Xin Ý Kiến Chuyên Gia Về Chủ Đề Cốt Lõi Đã Xây Dựng



CĐCL

bậc 2

CĐCL bậc 3

Nội dung

Yêu cầu đạt được



chất hoá học, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của chúng.

nhiên, tính chất vật lý của glucozơ và saccarozơ;

- Trình bày được tính chất hoá học; viết được phương trình hoá học xảy ra dưới dạng công thức phân tử của glucozơ và saccarozơ;

- Trình bày được vai trò và ứng dụng của glucozơ - chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể người, động vật và saccarozơ – nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm. Tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý của glucozơ

và saccarozơ.

- Giới thiệu về tinh bột và xenlulozơ;

- Tính chất vật lý, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của chúng.

- Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ;

- Trình bày được tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ; viết được phương trình hoá học xảy ra dưới dạng công thức phân tử;

- Trình bày được vai trò và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và trong sản xuất.

- Giới thiệu về protein;

- Tính chất hoá học, cách phân biệt và vai trò với cơ thể con người.

- Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo và khối lượng phân tử của protein;

- Trình bày được tính chất hoá học của protein; tiến hành được một số thí nghiệm của protein;

- Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon);

- Trình bày được vai trò của protein với cơ thể con người.

Polime

- Giới thiệu về polime

- Tính chất vật lý, tính chất hoá học của polime;

- Một số polime thông dung và ứng dụng của chúng; cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polime.

- Nêu được định nghĩa, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp); Tính chất chung của polime

- Nêu được khái n;iệm chất dẻo, tơ, cao su và sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo một cách an toàn và hiệu quả;

- Trình bày được ứng dụng của polme, VĐ ô nhiễm môi trường khi sử dụng polime không phân huỷ sinh học và cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polime trong đời sống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 12


2.4.3. Xin ý kiến chuyên gia về chủ đề cốt lõi đã xây dựng

Sau khi xây dựng CĐCL chúng tôi tiến hành xin ý kiến chuyên gia về các CĐCL bậc 1, bậc 2, bậc 3 và mối quan hệ sâu chuỗi giữa chúng theo một tư tưởng thống nhất là tạo nên một sự tích hợp chặt chẽ nhất dựa trên các nguyên lý của KHTN. Chúng tôi tiến hành hỏi các chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý, tổ trưởng chuyên môn và GV bậc THCS. Phiếu hỏi xin ý kiến chuyên gia được xây dựng trong phục lục 5.2 thể hiện ở việc đưa ra nguyên tắc xây dựng; mối quan hệ tầng bậc giữa các nguyên lý và CĐCL bậc 1, bậc 2, bậc 3; tính khoa học, tính khả thi, tính hợp lý, tính thực tiễn của các CĐCL đã xây dựng; ý nghĩa của việc xây


dựng CĐCL để TCDH đáp ứng yêu cầu của CT GDPT mới; những hạn chế và thiếu sót cũng như các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện.

Sau khi xin ý kiến chuyên gia, chúng tôi tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện các CĐCL bậc 1, bậc 2, bậc 3. Lấy CĐCL bậc 3 là đơn vị để tiến hành xây dựng các CĐ để tổ chức dạy học môn Hoá học theo tiếp cận tích hợp dưới hình thức phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Công việc này triển khai theo tinh thần công văn số 791 ngày 25/06/2013 về thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông để điều chỉnh nội dung cấu trúc chương trình hiện hành và xây dựng kế hoạch dạy học mới; mặt khác cũng hướng đến việc thực hiện CT GDPT mới theo quan điểm tích hợp và dạy học phát triển NL ở HS.

2.5. Tổ chức dạy học hoá học ở THCS theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh

2.5.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học

2.5.1.1. Tổ chức dạy học hoá học theo tiếp cận tích hợp hướng đến phát triển năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh

Với đặc thù môn Hoá học là môn khoa học thuộc lĩnh vực KHTN nên việc TCDH này ngoài hướng đến phát triển NL chung như: GQVĐ, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác còn hướng đến phát triển NL tìm hiểu KHTN trong đó có NLVDKTKN của HS trong các VĐ nhận thức và thực tiễn. Hai loại NL này có mối quan hệ hữu cơ và trong nhiều trường hợp không phân biệt được. Trong quan hệ đó NL chung là nền tảng cấu thành nhân cách HS mà tất cả các môn học, hoạt động GD phải hướng tới. NL đặc thù vừa là cụ thể hoá NL chung, vừa đặt vào NL chung khi thực hiện hoạt động GQVĐ. Vì vậy, khi TCDH cần phải thiết lập ma trận quan hệ với chủ thể nội dung, phương pháp dạy học, NL hướng tới (NL chung và NL đặc thù) mà quá trình tổ chức thực hiện có thể đạt được.

