NỘI DUNG ÔN TẬP
I. LÝ THUYẾT
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Phân biệt các khái niệm cầu, lượng cầu, cầu cá nhân và cầu thị trường? Câu 2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cầu?
Câu 3. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu?
Câu 4. Phân biệt các khái niệm cung, lượng cung, cung cá nhân và cung thị trường?
Câu 5. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cung?
Câu 6. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung?
Câu 7. Cân bằng thị trường là gì? Cân bằng thị trường có cố định không?
Có thể bạn quan tâm!
- Cung Cá Nhân Và Cung Thị Trường Sản Phẩm Quần Jean
- Trạng Thái Thiếu Hụt (Dư Cầu) Trên Thị Trường
- Mối Quan Hệ Giữa Độ Co Dãn, Mức Chi Và Doanh Thu
- Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 10
- Tổng Lợi Ích Và Lợi Ích Cận Biên Khi Tiêu Dùng Hàng Hoá
- Lựa Chọn Sản Phẩm Tiêu Dùng Tối Ưu Tiếp Cận Từ Đường Ngân Sách Và Đường Bàng Quan
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Câu 8. Hãy trình bày khái niệm và cách xác định trạng thái cân bằng thị trường? Câu 9. Hệ số co giãn của cầu theo giá là gì? Phương pháp tính?
Câu hỏi trả lời đúng/sai và giải thích
Câu 1. Ở mức giá P lượng cầu lớn hơn lượng cung thì P có xu hướng bị đẩy lên. Câu 2. Khi giá giảm lượng cầu giảm.
Câu 3. Một lý do làm cho đường cung dốc lên là ở các mức giá cao hơn có nhiều người gia nhập thị trường hơn.
Câu 4. Ở trạng thái cân bằng không có cầu vượt hoặc cung vượt.
Câu 5. Nếu giá cao hơn giá cân bằng người tiêu dùng có thể mua được một số lượng mà họ sẵn sàng mua.
Câu 6. Nếu giá thấp hơn giá cân bằng người bán không thể bán được một số lượng nhiều như họ sẵn sàng bán.
Câu 7. Giá kim cương cao hơn giá nước vì kim cương có giá trị sử dụng cao hơn. Câu 8. Thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng sẽ làm dịch chuyển đường
cầu.
Câu 9. Tăng giá hàng hóa thay thế của một hàng hóa xác định nào đó sẽ làm dịch
chuyển đường cầu hàng hóa đó sang phải.
Câu 10. Thay đổi giá của một hàng hóa sẽ làm dịch chuyển đường cầu thị trường của nó sang phải.
Câu 11. Giảm giá hàng hóa bổ sung của một hàng hóa xác định nào đó sẽ làm dịch chuyển đường cầu hàng hóa đó sang phải.
Câu 12. Khi đường cầu rất co dãn thì người sản xuất sẽ phải chịu một phần lớn hơn trong thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ.
Câu 13. Trần giá được đặt cao hơn giá cân bằng sẽ không có ảnh hưởng đến thị trường.
Câu 14. Sàn giá được đặt bên trên giá cân bằng trong thị trường sữa dẫn đến hiện tượng dư thừa sữa.
Câu 15. Sự dịch chuyển sang phải của đường cầu biểu thị mọi người mua ít hơn ở mỗi mức giá.
Câu 16. Việc quảng cáo cho một sản phẩm là sự cố gắng của những người quảng cáo làm dịch chuyển đường cầu lên trên hoặc sang phải.
Câu 17. Giảm cầu cùng với giảm cung nhất thiết sẽ làm giảm cả giá và lượng cân bằng.
Câu 18. Nếu tăng P 2% làm Q tăng 3% thì cầu là co dãn.
Câu 19. Co dãn của cầu theo giá dọc theo đường cầu luôn luôn không đổi. Câu 20. Đường cầu nằm ngang là đường cầu co dãn hoàn toàn.
Câu 21. Nếu đường cung là co dãn đơn vị thì tổng doanh thu sẽ là không đổi khi giá thay đổi.
