Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Nghệ An‌


Trước hết phải kể đến sự ra đời của Luật du lịch năm 2005, là hành lang pháp lý cho mọi hoạt động du lịch trên địa bàn cả nước. Từ đó, định hướng và thúc đẩy du lịch phát triển, là cơ sở cho vùng và địa phương tự hoạch định đường lối chính sách phát triển du lịch của mình. Đảng và Nhà nước cũng đã khẳng định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”, trong đó chú trọng quan tâm những vùng kém phát triển nhưng có nhiều tiềm năng. Đó là động lực để du lịch Nghệ An tự vươn lên khẳng định mình.

Ở cấp vi mô, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân cũng rất quan tâm đến ngành du lịch, ban hành nhiều chính sách ưu tiên phát triển du lịch. Đáng chú ý là việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 106 – QĐ-UBND về chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010 trong đó xác định những mục tiêu, quan điểm và định hướng chính phát triển du lịch của Nghệ An.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh nhà phát triển khá, ngày một ổn định (tăng trưởng kinh tế đạt 10,5 % năm 2010 cao hơn mức tăng trưởng kinh tế của cả nước); Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 10,25% thời kỳ 2000 - 2006. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và ngày một nâng cao, tạo nên môi trường xã hội ổn định, tăng khả năng lôi kéo dân cư tham gia nhiều hơn vào hoạt động du lịch và chia sẻ lợi ích từ du lịch.

2.5. Đánh giá chung‌

2.5.1. Thời cơ và thuận lợi‌

Trong xu thế hội nhập kinh tế năng động như hiện nay, khi mà du lịch được coi là một trong những lựa chọn của các ngành trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng nhanh nền kinh tế, thì du lịch Nghệ An đã bộc lộ những tiềm năng mang tính độc đáo, nổi bật, đủ sức cạnh tranh với các tỉnh trong vùng cũng như trong cả nước.

Nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Nghệ An có ưu thế quan trọng về vị trí để phát triển du lịch, là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch xuyên


Việt, xuyên Á, là điểm khởi đầu con đường di sản miền Trung, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh lịch sử; là tỉnh có chung đường biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tề từ Lào, Đông Bắc Thái Lan…

Nghệ An từ lâu đã được biết đến là cái nôi của cách mạng Việt Nam có bề dày lịch sử, là một vùng quê xinh đẹp, non nước hữu tình, là mảnh đất sinh ra những người con anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh. Về tài nguyên tự nhiên, Nghệ An là tỉnh giàu tiềm năng về rừng, đồi núi; hang động và suối thác trên địa bàn khá đa dạng và hấp dẫn; là nơi hội tụ hệ sinh thái động thực vật quý hiếm trên thế giới. Biển Nghệ An nổi bật với những bãi biển đẹp, trong xanh, độ sâu vừa phải rất thích hợp cho việc xây dựng các bãi tắm và khu du lịch ven biển. Bên cạnh đó, Nghệ An còn được biết đến với một kho tàng vô giá về văn hóa nghệ thuật đầy tính nhân văn, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội, di chỉ và câu hò ví dặm say đắm lòng người. Những tiềm năng trên hứa hẹn sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập ngày nay.

Đặc biệt, du lịch Nghệ An nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND và các cấp ngành của tỉnh nhà tại các Nghị quyết. Sự phát triển hoạt động du lịch là nhất quán với đường lối phát triển kinh tế của tỉnh nhà, phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia và là lựa chọn ưu việt trong nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Ở đơn vị cấp tỉnh, du lịch là một trong những ngành dịch vụ đang được quan tâm phát triển. Ở phạm vi khu vực Bắc Trung Bộ, Đảng và Nhà nước cũng rất chú trọng phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành thương mại – dịch vụ - du lịch nói riêng; đồng thời xác định đây là ngành kinh tế quan trọng giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng. Trong phạm vi đất nước, Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động và là điểm du lịch còn mới mẻ trên bản đồ du lịch thế giới với nhiều tiềm năng. Du lịch là công cụ giúp kinh tế nước ta hội nhâp nhanh chóng và phù hợp với chính sách “đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước. Cuối cùng, du lịch là con đường đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng giao lưu; là


lựa chọn của hầu hết các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu và hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Trên đây là điều kiện, thời cơ để tỉnh Nghệ An quyết định lựa chọn và phát triển du lịch với hy vọng sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh nhà, nâng cao đời sống của người dân nơi đây.

2.5.2. Thách thức và hạn chế‌

Bên cạnh những thế mạnh sẵn có nêu trên, trong quá trình phát triển của mình, du lịch Nghệ An cũng gặp phải nhiều thách thức mang tính chủ quan và cả những trở ngại do khách quan mang lại.

Địa bàn rộng, địa hình chia cắt hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt đã hình thành nên tính mùa vụ du lịch tại Nghệ An rất cao; một năm chỉ kinh doanh du lịch được 4 tháng mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8, còn các tháng còn lại rất ít khách du lịch đến Nghệ An.

