tích CP nhằm xác định giá bán. Tuy vậy, giá bán của DN trong thực tế ít được xác định trên cơ sở phân tích CP theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Biến phí, định phí và các ứng dụng của nó trong phân tích CP còn ít được DN biết đến, DN ước tính đơn giản cách xác định giá bán như sau: Giá bán = giá gốc + thặng số thương mại (%). Đây là cách xác định giá bán cổ điển, đơn giản. Với phương pháp xác định giá bán này, DN chỉ cần quan tâm và điều chỉnh thặng số thương mại theo mong muốn, thặng số thương mại chính là tỷ lệ lãi mong muốn của DN.

Ví dụ, giá mua về của mặt hàng Thép cây D10HP là 15.600đ/kg, thặng số thương mại thông thường của công ty là 30% trên giá mua, khi đó giá bán của mã hàng này là: 15.600 + 30%x15.600= 20.280đ/kg. Như vậy giá bán được xác định là 20.280đ/kg, nếu giá này cao hoặc thấp hơn giá thị trường công ty có thể điều chỉnh tăng giảm linh động.

Vậy việc xác định giá bán các mặt hàng của DN được xác định trên cơ sở tỷ lệ lãi mong muốn của nhà lãnh đạo, bên cạnh đó là giá cả của thị trường, các đối thủ cạnh tranh để từ đó DN xây dựng một giá bán thích hợp, đó cǜng chính là căn cứ để xác định doanh thu, phục vụ quá trình xác định kết quả kinh doanh cuối cùng của toàn DN.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí