Xác Định Và Xây Dựng Các Nội Dung Của Chủ Đề Cốt Lõi Bậc 1



TT

NGUYÊN LÍ

MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC NGUYÊN LÝ

CHCL



môi trường được thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Khi xem xét sự tương tác giữa và trong các hệ

thống giúp con người hiểu rõ hơn về môi trường và vai trò của con người trong môi trường đó.

nào?

- Hậu quả của sự tương tác của con người với môi trường xung quanh là gì?

3

Sự vận động và biến đổi

Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên đều luôn vận động biến đổi, làm thay đổi những đặc điểm của sự vật, hiện tượng so với sự vật hiện tượng khác và so với ban đầu. Sự vận động và biến đổi trong thế giới tự nhiên thể hiện ở việc các nguyên lý liên quan đến năng lượng và sự biến đổi.

- Thế giới tự nhiên vận động và biến đổi như thế nào; tuân theo những quy luật nào?

- Có những vận động, biến đổi nào diễn ra trong thế giới tự nhiên?

- Con người đã vận dụng KT về sự vận động và biến đổi của thế giới tự nhiên trong khoa học và cuộc sống như thế nào?

- Sự vận động và biến đổi trong thế giới tự nhiên có những ảnh hưởng gì đến môi trường và cuộc sống của con người?

4

Tính cấu trúc

Thế giới tự nhiên luôn tồn tại và quan hệ với nhau trong một cấu trúc tổng thể. Tính cấu trúc không những thể hiện trong nội tại của một sự vật, hiện tượng mà còn thể hiện trong mối quan hệ và tương tác giữa các sự vật hiện tượng. Tính cấu trúc chi phối rất nhiều đến sự ảnh hưởng qua lại và tương tác lẫn nhau trong một hay nhiều sự vật hiện tượng

- Có những quy luật nào quy định tính cấu trúc của thế giới tự nhiên?

- Cấu trúc của các hệ thống trong tự nhiên có ảnh hưởng, chi phối đến nhau như thế nào?

- Tính cấu trúc có ảnh hưởng gì đến sự tồn tại và phát triển của thế giới vật chất?

- Con người đã vận dụng tính cấu trúc như thế nào trong cuộc sống để ứng phó với những biến đổi của thế giới tự nhiên?

5

Tính hệ thống

Vật chất trong tự nhiên tồn tại và được tổ chức thành các hệ thống. Hệ thống là một tổng thể bao gồm các bộ phận kết hợp với nhau để thực hiện một chức năng. Có các hệ thống trong tự nhiên như hệ tiêu hóa, hệ sinh sản…; cũng có những hệ thống nhân tạo như mạch điện, hệ thống vận hành của một chiếc ô tô, hay đơn giản như chiếc bút bi chúng ta viết hàng ngày cũng là một hệ thống. Mỗi bộ phận của hệ thống thực hiện một vai trò khác

nhau và tương tác qua lại với nhau, đảm bảo việc thực hiện chức năng chung của toàn bộ hệ thống.

- Có những hệ thống nào tồn tại xung quanh chúng ta?

- Phân tích sự tương tác giữa các bộ phận của một hệ thống hoặc các hệ thống khác nhau để thực hiện chức năng?

- Các hệ thống có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 11

2.4.2.2. Xác định và xây dựng các nội dung của chủ đề cốt lõi bậc 1

5 nguyên lý trên đóng vai trò trục chính, cốt lõi nhất của mọi KT về sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi phân môn của lĩnh vực KHTN. Tiếp theo, để có thể hiểu được sự vật, hiện tượng, cần làm rõ sự vận hành mang tính riêng biệt của từng khía cạnh bằng cách xác định cấu trúc và mối liên kết trong từng phân môn của KHTN trong đó có môn Hoá học. Dựa vào sự chi phối của 5 nguyên lý trên cũng như để giải quyết các CHCL đặt ra, chúng tôi đưa ra hệ thống các CĐCL bậc 1 như sau:


Bảng 2.3. Mô tả chủ đề cốt lõi bậc 1


TT

CĐCL BẬC 1

MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA CĐCL BẬC 1

CHCL

1

Chất và sự biến đổi của chất

Các chất xung quanh ta rất đa dạng, chúng tồn tại ở một số trạng thái chủ yếu. Chất có cấu tạo phức tạp và do các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên. Các chất đều có sự biến đổi ở một số điều kiện nhất định với mức độ nhanh chậm khác nhau thể hiện ở dấu hiệu là phản ứng hoá học

1. Vật chất xung quanh ta đa dạng như thế nào và chúng tồn tài như thế nào?

2. Tính phức tạp của cấu tạo vật chất được thể hiện như thế nào? Sự sắp xếp các chất diễn ra theo nguyên tắc nào?

3. Sự biến đổi các chất thể hiện ở dấu hiệu phản ứng như

thế nào?

