Kinh Nghiệm Tổ Chức Httt Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Chlb Đức


hình hiệu quả trong việc thiết lập thông tin quản lý chi phí. Mô hình ABC được ứng dụng để cải tiến một hệ thống chi phí bằng việc tập trung vào các hoạt động riêng lẻ như là các đối tượng chi phí cơ sở. Một hoạt động là một sự kiện, nhiệm vụ hay một đơn vị công việc với một mục tiêu xác định chẳng hạn như chuẩn bị máy móc, vận hành máy, phân phối sản phẩm... Mô hình ABC tính toán chi phí của các hoạt động riêng lẻ và phân bổ các chi phí này đến các đối tượng chịu phí như các sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở các hoạt động cần thiết tạo ra từng sản phẩm hay dịch vụ đó. Theo kết quả cuộc điều tra các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ năm 2003, có 38% các doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý chi phí theo hoạt động. Đây là một tỷ lệ cao so với các nước khác trên thế giới vào thời điểm đó thể hiện sự ứng dụng và phát triển mạnh mẽ của KTQT chi phí trong các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên các phương pháp kế toán chi phí truyền thống cũng được áp dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Mỹ với 35% doanh nghiệp áp dụng các phương pháp kế toán chi phí truyền thống. (Susan,B.H & Kathy A.P 2003) [51].

Các doanh nghiệp Mỹ cũng đã ứng dụng thông tin kế toán quản trị chi phí trong việc xác định giá bán sản phẩm, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp xác định giá bán trên cơ sở chi phí vẫn còn hạn chế (chỉ có 17% xác định giá trên cơ sở chi phí trong khi có 62% các doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm trên cơ sở giá thị trường). Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng đây là những doanh nghiệp lớn có mức độ cạnh tranh về giá cao, có các nỗ lực cắt giảm chi phí và sử dụng nhiều nhất các thông tin chi phí để phân tích lợi nhuận. Do đó, có mối quan hệ rõ ràng giữa khả năng cạnh tranh và nỗ lực cắt giảm chi phí của doanh nghiệp (Susan,B.H & Kathy A.P 2003) [51].

2.2.6.2. Kinh nghiệm tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí tại CHLB Đức

Trước hết có thể đề cập đến thực tiễn quản trị chi phí ở các doanh nghiệp CHLB Đức. Là một quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, mọi doanh nghiệp ở CHLB Đức đều có quyền tự chủ trong việc tổ chức thiết lập HTTT kế toán quản trị chi phí (Aschhoff & Henningsen 1996)[26]. Nguyên tắc kế toán của CHLB Đức không quy định bắt buộc nhóm tài khoản chi phí trong hệ thống tài khoản, vì vậy ở nhóm tài khoản này tự mỗi doanh nghiệp thiết lập theo cách tổ chức tính toán riêng


của mình. Đồng thời cũng không quy định thời điểm cung cấp các báo cáo quản trị, tùy thuộc vào nhu cầu thông tin về chi phí mỗi doanh nghiệp có thể tổ chức thiết lập và báo cáo thông tin theo ngày, tuần, tháng,...

Mỗi doanh nghiệp đều có quyền tự lựa chọn cho mình phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí phù hợp, tự xác định phạm vi xác định chi phí tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp như quy mô sản xuất kinh doanh, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra cho việc thiết lập, cung cấp và sử dụng thông tin. Việc tổ chức hệ thống thông tin KTQT chi phí trong các doanh nghiệp Đức cũng như các doanh nghiệp châu Âu khác như Pháp, Tây Ban Nha,... có đặc trưng gắn kết chặt chẽ với kế toán tài chính, đề cao thông tin kiểm soát nội bộ. Hệ thống thông tin dự toán chi phí cho các đối tượng tính giá thành rất được coi trọng để làm rõ hiệu suất của sản xuất. Đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống kế toán quản trị chi phí của CHLB Đức là phân chia doanh nghiệp thành nhiều trung tâm chi phí, một số trung tâm chi phí được bao gồm một số trung tâm chi phí nhỏ hơn. Ví dụ, một nhà máy có thể được phân đoạn thành nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng sản xuất là một trung tâm chi phí. Về tổ chức bộ máy kế toán có sự tách bạch làm hai bộ phận rõ rệt là kế toán tổng hợp và kế toán phân tích.

Ngay từ chiến tranh thế giới thứ hai, việc tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí đã được chú trọng nên khá phát triển ở CHLB Đức (Carr.C & Tomkins.C 1998)[29]. Các doanh nghiệp của CHLB Đức chủ yếu xác định đối tượng tập hợp chi phí theo ba tiêu chí: tập hợp chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí, theo địa điểm phát sinh chi phí và theo đối tượng tính giá thành. Có hai phương pháp xác định chi phí được sử dụng rộng rãi là phương pháp truyền thống dựa trên cơ sở hệ thống tài khoản theo nội dung kinh tế của chi phí (nhóm tài khoản 4 - thương mại bán buôn; nhóm tài khoản 6 và 7 - công nghiệp) và phương pháp xác định chi phí dạng bảng tính cho các điểm phát sinh chi phí cụ thể. Mục tiêu của phương pháp xác định chi phí dạng bảng là trên cơ sở tập hợp chi phí theo nơi phát sinh sẽ xác định các cơ sở tính toán (đại lượng phân bổ) theo quan hệ nhân quả. Các doanh nghiệp CHLB Đức đang có xu hướng đơn giản hóa cách thức tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí do


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

các mô hình hiện đại tốn kém quá nhiều chi phí vận hành. Phương pháp ABC hầu như không được ứng dụng trong các doanh nghiệp ở CHLB Đức.

2.2.6.3. Kinh nghiệm tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí tại Trung Quốc

Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam - 11

Trung Quốc có nền kinh tế thị trường vận hành dưới sự điều tiết của nhà nước, do vậy có khá nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam. Quy mô doanh nghiệp cũng gồm 3 loại là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Do có sự khác nhau về quy mô doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu thông tin và cách thức tổ chức hệ thống thông tin KTQT chi phí của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có sự khác nhau. Trong khi các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia thể hiện sự coi trọng vai trò của thông tin KTQT chi phí và chủ yếu được thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp quản trị chi phí từ các công ty nước ngoài thì một số các doanh nghiệp nhỏ khác trong nước không tỏ thái độ quan tâm đến thông tin kế toán quản trị chi phí. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, từ sau năm 1992, những ý tưởng tiến bộ và những công cụ quản lý chi phí từ các nước phát triển phương Tây như các phương pháp quản lý chi phí theo hoạt động, chi phí mục tiêu, quản trị hàng tồn kho vừa kịp lúc (JIT) và các phương pháp kiểm soát quản trị bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Trung Quốc. Đã có những thay đổi đáng kể trong tư duy quản lý, giờ đây, HTTT kế toán quản trị chi phí đã có tác dụng định hướng cho các doanh nghiệp thích nghi với môi trường luôn có sự thay đổi, hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình tổ chức, lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Xie Zhihua & Mu Linjuan 2011) [54]. Nghiên cứu của Xie Zhihua & Mu Linjuan cũng chỉ ra rằng trong quá trình ứng dụng các phương pháp thiết lập thông tin KTQT chi phí hiện đại ở các doanh nghiệp Trung Quốc, có sự khác biệt lớn về yếu tố vùng miền. Các doanh nghiệp phát triển ở các tỉnh phía Đông hầu như chấp nhập các phương pháp KTQT chi phí tiến bộ trong khi các doanh nghiệp ở các tỉnh phía Tây chấp nhận ít hơn. Bên cạnh đó cũng có sự khác nhau ở các ngành nghề sản xuất. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nặng như xăng dầu, hóa chất có xu hướng ứng dụng các phương pháp thiết lập thông tin KTQT chi phí hiện đại nhiều hơn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.


Việc sử dụng thông tin dự toán như là một công cụ kiểm soát chi phí cũng như các lý thuyết về dự toán linh hoạt, phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản xuất ngày càng được nhìn nhận là hữu ích và được sử dụng trong các doanh nghiệp Trung Quốc từ sau năm 1990. Hệ thống thông tin KTQT chi phí được sử dụng trong phân tích C-V-P và được các nhân viên kế toán đánh giá cao. Đặc biệt, hệ thống chi phí tiêu chuẩn được hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng (hơn 93%) để lập dự toán, xác định giá phí sản phẩm, kiểm soát chi phí và đánh giá hiệu quả hoạt động. Nhưng ngược lại, phương pháp ABC không được các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng, tỷ lệ doanh nghiệp Trung Quốc có ứng dụng phương pháp ABC trong quản lý chi phí là vô cùng thấp, chỉ khoảng từ 1-2% [54]

