Nội Dung Của Kế Toán Quản Trị Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Xây Lắp


thường còn làm phát sinh thêm một số khoản mục chi phí như: chi phí vận chuyển máy thi công đến công trường, chi phí huy động nhân công, chi phí lán trại cho nhân công, chi phí kho nhà xưởng bảo quản vật tư trong quá trình thi công[16, tr. 13]... Vì vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp rất phức tạp, trong đó có những khoản chi phí cần phân bổ đến từng công tĬnh cụ thể, cần có cách thức phân bổ phù hợp để phục vụ tốt công tác quản lý chi phí, giá thành theo từng công trình. Sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc rò rệt, m i sản phẩm là một công trình hay hạng mục công trình được xây lắp theo thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật, kết cấu, bản v thi công, phương pháp thi công, địa điểm xây dựng khác nhau, riêng biệt theo từng hợp đồng giao nhận, đặc biệt sản phẩm được sản xuất ngay tại nơi tiêu thụ[10, tr.13]. Do vậy việc tổ chức quản lý và tổ chức kế toán quản trị phải căn cứ vào bản v kỹ thuật thi công và dự toán chi tiết. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng có thể lên kế hoạch về nguyên nhiên vật liệu và tài chính cǜng như giám sát các chi phí phát sinh đối với từng công trình.

Chi phí thầu phụ cǜng là một loại chi phí đặc thù trong xây dựng, chi phí lãi vay, chi phí bảo hành công trình được vốn hoá vào giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ, dễ bị hư hỏng tuǶ thuộc vào thời tiết, cần chú ý đến biện pháp bảo quản và kiểm soát chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm khoản 60-70%. Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm khoảng 13% - 15% trong tổng chi phí sản xuất tuǶ theo từng công trình sử dụng nhiều lao động tay nghề cao hay thấp[16, tr.14]. Chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ kệ cao hay thấp tuǶ thuộc vào từng công trình thi công b ng máy hay thủ công. Trong công tác kế toán chi phí cǜng cần dựa vào những đặc điểm này của chi phí để bước đầu có thể đánh giá được mức tương quan của từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm của từng công trình để phục vụ kiểm soát chi phí [10, tr.21].

Chi phí sản xuất chung thường chiếm khoảng 10-15% tổng chi phí sản xuất, thường các chi phí liên quan đến đội quản lý thi công, chi phí lán trại, chi phí di chuyển đội thi công... Các chi phí này thường có tỷ lệ nhất định được quy định theo văn bản pháp luật hiện hành về xây dựng[16, tr.14].


Việc tập hợp chi phí thực tế phát sinh, đối chiếu với dự toán là một công việc thường xuyên và cần thiết của kế toán để kiểm tra chi phí phát sinh đó có phù hợp với dự toán hay không cǜng như để kiểm tra tính hiệu quả trong việc quản trị chi phí.

Đối với dịch vụ xây lắp, thời gian thi công kéo dài nên việc theo dòi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng không chỉ dừng lại ở việc tập hợp và theo dòi chi phí phát sinh trong năm tài chính mà còn phải theo dòi chi phí phát sinh, giá thành và doanh thu luỹ kế qua các năm kể từ khi công trình bắt đầu khởi công cho đến thời điểm hoàn thành. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng thường diễn ra ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết, tự nhiên do đó việc thi công xây dựng mang tính thời vụ và có nhiều rủi ro bất ngờ dẫn đến thiệt hại trong sản xuất như phá đi làm lại, ngừng sản xuất. Những khoản thiệt hại này phải được tổ chức theo dòi chặt ch và phải có phương pháp quản lý phù hợp với những nguyên nhân gây ra nh m tiết kiệm chi phí. Sản xuất xây dựng không thực hiện cố định tại một địa điểm mà luôn biến động do địa điểm xây dựng trải dài trên một không gian rộng lớn trên nhiều địa bàn, nhiều vùng khác nhau, điều kiện địa lý thay đổi, thiết kế thay đổi nên phương thức tổ chức thi công cǜng phải luôn thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, để nhận được công trình các doanh nghiệp xây lắp thýờng phải trải qua khâu Đấu thầu, do Đó công tác xác Định giá dự toán của công trình phải được coi trọng để từ đó xác định mức giá bỏ thầu hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh xây dựng của đơn vị và khả năng trúng thầu[10, tr.15].

1.3. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

1.3.1. hân oại chi phí trong doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất (SX) của DN phát sinh rất nhiều loại chi phí (CP). Việc phân loại CP một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và hạch toán CP của DN. Với mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, CP kinh doanh thường được phân loại theo các cách chủ yếu như; phân loại theo nội dung (tính chất) kinh tế của CP; phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

* ộ , ấ ủ [17, tr.9]

Chi phí được phân theo yếu tố phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu mà không xét đến địa điểm phát sinh. Cách phân loại

Kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc - 3


này giúp cho việc xây dựng và phân tính định mức vốn lưu động cǜng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.

Theo cách phân loại này, về thực chất, chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) chỉ có 3 yếu tố CP cơ bản là: CP về lao động sống, CP về đối tượng lao động và CP về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về CP một cách cụ thể hơn nh m phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức (ĐM) vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán CP, các yếu tố CP trên cần được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Để chi tiết hoá phục vụ yêu cầu quản lý, toàn bộ CP thường được chia thành các yếu tố sau:

Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong qúa trình sản xuất sản phẩm xây lắp.

- Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương (tiền công) và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính trên tiền lương của công nhân sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công và nhân viên quản lý ở các bộ phận, tổ, đội thi công.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Chi phí khấu hao TSCĐ máy móc thiết bị: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ trong kǶ của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất ở các tổ, đội, bộ phận thi công.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bọ chi phí cho các dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD;

Chi phí khác b ng tiền: phản ánh toàn bộ CP khác b ng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kǶ;

Theo cách phân loại này thì chi phí SXKD phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế thì được sắp xếp vào một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để SX ra sản phẩm nào. Và cách phân loại này cǜng cho ta biết các loại CP nào được dùng vào hoạt động SXKD của DN với tỷ trọng của từng loại CP đó là bao nhiêu.

Cách phân loại này là cơ sở để DN xây dựng các định mức CP cần thiết, lập dự toán CP, lập báo cáo CP theo yếu tố trong kǶ. Ngoài ra, đây cǜng là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, xây dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ... là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện CP SXKD.


* ô [10, tr.17]

Các phân loại theo nội dung kinh tế s giúp công ty xác định chính xác giá thành của sản phẩm. Theo cách phân loại này, toàn bộ các khoản CP liên quan đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ được chia như sau:

Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: là toàn bộ những chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp tham gia vào việc SX, chế tạo sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương, tiền công, trợ cấp, phụ cấp mà DN phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất xây lắp.

- Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí sử cho máy móc thi công nh m thực hiên khối lượng công tác xây dựng b ng máy và các chi phí khác liên quan đến máy thi công (chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy).

Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ những CP phát sinh tại phân xưởng SX trừ chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp. Hay nói cách khác đây là những CP mà mục đích của nó là nh m tổ chức, quản lý, phục vụ SX ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất.

Phân loại CPSX theo tiêu thức này chỉ rò chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh chi phí, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành...

* ứ ử [16, tr.18]

Trong các doanh nghiệp xây lắp ngoài việc lập kế hoach, kiểm soát chi phí, điều tiết chi phí khi tổ chức thi công xây lắp các công trình nh m mục đích hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh quanh còn phải đưa ra các quyết định lựa chọn công trình, dự án, hạng mục công việc nào hiệu quả nhất (lập hồ sơ dự thầu). Cách phân loại này giúp nhà quản trị có cơ sở đưa ra quyết định tham gia bỏ thầu công trình dự án đó không và định giá bỏ thầu phù hợp với mục tiêu, chiến lược, năng lực của doanh nghiệp trong từng thời kǶ. Theo cách phân loại này chi phí của doanh nghiệp được chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi đó là các khoản chi phí thường có quan hệ tỷ lệ với kết quả sản xuất hay quy mô hoạt động. Trong các doanh nghiệp hoạt động chi phí biến đổi thường có các đặc điểm sau:


- Chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm thường không thay đổi. Do vậy các nhà quản trị dựa vào đặc điểm này để xây dựng định mức biến phí góp phần kiểm soát các khoản chi phí. Xét theo tổng quy mô hoạt động thì biến phí thay đổi và khi đó tổng chi phí biến đổi của hoạt động thường tỷ lệ với kết quả sản xuất, trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động thì biến phí không phát sinh.

- Chi phí biến đổi của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, do vậy có thể chia thành 2 loại cơ bản đó là biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Biến phí tỷ lệ đó là các khoản biến phí hoàn toàn tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất hoặc quy mô hoạt động. Trong thực tế các khoản chi phí phát sinh hàng ngày mang tính chất biến phí thường bao gồm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các yếu tố thuộc các khoản mục chi phí khác. Các nhà quản trị kinh doanh muốn giảm tối thiểu các khoản chi phí cần phải biết m i yếu tố chi phí phát sinh mang tính chất gì, từ đó có các biện pháp kiểm soát cho phù hợp.

Chi phí cố định đó là các khoản chi phí thực tế phát sinh thường không thay đổi trong phạm vi của quy mô hoạt động. Trong thực tế chi phí cố định thường phức tạp hơn chi phí biến đổi vì phụ thuộc vào giới hạn của quy mô hoạt động. Khi giới hạn của quy mô hoạt động thay đổi thì chi phí cố định chuyển sang một lượng khác đó chính là sự biến đổi lượng, chất trong quá trình biến đổi kinh tế. Chi phí cố định thường có những đặc điểm sau:

- Xét trong tổng thể giới hạn của quy mô hoạt động thì chi phí cố định không thay đổi, do vậy khi sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ trong quy mô giới hạn thay đổi thì chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm thay đổi. Các nhà quản trị muốn cho chi phí cố định của một đơn vị sản phẩm thấp nhất cần khai thác tối đa công suất của các tài sản đã tạo ra các chi phí cố đinh đó.

- Chi phí cố định trong doanh nghiệp cǜng đa dạng và phong phú có thể chia thành 2 dạng cơ bản đó là chi phí cố định bộ phận và chi phí cố định chung.

Chi phí h n hợp đó là các khoản chi phí bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định. Thông thường ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí h n hợp thể hiện chi phí cố định, khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản thì chi phí h n hợp bao gồm cả chi phí biến đổi. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi


phí h n hợp thường bao gồm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

* mứ độ ểm s [19, tr.66]

- Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó và có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh chi phí đó.

- Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó không thể dự đoán được chính xác sự phát sinh của nó và không có thẩm quyền quyết định đối với các khoản chi phí đó.

Thông qua cách phân loại này giúp cho các nhà quản trị ở từng cấp hoạch định được dự toán chi phí đúng đắn hơn, hạn chế sự bị động về việc huy động nguồn lực để đảm bảo cho các khoản chi phí. Đồng thời giúp cho các nhà quản trị cấp cao đưa ra phương hướng để tăng cường chi phí kiểm soát được cho từng cấp đưa ra phương hướng để tăng cường chi phí kiểm soát được cho từng cấp như mở rộng, phát triển các quy trình sản xuất kinh doanh có tỷ lệ định phí cao hơn, phân cấp quản lý chi tiết rò ràng hơn về những chi phí gián tiếp phục vụ cho quản lý sản xuất kinh doanh.

1.3.2. Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp

1.3.2.1. X ự đ mứ

Định mức chi phí là khoản chi phí được định trước b ng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi phí không những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trong trường hợp nào. Xây dựng hệ thống mức chi phí phù hợp, khoa học không chỉ thuộc trách nhiệm của nhân viên kế toán quản trị chi phí mà là kết quả của nhiều bộ phận với các phương pháp chuyên môn khoa học: như nghiên cứu phương pháp làm việc, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá từng công việc cụ thể, khảo sát thực tế, thống kê kinh nghiệm... Để công tác định mức chi phí được tốt cần nhiều kênh thông tin khác nhau ví dụ:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật (bộ phận kỹ thuật cung cấp);

+ Chi phí thực tế nhiều kǶ (bộ phận kế toán tài chính cung cấp);

+ Dự toán chi phí các kì (kế toán cung cấp);


+ Qua khảo sát, quan sát trực tiếp, thống kê điều kiện thực tế,...

