đậm, vuông vắn. Từ tờ 179b-181a lại là kiểu chữ khác, chữ đậm, chữ nhạt, tuy viết chân phương, nhưng nét chữ Hán không được đẹp như hai kiểu chữ mô tả trên.
Trong quá trình sao chép, việc chép sai, chép sót, nhầm chữ nọ sang chữ kia là điều khó tránh khỏi. QSDB cũng không phải trường hợp ngoại lệ, cho dù người sao chép đã cố gắng hết mức. Có trường hợp người sao chép do đoán nhầm mà chép sai. Ví dụ trường hợp chữ "lịch Hiếu văn" 歷 孝 文 (trải đến đời chúa Hiếu văn) ở tờ 3a, dòng 4, quyển Thượng, người sao chép viết nhầm thành "lịch khảo văn" 歷 考 文 (trải qua việc khảo cứu văn chương). Dựa vào văn cảnh sau ghi tiếp về các đời chúa Hiếu Chiêu 孝 昭 , Hiếu
Triết孝 哲 , Hiếu Nghĩa 孝 義 mà chúng tôi biết được người sao chép đã nhầm chữ "Hiếu Văn"孝 文 thành chữ "khảo văn"考 文 . Hay trường hợp do tự dạng gần nhau mà chép nhầm chữ nọ sang chữ kia. Ví dụ ở tờ 8a, dòng 3, quyển Thượng, câu "kiến đại chu tiếp mãn hà"見 大 舟 楫 滿 河 (thấy các tầu thuyền lớn đã đầy sông), chữ "tiếp" 楫 (mái chèo) nhầm sang chữ "ấp" 揖 (vái chào). Cũng có trường hợp trường hợp người sao chép nhận ngay ra chữ chép sai, để giữ cho bản thảo sạch sẽ, người sao chép đã dùng dấu hiệu để báo cho biết. Ví dụ dùng ba dấu chấm viết vào chính giữa chữ, hoặc đánh dấu về bên trái chữ để báo hiệu chữ viết sai, giúp cho người đọc dễ nhận biết. Như trường hợp tờ 8b, dòng 1, quyển Thượng, có câu "toại bôn Lạng Giang"遂 奔諒 江 , trước chữ "bôn" 奔 có chữ "tề"齊 đã được đánh dấu 3 chấm vào chính giữa chữ, báo hiệu chữ viết sai. Tờ 12b, dòng 6, quyển Thượng, câu "Bảo từ, Nhân Mục, La Mỗ, Bình Vọng chư công" 寶 慈 , 仁 睦 , 羅 姥
, 平 望 諸 公 , trước chữ "công" 公 có chữ "quân" 君 viết nhầm được đánh
dấu bằng 3 dấu chấm ở bên trái chữ (xen xem thêm bảng thống kê ở phần Phụ lục).
Việc dùng dấu huấn điểm: dấu chấm cú đậu ngắt câu, các sổ dọc báo hiệu địa danh và các chấm ở giữa tên người hoặc chua bên trái chữ báo hiệu tên người cũng được người hiệu đính sách thực hiện, giúp cho người đọc dễ phân biệt đâu là địa danh, nhân danh với các từ khác. Theo chúng tôi được biết, Thư viện của Học viện Viễn đông bác cổ Pháp khi sao chép sách thường có người hiệu đính và chua huấn điểm. Chúng tôi sẽ phân tích thêm tác dụng của dấu huấn điểm này và những khó khăn trong việc lý giải chính xác văn bản khi không có dấu huấn điểm ở bản in tại Hồng Kông.
1. 2. Bản in QSDB tại Hồng Kông
Trong bài "Tác giả và nội dung sách Quốc sử di biên" đăng ở đầu sách QSDB in năm 1965, GS. Trần Kinh Hòa cho biết bản QSDB này là được chế bản chữ Hán trên cơ sở bản sách chụp ảnh QSDB của thư viện Viễn Đông bác cổ Pháp, được viện Khảo cổ ở Sài Gòn đem chụp và tặng lại cho Phòng Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện nghiên cứu Tân Á, Đại học Hồng Kông. Khi chế bản, ông Đoàn Tuấn Thăng cũng đã cố gắng vẽ lại những chữ Nôm và chữ Hán đặc biệt của Việt Nam, những trường hợp không đọc được, đều đánh dấu 0 để tồn nghi. Tuy nhiên, khi so sánh với bản gốc QSDB, A.1045/1-2 (VHN), chúng tôi thấy khá nhiều trường hợp nhầm lẫn cần phải đính chính, nếu không sẽ gây ra hiểu lầm đáng tiếc khi sử dụng bản QSDB này để nghiên cứu. Các trường hợp nhầm lẫn thường xẩy ở một số trường hợp sau:
- Nhầm lẫn do đồng âm và tự dạng gần nhau. Ví dụ ở tờ 16b.3 (tờ 16b, dòng 3, bản chép tay) có câu: "Bách quan nghi trượng hỗ tòng" 百 官 儀 仗 扈 從 , chữ "hỗ" 扈 ở tờ 17.10 (trang 17, dòng 10, bản in Hồng Kông) in nhầm
thành "hỗ"滬 (Xem thêm Bảng thống kê các chữ nhầm lẫn ở bản QSDB in tại Hồng Kông).
- Nhầm lẫn do không rõ chữ viết Hán viết tắt của người Việt Nam. Ví dụ ở tờ 27a, quyển Trung có câu: "Nội trường duyệt đắc trúng cách Hà Tông
Quyền (Cát Động), Lê Trần Hiệu (Phủ Lý), Nguyễn Ý (Vân La)" 內 場 閱 得
中 格 何 宗 權 , 葛 洞 , 黎 陳 傚 , 甫 里 , 阮 懿 , 雲 羅 . Chữ "la" trong câu này viết tắt theo lối của người Việt Nam nên ông Đoàn Tuấn Thăng đoán nhầm là chữ "Bãi"罷 (135.2). Theo Các nhà khoa bảng Việt nam, Nguyễn Ý (1796-?) người xã Vân La, huyện Thanh Trì, trấn Sơn Nam
Thượng (nay là thôn Vân La, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Tây). Ông sinh năm Bính Thìn. Đỗ Cử nhân năm Tân Tỵ (1821). Năm 27 tuổi ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp), khoa Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3 (1822) (CNKBVN, tr.649).
- Nhầm lẫn do không biết dấu hiệu huấn điểm báo hiệu đó là tên người. Như trên đã trình bày, huấn điểm là các ký hiệu huấn độc, dùng để ngắt câu, báo hiệu địa danh, nhân danh, thường thấy trong các thư tịch Hán cổ. Trong QSDB bản chép tay, có rất nhiều cách ghi tên người. Nếu là quan chức, thường ghi đầy đủ tên kèm theo chức quan. Nếu là kẻ xấu theo giặc, thường không được coi trọng nên chỉ ghi tên, kèm theo chức mà không kèm theo họ. Ví dụ cách ghi tên Tổng Lực (tờ 25b), Tổng Thái (tờ26a) quyển Trung. Đối với những người này, nếu phải nhắc lại, cũng chỉ nhắc tên, không nhắc lại chức. Để khỏi nhầm lẫn với từ khác, người hiệu đính đã chua dấu chấm vào bên trái chữ. Ở bản in, do không tái hiện được các dấu huấn điểm nên khi chế bản chữ Hán, ông Đoàn Tuấn Thăng đã nhầm tưởng đó là những chữ Hán viết tắt của người Việt. Ví dụ ở tờ 25b, quyển Trung có câu: "quy túc hữu nhân
Vị Hoàng Tổng Lực gia"歸 宿 友 人 渭 潢 總 力 家 , chữ "Lực" có chua dấu chấm bên trái chữ, báo hiệu tên người, nhưng ở bản Hồng Kông lại in thành chữ "Biện"辦 .
