Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Dệt May Việt Nam Từ 2005-2012


trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào việc thu dụng lao động và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì may Việt Nam hòa nhập vào thị trường thế giới chậm hơn khoảng 15-20 năm. Trong vòng hơn 10 năm qua, xuất khẩu các sản phẩm may đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành xuất khẩu quan trọng với kim ngạch đứng thứ hai sau dầu thô. Ngành hiện sử dụng trên 2 triệu lao động - trong đó hơn 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước và đạt kim ngạch xuất khẩu 17,2 tỉ USD/năm 2012, là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với mức đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trên bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, dệt may Việt Nam cũng đã vươn lên rất nhanh: Năm 1995, dệt may Việt Nam chỉ xuất khẩu được 850 triệu USD và chưa có tên trong bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, thì đến năm 2012 đã xuất khẩu trên 17 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu các sản phẩm may lớn thứ 2 vào thị trường Hoa Kỳ, thứ 3 tại thị trường Nhật Bản, thứ 9 tại thị trường EU. Theo lộ trình, giai đoạn 2011-2020, ngành tăng trưởng bình quân 12- 14%, xuất khẩu tăng 15%. Đến năm 2020, toàn ngành phấn đấu sản lượng may đạt 4 tỷ sản phẩm.

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam từ 2005-2012


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

KNXK cả nước

(triệu USD)

32.233

39.826

48.561

62.700

56.600

72.192

87.360

116.153

KNXK Dệt

may

(triệu USD)

4.838

5.834

7.780

9.130

9.108

11.209

13.825

17.180

Tỷ trọng

(%)

15,01

14,65

16,02

14,56

16,09

15,52

15,82

14,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam - 12

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, Hiệp hội Dệt May VN) Tuy nhiên, cần phân tích sâu hơn về vị trí thực sự hiện nay của các doanh nghiệp may Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị sản phẩm may? Chuỗi giá trị sản phẩm may có bốn khâu chủ yếu là khâu thiết kế sản phẩm; công nghiệp hỗ trợ


bao gồm các nguyên liệu sợi tự nhiên và sợi nhân tạo; sản xuất (gia công) và thương mại hóa.

Khâu thiết kế sản phẩm là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị nhưng lại là khâu yếu nhất của ngành may Việt Nam hiện nay.

Công nghiệp phụ trợ cho ngành may chưa phát triển tương xứng, nếu ví phát triển doanh nghiệp may ở Việt Nam là gã khổng lồ thì phát triển các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành may như vải, bông, sợi được coi là chàng tí hon. Chính vì vậy, doanh nghiệp may không chủ động trong kế hoạch kinh doanh và phải chịu sức ép đáng kể từ các nhà cung ứng nguyên phụ liệu.

Khâu sản xuất (gia công) là khâu có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm 5- 10% nhưng lại là khâu lợi thế của các doanh nghiệp may Việt Nam với nguồn nhân công rẻ, dồi dào.

Ở khâu thương mại bán sản phẩm, doanh nghiệp may Việt Nam đang từng bước thu hút sức mua của những khách hàng nội địa thông qua việc chủ động đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thói quen ăn mặc, văn hóa vùng miền và kích cỡ của khách hàng nhằm phục vụ tốt, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Còn đối với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp may Việt Nam thường bán hàng thông qua đại diện của các công ty nước ngoài, do đó nhận thức của người tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu về thương hiệu may của Việt Nam còn rất thấp.

Như vây, thực sự doanh nghiệp may Việt Nam đang nằm ở khâu thứ ba trong chuỗi giá trị và chỉ bán sản phẩm với giá khoảng 25% giá đến tay người tiêu dùng. Vị trí này rất quan trọng nhưng cũng sẽ dễ bị thay thế bởi các nhà sản xuất khác nếu gặp phải một số vấn đề như chất lượng sản phẩm không tốt hoặc giá cao hơn các nhà sản xuất khác.

Phân tích trên cho thấy ngành may Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu tố bất lợi và ít lợi thế cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng. Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp May Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính, hình thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn và tỷ lệ nội địa hóa về nguyên phụ liệu là rất thấp (giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tới 70-80% kim ngạch xuất khẩu).


Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu NPL so với kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam từ 2005-2012

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

KNNK

Nguyên phụ liệu

(triệu USD)

4.365

4.992

6.356

7.064

5.887

8.912

9.032

8.854

KNXK Dệt

may

(triệu USD)

4.838

5.834

7.780

9.130

9.108

11.209

13.825

17.180

Tỷ trọng

(%)

90,2

83,04

81,7

77,3

64,6

79,5

65,3

51,6

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, Hiệp hội Dệt May VN)

Xu thế của ngành may Việt Nam là không nhất thiết thoát ra khỏi vị trí gia công sản xuất nhưng sẽ có chiến lược tập trung vào tăng tỷ lệ nội địa hóa bằng cách đầu tư sản xuất vải và nguyên phụ liệu tại Việt Nam và các biện pháp nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng. Do vậy, các doanh nghiệp may Việt Nam cần nhận thức rằng, để hội nhập toàn diện vào WTO, cần phải có sự chuyển đổi về chất, quản lý và kiểm soát tốt chi phí sản xuất làm tăng giá trị của sản phẩm, cuối cùng làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam so với các nước khác trên thế giới.

Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX): được thành lập từ tháng 12/2005 trên cơ sở kế thừa từ Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. VINATEX là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty Mẹ Tập đoàn dệt may Việt Nam, 2 đơn vị truyền thông, 9 đơn vị nghiên cứu đào tạo và gần 100 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất- kinh doanh hàng dệt may đến các hoạt động thương mại dịch vụ. Các hoạt động của Vinatex rất đa dạng, từ đầu tư, sản xuất, cung cấp nguyên phụ liệu đến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Vinatex là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành dệt may Việt Nam theo đuổi mục tiêu trở thành một tập đoàn đa sở hữu trong top 10 các tập đoàn dệt may thế giới vào năm 2015. Các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam là các doanh nghiệp chủ lực, tiên phong trong ngành sản xuất may trong việc phát triển công nghệ và các sản


phẩm mới, thay đổi cơ cấu, đầu tư vào máy móc thiết bị, đổi mới tư duy và phương thức quản lý góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành May trên thế giới.

Trong nhóm các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam được điều tra, doanh nghiệp có quy mô vừa (vốn từ 10 đến 50 tỷ) chiếm tỷ trọng nhiều nhất (gần 50%), doanh nghiệp có quy mô lớn (vốn trên 50 tỷ) chiếm tỷ trọng khoảng 30% và doanh nghiệp có quy mô nhỏ (vốn dưới 10 tỷ) chiếm tỷ trọng khoảng 20%.

Do sự khác biệt về nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí ảnh hưởng đến tính khả thi khi áp dụng kết quả nghiên cứu, luận án chọn các doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc lớn (có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng trở lên) làm đối tượng nghiên cứu.

3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp may

3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất

Ngành công nghiệp may được xem là quá trình chuyển sợi, vải thành quần áo, đồ dùng và vải vóc gia dụng... Mỗi doanh nghiệp sản xuất may có các mặt hàng sản xuất đa dạng, nhưng không phải các mặt hàng này được thường xuyên sản xuất mà phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ, vào đơn đặt hàng của khách hàng.

Một đặc điểm của ngành may thế giới nói chung là những hoạt động có giá trị nhất trong chuỗi giá trị may mặc thuộc về các doanh nghiệp chủ các thương hiệu toàn cầu trong ngành may mặc như Versace, Loui Vuitton, Ermenegildo Zegna,…. Các doanh nghiệp này đặt hàng sản xuất theo hệ thống các nhà cung cấp trên toàn thế giới. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam phải thường xuyên cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư và hợp đồng với các chủ thương hiệu trên để tham gia thực hiện một hoặc một số vai trò trong chuỗi giá trị may mặc đó.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN may Việt Nam hiện nay đang tập trung theo hai phương thức chủ yếu là (i) gia công (CMT) và (ii) sản xuất bằng thiết bị của mình OEM/FOB trong đó gia công là một hình thức hợp đồng phụ mà các DN may được cung cấp toàn bộ từ khâu thiết kế đến nguyên phụ liệu và chỉ thực hiện khâu sản xuất; còn phương thức OEM/FOB là một hình thức tập trung vào cả quy trình sản xuất có nghĩa là DN may có khả năng thiết kế, mua và thanh toán nguyên phụ liệu, sản xuất


hoàn tất và đóng gói để giao hàng tận các điểm bán lẻ tuy nhiên các DN may Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất theo quy cách và thiết kế của khách hàng và trong nhiều trường hợp sử dụng nguyên phụ liệu do người mua chỉ định.

Ngoài ra, phương thức sản xuất theo thiết kế nguyên bản cả gói ODM cũng đã được thực hiện và từng bước thành công ở các doanh nghiệp may lớn như May 10, May Việt Tiến, Nhà Bè... thông qua việc nghiên cứu tạo lập các thương hiệu thời trang mới có chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng như PT2000, Foci, Mahattan, Viettien,...

In thêu

May

Tác giả khái quát sơ đồ tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp may theo quy trình công nghệ (Sơ đồ 3.1) cũng như theo các hình thức tổ chức sản xuất (Sơ đồ 3.2; 3.3; 3.4).


Vải

Phân xưởng may

Kiểm tra vải

Cắt


Sản phẩm may hoàn thành

Hoàn thiện và gấp nhãn


Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất may

* Phương thức sản xuất lắp ráp/gia công (CMT)


Đơn hàng gia công




NVL, phụ liệu



Tổ chức sản xuất

Giao hàng


Sơ đồ 3.2: Tổ chức sản xuất lắp ráp/ gia công

Hiện nay hình thức này rất phổ biến và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các doanh nghiệp may Việt Nam. Nhận gia công toàn bộ có ưu điểm là doanh nghiệp không phải chuẩn bị nguyên phụ liệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên


điểm hạn chế là doanh nghiệp không chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, phụ thuộc vào đối tác và đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận không cao.