2.5.1.2. Chủ đề cốt lõi là công cụ tổ chức dạy học hoá học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh

Trong dạy học môn Hoá học ở THCS theo tiếp cận TH thì CĐCL là công cụ quan trọng nhất để xây dựng CĐ và TCDH CĐ hướng tới việc phát triển NLVDKTKN cho HS. Tiếp cận TH ở đây được hiểu là TH trong chính mạch nội dung, CĐCL xuyên suốt hướng đến các nguyên lý của KHTN; tiếp cận TH còn được hiểu trong xác định mục tiêu, nội dung và TCDH các hoạt động của CĐCL mà khi giải quyết mỗi hoạt động sẽ có thể phát triển một trong các tiêu chí thành phần của NLVDKTKN.

2.5.1.3. Tổ chức dạy học hoá học theo tiếp cận tích hợp phát triển năng lực cho học sinh xuất xuất phát từ chủ đề cốt lõi bậc 3 và là một quá trình tổng hợp và liên tục

Trong dạy học môn Hoá học ở THCS thì CĐCL bậc 3 sẽ bao hàm các vấn đề mà kiến thức trọng yếu thuộc môn Hoá học, vừa TH theo mạch kiến thức hướng


đến phát triển các nguyên lý vận động, phát triển của thế giới tự nhiên. Xuất phát từ CĐCL bậc 3, xây dựng các kế hoạch dạy học để TCDH hướng đến sự phát triển NLVDKTKN cho HS.

Trong CĐCL bậc 3 có các vấn đề nội dung và tương ứng với nó là các yêu cầu cần đạt. Căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt xây dựng các CĐ để TCDH, các CĐ này vừa đảm bảo TH theo lõi phát triển của CĐCL, vừa TH các nội dung kiến thức liên môn khi giải quyết hoạt động học tập cụ thể. Quán triệt nguyên tắc: KT x KN x tình huống NL thì sau mỗi hoạt động học tập HS sẽ đạt được một số tiêu chí của NL thành phần - đạt được mục tiêu thời đoạn. Tổng hợp các mục tiêu thời đoạn khi giải quyết nhiều hoạt động học tập được mục tiêu cuối thời đoạn và tổng hợp các NL thành phần được NL chung hoặc NL đặc thù cần được phát triển.

2.5.1.4. Tổ chức dạy học hoá học theo tiếp cận tích hợp vừa đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, nội dung môn Hoá học vừa đặt trong khung quy chiếu của môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trước bối cảnh chương trình GDPT sẽ triển khai thực hiện năm 2021 bắt đầu từ lớp 6, môn Hoá học sẽ là phân môn thuộc môn Khoa học tự nhiên thì vấn đề TCDH theo tiếp cận TH hướng đến sự chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình mới này. Tuy nhiên, chương trình GDPT hiện hành vẫn phải triển khai thực hiện trong 2 năm tới, GV vẫn phải vừa dạy chương trình hiện hành và dạy CT GDPT mới nên TCDH môn Hoá học theo tiếp cận TH vừa phải đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, nội dung môn hoá học nhưng phải đặt trong khung tham chiếu môn KHTN hướng đến phát triển NL chung, NLVDKTKN của HS.

2.5.2. Quy trình tổ chức dạy học hoá học ở THCS theo tiếp cận tích hợp

Luận án lấy CĐCL bậc 3 là cơ sở thiết kế kế hoạch bài dạy để tổ chức dạy học hoá học theo tiếp cận TH. Trong quá trình tổ chức dạy học chúng tôi tiến hành xây dựng các VĐ nội dung và căn cứ vào yêu cầu cần đạt để đề xuất các VĐ nội dung mang tính TH cao nhất, hội tụ nhiều kiến thức nhất bao gồm cả những VĐ mang tính nhận thức và VĐ mang tính thực tiễn có ứng dụng trong đời sống cũng như trong sản xuất.