2

Vật sống

Đa dạng tổ chức và cấu trúc vật sống; các hoạt động sống; di truyền, biến dị và tiến

hoá; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường


3

Năng lượng và

sự biến đổi

Năng lượng, các quá trình vật lý, lực và

chuyển động


4

Trái Đất và bầu

trời

Đặc điểm Trái Đất, một số quá trình của Trái

Đất, Vũ trụ, môi trường và tài nguyên



2.4.2.3. Xác định và xây dựng các nội dung của chủ đề cốt lõi bậc 2 môn Hoá học ở THCS

Hoá học là một khoa học trong lĩnh vực KHTN, nghiên cứu những VĐ về KT cơ sở hoá học chung, hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ. Dưới trục phát triển các nguyên lý khoa học là trục phát triển chính hệ thống KT cơ sở hoá học chung về cấu tạo chất và biến đổi hoá học sẽ được nghiên cứu ở cấp THCS. Khi lên THPT, các KT về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, năng lượng hoá học, tốc độ phản ứng hoá học, phản ứng oxy hoá khử, cân bằng hoá học, pin điện và điện phân, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là cơ sở lý thuyết chủ đạo để HS hiểu được bản chất, nghiên cứu được quy luật hoá học ở các nội dung hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ ở mức độ nhất định.

Ở cấp THCS, CĐCL bậc 2 được xây dựng ở 3 mạch nội dung chính:

- Sự đa dạng của vật chất: trạng thái của vật chất; một số chất ở xung quanh chúng ta: không khí, nước, oxi,...

- Cấu trúc của vật chất: nguyên tử, nguyên tố hoá học, bảng tuần hoàn, liên kết hoá học, phân tử, đơn chất và hợp chất, hoá trị và công thức hoá học.

- Chuyển hoá hoá học: phản ứng hoá học; tốc độ phản ứng và chất xúc tác; pH, axit, bazơ, oxit và muối; phân bón hoá học; kim loại; sự khác nhau giữa kim loại và phi kim; khai thác tài nguyên thiên nhiên, các chất hữu cơ.


Dựa vào phân tích các CĐCL bậc 2 ở trên, các câu hỏi cốt lõi bậc 2 hướng đến tìm hiểu CĐ được mô tả theo bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Chủ đề cốt lõi bậc 2 trong chương trình hoá học ở THCS

CĐCL

BẬC 2

MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA CĐCL BẬC 2

CHCL

Chất ở xung quanh ta

Vật chất xung quanh ta thật đa dạng gồm: vật vô sinh, vật hữu sinh, vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

Vật chất tồn tại chủ yếu ở 3 trạng thái: rắn, lỏng khí

Một số dạng vật chất tồn tại xung quanh ta như: Nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu cụ thể một số dạng như: Kim loại và phi kim, oxit; Axit, bazo và muối; Hợp chất hiđrocacbon; Hợp chất của cacbon vói hidrro, oxi và một số nguyên tố khác: Rượu, axit hữu cơ, hợp chất bột đường, chất béo, protein, vật liệu polime; Vật chất có

độc tính; Nguyên tắc sử dụng an toàn vật chất

1. Vật chất xung quanh ta gồm những loại nào?

2. Nêu các dấu hiệu/phương pháp để nhận biết trạng thái tồn tại của vật chất và các đặc điểm đặc trưng của mỗi trạng thái đó?

3. Tìm hiểu một số nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu thông dụng?

4. Nêu cách phân loại các dạng vật chất?

5. Ứng dụng của một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu có liên quan thế nào với đặc điểm riêng của mỗi loại ?

6. Sử dụng vật chất như thế nào để đảm

bảo an toàn, hiệu quả?

Cấu trúc của vật chất

Vật chất có cấu tạo phức tạp.

Các chất đều do phân tử và nguyên tử tạo nên.

Nguyên tố hóa học do một loại nguyên tử tạo nên, chia làm hai loại kim loại và phi kim.

Các chất gồm chất tinh khiết và hỗn hợp (ví dụ dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất).

Tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp.

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.

Nhận biết được mối liên hệ giữa tính chất và ứng dụng của các chất.

1. Các chất do hạt những loại hạt nào tạo nên?

2. Nguyên tử của các nguyên tố hóa học được tạo nên từ những hạt cơ bản nào?

3. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp dựa theo nguyên tắc nào? Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và nhóm biến đổi như thế nào?

4. Các chất và nguyên tố hóa học được phân loại như thế nào? Có đặc điểm gì?

5. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và quy luật biến đổi tính kim loại và tính phi kim trong chu kì và nhóm như thế nào?

6. Nêu ứng dụng của một số chất, nguyên tố hóa học có liên quan gì đến tính chất vật

lí, tính kim loại và tính phi kim của chúng?



CĐCL

BẬC 2

MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA CĐCL BẬC 2

CHCL

Sự chuyển hoá hoá học

Vật chất xung quanh ta đều biến đổi nhưng xảy ra nhanh chậm khác nhau và ở một số điều kiện nhất định. Sự biến đổi chất thành chất mới theo một số cách khác nhau, có một số dấu hiệu nhất định được gọi là phản ứng hóa học.

Phản ứng hóa học xảy ra theo một số loại phản ứng: Phản ứng cháy, phản ứng oxi hóa, phản ứng kết hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế.

