Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 13

hợp phản ứng phân huỷ Không khí sự cháy Làm thế nào để xác định được 1




hợp, phản ứng

phân huỷ




Không khí, sự cháy

- Làm thế nào để xác định được tỉ lệ % của oxi trong không khí?

- Sự cháy là gì? Nêu tầm quan trọng của sự cháy?

- Ô nhiễm không khí là gì? Tác hại và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

- Nêu biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch.


IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp dạy học: đóng vai, hợp tác, dạy học theo góc, dự án, đàm thoại.

- Kĩ thuật dạy học: sơ đồ tư duy, công não.

V. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên

- Bảng phụ, bút dạ xanh - đỏ, nam châm.

- Phiếu học tập cá nhân, phiếu báo cáo thí nghiệm (nhóm).

- Dụng cụ: đèn cồn, bật lửa, bình tam giác, chậu thủy tinh, nút cao su gắn muôi sắt, lọ thủy tinh, khẩu trang, khay thí nghiệm, đế sứ, bông, nút cao su có ống dẫn khí, ống nghiệm, ống thuỷ tinh hình trụ.

- Hoá chất: bình chứa khí oxi, lưu huỳnh, photpho, cacbon (than gỗ), sắt, thuốc tím.

2. Học sinh

- Ôn lại kí hiệu hoá học, công thức hoá học, nguyên tử khối, phân tử khối của oxi.

- Đọc trước bài mới: Bài 24: Tính chất của oxi; Bài 25: Sự oxi hoá – Phản ứng hoá hợp - Ứng dụng của oxi; Bài 27: Điều chế oxi – Phản ứng phân huỷ; Bài 28: Không khí – Sự cháy.

- Chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm: đóng vai là oxi, hãy nêu tính chất vật lí của oxi bằng một trong các hình thức khác nhau (đọc thơ, vẽ tranh, diễn kịch…); kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra sự cháy ở trong không gian nhỏ (lớp học, phòng ngủ…), thực hiện dự án “Bầu trời xanh Hà Nội”.

VI. Tiến trình dạy học

Nội dung 1: Tìm hiểu về oxi (5 phút) Hoạt động 1: Khởi động

- GV có thể dùng các câu hỏi mang tính chất gợi mở vấn đề như:

Những người thợ lặn khi lặn sâu xuống biển thường mang theo một bình chứa khí gì? Tại sao người thợ lặn phải mang bình khí đó?


HS trả lời (có thể chính xác hay không). Cuối giờ, GV có thể quay lại với câu hỏi đặt ra ban đầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.

Kí hiệu hoá học:………………

Trạng

thái:........ ................................……….

Công thức hoá học:...................

Màu sắc, mùi:.................................................

Phân tử khối: ...........................

So sánh tỉ khối với không khí:........................




Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động: Hoạt động 1 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Trong nước không chứa oxi hoặc chứa ít oxi.

- Con người không thể hít oxi qua nước được. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Tại sao người thợ lặn phải mang bình khí oxi?

- Oxi có tan trong nước không?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Mùa hè nóng cá thường ngoi lên để thở và người nuôi cá thường vỗ mặt nước để cá có thể thở.

- Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh.

- Bệnh nhân nặng sử dụng bình oxi để thở.

Từ đó HS có thể rút ra: Oxi ít tan trong nước, oxi cần cho sự hô hấp



Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi (15 phút)

- Nhóm HS đóng vai là oxi, nêu tính chất vật lí của oxi bằng một trong các hình thức khác nhau: đọc thơ, vẽ tranh, diễn kịch, trình diễn thời trang…

- HS theo dõi, từ đó hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

a. Hoàn thành thông tin về oxi vào phiếu sau:


b. Ví dụ nào trong thực tế chứng minh oxi tan được trong nước?

c. Giải thích tại sao người ta thường dùng máy sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh ?

HS thảo luận, tổng kết theo sơ đồ tư duy.

- GV mở rộng, giới thiệu kiến thức : Oxi hoà tan trong nước ngọt với nồng độ từ 14,6 mg/l ở 0oC đến khoảng 7,0 mg/l ở 35oC (áp suất 1 atm). Như vậy, nhiệt độ càng cao, độ hoà tan oxi càng thấp. Vì vậy, vào mùa nắng nóng, trong nuôi trồng thuỷ sản, người ta cần tăng cường sục khí để làm giàu oxi trong nước.