- Do không đoán được chữ nên tạo chữ nhầm. Ví dụ tên người Việt khi viết chữ Hán, cũng có người lấy các bộ "mộc", bộ "nhật"...đặt thêm vào bên trái chữ Hán. Ví dụ, ở tờ 58b, quyển Trung, có câu: "Trạch cử nhân bổ ngoại quan, Xuân Quan Vũ Vĩnh, Tri Vĩnh Thanh chi Vĩnh Yên huyện, thế xưng tam Vĩnh" 擇 舉 人 補 官 , 春 關 武 永 ( tên "Vĩnh" gồm có bộ "mộc" + chữ "vĩnh") 知 永 清 之 永 安 縣 , 世 稱 三 永 (Chọn Cử nhân bổ làm quan bên ngoài Kinh, lấy ông Vũ Vĩnh, người Xuân Quan làm Tri Vĩnh Thanh của huyện Vĩnh Yên. Vì thế người đời vẫn gọi ông là Tam Vĩnh). Do người hiệu điểm chua dấu tròn giữa tên "Vĩnh" và họ "Vũ" nên khi đọc bản chụp ảnh, có thể Đoàn Tuấn Thăng đã không đoán ra chữ gì, cho rằng đó là chữ Nôm nên đã vẽ chữ này thành chữ có bộ "nhân đứng" + chữ "cầu" 求 . Thực ra ngay câu dưới cũng đã cho biết chữ này đọc là "Vĩnh". Vì ông tên là Vĩnh, làm Tri Vĩnh Thanh của huyện Vĩnh Yên. Tính cả tên ông là 3 chữ "Vĩnh".
- Do không nhận biết được những chữ có dấu hiệu bỏ đi, trong quá trình sao chép sách, những chữ do nhầm lẫn, được người chép lại thêm 3 dấu chấm vào để tránh tẩy xóa, nhưng vì không nhận biết được những dấu hiệu đó nên bản in tại Hồng Kông đã in cả những chữ có dấu hiệu bỏ đi đó. Ví dụ ở tờ
12b, quyển Thượng có câu: 皆侯駕拜謝賀謝 chữ 謝 đã có dấu hiệu bỏ
nhưng trong bản in ở Hồng Kông vẫn có chữ 謝. Một ví dụ khác, tờ 36b, tập thượng có câu并放請諸流人還國, chữ 請 có dấu hiệu bỏ, có lẽ là do
người sao chép lúc đầu đã nhầm chữ 諸 thành chữ 請 sau đó đã có dấu hiệu bỏ đi , nhưng trong bản in tại Hồng Kông vẫn chép cả chữ 請 ….
Do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không thể nêu hết những lỗi mà bản Hồng Kông đã mắc phải. Số lỗi của bản này, không chỉ một vài chục lỗi mà hàng trăm lỗi. Thật đáng tiếc, sách ra đời đã hơn 40 năm, nay mới được đính chính những chỗ sai lạc. Chúng tôi đã làm bảng thống kê để đính chính gần 400 trường hợp nhầm lẫn của bản in này (Xem ở Phần Phụ lục). Hy vọng sẽ giúp cho những độc giả trong và ngoài nước hiện đang dùng bản này để nghiên cứu tránh khỏi nhầm lẫn đáng tiếc.
2. Thời điểm ra đời của QSDB
kTheo bài khảo cứu của GS. Trần Kinh Hòa, QSDB là bộ sử được tác giả ghi chép khá kỹ càng, với tinh thần khách quan, không né tránh sự thực hoặc ghi chép có tính lược thuật. Vậy ai là người có khả năng thu thập những thông tin và tài liệu không được công bố nếu không phải người đỗ đạt, trình độ học vấn uyên thâm và thường xuyên kề cận bên vua như Phan Thúc Trực. Vì lý do đó, GS. Trần Kinh Hòa đã suy đoán thời điểm Phan Thúc Trực biên soạn xong bộ QSDB vào khoảng thời gian ông ra Bắc thành tìm kiếm sách vở và mất ở Thanh Hóa. Đó là khoảng thời gian năm thứ 4 và năm thứ 5 niên hiệu Tự Đức (1851-1852).