Câu 22. Cầu về các hàng hóa dịch vụ có nhiều hàng hóa thay thế được nó ở mức độ cao hơn sẽ có co dãn theo giá cao hơn.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá B về bên trái thì:
A. A và B là hai hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng
B. A và B là hai hàng hoá thay thế trong tiêu dùng
C. B là hàng hoá cấp thấp
D. B là hàng hoá thông thường
Câu 2. Điều nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường cung:
A. Cầu hàng hoá thay đổi
B. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi
C. Công nghệ sản xuất thay đổi
D. Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới
Câu 3. Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua phụ thuộc vào:
A. Giá của hàng hoá đó
B. Thị hiếu của người tiêu dùng
C. Thu nhập của người tiêu dùng
D. Tất cả các điều trên
Câu 4. Trong nền kinh tế thị trường, giá cân bằng được xác định bởi:
A. Cung hàng hoá
B. Chi phí sản xuất hàng hoá
C. Tương tác giữa cung và cầu
D. Chính phủ
Câu 5. Nếu giá hàng hóa B tăng lên gây ra sự dịch chuyển đường cầu đối với hàng hoá C sang phải thì:
A. B và C là hai hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng
B. B và C là hai hàng hoá thay thế trong tiêu dùng
C. B và C là hai hàng hoá thay thế trong sản xuất
D. B là hàng hoá thông thường
Câu 6. Điều nào sau đây không làm dịch chuyển đường cầu đối với thịt lợn?
A. Giá hàng hoá thay thế cho thịt lợn tăng lên
B. Giá thịt lợn giảm xuống
C. Thị hiếu đối với thịt lợn thay đổi
D. Các nhà sản xuất thịt bò quảng cáo cho sản phẩm của họ Câu 7. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của lượng cân bằng?
A. Cả cung và cầu đều tăng
B. Cả cung và cầu đều giảm
C. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung
D. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung
Câu 8. Nếu A và B là hai hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá A giảm xuống thì giá của:
A. Cả A và B đều tăng
B. Cả A và B đều giảm
C. A sẽ giảm và B sẽ tăng
D. A sẽ tăng và B sẽ giảm
Câu 9. Nếu A và B là hai hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá A tăng lên thì giá của:
A. Cả A và B đều tăng
B. Cả A và B đều giảm
C. A sẽ giảm và B sẽ tăng
D. A sẽ tăng và B sẽ giảm
Câu 10. Nếu A và B là hai hàng hoá thay thế trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá A tăng lên thì giá của:
A. Cả A và B đều tăng
B. Cả A và B đều giảm
C. A sẽ tăng và B sẽ giảm
D. A sẽ giảm và B sẽ tăng
Câu 11. Nếu giá cam tăng lên bạn nghĩ gì về giá của quýt trên cùng một thị trường:
A. Giá quýt sẽ giảm
B. Giá quýt sẽ không đổi
C. Giá quýt sẽ tăng
D. Tất cả các điều trên đều đúng
Câu 12. Nếu cả cung và cầu đều tăng thì giá thị trường có thể sẽ:
A. Không thay đổi
B. Tăng
C. Giảm
D. Tất cả các phương án trên có thể xảy ra
Câu 13.Nếu muốn giá lúa giảm, Chính phủ có thể làm điều nào dưới đây?
A. Mua lúa của nông dân cho quỹ dự trữ quốc gia
B. Tăng thuế từ phân bón
C. Giảm diện tích trồng lúa
D. Tăng diện tích trồng lúa
Câu 14. Nếu muốn giá lúa tăng, Chính phủ có thể làm điều nào dưới đây?
A. Bán lúa từ quỹ dự trữ quốc gia
B. Trợ cấp giá phân bón cho nông dân
C. Tăng diện tích trồng lúa
D. Giảm diện tích trồng lúa
Câu 15. Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hoá X tăng lên sẽ làm cho:
A. Đường cầu X dịch chuyển lên trên B.Đường cung X dịch chuyển lên trên
C. Cả đường cung và cầu X đều dịch chuyển lên trên
D. Đường cung X dịch chuyển xuống dưới Câu 16. Hạn hán có thể sẽ:
A. Gây ra sự vận động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn
B. Gây ra cầu tăng làm cho giá lúa gạo cao hơn
C. Làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống
D. Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển sang bên trái Câu 17. Thiên tai gây ra mưa lũ liên tục có thể sẽ:
A. Gây ra cầu tăng làm cho giá lúa gạo cao hơn
B. Làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống
C. Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển sang bên trái
D. Gây ra sự vận động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn
Câu 18. Chi phí đầu vào để sản xuất ra dầu gội X-men dành cho các quý ông giảm xuống sẽ làm cho:
A. Đường cầu dịch chuyển lên trên
B. Đường cung dịch chuyển lên trên
C. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên
D. Đường cung dịch chuyển xuống dưới
Câu 19. Công nghệ sản xuất máy tính cá nhân (PC) tiên tiến hơn sẽ làm cho:
A. Đường cầu dịch chuyển lên trên
B. Đường cung dịch chuyển sang bên trái
C. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên
D. Đường cung dịch chuyển sang bên phải
Câu 20. Thuế đánh trên đơn vị sản phẩm đối với máy ảnh kỹ thuật số của nhà sản xuất sẽ làm cho:
A. Đường cầu của nhà sản xuất dịch chuyển lên trên
B. Đường cung của nhà sản xuất dịch chuyển lên trên
C. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên
D. Đường cung của nhà sản xuất dịch chuyển xuống dưới
Câu 21. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu đối với Cà phê Trung Nguyên:
A. Giá hàng hoá thay thế cho Cà phê Trung Nguyên tăng lên
B. Giá Cà phê Trung Nguyên giảm xuống
C. Thị hiếu đối với Cà phê Trung Nguyên thay đổi
D. Các nhà sản xuất Chè Lipton quảng cáo cho sản phẩm của họ
Câu 22. Điều nào dưới đây làm dịch chuyển đường cầu đối với Cà phê Trung Nguyên:
A. Giá hàng hoá thay thế cho Cà phê Trung Nguyên tăng lên
B. Thị hiếu đối với Cà phê Trung Nguyên thay đổi
C. Các nhà sản xuất Chè Lipton quảng cáo cho sản phẩm của họ
D. Cả ba phương án trên đều đúng
Câu 23. Hàng hoá X là hàng hoá thông thường nếu:
A. Giá hàng hoá bổ sung cho X tăng sẽ làm giảm cầu hàng hoá X
B. Thu nhập và cầu hàng hoá X có mối quan hệ ngược chiều
C. Giá hàng hoá thay thế cho X tăng sẽ làm tăng cầu hàng hoá X
D. Thu nhập tăng sẽ làm tăng cầu hàng hoá X
Câu 24. Nhân tố nào sau không làm dịch chuyển đường cung về hàng hoá X?
A. Giá nguồn lực sản xuất ra X giảm
B. Cải tiến công nghệ sản xuất ra X
C. Giá X tăng
D. Thuế đánh trên đơn vị hàng hoá X sản xuất ra tăng
Câu 25. Điều nào sau đây là đúng khi mô tả giá điều chỉnh để hạn chế dư thừa?
A. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
B. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm
C. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm
D. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
Câu 26. Điều nào sau đây là đúng khi mô tả giá điều chỉnh để hạn chế thiếu hụt?
A. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
B. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm
C. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
D. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm Câu 27. Nếu giá cao hơn giá cân bằng thì khi đó:
A. Không có hàng hoá nào được bán ra
B. Giá phải tăng trên thị trường
C. Có dư thừa trên thị trường
D. Có thiếu hụt trên thị trường
Câu 28. Thiếu hụt trên thị trường tồn tại khi:
A. Giá cao hơn giá cân bằng
B. Giá thấp hơn giá cân bằng
C. Không đủ người sản xuất
D. Không điều nào ở trên
Câu 29. Giá của hàng hoá có xu hướng giảm khi:
A. Dư thừa thị trường tại mức giá hiện tại
B. Giá hiện tại cao hơn giá cân bằng
C. Lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá hiện tại
D. Tất cả các điều trên
Câu 30. Nếu giá của thịt bò đang ở điểm cân bằng thì:
A. Thịt bò là hàng hoá thông thường
B. Người sản xuất muốn bán nhiều hơn tại mức giá hiện tại
C. Người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn tại mức giá hiện tại
D. Lượng cân bằng bằng với lượng cầu Câu 31. Thiếu hụt trên thị trường có nghĩa là:
A. Cầu tăng khi giá tăng
B. Lượng cầu lớn hơn lượng cung
C. Lượng cung lớn hơn lượng cầu
D. Lượng cầu lớn hơn lượng cân bằng
Câu 32. Có thể hạn chế dư thừa thị trường thông qua:
A. Tăng cung
B. Chính phủ tăng giá
C. Giảm lượng cầu
D. Giảm giá
Câu 33. Nếu thị trường hàng hoá không cân bằng thì khi đó:
A. Lượng cân bằng bằng lượng bán ra
B. Lượng cầu có thể khác lượng cân bằng
C. Lượng cầu bằng lượng cung tại mức giá hiện hành
D. Đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển Câu 34. Dư thừa trên thị trường:
A. Tồn tại nếu giá cao hơn giá cân bằng
B. Tồn tại nếu giá thấp hơn giá cân bằng
C. Là phần chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cân bằng
D. Là phần chênh lệch giữa lượng cung và lượng cân bằng Câu 35. Dư thừa trên thị trường có nghĩa là:
A. Cầu tăng khi giá tăng
B. Lượng cầu lớn hơn lượng cung
C. Lượng cung lớn hơn lượng cầu
D. Lượng cầu lớn hơn lượng cân bằng Câu 36. Thiếu hụt trên thị trường:
A. Tồn tại nếu giá thấp hơn giá cân bằng
B. Là phần chênh lệch giữa lượng cân bằng và lượng cung
C. Là phần chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cân bằng
D. Là phần chênh lệch giữa lượng cung và lượng cân bằng Câu 37. Đường cầu nằm ngang:
A. Có độ co giãn của cầu theo thu nhập là bằng 0
B. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 0
C. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng vô cùng
D. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 1
Câu 38. Một đường cầu thẳng đứng có độ co giãn theo giá là:
A. Bằng 0
B. Giữa 0 và 1
C. Bằng 1
D. Lớn hơn 1
Câu 39. Khi hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là âm, thì hàng hoá đó là:
A. Hàng hoá cấp thấp
B. Hàng hoá thiết yếu
C. Hàng hoá độc lập
D. Hàng hóa xa xỉ
Câu 40. Nếu cầu là co giãn theo thu nhập câu nào sau đây là đúng:
A. Phần trăm thay đổi lớn trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng cầu
B. Phần trăm thay đổi nhỏ trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cầu
C. Một sự tăng lên trong thu nhập sẽ dẫn đến một sự giảm xuống trong lượng
cầu.
D. Hàng hóa phải là cấp thấp
Câu 41. Giả sử cầu là co giãn hoàn toàn, nếu đường cung dịch chuyển sang phải sẽ làm cho :
A. Giá và lượng cân bằng tăng
B. Giá và lượng cân bằng giảm
C. Giá không đổi nhưng lượng cân bằng tăng
D. Giá tăng nhưng lượng cân bằng không đổi Câu 42. Độ co giãn chéo giữa cam và quýt sẽ có giá trị:
A. Lớn hơn không
B. Bằng không
C. Nhỏ hơn không
D. Tất cả đều sai
Câu 43. Hàng hóa xa xỉ có độ co giãn của cầu theo thu nhập:
A. Lớn hơn 1
B. Lớn hơn không và nhỏ hơn 1
C. Bằng 1
D. Nhỏ hơn không
Câu 44. Khi thuế t/đơn vị đánh vào hàng hoá thì :
A. Người tiêu dùng chịu hết phần thuế
B. Người sản xuất chịu hết phần thuế
C. Người tiêu dùng chịu 50% và người sản xuất chịu 50%
D. Cả hai bên đều chịu nhưng phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cầu và
cung
Câu 45. Khi giá tăng 1%, tổng doanh thu tăng 1% thì cầu là:
A. Co giãn
B. Co giãn đơn vị
C. Không co giãn
D. Hoàn toàn co giãn
Câu 46. Co giãn của cầu theo thu nhập là phần trăm:
A. Thay đổi trong giá chia cho phần trăm thay đổi trong thu nhập
B. Thay đổi trong lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi trong thu nhập
C. Thay đổi trong thu nhập chia cho phần trăm thay đổi trong lượng cầu
D. Thay đổi trong lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi trong giá