Nghiên cứu của Xie Zhihua & Mu Linjuan (2011) tại Tập đoàn Gang thép Baosteel Thượng Hải cho rằng quản trị chi phí là nội dung quan trọng nhất của quản trị ngân sách. Trong quá trình thúc đẩy kiểm soát chi phí, Baosteel thực hiện các biện pháp sau:

- Thứ nhất, chuẩn bị một hệ thống quản trị ngân sách toàn diện và hiệu quả. Dự toán ngân sách của Baosteel là chia ngân sách của doanh nghiệp thành dự toán ngân sách tổng thể và dự toán ngân sách bộ phận. Dự toán ngân sách tổng thể định hướng quá trình sản xuất và tổ chức của DN. Dự toán ngân sách bộ phận tập trung vào kế hoạch chi phí sản xuất và chi tiêu thường xuyên. Ngân sách bộ phận quản lý chi phí phát sinh của mỗi quá trình công việc, quản trị các khoản chi tiêu và các dự án chi phí quan trọng.

- Thứ hai, cần tăng cường kiểm soát chi phí, đặc biệt là tập trung vào vai trò của chi phí trong quản trị sản xuất nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và năng suất hoạt động.

- Thứ ba, phấn đấu giảm chi phí đầu vào, chi phí sửa chữa và quản trị các khoản chi một cách tốt nhất

- Thứ tư, đầu tư xây dựng hệ thống thông tin quản trị chi phí, thiết lập các hệ thống kiểm soát chi phí trên cơ sở các trung tâm trách nhiệm.

Bên cạnh Baosteel Thượng Hải, Công ty Gang thép Han Dan cũng tổ chức


HTTT kiểm soát chi phí theo các trung tâm trách nhiệm. Đó là chi phí mục tiêu được giao cho các cấp độ khác nhau của trung tâm trách nhiệm. Việc đánh giá hiệu quả sẽ được thực hiện trên cơ sở thực hiện các mục tiêu chi phí. Bản chất của hệ thống kiểm soát chi phí này là lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và phản hồi thúc đẩy đáp ứng mục tiêu chi phí theo từng trung tâm trách nhiệm trong suốt toàn bộ chu trình quản lý.

2.2.6.4. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Kinh nghiệm tổ chức thông tin KTQT chi phí của các nước trên thế giới cho thấy việc áp dụng các lý thuyết kế toán quản trị chi phí trong quá trình thiết lập và sử dụng hệ thống thông tin KTQT chi phí vào thực tiễn các nước rất đa dạng. Không phải tất cả các phương pháp xác định chi phí hiện đại, tiến bộ ra đời đều được sử dụng ngay và ngược lại không phải các phương pháp truyền thống không còn giá trị thực tiễn. Việc ứng dụng các phương pháp quản lý chi phí trong tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí tùy thuộc vào môi trường kinh doanh, nguyên tắc chung của hệ thống kế toán mỗi nước và trình độ nhân viên kế toán.

Từ việc nghiên cứu mô hình tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí của một số nước như Mỹ, CHLB Đức, Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí như sau:

- Cạnh tranh khốc liệt trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải liên tục được hoàn thiện hệ thống kiểm soát và quản lý chi phí. Có mối quan hệ rõ ràng giữa khả năng cạnh tranh và nỗ lực cắt giảm chi phí của doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cần có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của HTTT kế toán quản trị chi phí và có sự chuyển biến trong tư duy quản lý và ra quyết định. Thông tin chi phí do kế toán quản trị cung cấp cần phải phát huy tác dụng trong công tác định hướng hoạt động và kiểm soát quản lý doanh nghiệp.

- Việc áp dụng các lý thuyết quản trị chi phí hiện đại vào tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí phụ thuộc rất lớn vào nền tảng phát triển KTQT trên cả hai


phương diện lý luận và thực tiễn của mỗi nước. Ngay cả ở những nước có bề dày phát triển kế toán quản trị chi phí như Đức, Mỹ thì việc áp dụng những phương pháp xác định chi phí hiện đại vẫn còn hạn chế. Vì vậy, với điều kiện kinh tế và trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ tiến hành tổ chức HTTT kế toán quản trị trên cơ sở tiếp tục vận dụng linh hoạt các lý thuyết kế toán quản trị chi phí truyền thống phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, từng bước tiếp nhận các công cụ quản lý chi phí hiện đại từ những nước có nền tảng KTQT phát triển và vận dụng phù hợp vào thực tiễn Việt Nam. Trung Quốc là một nước điển hình trong việc ứng dụng các phương pháp kế toán quản trị phương Tây một cách thành công [54]. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam có cơ hội học hỏi và kế thừa phù hợp với thực tế của doanh nghiệp về môi trường quản lý, cơ sở vật chất và trình độ quản lý.

- Sự phát triển của công tác tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí gắn liền với sự phát triển của công tác tổ chức doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, nhu cầu quản trị cũng khác nhau. Ở những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh cao, nhu cầu thông tin KTQT chi phí rõ ràng hơn. Vì vậy, tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn sẽ có tính khả thi hơn là trong các doanh nghiệp nhỏ.

- Để xác định trách nhiệm của các bộ phận trong việc thực hiện và kiểm soát chi phí cần tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí theo trung tâm trách nhiệm. Các trung tâm trách nhiệm cần phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp để nhà quản trị tại các trung tâm có khả năng kế hoạch hóa, điều chỉnh và kiểm tra các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động trong phạm vi trung tâm.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã phân tích những nội dung chủ yếu của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí bao gồm: hệ thống thông tin dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, hệ thống thông tin chi phí thực hiện và hệ thống thông tin kiểm soát chi phí. Trên cơ sở đó, làm rõ vai trò của HTTT kế toán quản trị chi phí đối với quản trị doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập, khẳng định sự tồn tại mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí và hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

Chương 2 đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí, chứng minh rằng mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp và nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nhất trong việc thiết lập hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả đã luận giải việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí cần tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn cũng như đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị để có thể phát huy tốt nhất vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí.

Từ việc phân tích các đặc điểm của ngành may và nhu cầu thông tin về chi phí cung cấp cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị trong các doanh nghiệp may như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát chi phí, xây dựng các quyết định về giá bán sản phẩm, lựa chọn mặt hàng sản xuất, quy mô sản xuất, quyết định tiếp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng sản xuất, … nội dung chương 2 đã xác định nội dung của tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp may bao gồm bốn nội dung: nhận diện và phân loại chi phí trong các doanh nghiệp may theo yêu cầu của kế toán quản trị; tổ chức hệ thống thông tin dự toán chi phí; tổ chức cung cấp thông tin chi phí thực hiện; tổ chức kiểm soát chi phí. Đồng thời, trong chương 2, tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí tại một số nước trên thế giới như Mỹ, CHLB Đức,

Trung Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM


3.1. Những đặc trưng cơ bản của ngành may Việt Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và xu thế phát triển của ngành may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đánh dấu sự ra đời vào tháng 10/1954, khi Đảng và Chính phủ đã quyết định khôi phục các nhà máy sợi, dệt, nhuộm – đặc biệt là các xưởng may tại thành phố Nam Định và xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới trên miền Bắc như dệt 8/3, dệt kim Đông Xuân, dệt Vĩnh Phú, dệt vải công nghiệp, dệt len Hải Phòng.v.v

Tiếp sau ngành dệt, ngành may nước ta hình thành muộn hơn vào những năm cuối của thập kỷ 50. Tại miền Nam, ngành may hình thành từ năm 1971 với 6 xí nghiệp may phục vụ cho xuất khẩu.

Trong những năm từ 1955 – 1975 khi đất nước còn bị chia cắt thì ngành dệt may phía Bắc được phát triển tập trung ở thành phố Nam Định, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Vĩnh Phú. Còn ở phía Nam được phát triển tập trung ở Sài Gòn cũ trong các quận huyện Chợ Lớn, Tân Bình, Thủ Đức, Biên Hòa và các tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam), các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Minh Hải) v.v.

Sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975), ngành dệt may Việt Nam có những thuận lợi mới để phát triển về qui mô, chủng loại mặt hàng và chất lượng sản phẩm. Ngành được tiếp quản toàn bộ các cơ sở sản xuất dệt, may với công nghệ tương đối hiện đại ở các tỉnh phía Nam và đầu tư xây dựng nhiều nhà máy mới – qui mô lớn trên phạm vi cả nước nhằm bảo đảm các chương trình hợp tác sản xuất giữa các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế (CAEM) như: sợi Hà Nội, sợi Vinh, sợi Huế, sợi Nha Trang, dệt Minh Khai, dệt kim Hoàng Thị Loan v.v. và nhiều cơ sở may ra đời theo Hiệp định 19/5 v.v.

Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, ngành may tiếp tục giữ vị trí quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022