Theo GS. Trần Kinh Hòa, có lẽ không cần đặt nghi vấn về thời điểm bộ sách hoàn thành, tuy nhiên theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu khác, khi Phan Thúc Trực mất đột ngột ở Thanh Hóa bộ sử của ông có thể còn dở dang, chưa kịp chỉnh lý, không phải đã được hoàn thành như GS. Trần Kinh Hòa nhận xét [tức có nội dung hoàn toàn giống như bản QSDB hiện nay] . Khảo
sát các mục Tham bổ, Phụ lục, Phụ, Ngoại truyện, một số nhà nghiên cứu đi trước cho rằng "nội dung các mục đó có thể đã được trích dẫn từ nguồn tư liệu mà Phan Thúc Trực có được khi ông phụng mệnh chiếu chỉ nhà vua đi sưu tầm sách vở cũ còn sót lại. Trong khi thực thi nhiệm vụ trên, Phan Thúc Trực đã mất đột ngột ở Thanh Hoa. Toàn bộ di cảo của ông có thể đã được con cháu dòng họ Phan đưa về lưu giữ". Điều này có thể thấy qua mục Tham bổ ở sự kiện năm 1804, vào ngày 28 tháng 10, Quận công Nguyễn Văn Thành đưa tang vua Lê về làng Bố Vệ, trấn Thanh Hoa để cải táng di hài vua Lê theo đúng nghi lễ và cho bà Hậu [vợ vua Lê Chiêu Thống, người làng Tỳ Bà, huyện Lang Tài, Bắc Ninh] táng bên cạnh lăng vua. Sau sự kiện này, có mục Tham bổ, ghi chép khá nhiều thơ của Doãn Hựu - người sang Thanh đưa di hài vua Lê về nước, các bài văn tế vua Lê, các bài thơ khóc bà Hậu của các tác giả khác. Sau đoạn này, có đoạn cước chú như sau: "Dĩ thượng tịnh Thám Hiên, trang văn kiến lục" [Tập Thượng, tờ 42a]. Nghĩa là "Các bài thơ, vãn điếu trên, tất cả là của Thám Hiên [Thám hoa Phan Thúc Trực], khi đến trang viên [của bà Lê Hậu] nghe và ghi chép được". Điều này chứng tỏ QSDB đã được con cháu họ Phan sau này chỉnh lý, những tư liệu mà Phan Thúc Trực sưu tầm được đã được con cháu xem xét, tùy theo từng sự kiện mà đưa vào.
Một điểm nữa cần lưu ý, đó là sau sự kiện tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 [1847], có mục Tham bổ Ngoại truyện [Tập Hạ, tờ 46b]. Mục này bổ sung khá nhiều tư liệu như: Chế độ võ cử thời nhà Đường; Một số quy định của bộ Lễ về tên gọi liệt thánh, quốc triều, sơn lăng, lầu gác, điện đường...; Khoa thi năm Giáp Thìn [1844]; Đề văn sách khoa thi năm Đinh Mùi; Chiếu sắc phong Hoàng thái tử năm Gia Long thứ 15 [1816]; Sắc phong con đích của các công thần năm Gia Long; Khoa thi Đình năm Nhâm Dần [1842]; bài Ngự chế thi sơ tập năm Thiệu Trị thứ 3 [1843]; Bản tấu của các quan ở Bộ, Viện xin khắc bộ Ngự chế nhị tập vào năm Thiệu Trị 5 [1845]; năm Thiệu Trị thứ 6
[1846] Nội các xin khắc Lịch sử tổng luận và cuối cùng là sự kiện năm Thiệu Trị thứ 7 [1847] vua châu dụ ban Lịch sử tổng luận. Xem xét các mục của Tham bổ Ngoại truyện sau sự kiện năm 1847, các tư liệu sưu tầm hầu như không còn được xem xét cẩn thận để đưa vào cho đúng thời điểm của các sự kiện. Ví dụ các sự kiện thi Đình các năm 1842, 183, 1845, 1846 đều không được đưa vào mục các năm nói trên. Thậm chí sự kiện "Chiếu sắc phong Hoàng thái tử năm Gia Long thứ 15 [1816]" cũng không kịp chỉnh lý để đưa vào năn 1816. Điều đó chứng tỏ, khi Phan Thúc Trực đi sưu tầm tư liệu ở Bắc Hà, bộ sử về cơ bản đã được ông hoàn thành, nhưng chưa kịp chỉnh lý. Do đó, nhận xét của GS. Trần Kinh Hòa về thời điểm bộ sự biên soạn xong vào khoảng thời gian từ năm 1851-1852, theo chúng tôi là hợp lý. Lẽ đương nhiên, các mục Tham bổ dựa vào tư liệu Phan Thúc Trực sưu tầm và được con cháu họ Phan bổ sung sau này.