Quy trình tổ chức dạy học hoá học ở THCS theo tiếp cận TH được xác định như sau:


Bước 1: Xác định lí do lựa chọn CĐ


Bước 2: Xác định mục tiêu theo chuẩn KT, KN của chương trình; Định hướng phát triển NL chủ yếu của HS


Bước 3. Xác định nội dung dạy học và các câu hỏi cốt lõi của CĐ



Giai đoạn 1:

Thiết kế kế hoạch dạy học

CĐ đã xây dựng

Bước 4. Xác định PP và kỹ thuật dạy học chủ yếu


Bước 5: Xác định sự chuẩn bị của GV và HS khi thực hiện


Bước 6: Xây dựng tiến trình dạy học bao gồm các nội dung, mỗi nội dung bao gồm 3 loại hoạt động cơ bản; các hoạt động có thể định hướng vào phát triển một trong những tiêu chí của NLVDKTKN:

- Hoạt động khởi động sử dụng các bài tập mang tính gợi mở vấn đề

- Hoạt động dạy học để hình thành kiến thức trọng tâm của nội dung (bao gồm một nhóm các hoạt động): sử dụng bài tập GQVĐ theo quy trình tìm tòi nghiên cứu hoặc theo kĩ năng tiến trình khoa học hoặc theo phương thức trải nghiệm

- Hoạt động luyện tập và vận dụng: sử dụng các bài tập vận dụng, bài tập gắn với bối cảnh và tình huống thực tiễn



Giai đoạn 2:

Tổ chứcdạy học trên lớp

kế hoạch dạy học CĐ đã xây dựng

Đây là giai đoạn triển khai một kịch bản đã được thiết kế. Việc TCDH thành công là do GV biết sử dụng kịch bản và điều chỉnh cho hợp lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện có của địa phương và nhà trường; phù hợp với trình độ nhận thức của HS để đưa ra những thay đổi hợp lý về cả hình thức, kỹ thuật dạy học; sử dụng các bài tập đa dạng và phong phú hướng đến mục tiêu của kế hoạch đã xác định



Giai đoạn 3:

Điều chỉnh và hoàn thiện quy trình TCDH

Giai đoạn này giúp cho người thiết kế nhìn nhận thấy những vấn đề, nội dung triển khai thực hiện chưa sát với thực tế, chưa phù hợp với đối tượng HS, chưa đảm bảo với mục tiêu phát triển NLVDKTKN của HS để đưa ra những điều chỉnh; tuy nhiên vẫn phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn KT, KN của chương trình


Sơ đồ 2.5. Quy trình TCDH hoá học ở THCS theo tiếp cận TH


Dựa vào quy trình trên, luận án tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy của 4 CĐ, tổ chức tiến hành TNSP cả 4 CĐ đã xây dựng trong đó có 2 CĐ được thực hiện ở lớp 8 và 2 CĐ được thực hiện ở lớp 9.

Bảng 2.6. Nội dung cụ thể trong chủ đề

Lớp

Tên CĐ

Các nội dung trong CĐ

CĐ lớp 8

Oxi - Không khí quanh ta (5 tiết)

Tính chất của oxi, điều chế, ứng dụng

Sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng

phân huỷ

Không khí, sự cháy

Nước và sự sống

(2 tiết)

Nước

Nước và sự sống

CĐ lớp 9

Nguồn nhiên liệu tự

nhiên (2 tiết)

Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Nhiên liệu

Dẫn xuất của hiđrocacbon và nguồn dinh dưỡng (5 tiết)

Chất béo

Glucozơ, saccarozơ

Tinh bột và xenlulozơ

Protein

Nguồn dinh dưỡng của con người

Mục 2.5.5 dưới đây sẽ trình bày về hai CĐ đã được thiết kế: Oxi – Không khí quanh ta; Dẫn xuất hiđrocacbon và nguồn dinh dưỡng. Hai CĐ còn lại được sử dụng trong thực nghiệm sư phạm được trình bày trong phụ lục 2.

2.5.3. Xây dựng và sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh

2.5.3.1. Xây dựng bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh

a) Nguyên tắc xây dựng

Có thể căn cứ vào một số nguyên tắc sau để xây dựng bài tập phát triển NLVDKTKN.