* Phương thức sản xuất bằng thiết bị của mình OEM/ FOB


Đơn đặt hàng

Tổ chức sản xuất

Giao hàng


Sơ đồ 3.3: Tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng

Theo hình thức này căn cứ vào hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng, các doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu cho đến khi sản phẩm hoàn chỉnh trên cơ sở thiết kế có sẵn của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc tổ chức sản xuất nhưng hầu hết là khách hàng nước ngoài yêu cầu khắt khe nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng nguyên phụ liệu tốt mới đáp ứng được. Một thực tế là muốn sản phẩm may bán được thì tỷ lệ sử dụng vải nội là rất ít. Hầu như các doanh nghiệp may phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài với chi phí rất cao. Thị trường FOB truyền thống của các doanh nghiệp may Việt Nam là các nước Châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan,... và gần đây là Nhật Bản, Mỹ. 85% doanh nghiệp được khảo sát có tổ chức sản xuất theo hình thức này.

Tiêu thụ

Kho Thành phẩm

Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ

Tổ chức thiết kế, sản xuất

* Phương thức sản xuất theo thiết kế nguyên bản (ODM)


Gửi bán

Sơ đồ 3.4: Tổ chức sản xuất theo thiết kế

Theo hình thức sản xuất này thì doanh nghiệp phải thực hiện toàn bộ quá trình từ chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ra. Hình thức này chịu sự cạnh tranh gắt với nhiều chủng loại hàng giá rẻ của Trung Quốc tuy nhiên những thương hiệu có uy tín của các doanh nghiệp lớn như May 10, Việt


Tiến, Phong Phú, Nhà Bè,... vẫn có uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. Không có doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nào được khảo sát có tổ chức sản xuất theo hình thức này trong khi 65% doanh nghiệp có quy mô lớn trả lời phỏng vấn có tổ chức sản xuất theo hình thức này.

Toàn bộ quá trình sản xuất được thực hiện tại các phân xưởng sản xuất. Tùy theo quy mô mà doanh nghiệp có thể tổ chức thành hai hay nhiều phân xưởng sản xuất. Các phân xưởng sản xuất đều có trình độ thiết bị công nghệ tương đương nhau và được tổ chức thành các dây chuyền đảm nhận toàn bộ quy trình sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Đối với các doanh nghiệp may quy mô lớn xu hướng hiện nay là tiến tới thiết lập nhiều nhà máy ở các địa phương. Mỗi nhà máy có khoảng từ 10-12 dây chuyền sản xuất. Ví dụ như Công ty may Đức Giang có 3 nhà máy ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Công ty May 10 có tới mười xí nghiệp ở các địa phương như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Ninh. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường chỉ tổ chức sản xuất với từ 5-7 dây chuyền sản xuất và địa bàn sản xuất tập trung, không có các nhà máy xí nghiệp phân tán ở các địa phương khác.

3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý

Công tác tổ chức quản lý được đánh giá là vô cùng quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của các doanh nghiệp may Việt nam chủ yếu là xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao nên công tác tổ chức quản lý được đặc biệt quan tâm. Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp may Việt Nam đều tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo đó, bộ máy quản lý doanh nghiệp được chia thành các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm chuyên môn độc lập. Bộ máy quản lý của các doanh nghiệp đều được tổ chức theo mô hình Công ty Cổ phần. Khái quát theo sơ đồ 3.5:


Phó TGĐ sản xuất

Phó TGĐ tài chính - kinh doanh

Phó TGĐ hành chính

Phòng KCS

Phòng kinh doanh

Phòng ………

Phòng TC-KT


Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Ban Kiểm soát

Phân xưởng

Phân xưởng

Chi nhánh

Trung tâm (Thương mại, thiết kế)

Sơ đồ 3.5: Tổ chức Bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp may

3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý có ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy kế toán. Tại các doanh nghiệp may, bộ máy kế toán thường được tổ chức theo kiểu tập trung. Công tác kế toán được thực hiện tại Phòng kế toán trung tâm của doanh nghiệp. Tại các đơn vị chỉ thực hiện việc tập hợp chứng từ, vào các bảng kê chi tiết và chuyển toàn bộ về phòng kế toán trung tâm để xử lý.

Kế toán tại các chi nhánh, nhà máy sản xuất

Cách thức tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị thực hiện theo phương thức trực tuyến chức năng. Mỗi nhân viên kế toán được phân công và chịu trách nhiệm một phần hành cụ thể. Khái quát qua sơ đồ 3.6:


Kế toán trưởng

Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành

Kế toán phần hành

Kế toán phần hành


Sơ đồ 3.6: Tổ chức Bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp may

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022