3. Nội dung các mục "Tham bổ", "Phụ lục", "Ngoại truyện" trong
QSDB
Đối chiếu các mục Tham bổ, Ngoại truyện hay Phụ lục, trong tập Thượng, tập Trung, tập Hạ cuốn QSDB, chúng tôi thấy, nội dung các phần Tham bổ, Ngoại truyện...hầu hết đều liên quan đến sự kiện lịch sử, hay nhân vật của triều Nguyễn xuất hiện ở phần chính văn. Có thể tham khảo mục Tham bổ ở các tập Thượng, Trung, Hạ cuốn QSDB, ký hiệu A. 1045/1-2 như sau:
Phần Chính văn | Mục Tham bổ, Phụ, Ngoại truyện... | |
Tập thượng | Mục ngày 21, Canh Thân, ở phần Chính văn có nói đến chức quan Tham hiệp, | Tham bổ: Mỗi chức quan Trấn thủ, chức Hiệp trấn hay chức Tham hiệp đều được cấp 1.000 binh (tức 10 cơ); Phủ |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 4
- Tình Trạng Văn Bản, Nội Dung Khái Quát
- Về Bản Chép Tay Qsdb (Vhn) Và Bản In Qsdb In Tại Hồng Kông
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 8
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 9
- Bổ Sung Tư Liệu Từ Các Mục Tham Bổ, Phụ Chú, Ngoại Truyện.
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
Tri phủ, Tri huyện (tờ 13a). | nào có quan Tri phủ, Đốc phủ đều được cấp 500 binh; Huyện có quan Tri huyện, hoặc huyện ở gần phủ lỵ mà viên Tri phủ kiêm lý thì huyện ấy không được cấp số binh kể trên (tờ 13b) . | |
Ngày 19, xuống chiếu mệnh cho các đại thần tuyển binh ngạch (tờ 17a). | Chính yếu: các tỉnh thực thuộc Kinh đô thì cứ ba đinh lấy một người; các tỉnh ở Nam Kì thì năm đinh lấy một người; các tỉnh ở Bắc Kỳ bảy đinh lấy một người. [Binh ngạch] có 4 hạng: Thân quân, Cấm quân, Doanh quân và Thủy quân (tờ 17a). | |
Trong bài Chiếu đại cáo với người dân trong nước sau khi dẹp xong nhà Tây Sơn, có câu: "Ngụy nghiệt mất vía kinh hồn, một mình một ngựa chạy về phương Bắc" (tờ 20a) | Tham bổ: "Đại phàm theo luật mà gọi, thì chính yếu phạm được gọi là nghịch, thứ yếu phạm được gọi là ngụy. Dưới ngụy được gọi là phỉ, ngụy cừ, lại cũng được gọi là phạm, là kiếp (cướp ?)" (tờ 20a) | |
Nhà vua cho sửa sơn lăng và miếu Quí Hương. (tờ 24b) | Tham bổ: Miếu Quý Hương gồm có ba gian, hai chái. Lại có ba gian miếu Tòng tự. |