Mặc dù đa dạng về tài nguyên du lịch, nhiều loại tài nguyên mang tính đặc trưng. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và tu bổ các tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều công trình, di tích bị hư hại nghiêm trọng, một số lễ hội đang có nguy cơ bị mai một. Điều này tác động lớn đến công tác đầu tư và thu hút khách du lịch. Thêm vào đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển song so với mặt bằng chung của vùng và trên cả nước vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ.

Do xuất phát điểm kinh tế thấp nên nhận thức xã hội về ngành du lịch của người dân vẫn còn thấp. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển ở Nghệ An đã được nâng cao nhưng còn manh mún. Cùng với đó, đối với các ban ngành liên quan, việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng.


Ngoài những hạn chế có tính chủ quan thì tác động khách quan của xu thế hiện nay cũng bộc lộ những bất lợi đối với du lịch tỉnh nhà. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, sự cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Nghệ An chưa thực sự xây dựng được một sản phẩm du lịch có tính đặc trưng cao để khẳng định vị trí và hình ảnh của mình trên bản đồ du lịch trong nước. Sự cạnh tranh có thể là động lực nhưng cũng là thách thức đối với sự phát triển của du lịch Nghệ An. Cùng với đó, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành còn nhiều bất cập, tính chuyên nghiệp chưa cao; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém. Đó thực sự là khó khăn cho quá trình phát triển du lịch tỉnh nhà trong xu thế ngày nay.


Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN‌

3.1. Vị trí của du lịch Nghệ An trong nền kinh tế của tỉnh‌

Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về phát huy nội lực sẵn có của mình để vươn lên. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến sâu sắc và có những bước tiến đáng kể. Cùng với đổi mới nền kinh tế của đất nước, trong 10 năm qua, nền kinh tế Nghệ An đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có sự đóng góp của ngành du lịch.

Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu GDP tỉnh Nghệ An phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 (Giá thực tế)


2000

2005

2010

GDP (Tỉ đồng) Trong đó:

- Nông – Lâm – Thủy Sản

- Công nghiệp – Xây dựng

- Dịch vụ Riêng du lịch

7935,7

100,0

44,3

18,6

37,1

2,3

17200,3

100,0

34,4

29,3

36,3

2,5

41427,4

100,0

28,5

33,5

38,0

3,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 - 11

(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2010)

Tổng GDP toàn tỉnh tăng nhanh qua các năm, năm sau có tốc độ tăng nhanh hơn năm trước. Năm 2000, GDP toàn tỉnh đạt 7935,7 tỉ đồng, sau 5 năm đến năm 2005 con số đó tăng lên 17200,3 tỉ đồng, tăng gấp hơn 2 lần. 41427,4 tỉ đồng là con số GDP tỉnh đạt được trong năm 2010, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2005 và gấp 5,2 lần so với năm 2000.

Xét về mức độ đóng góp của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP qua các năm, năm 2000, khu vực dịch vụ chiếm 37,1% chỉ đứng sau khu vực Nông – lâm – thủy sản, riêng du lịch chiếm 2,3%. Đến năm 2005, sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm thay đổi vị trí đóng góp của các khu vực trong cơ cấu GDP. Đứng đầu là khu vực dịch vụ chiếm 36,3%, riêng ngành


du lịch chiếm 2,5%, tiếp theo là khu vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp – xây dựng. Khu vực dịch vụ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khi chiếm tới 38,0 % tổng GDP năm 2010, riêng ngành du lịch chiếm tới 3,5%.

Du lịch cũng đã tạo ra và thu hút nhiều lao động vào làm việc, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân nói chung. GDP/người của tỉnh tăng từ 2,8 triệu đồng/ người năm 2000 lên 5,9 triệu đồng/ người năm 2005 và 14,2 triệu đồng/ người năm 2010, song mới chỉ bằng 95,3% so với toàn vùng Bắc Trung Bộ và 62,3% so với cả nước (năm 2010).

Phát triển du lịch đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt gìn giữ được bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người dân xứ Nghệ.

3.2. Hoạt động du lịch theo ngành‌

Nghệ An hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với đầy đủ các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa… Trong những năm qua du lịch Nghệ An đã đạt được những bước tăng trưởng nhất định thể hiện ở cả khía cạnh ngành và lãnh thổ.

Phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh thể hiện qua các tiêu chí cơ bản là: Nguồn khách, doanh thu, cơ sở vật chất – kỹ thuật và lao động.

3.2.1. Nguồn khách‌

* Tổng nguồn khách

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cùng với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, du lịch Nghệ An đã thu hút số lượt khách đến tham quan ngày một đông. Nhìn chung, nguồn khách du lịch tăng dần qua các năm. Xuất phát từ 518,8 nghìn lượt khách năm 2000, tăng lên 634,7 nghìn lượt năm 2002 và 762,2 nghìn lượt năm 2003. Năm 2004, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của du lịch tỉnh, lần đầu tiên đã đón vượt ngưỡng 1 triệu khách du lịch. Trên đà tăng trưởng đó, năm 2005, tiếp tục minh chứng cho sự phát triển du lịch Nghệ An với việc đón tới hơn 1,4 triệu lượt khách du lịch. Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành chương trình phát triển


du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010. Nhờ đó giai đoạn này được đánh giá là thời kỳ phát triển rực rỡ của du lịch tỉnh khi khách du lịch liên tục tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2008 cùng với sự phát triển chung của cả nước, Nghệ An đã khẳng định tầm quan trọng của nền du lịch tỉnh nhà khi đón hơn 2 triệu lượt khách tới thăm. Cho đến nay (năm 2010) nguồn khách đến Nghệ An đạt 2,7 triệu lượt. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân càng về sau càng rõ nét hơn.

