Nhóm Bài Tập Mở Rộng Vốn Từ (Làm Giàu Vốn Từ)

2.1.2.1. Nhóm bài tập mở rộng vốn từ (làm giàu vốn từ)

Mục đích cuối cùng của việc dạy mở rộng vốn từ là để HS sử dụng được từ trong các hoạt động nói và viết. Để thực hiện được mục đích này, cần có hệ thống bài tập giúp HS sử dụng những từ các em đã được học, được cung cấp vào việc đặt câu, viết đoạn. Một số hình thức thể hiện của nhóm bài tập này là: BT điền từ, BT thay thế từ ngữ, BT đặt câu, BT viết đoạn văn, BT chữa lỗi dùng từ,…

a) Bài tập điền từ

BT1: Em hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây. M3

a) Dòng sông chảy ………………………. qua thành phố.

b) Đêm trăng ở nông thôn thật ………………...............… c) Cây cối …………………...........................................….

(bình yên, hiền hòa, lặng yên)

(Mở rộng vốn từ: Hòa bình, tr. 47)

BT2: Chọn cụm từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: M3

- Khi ăn bánh kẹo xong, Nam luôn vứt vỏ vào thùng rác. Việc làm này thể hiện

.................. (quyền công dân/ý thức công dân/ nghĩa vụ công dân) của Nam.

- Nam được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần. Đó là ................. (quyền công dân/ý thức công dân/nghĩa vụ công dân) của Nam.

- Xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh là.................................. (trách nhiệm công dân/ý thức công dân/bổn phận công dân) của mỗi người.

(Mở rộng vốn từ: Công dân, tr. 28)

BT3: Điền các từ: an ninh, trật tự, trật tự - an ninh vào vị trí thích hợp. M3

a) Các bạn học sinh xếp hàng vào lớp rất có ……………................……..

b) …………………... ban đêm ở tổ dân phố ta dạo này tiến bộ rõ rệt.

c) Người dân cần nâng cao ý thức giữ gìn ……………………....……….

(Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh, tr. 48)

BT4: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu sau: M3

a) Người thầy ……………………… kiến thức cho HS.

b) Chúng ta cần kế thừa và phát huy những ………….. tốt đẹp của cha ông.

c) Bài thơ có sức …………………….. mạnh mẽ.

d) Nhân dân ………………………….. công đức của các vị anh hùng.

e) Câu chuyện được phổ biến trong quần chúng bằng hình thức ……… (truyền thống, truyền tụng, truyền thụ, truyền khẩu, truyền cảm)

(Mở rộng vốn từ: Truyền thống, tr. 81)

BT5: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong những câu sau: M3

a) Trông nó vẫn ……………........………, vừa tốt nghiệp ra trường. b) Tính tình ……………….................... quá!

c) Mọi .............................. đều có quyền được yêu thương, chăm sóc.

d) Bà ngoại của Ngọc đã 60 tuổi rồi nhưng vẫn ......................... lắm! (trẻ con, trẻ trung, trẻ em, trẻ măng)

(Mở rộng vốn từ: Trẻ em, tr.147)

BT6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: M3

a) …………………….......................…….của lớp trưởng là quản lớp.

b) Lá cây có ………………….……….giúp cây quang hợp và hô hấp.

c) Con cái cần làm tròn …………..…………………. đối với cha mẹ.

(Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận, tr.151) Khi tiến hành hướng dẫn cho HS thực hiện các bài tập loại này, GV hướng dẫn HS nắm nghĩa của các từ đã cho (với bài tập cho sẵn các từ cần điền) và xem xét kĩ câu văn có những chỗ trống. GV cho HS đọc theo thứ tự của từng câu văn cho sẵn, đến những chỗ có chỗ trống thì dừng lại, cân nhắc xem có thể điền từ nào trong các từ đã cho để câu văn đúng nghĩa, phù hợp.

Khi đọc lại thấy nghĩa của câu văn phù hợp nghĩa là bài tập đã được giải đúng.

Có 2 dạng bài tập:

+ Không cho trước các từ mà HS tự tìm trong vốn từ của mình để điền vào chỗ chấm.

+ Cho trước các từ, yêu cầu HS điền vào.

b. Bài tập dùng từ đặt câu

BT1: Viết (hoặc nói) 3 câu về cảnh vật thiên nhiên xung quanh em. M4

(Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên, tr.78)

BT2: Tìm những từ ngữ miêu tả tiếng mưa. Đặt câu với một trong những từ ngữ vừa tìm được. M3

a. Tả tiếng mưa bé. M: tí tách

b. Tiếng mưa to. M: lộp độp

(Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên, tr.88)

BT3: Đặt câu theo yêu cầu sau: M4

a) Nói về thực trạng môi trường nơi em ở.

b) Nói về thực trạng vệ sinh ở trường học của em.

c) Nói về việc làm bảo vệ môi trường của em hoặc người xung quanh.

(Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường, tr. 115)

BT4: Đặt câu với mỗi cụm từ sau: trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. M3

(Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường, tr. 126)

BT5: Đặt câu với mỗi từ sau: hạnh phúc, phúc hậu, nhân hậu. M3

(Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc, tr. 146)

BT6: Đặt câu với mỗi từ sau: nhân dân, công cộng, công tâm. M3

(Mở rộng vốn từ: Công dân, tr. 18)

BT7: Đặt câu với mỗi từ sau: thùy mị, khoan dung, dũng cảm. M3

(Mở rộng vốn từ: Nam và nữ, tr.120)

BT8: Đặt câu có hình ảnh so sánh theo yêu cầu sau: M4

a) Nói về sự ngây thơ, trong sáng của trẻ em.

b) Nói về vai trò của trẻ em đối với đất nước.

c) Nói về sự xinh xắn, đáng yêu của trẻ em.

d) Nói về sự non nớt, mềm yếu của trẻ em.

(Mở rộng vốn từ: Trẻ em, tr.147)

BT9: Em sẽ nói gì trong mỗi trường hợp dưới đây? (chú ý sử dụng các từ ngữ tả không gian, tả sóng nước mà em vừa được học) M4

- Em nhìn thấy một cánh đồng rất rộng.

- Em nhìn thấy một cái giếng rất sâu.

- Em nhìn thấy một tòa nhà rất cao.

(Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên, tr.78)

BT10. Khi xem chương trình truyền hình, Hoa thấy trên ti vi giới thiệu về tấm gương ông Nguyễn Văn Đẳng ở thôn Bản Lạ, xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã làm giàu từ cây dong riềng. Ông vươn lên thoát nghèo nhờ sự cần cù chăm chỉ, mạnh dạn và sáng tạo trong lao động.

Hoa nhớ lại bài dạy của cô giáo trên lớp và muốn dùng thành ngữ, tục ngữ để nói về ông Đẳng cho các bạn trong lớp biết. Em hãy giúp Hoa nhé! M4

(Mở rộng vốn từ: Nhân dân, tr.27) Các bài tập dạng này yêu cầu HS tự đặt câu với một từ hoặc một số từ cho trước. Để làm được những bài tập này, trước hết GV cần hướng dẫn HS hiểu nghĩa của những từ đã cho, xét xem từ đó đã được dùng như thế nào trong hoạt động nói năng hàng ngày. Sau đó, HS phải đặt được câu với những từ này. Câu phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp. Để đặt được những câu khác nhau, GV có thể

hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi hoặc GV nêu câu hỏi để các em trả lời thành câu.

c. Bài tập viết đoạn văn

BT1: Trong buổi học đầu tiên, cô giáo và cả lớp làm quen với nhau. Từng bạn giới thiệu tên, sở thích, quê quán,…. của mình. Mai rất vui vẻ giới thiệu với cả lớp:

- Chào tất cả các bạn. Mình là Mai. Quê mình ở Thái Nguyên, vùng đất rất nổi tiếng với đặc sản chè Tân Cương và nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như Hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa, …

Em hãy tưởng tượng mình là một thành viên trong lớp đó và giới thiệu về quê hương của mình với các bạn (chú ý sử dụng một số từ ngữ ở bài tập 4). M4

(Mở rộng vốn từ: Tổ quốc, tr. 18)

BT2 Em hãy viết một đoạn văn nói về một trong các phẩm chất của người dân 1

BT2: Em hãy viết một đoạn văn nói về một trong các phẩm chất của người dân Việt Nam. M4

(Mở rộng vốn từ: Nhân dân, tr. 27)

BT3: Trong hình là ai? Em biết gì về công việc của họ? Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả nghề nghiệp của người đó. M4

(Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh, tr. 48)

BT4: Em hãy viết một đoạn văn về những việc em đã và sẽ thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân. M4

(Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh, tr. 59)

BT5: Theo em, ai là người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự-an ninh trong trường học. Hãy viết đoạn văn ngắn nói về nhiệm vụ của người đó. M4

(Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh, tr. 59)

BT6: Viết một đoạn văn ngắn về một lễ hội truyền thống ở nước ta mà em biết, trong đó có sử dụng các từ ngữ: truyền thống, truyền tụng, truyền thụ. M4

(Mở rộng vốn từ: Truyền thống, tr.81)

BT7: Viết một đoạn văn nói về tình hình an ninh nơi em ở, trong đó có sử dụng hai trong các từ/cụm từ: an ninh, trật tự,

trật tự-an ninh. M4

(Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh, tr. 48)

BT8: Em hãy viết 3-5 câu nói về hành động của bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây: M4

(Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường, tr. 126)

BT9: Hạnh phúc xuất phát từ những gì bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống.

Đối với con hạnh phúc là gì? Hãy vẽ tranh hoặc viết 3-5 câu về chủ đề này.

(Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc, tr. 146)

Bài tập viết đoạn văn yêu cầu HS viết các câu có liên kết với nhau để thành đoạn văn hoàn chỉnh. Đây là một dạng bài tập khó đối với HS lớp 5 vì yêu cầu cùng lúc HS dùng được các từ ngữ và viết một đoạn văn có nội dung chấp nhận, có tính liên kết với nhau chứ không phải là những câu rời rạc. HS nhiều khi không thể tự xác định được đoạn văn cần viết về đề tài gì nên GV phải cụ thể hoá ra thành từng nhiệm vụ rõ ràng hơn.

d. Bài tập chữa lỗi dùng từ

Bài tập chữa lỗi dùng từ là bài tập đưa ra những câu dùng từ sai, yêu cầu HS nhận ra và sửa chữa. Đây là dạng bài tập tuy ít trong chương trình nhưng có thể sử dụng khi cần thiết. Khi xây dựng những bài tập này, GV cần lấy những lỗi dùng từ trong chính thực tế hoạt động nói, viết của HS hoặc có thể đưa ra những lỗi dự tính HS dễ mắc phải.

Bài tập theo mạch kiến thức,

kĩ năng về từ và câu

Bài tập luyện từ

Bài tập luyện câu

Bài tập về cấu tạo tiếng

và quy tắc viết hoa

BT BT về BT về BT về về các cấu tạo dấu biện kiểu câu câu pháp liên

câu kết câu

2.1.2.2. Nhóm bài tập theo các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu


BT

BT về

BT

BT về

về

cấu

về từ

biện

các

tạo từ

loại

pháp

lớp



tu từ

từ




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


Sơ đồ 2.1. Hệ thống bài tập theo mạch kiến thức, kỹ năng về từ và câu

* Nhóm bài tập luyện từ

Mục đích của nhóm bài tập luyện từ là nhằm giúp HS có thể sử dụng được từ thuộc các nội dung: về các lớp từ, về cấu tạo từ, về từ loại, về biện pháp tu từ vào trong hoạt động nói và viết.

Dưới đây là 4 dạng bài tập thuộc nhóm bài tập luyện từ cho HS lớp 5:


Nhóm 1 Bài tập luyện từ

BT về các

lớp từ

BT về cấu

tạo từ

BT về từ

loại

BT về biện

pháp tu từ


Sơ đồ 2.2. Hệ thống bài tập luyện từ

a. Bài tập về các lớp từ

Các bài tập về các lớp từ có tác dụng rèn luyện cho HS cách thức sử dụng các lớp từ có quan hệ nghĩa với nhau như: từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; từ đồng âm; từ nhiều nghĩa. Từ đó có thể vận dụng một cách linh hoạt trong nói và viết.


Bài tập về các lớp từ

Từ đồng nghĩa

Từ trái nghĩa

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa


Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hệ thống bài tập về các lớp từ

a1. Bài tập từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh, nhưng tương đồng với nhau về nghĩa, và có phân biệt với nhau về một số sắc thái ngữ nghĩa, sắc thái phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

Từ đồng nghĩa chia thành hai loại: từ đồng nghĩa ở mức độ cao (máy bay, tàu bay, phi cơ; ăn, xơi, chén,...) và từ đồng nghĩa ở mức độ thấp (mang, khiêng, vác; dẫn đầu, cầm đầu, đứng đầu,...)

Các bài tập về từ đồng nghĩa chủ yếu là các bài tập nhận biết và vận dụng từ đồng nghĩa.

+ Về các bài tập nhận diện (xếp từ đồng nghĩa theo nhóm; tìm từ đồng nghĩa trong câu, đoạn).

Muốn phân biệt giữa các từ đồng nghĩa, HS phải hiểu được định nghĩa về từ đồng nghĩa của SGK, cũng như các đặc điểm cơ bản nhất của từ đồng nghĩa.

Đối với dạng bài tập tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn, GV yêu cầu HS đọc kỹ nội dung đoạn văn để hiểu được nội dung chính của đoạn văn, hiểu nghĩa của từng câu, từng từ trong đoạn, làm cơ sở cho việc nhận biết từ đồng nghĩa trong đoạn văn ấy.

Đối với dạng bài tập yêu cầu xếp từ đồng nghĩa theo nhóm, trước hết GV phải giúp HS có kỹ năng phân biệt các từ đồng nghĩa với nhau, hiểu nghĩa của từng từ trong cùng nhóm, nắm được cách sử dụng mỗi từ trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

+ Về các bài tập vận dụng: loại bài tập này gồm các dạng nhỏ như tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho, đặt câu với từ đồng nghĩa, tìm từ theo gợi ý, tìm từ đồng nghĩa trong ngoặc để điền vào, viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.

Đối với các dạng bài tập tìm từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu với từ đồng nghĩa, chọn từ đồng nghĩa thích hợp trong ngoặc để điền, trước hết GV phải giảng giải nghĩa của từ đồng nghĩa cho sẵn đó, đồng thời hướng dẫn HS hiểu được sắc thái ý nghĩa khác nhau của mỗi từ trong các phạm vi sử dụng khác nhau. Từ đó, HS thực hiện chọn lựa đáp án thích hợp điền vào chỗ trống và đặt câu đúng với mỗi từ cho trước.

Đối với dạng bài tập viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa cho trước, trước hết GV cần định hướng bằng cách giải thích yêu cầu đề bài cho HS. Sau

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí