Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 8

đó GV yêu cầu HS chuẩn bị ý cho đoạn văn, cho HS nói về nội dung đề bài, trong đó GV lưu ý HS về việc sử dụng các từ đồng nghĩa. Cuối cùng, HS chuyển các ý trên thành đoạn văn hoàn chỉnh.

* Một số bài tập minh họa

BT1: Em hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. M3

a) Những sợi tơ ……………… (vàng tươi,vàng mượt, vàng óng).

b) Con đường rộng ………….........(mênh mông, thênh thang, bao la)

c) Mùa thu, tiết trời ……………….. (tươi mát, mát mẻ, mát lạnh).

BT2: Viết thêm hai từ đồng nghĩa với mỗi từ cho dưới đây và đặt câu với một trong hai từ đó. M4

M: trắng - trắng tinh, trắng xóa, …

Đặt câu: Những hạt mưa rơi trắng xóa cả một vùng trời.

a) đỏ

b) đen

BT3: Xuân và Mai cùng nhau đạp xe đi học trên con đường làng. Lúc đi qua con đường nhỏ vắt ngang giữa cánh đồng, Mai rất thích thú và thốt lên:

- Xuân ơi, bạn có thấy cánh đồng quê mình rất đẹp không?


Ừ, tớ cũng thấy thế đấy. Quê mình mới xinh tươi làm sao! Tớ chắc rằng không một nơi nào đẹp hơn nơi này đâu! - Xuân đáp.

Đoạn văn có sử dụng từ chưa phù hợp, em hãy xác định từ đó và thay thế nó bằng một từ đồng nghĩa. M4

BT4: Để chuẩn bị cho giờ học tả cảnh, cô giáo tổ chức cho các bạn tham quan trải nghiệm tại Hồ Gươm. Bạn nào cũng hào hứng. Vừa nhìn thấy hồ nước, các bạn Minh Anh, Phương Hoa, Anh Đào đã thi nhau nói:

- Hồ mới đẹp làm sao!

- Mặt hồ lấp lánh như một chiếc gương!

- Mặt hồ rộng hun hút.

Khi nghe Anh Đào nói, cả lớp đều cười.

Em hãy cho biết bạn nói sai điều gì? Em hãy sửa lại giúp bạn. M4


BT5 Cuối buổi chiều sau khi đi học về Hùng và Quân rủ nhau chơi trong công viên 1BT5 Cuối buổi chiều sau khi đi học về Hùng và Quân rủ nhau chơi trong công viên 2

BT5: Cuối buổi chiều sau khi đi học về, Hùng và Quân rủ nhau chơi trong công viên. Hôm đó thời tiết rất đẹp. Hùng bèn nói:

- Tớ đố cậu biết bầu trời lúc này màu thế nào?

- Quá dễ! Bầu trời xanh. - Quân đáp. Hùng tiếp lời:

- Thế cây cối thì sao?

- Cây cối cũng xanh! - Quân nói.

Theo em, câu trả lời của bạn Quân đã thuyết phục chưa? Em hãy giúp bạn trả lời lại nhé. M4

BT6 Hãy nói 2 câu về các sự vật trong bức tranh dưới đây trong đó có sử 3

BT6: Hãy nói 2 câu về các sự vật trong bức tranh dưới đây, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa. M4

Màu lúa chín…………………… Màu nắng ……………………… Mái nhà tranh……………………

a2 Bài tập về từ trái nghĩa Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm 4

a2. Bài tập về từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về nghĩa. Sự đối lập về nghĩa phải được đặt trên một cơ sở chung nào đó. Vì vậy, có hiện tượng một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa khác nhau.

Về các dạng bài tập từ trái nghĩa chủ yếu có 2 dạng bài tập: nhận diện và sử dụng từ trái nghĩa.

+ Bài tập nhận diện (tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ). Để tìm được các cặp từ trái nghĩa trong một ngữ cảnh, trước cặp từ “dự kiến” HS cần cân nhắc xem hai từ đó có nghĩa trái ngược, đối lập nhau hay không và cơ sở chung của sự đối lập về nghĩa của hai từ đó là gì. Có như vậy, việc xác định các từ trái nghĩa mới có cơ sở và có kết quả chắc chắn.

+ Bài tập sử dụng từ trái nghĩa (điền từ trái nghĩa, tìm từ trái nghĩa với từ cho trước, đặt câu với cặp từ trái nghĩa). Ở dạng bài tập điền từ, tìm từ trái nghĩa với từ cho trước, HS cần căn cứ vào từ cho sẵn và coi đó là từ điểm tựa để tìm từ có nghĩa trái ngược tạo nên một cặp từ hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, HS cần căn cứ vào đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp.

* Bài tập minh họa

BT1: Viết vào chỗ trống những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau: M3

Từ

Đồng nghĩa

Trái nghĩa

Siêng năng



Thật thà



Nhân ái



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

BT2: Dựa vào truyện cổ tích Tấm Cám, em hãy đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa để: M4

- Nói về tính nết của Tấm và Cám.

- Khuyên Cám một điều gì đó.