- Oxi hoà tan trong nước cũng giúp sinh vật hiếu khí phát triển, làm chậm hoạt động sinh vật yếm khí vốn dĩ tạo ra mùi hôi thối. Hàm lượng oxi hoà tan

trong nước (dissolved oxygen DO) là một thông số quan trọng để đánh giá chất lượng nước, và được đo bằng thiết bị đo hàm lượng DO.




Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 2 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- KHHH: O, CTHH: O2, PTK: 32

- Oxi là chất khí, không màu, không mùi

- Oxi ít tan trong nước

- Oxi nặng hơn không khí TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Oxi có những tính chất vật lí nào?

- Những ví dụ nào trong thực tế chứng minh các tính chất vật lí đó của oxi?

TC3: HS thu thập thông tin từ phần trình bày của nhóm HS kết hợp với hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Phân tử oxi gồm 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau.

- Oxi có trong không khí, oxi là chất khí, không màu, không mùi.

- Mùa hè nóng cá thường ngoi lên để thở và người nuôi cá thường vỗ mặt nước để cá có thể thở.

- Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh.

- Càng lên cao không khí càng “loãng”, tỉ lệ thể tích oxi giảm nên khi vận động ở trên núi ta cảm thấy nhanh mệt hơn ở dưới đồng bằng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxi (45 phút)

- GV tổ chức hoạt động dạy học theo 4 góc

+ Góc quan sát: HS quan sát video thí nghiệm “Photpho tác dụng với oxi”.

+ Góc trải nghiệm: HS tiến hành thí nghiệm “Sắt tác dụng với oxi”.

+ Góc phân tích: HS đọc tư liệu “Xăng E5 – Nhiên liệu xanh”.

+ Góc áp dụng: HS hoàn thành các phương trình hoá học minh hoạ tính chất oxi hoá mạnh của oxi.


GÓC QUAN SÁT

(Thời gian thực hiện: 5 phút)

*Mục tiêu: Học sinh có thể:

- Quan sát TN rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của oxi.

- Viết được phương trình hóa học của oxi với photpho.

*Nhiệm vụ: “

1. Cá nhân quan sát video TN.

2. Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập 1.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Chú thích tên các chất tham gia, chất sản phẩm trong các hình ảnh TN dưới đây, ghi rõ hiện tượng và viết PTHH.







Hiện tượng PTHH 2 Lưu huỳnh cacbon cũng có phản ứng với oxi tương tự như với 2

Hiện tượng:.........................................................................................................

.............................................................................................................................

PTHH:........................................................................................................

2. Lưu huỳnh, cacbon cũng có phản ứng với oxi tương tự như với photpho. Viết PTHH minh hoạ các phản ứng đó

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................




GÓC TRẢI NGHIỆM

(Thời gian thực hiện: 5 phút)

*Mục tiêu: Học sinh có thể:

- Tiến hành và quan sát TN rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của oxi.

- Viết được PTHH của oxi với sắt.

*Nhiệm vụ:

1. Tiến hành TN theo hướng dẫn

2. Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2



Cách tiến hành

Hiện tượng

Giải thích - PTHH


- Lấy sợi dây thép quấn thành hình lò xo, đầu lò xo có gắn một mẩu than nhỏ hoặc mẩu diêm ngắn.

- Đốt mẩu than nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn sau đó đưa nhanh vào bình chứa oxi.

- Quan sát hiện tượng.


GÓC PHÂN TÍCH Thời gian thực hiện 5 phút Mục tiêu Học sinh có thể Đọc thông 3

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

…………….....

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............

……………..............




GÓC PHÂN TÍCH

(Thời gian thực hiện: 5 phút)

*Mục tiêu: Học sinh có thể:

- Đọc thông tin sau và rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của oxi.

- Viết được PTHH của oxi với C2H6O, C8H18, C7H16.