- Bài tập phải đảm bảo mục tiêu tổ chức dạy học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển NLVDKTKN cho HS.

- Bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại.

- Nội dung bài tập đáp ứng chuẩn KT, KN; bài tập phải có tính hấp dẫn và mới lạ.

- Bài tập có tính hệ thống và phân loại được HS.

- Bài tập đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với tâm lý của HS.

b) Các bước để xây dựng bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng

- Bước 1: Lựa chọn các đơn vị kiến thức mà ở đó có thể tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức HS để xây dựng bài tập. Mâu thuẫn này chính là hạt nhân kích thích tính tích cực, hứng thú học tập của HS.

- Bước 2: Thu thập dữ liệu để thiết kế bài tập

Để thu thập dữ liệu để thiết kế bài tập, GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để chọn lọc, gia công sư phạm dữ liệu làm xuất hiện tình huống trong nhận thức và trong thực tiễn. Tiếp theo phải mô hình hóa tình huống nhận thức đó bằng


các bài tập dưới dạng câu hỏi, dự án, đề tài,… Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu, GV cần dựa sắp xếp các dữ liệu đó theo chủ đề và tạo ra ngân hàng dữ liệu phục vụ cho các mục đích sư phạm khác nhau.

- Bước 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập

Các bài tập mới đã thiết kế mới chỉ ở dạng công cụ nên khi sử dụng trong TCDH phải căn cứ vào đặc điểm HS, điều kiện, cơ sở vật chất,... để điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của người học.

c) Ví dụ minh hoạ

Căn cứ vào nguyên tắc và quy trình trên chúng tôi tiến hành xây dựng 75 bài tập (trình bày trong phụ lục 3) mà việc sử dụng bài tập này trong tổ chức dạy học có khả năng phát triển NLVDKTKN cho HS. Các bài tập này được chúng tôi vận dụng để luyện tập củng cố sau mỗi CĐ học tập và để KTĐG HS sau khi kết thúc một học kỳ, một năm học. Dưới đây chúng tôi xin phân tích vai trò của bài tập đã xây dựng trong việc phát triển NLVDKTKN cho HS:

Thu thập thông tin cho dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

TINH BỘT Glucozơ do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp để tạo ra tinh 1

TINH BỘT

Glucozơ do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột và xenlulozơ.

1. Quang hợp là gì? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình tạo ra tinh bột trong cây xanh.


………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….


2. Để tạo thành 8,1 tấn tinh bột, cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu tấn khí CO2 và giải phóng bao nhiêu tấn khí O2. (biết hiệu suất phản ứng là 100%).

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

3. Qua số liệu trên em có suy nghĩ gì về tác dụng của cây xanh đối với môi trường?

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

4. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh O2 là sản phẩm của quá trình quang hợp?

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

5. Trong các loại lương thực, thực phẩm sau: dầu lạc, trứng, khoai lang, kẹo, theo em loại nào có nhiều chất bột; có nhiều chất đường; có nhiều chất béo; có nhiều chất đạm/ protein nhất.

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

6. Tính khối lượng tinh bột cần dùng để sản xuất 10.000 thùng dịch truyền tĩnh mạch glucozơ 5% (khối lượng riêng là 1,05 g/ml). Biết mỗi thùng có 10 chai truyền, dung tích của mỗi chai truyền là 500ml, hiệu suất của quá trình là 80%.

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….


Đối với bài tập trên, HS sẽ phát hiện VĐ liên quan đến hiện tượng quang hợp của cây xanh cũng như vai trò của cây xanh đối với môi trường. Để trả lời cho các câu hỏi trong bài tập, HS phải sử dụng những kiến thức liên quan đến kiến thức đã học về tinh bột, glucozơ đã học để giải quyết những vấn đề trong đời sống hàng ngày bao gồm các hiện tượng cũng như những tính toán cần thiết trong quá trình sản xuất và đời sống con người. Thông qua tổ chức các HĐ giải quyết bài tập này GV giúp cho HS tiếp thu kiến thức nội dung bài học, vận dụng để GQVĐ thực tiễn xung quanh mình và phát triển được các tiêu chí NL thành phần như: phát hiện VĐ, lựa chọn phương án để GQVĐ, thực hiện kế hoạch, điều chỉnh phương án GQVĐ khi cần thiết, đưa ra kết luận vấn đề, có những biện pháp GQVĐ tương tự qua đó cũng hướng cho HS có thái độ và hành vi phù hợp.

2.5.3.2. Sử dụng bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh

a) Sử dụng trong hoạt động hình thành và vận dụng kiến thức

Các bài tập xây dựng ở trên được chúng tôi sử dụng trong việc tổ chức dạy học các CĐ học tập ở hầu hết các hoạt động. Ở hoạt động khởi động là các bài tập mang tính gợi mở. Ở các hoạt động liên quan đến nội dung chính của CĐ học tập là các bài tập dưới dạng GQVĐ. Ở hoạt động luyện tập, vận dụng là các bài tập vận dụng để củng cố KT và rèn luyện KN cơ bản; các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn – đây là những bài tập mở, tạo cơ hồi cho nhiều cách tiếp cận và nhiều con đường giải quyết khác nhau.

b) Sử dụng trong hoạt động kiểm tra đánh giá

Trong hoạt động KTĐG, bài tập đã xây dựng được sử dụng để đánh giá cuối mỗi chủ đề học tập thường là các bài kiểm tra đặc biệt. Ngoài ra còn được sử dụng để đánh giá giữa kỳ, kết thúc một học kỳ hoặc một năm học.

2.5.4. Thiết kế kế hoạch dạy học để tổ chức dạy học môn Hoá học ở THCS theo tiếp cận tích hợp

2.5.4.1. Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề 1: Oxi – Không khí quanh ta



CHỦ ĐỀ: OXI - KHÔNG KHÍ QUANH TA (5 tiết)

I. Lí do lựa chọn chủ đề

Không khí là một vật chất rất gần gũi với đời sống và tồn tại xung quanh chúng ta. Không khí có mặt khắp nơi trên Trái Đất và có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Đề cập đến chủ đề này có thể thấy sự có mặt của các kiến thức thuộc các môn khác nhau như: Thành phần không khí, sự cháy và oxi (môn Hoá học); Quá trình hô hấp (môn Sinh học); hay vấn đề ô nhiễm không khí và bảo



vệ môi trường (liên môn),... Chủ đề được xây dựng nhằm giúp cho HS tìm hiểu các kiến thức về sự tồn tại của không khí, thành phần không khí, vai trò của không khí, vấn đề ô nhiễm không khí và bảo vệ nguồn không khí trong sạch.

II. Mục tiêu của chủ đề

2.1. Kiến thức

- Nêu được tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

- Nêu được cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và các cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm (thu đẩy nước và thu đẩy không khí).

- Nêu được sự oxi hoá, khái niệm phản ứng hoá hợp, phản ứng phân hủy, sự oxi hóa chậm, sự cháy.

- Nêu được thành phần hóa học của không khí.

- Trình bày được nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm không khí ; Đề xuất các biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí và có ý thức bảo vệ bầu khí quyển tránh ô nhiễm.

- Trình bày được các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

2.2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm của oxi với kim loại và phi kim, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi.

- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất oxi hoá mạnh của oxi.

- Tính được thể tích khí oxi (ở đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

- Xác định được sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế. Phân biệt được sự oxi hoá chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.

- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp, phản ứng phân hủy.

2.3. Thái độ

- Nâng cao lòng yêu thích môn học.

- Có ý thức bảo vệ bầu khí quyển tránh ô nhiễm; có thái độ tích cực với việc bảo vệ môi trường không khí trong sạch.

- Có ý thức ham mê tìm tòi, khám phá và nghiên cứu khoa học.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập.

2.4. Định hướng phát triển năng lực chủ yếu

- NLVDKTKN.

- Hướng tới phát triển một số NL chung.

III. Nội dung và câu hỏi cốt lõi


Nội dung

Câu hỏi cốt lõi



Tính chất của oxi, ứng dụng,

điều chế

- Oxi có những tính chất nào?

- Oxi có vai trò như thế nào đối với sự sống và sự cháy?

- Có thể tạo ra oxi bằng cách nào?



Sự oxi hoá,

phản ứng hoá

- Thế nào là sự oxi hoá?

- Thế nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ?


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2023