Bảng 3.2: Nguồn khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010


Chỉ tiêu

2000

2005

2007

2008

2009

2010

Tổng số khách (nghìn lượt)

518,8

1509,8

1864,6

2262,2

2522,9

2720,0

Quốc tế (nghìn lượt)

15,8

44,4

50,4

42,6

63,9

83,7

So với Bắc Trung Bộ (%)

6,4

9,2

6,1

4,3

7,7

11,4

Nội địa (nghìn lượt)

503,0

1465,4

1814,2

2219,6

2453,0

2636,3

So với Bắc Trung Bộ (%)

32,4

37,9

33,3

36,0

36,3

29,6

Ngày lưu trú trung bình

(Ngày)

1,7

1,3

1,3

1,2

1,3

1,5

Quốc tế

1,8

1,2

1,8

1,6

1,5

1,7

Nội địa

1,7

1,3

1,3

1,3

1,3

1,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2010)

* Khách quốc tế:

- Số lượng khách quốc tế: khách quốc tế đến với Nghệ An có xu hướng tăng nhanh và tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2000, số khách quốc tế chỉ dừng lại ở mức 15,8 nghìn lượt thì đến năm 2005, con số đó là 44,4 nghìn lượt, tăng gấp 2,8 lần. Năm 2007, lần đầu tiên khách du lịch quốc tế đến Nghệ An vượt mức hơn 50 nghìn lượt đánh dấu sự phát triển mới của ngành du lịch tỉnh. Tuy nhiên sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo đó là sự giảm sút lượng khách quốc tế đến với Nghệ An, giảm hơn 7 nghìn lượt xuống còn 42,6 nghìn lượt. Năm 2010, khách quốc tế đến với Nghệ An đạt mức 83,7 nghìn lượt.


- Tỉ lệ khách quốc tế trên tổng nguồn khách: khách du lịch quốc tế đến với Nghệ An còn chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu nguồn khách, chưa có sự thay đổi vượt bậc trong giai đoạn 2000 – 2010, thường chỉ ở mức 2,5 – 3 % năm. Riêng năm 2008, như đã phân tích ở trên của cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm cho tỉ lệ khách quốc tế giảm xuống chỉ còn 1,9%.

- Độ dài ngày lưu trú: Khách quốc tế đến Nghệ An có độ dài ngày lưu trú còn thấp, ở mức 1,2 – 1,8 ngày. Cụ thể, năm 2000 là 1,8 ngày, năm 2005 giảm xuống còn 1,2 ngày, năm 2007 tăng lên mức 1,8 ngày và tiếp tục giảm trong hai năm 2008 và 2009 (1,6 và 1,5 ngày). Đến năm 2010, độ dài ngày lưu trú tăng lên 1,7 ngày. Nguyên nhân độ dài ngày lưu trú còn thấp và có sự tăng giảm không đồng đều là do các yếu tố khách quan mang lại như dịch cúm gia cầm, khủng hoảng kinh tế... Thêm vào đó, số lượng sản phẩm du lịch chưa nhiều, còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách quốc tế.

- Đặc điểm nguồn khách quốc tế:

+ Mục đích du lịch: Quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh – vị danh nhân văn hóa thế giới, hệ thống sinh thái đa dạng với khu dữ trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An cùng với sự phong phú của các di tích văn hóa, lịch sử, Nghệ An thu hút khách quốc tế đến chủ yếu với mục đích tham quan, nghiên cứu và nghỉ dưỡng. Một lượng nhỏ đến với mục đích công vụ.

+ Phương tiện đi lại: Khách du lịch quốc tế đến với Nghệ An trong những năm qua chủ yếu là đường bộ từ các khu vực ASEAN; Lào đến Nghệ An qua các cửa khẩu đường bộ. Ngoài ra, một số đoàn khách quốc tế đi theo chương trình du lịch của các công ty lữ hành tổ chức; số lượng khách đi bằng phương tiện tàu hỏa và máy bay qua sân bay Vinh có nhưng số lượng không đáng kể.

+ Cơ cấu nguồn khách: Nghệ An là địa điểm khá hấp dẫn đối với du khách đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… chiếm 50% thị phần. Tiếp đó là thị trường Pháp, Anh, Đức. Tỉ lệ khách tại các nước này đến Nghệ An tăng dần qua từng năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng và có thể coi là thị trường tiềm năng để du lịch tỉnh tiếp tục khai thác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023