*Nhiệm vụ:

1. Cá nhân đọc thông tin sau:

Xăng E5 còn gọi là xăng sinh học E5 được tạo nên từ việc pha trộn xăng khoáng thông thường – xăng A92 – với nhiên liệu sinh học theo tỷ lệ phần trăm 95:5. Thành phần chính của xăng E5 là isooctan C8H18, heptan C7H16, etanol C2H6O. Trong đó, ethanol được sản xuất từ ngô, sắn có nồng độ cao, không có đặc tính ngậm nước nên sẽ không gây ảnh hưởng đến động cơ. Ethanol được trộn vào xăng còn giúp tăng chỉ số octan, tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu. Mặt khác, lượng nhiên liệu cần tiêu thụ khi dùng xăng sinh học E5 cũng thấp hơn so với xăng thông thường. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả về mặt kinh tế.

Quan trọng hơn cả, xăng E5 là nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường. Sử dụng xăng E5 sẽ thải ít chất độc hơn, sản phẩm sau khi đốt cháy nhiên liệu chủ yếu là khí cacbonic CO2 và nước H2O. Phát triển xăng E5 tạo cơ hội việc làm cho nông dân nước ta tận dụng các sản phẩm từ ngô, sắn cung ứng cho các nhà máy sản xuất nguyên liệu xăng sinh học, giúp tăng thu nhập cho người dân, trong khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.

2. Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập số 3



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1. Lập PTHH của các phản ứng cháy xảy ra trong động cơ sử dụng xăng E5: C2H6O + O2 CO2 + H2O

C8H18 + ......... CO2 + H2O

C7H16 + O2 ............ + ...........

2. Một trạm xăng bán cả xăng E5 và xăng RON 95. Em sẽ thuyết phục người thân của mình sử dụng loại xăng nào cho phương tiện cá nhân ? Vì sao ?




GÓC ÁP DỤNG

(Thời gian thực hiện: 5 phút)

*Mục tiêu: Học sinh có thể:

- Viết được phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học của oxi.

- Rút ra nhận xét về tính oxi hoá mạnh của oxi

*Nhiệm vụ:

1. Cá nhân hoàn thành các bài tập 1, 2.

2. Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập 4.





PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

1. Hoàn thành các PTHH sau:

…….. + …… SO2 C + …… CO2

Na + O2 ………….

…… + ……. Al2O3 CH4 + O2 CO2 + H2O CO + O2 CO2

2. Điền từ/cụm từ thích hợp cho dưới đây vào chỗ trống trong kết luận sau về tính chất hóa học của oxi:

Kim loại; phi kim; phi kim rất hoạt động; ở nhiệt độ cao; nhiệt độ thường; lưu huỳnh; đồng; phot pho; sắt; metan; cacbon; II; III; đơn chất

KẾT LUẬN

Khí oxi là một đơn chất ……. , đặc biệt khi ……., dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim ( như ……….) , nhiều kim loại ( như……..…) và hợp chất

( như …….…). Trong các hợp chất hóa học , nguyên tố oxi có hóa trị …..


- HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, thảo luận chung để đi tới kết luận, tiếp tục phát triển sơ đồ tư duy.

- Lưu ý : GV khai thác các câu hỏi :

+ Điều kiện xảy ra phản ứng hoá học trên?

+ So sánh mức độ cháy của các chất trong oxi và ngoài không khí?


Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 3 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC6, TC7, TC8, TC10:

TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Khí oxi có thể tác dụng với đơn chất (phi kim, kim loại) và hợp chất.

- Khí oxi hoạt động hoá học mạnh, dễ dàng tham gia nhiều phản ứng, đặc biệt ở nhiệt độ cao.

- Trong các hợp chất tạo thành, nguyên tố oxi thường thể hiện hoá trị II. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Khí oxi có những tính chất hoá học nào?

- Ngoài photpho, sắt, isooctan C8H18, heptan C7H16, etanol C2H6O, khí oxi còn có thể tác dụng với chất nào?

- Khí oxi không phản ứng với chất nào?

- Tại sao sự cháy của một chất trong khí oxi lại mạnh hơn ngoài không khí?





- Dựa vào khả năng phản ứng của oxi với các chất, ta có những cách nào để thúc đẩy các phản ứng có lợi, ngăn chặn các phản ứng có hại?

TC3: HS thu thập thông tin từ đoạn video, thí nghiệm, đoạn thông tin được cung cấp, SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Khí oxi có thể tác dụng với phi kim (photpho, lưu huỳnh, cacbon…), kim loại (sắt, natri, nhôm…) và hợp chất (isooctan C8H18, heptan C7H16, etanol C2H6O, metan CH4, cacbon oxit CO…).