BT3 Lập bảng so sánh người tập thể dục thường xuyên và người không tập 5

BT3: Lập bảng so sánh người tập thể dục thường xuyên và người không tập thể dục, sau đó thuyết phục các bạn trong lớp có thói quen tập thể dục. M3

Tập thể dục

Không tập thể dục



BT4 Năm học này lớp em có một bạn mới chuyển đến Tuy là bạn gái nhưng lại 6

BT4: Năm học này, lớp em có một bạn mới chuyển đến. Tuy là bạn gái nhưng lại có nhiều nét về ngoại hình và tính cách giống con trai. Bố mẹ em rất quan tâm và muốn biết về người bạn mới đó. Em hãy nói (hoặc viết) một vài câu về bạn đó cho bố mẹ biết nhé! M4

BT5: Đặt câu có cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu sau: M4

a) Nói về hình dáng của bạn em (hoặc người mà em biết).

b) Nói về phẩm chất của bạn em (hoặc người mà em biết).

c) Nói về hoạt động của một em bé (hoặc người mà em biết).

BT6: Khi em đố các bạn tìm từ trái nghĩa với từ "lành", có tình huống xảy ra như sau, em sẽ xử lý thế nào: M4

Yến: Lành trái nghĩa với rách.

Mai Anh: Yến sai rồi, lành trái nghĩa với vỡ. Phương Hoa: Lành trái nghĩa với độc mới đúng. Hoài Linh: Lành trái nghĩa với dữ chứ.

BT7: Em thích cuộc sống ở làng quê hay thành phố? Vì sao? Hãy viết từ 2-3 câu về chủ đề trên, trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa. M4

BT8 Viết đoạn văn câu sử dụng từ trái nghĩa miêu tả cuộc sống của trẻ em 7BT8 Viết đoạn văn câu sử dụng từ trái nghĩa miêu tả cuộc sống của trẻ em 8

BT8: Viết đoạn văn câu sử dụng từ trái nghĩa miêu tả cuộc sống của trẻ em xưa và nay theo những gợi ý của những bức tranh dưới đây: M4


a3 Bài tập từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác 9

a3 Bài tập từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác 10


a3 Bài tập từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác 11


a3 Bài tập từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác 12


a3 Bài tập từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác 13


a3 Bài tập từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác 14


a3 Bài tập từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác 15


a3 Bài tập từ đồng âm Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác 16

a3. Bài tập từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Bài tập thực hành về từ đồng âm chủ yếu là bài tập nhận biết, nhận diện từ đồng âm trong các câu văn, câu thơ, hay thông qua hình thức chơi chữ, đố vui. Ở các bài tập dạng này, GV phân tích cho các em hiểu nội dung của câu thơ, câu văn trong đó có chứa từ đồng âm, đặc biệt là căn cứ vào nghĩa của từ ngữ cụ thể cùng xuất hiện với từ đồng âm để nhận biết, xác định nghĩa của từ đồng âm. GV cần nắm được mục đích, yêu cầu, đặc trưng tính chất của từng dạng bài tập để từ đó có biện pháp hướng dẫn HS thực hiện bài tập đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao.

* Bài tập minh họa

BT1: Cho các từ đồng âm sau: M4

a) - “hay”: gây được hứng thú, cảm xúc tốt đẹp.

- “hay”: một cách thường xuyên.

Em hãy đặt câu với các từ trên, trong đó một câu nói về giọng hát, một câu nói về mức độ thường xuyên đọc sách của em.

b) - “đảo”: vùng đất có nước bao quanh.

- “đảo”: làm đổi ngược vị trí trước sau hoặc trên dưới.

Em hãy đặt câu với các từ trên, trong đó một câu nói về một địa danh em biết, một câu nói về hoạt động của mẹ em khi nấu cơm.

BT2 Khi xem chương trình Nhanh như chớp MC Trường Giang hỏi một câu M3 Từ nào có 17

BT2: Khi xem chương trình “Nhanh như chớp”, MC Trường Giang hỏi một câu: M3

Từ nào có nhiều chữ nhất?

Theo em, người chơi cần hiểu “Từ” như thế nào để có câu trả lời đúng? Em hãy tìm đáp án cho câu hỏi trên nhé.

BT3: Khi xem chương trình “Nhanh

như chớp”, MC Trường Giang hỏi một câu: Biển gì nhiều màu sắc nhất?

Theo em, người chơi cần hiểu từ “biển” như thế nào để tìm được câu trả lời đúng? Em hãy tìm đáp án cho câu hỏi trên nhé. M3

BT4: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm: M3

a) Cắt, thái, ...

b) To, lớn,...

c) Chăm, chăm chỉ,...

Đặt câu với những từ vừa tìm được.

a4. Từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau” [25, tr. 67] Các bài tập về từ nhiều nghĩa là các bài tập khó đối với HS lớp 5, GV cần hướng dẫn HS tìm ra mối quan hệ về nghĩa của các từ cho trước, đồng thời xác định

trong các từ đó từ nào mang nghĩa gốc và từ nào mang nghĩa chuyển.

* Bài tập minh họa

BT1: Đặt câu cho mỗi nghĩa sau đây của từ chân: M3

- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy.

- Phần dưới cùng của một số vật, có tác dụng đỡ cho bộ phận khác.

BT2: Đọc mẩu truyện sau: M4

Bé Nhím (2 tuổi) đi qua nhà hàng xóm, thấy mẹ bạn Thỏ to tiếng:

- Con có ăn cơm không? Nếu không mẹ sẽ cho con ăn đòn nhé!

Vừa đi về Nhím vừa nghĩ: "Đòn là món gì nhỉ? Không biết ăn đòn có ngon không?".

Về đến nhà, Nhím thắc mắc với mẹ vừa khóc:

- Mẹ ơi ăn đòn có ngon không? Sao không bao giờ mẹ cho con ăn? Hay nhà mình nghèo nên không có tiền mua món này?

- Mẹ: !!!

Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? Nếu em là anh (chị) của Nhím em sẽ giải thích với bé thế nào?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023