Doanh nghiệp cần định mức cả về đơn giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai yếu tố này đều tác động đến sự thay đổi của chi phí.

* Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) [17,

tr.48]

Để xác định mức chi phí đối với vật liệu chính cần xem xét hai yếu tố: số

lượng nguyên vật liệu xuất dùng đề hoàn thành một đơn vị chiếu sáng và đơn giá thực tế của số vật liệu đó. Định mức về lượng: là số lượng vật liệu chính, cấu kiện hoặc các bộ phận rời r cần để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trị hệ thống chiếu sáng.

Định mức về giá: đơn giá bình quân 1 đơn vị nguyên vật liệu (bao gồm giá

mua+ chi phí thu mua- các khoản giảm giá, chiết khấu)

* Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT [17, tr.49]

Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp thi công, tiền khoán trả cho lao động thuê ngoài… Việc xây dựng định mức CPNCTT giúp cho quá trình quản lý chi phí nhân công được tốt hơn. Trong điều kiện làm việc bình thường, doanh nghiệp xây lắp phải căn cứ vào mức độ lành nghề trung bình của công nhân để đảm bảo việc thực hiện định mức chi phí nhân công trực tiếp là khả thi. Vấn đề xây dựng định mức CPNCTT tương tự như CPNVLTT đều gồm có định mức về lượng và định mức về giá.

Định mức về thời gian: là số công thợ cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng.

Định mức về giá: phản ánh chi phí nhân công trả cho 1 công thợ hao phí

* Xây dựng định mức chi phí sử dụng máy thi công [17, tr. 50]

Định mức về giá chi phí máy theo giờ hay theo khối lượng thực hiện một công việc được xác định căn cứ vào:

- Đơn giá ca máy theo định mức nhà nước quy định

- Định mức sử dụng nhiên liệu theo thiết kế máy của nhà sản xuất kết hợp với kiểm tra bấm giờ tiêu hao nhiên liệu thực tế của đơn vị

- Khấu hao máy trong kǶ của doanh nghiệp


Về thời gian thi công một hạng mục công việc được xác định như sau:

- Căn cứ vào định mức thi công của quy định

- Căn cứ vào điểm dừng kỹ thuật lập tiến độ thi công cho từng hạng mục công việc trong bản tiến độ chung của dự án hay của công trình.

Định mức chi phí máy thi công = Định mức ca máy máy thi công x Đơn giá ca máy dự kiến.

* Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung (CPSXC) [16, tr.24]

Trong XDCB chi phí sản xuất chung được xác định dựa vào tỷ lệ % (5-6% của chi phí trực tiếp) tùy thuộc vào từng công trình.

Để lập được chi phí chung của doanh nghiệp phải căn cứ vào các khoản chi thực tế trong ký trước của doanh nghiệp như: chi phí lương, chi phí cho bộ phận điều hành dự án, điều hành công ty, các khoản chi khác chiếm bao nhiêu phần trăm trong XDCB trên sản lượng thực hiện để có định mức chi phí chung cho phù hợp.

Xây dựng định mức CP có vai trò rất quan trọng trong HĐKD của DN. Trên cơ sở ĐM đã xây dựng, DN có thể tiến hành phân tích, so sánh giữa ĐM với thực hiện để phát hiện ra những bất thường, những chỉ tiêu kém hiệu quả cần xem xét, hay những tiềm năng cần khơi dậy... giúp các nhà quản trị DN có những giải pháp khắc phục hay phát huy kịp thời.

1.3.2.2. Lậ ự ự

Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát. Dự toán cung cấp cho DN thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của DN một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, việc lập dự toán còn có những tác dụng khác như sau: Xác định rò các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này; Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn; Liên kết toàn bộ các hoạt động của DN b ng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác nhau.

Dự toán chi phí là quá tĬnh tính toán chi tiết các khoản chi phí, nh m huy động và sử dụng các nguồn lực theo các mục tiêu đã được xác định. Hệ thống mức chi phí là cơ sở để lập dự toán chi phí. Sau khi xây dựng định mức, doanh nghiệp tiến hành lập dự toán tổng quát bao gồm tập hợp các dự toán chi tiết cho tất cả các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022