- Khí oxi không phản ứng với một số chất như vàng, bạc... ở nhiệt độ thường.

- Để thúc đẩy các phản ứng có lợi, cần chú ý về các điều kiện phản ứng như tăng nhiệt độ, tăng diện tích tiếp xúc, sử dụng chất xúc tác phù hợp… Để hạn chế các phản ứng có hại, cần không để oxi tiếp xúc với bề mặt chất đó.

TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập (tiến hành và quan sát thí nghiệm, thu thập thông tin…)

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận. Trong quá trình lắng nghe trình bày của nhóm bạn, HS có thể điều chỉnh, học hỏi từ nhóm bạn.

HS phát biểu kết luận vấn đề: HS đưa ra kết luận về tính chất hoá học của khí oxi.

TC8: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: Thể hiện qua việc thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 1,3,4

TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểm khi hoàn thành bài 2 trong phiếu học tập số 3, khi trả lời thêm các câu hỏi thực tiễn mà GV đưa ra.


Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng của oxi (10 phút)

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nêu các hiện tượng thực tế thể hiện tầm quan trọng của oxi bằng kĩ thuật “công não”. Từ đó GV hướng dẫn HS quan sát, nhận ra oxi có vai trò quan trọng đối với sự cháy và sự sống. Nếu trong những ví dụ HS nêu chưa có tình huống thợ lặn sử dụng bình dưỡng khí khi xuống nước thì GV quay lại câu hỏi đưa ra từ đầu bài, phân tích và hướng dẫn HS đưa ra câu trả lời chính xác.

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi sau:

+ Vì sao khi sử dụng bếp than ủ, muốn than cháy to hơn người ta thường mở nắp lò?

+ Hãy cho biết bình dưỡng khí (cung cấp oxi) được sử dụng trong những tình huống nào?




Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động: Hoạt động 4 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC8,9,TC10: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Oxi có vai trò quan trọng đối với sự cháy và sự sống.

TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Con người có thể sống thiếu khí oxi không?

- Làm thế nào để tạo ra oxi?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Con người không thể nhịn thở quá 5 phút.

- Các sinh vật cần oxi cho hoạt động hô hấp.

- Oxi cần cho sự cháy để tạo ra năng lượng.

- Oxi được tạo ra trong tự nhiên từ quá trình quang hợp.

TC8,9: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: thể hiện khi trả lời thêm các câu hỏi về thực tiễn mà GV đưa ra.

TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: thể hiện khi trả lời thêm các câu hỏi về thực tiễn mà GV đưa ra.


Hoạt động 5: Tìm hiểu về điều chế oxi (30 phút)

- GV yêu cầu HS nghiên cứu phiếu học tập, chiếu video hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm.

- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, điền vào phiếu học tập A0.


PHIẾU HỌC TẬP

1. Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng và điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ có dấu “...”



Cách tiến hành

Hiện tượng


- Cho vào ống nghiệm lượng thuốc tím khoảng 3cm chiều cao của ống. Đặt bông vào phía trong gần miệng ống nghiệm. Đậy nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua và đặt ống nghiệm vào giá sắt.

- Chuẩn bị 1 ống nghiệm, 1 lọ thu khí chứa đầy nước, 1 chậu thuỷ tinh chứa 2/3 thể tích là nước.

- Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm rồi đun tập trung ở phần có chứa hoá chất.

- Tiến hành thu oxi bằng cách đẩy không khí: cho nhánh dài của ống dẫn khí sát đáy ống nghiệm.

- Sau khoảng 1 phút, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng.

- Tiến hành thu oxi bằng phương pháp đẩy nước: luồn ống dẫn khí vào lọ thu khí đựng đầy nước, úp ngược trong chậu thuỷ tinh. Quan sát hiện

tượng.

- Khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm ta thấy tàn đóm

……………... chứng tỏ có

………. sinh ra. Chất này duy trì sự…………….

- Khi thu ………. bằng cách đẩy không khí, ta phải đặt ….………… bình vì khí oxi ……….… hơn không khí.

- Khi luồn ống dẫn khí vào lọ thu khí đựng đầy nước, úp ngược trong chậu thuỷ tinh, ta thấy nước bị đẩy ra ngoài vì chất này…….. tan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2023