Có phản ứng xảy ra một chiều, có phản ứng xảy ra 2 chiều ngược nhau (phản ứng thuận nghịch). Các phản ứng xảy ra nhanh, chậm khác nhau (tốc độ phản ứng khác nhau)

Chu trình sinh – địa – hoá (các chất vô sinh) theo định luật bảo toàn vật chất.

1. Bằng cách nào để phát hiện có sự biến đổi hóa học xảy ra?

2. Thế nào là phản ứng hóa học? Dấu hiệu để chứng tỏ có xảy ra phản ứng hóa học là gì? Điều kiện để phản ứng hóa học thực hiện được là gì? Biểu diễn phản ứng hóa học như thế nào? Khối lượng của các chất trước và sau phản ứng có thay đổi không?

3. Các phản ứng hóa học được phân loại như thế nào? tốc độ của các phản ứng diễn ra như thế nào?

4. Vai trò của một số dạng năng lượng đối với phản ứng hóa học như thế nào?

5. Sự chuyển hóa của các chất (oxi, không khí, sự cháy, hiđro và nước; oxit, axit, bazơ và muối; hiđrocacbon và một số dẫn xuất của chúng; sự chuyển hóa chất bột đường, chất béo và chất đạm… ) và ứng dụng của chúng trong tự nhiên, trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất như thế nào?

6. Sự chuyển hóa giữa các chất vô cơ

trong chu trình sinh – địa – hoá diễn ra như thế nào?


2.4.2.4. Xác định và xây dựng các nội dung của chủ đề cốt lõi bậc 3 môn cho Hoá học ở THCS

CĐCL bậc 3 được xây dựng dựa vào mạch phát triển nội dung của CĐCL bậc 2 và CĐCL bậc 3 xuất hiện khi giải quyết được các CHCL bậc 2.


Bảng 2.5. Chủ đề cốt lõi bậc 3 và mạch nội dung của CĐCL bậc 2 với bậc 3 trong chương trình hoá học ở THCS‌

CĐCL

bậc 2

CĐCL bậc 3

Nội dung

Yêu cầu đạt được

Chất ở xung quanh ta

Trạng thái của chất

- Sự đa dạng của vật chất;

- Trạng thái và sự thay đổi trạng thái của chất;

- Giải thích sự thay đổi trạng thái của vật chất

- Nêu được sự đa dạng của chất;

- Trình này được một số đặc điểm cơ bản của ba thể: rắn, lỏng, khí thông qua quan sát;

- Đưa ra một số ví dụ minh hoạ;

- Nêu được một số tính chất của chất (vật lý, hoá học)

- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc;

- Tiến hành được thí nghiệm sự chuyển thể của chất;

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể

Oxi - Không khí quanh ta

- Tính chất và tầm quan trọng của oxi đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu;

- Sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ;

- Không khí và sự cháy;

- Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường

không khí.

- Nêu được tính chất vật lý, tính chất hoá học của oxi; sự cần thiết của oxi trong đời sống, ứng dụng và điều chế oxi;

- Nêu được tầm quan trọng của oxi đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu;

- Nêu được thành phần của không khí;

- Trình bày vai trò của không khí đối với sự cháy

- Trình bày sự ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm không khí;

- Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường

không khí.

Nước và sự sống

- Thành phần hoá học, và tính chất của nước;

- Vai trò của nước đối với động, thực vật;

- Ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ môi trường

nước.

- Nêu được thành phần hoá học của nước;

- Nêu được cấu trúc và tính chất của nước;

- Trình bày vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật và thực vật;

- Nêu các VĐ dẫn đến ô nhiêm nguồn nước;

- Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường nước.


Cấu trúc của chất

Nguyên tử,

Nguyên tố hóa học

- Cấu tạo nguyên tử;

- Nguyên tố hoá học;

- Nguyên tử khối.

- Trình bày được cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron;

- Nêu được khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối;

- Đọc tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại;

- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể

- Viết được kí hiệu hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

Đơn chất,

hợp chất; Phân tử

- Đơn chất

- Hợp chất

- Phân tử, phân tử khối

- Trạng thái của chất

- Nêu được một số khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất và phân tử khối;

- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất.

- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.

- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể.

- Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất

theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.



CĐCL

bậc 2

CĐCL bậc 3

Nội dung

Yêu cầu đạt được


Công thức

hoá học - Hoá trị

- Công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và ý nghĩa công thức hoá học

- Hóa trị

- Mối liên hệ giữa hoá trị và công thức hoá học;

- Tính toán thành phần

% nguyên tố trong hợp chất; xác định công thức hoá học dựa vào % nguyên tố và khối lượng phân tử

- Hiểu được công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của chất.

- Trình bày cách viết công thức hoá học đơn chất và hợp chất.

- Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.

- Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể.

- Trình bày được khái niệm về hoá trị và quy tắc hóa trị

- Tìm được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể.

- Lập được công thức hoá học của hợp chất khi

biết hoá trị của hai nguyên tố hoá học hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.

Sơ lược về bảng tuần

hoàn các nguyên tố hoá học

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô, nhóm, chu kỳ;

- Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Trình bày được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

- Nêu được quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm.

- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.

- Xác định vị trí và tính chất hoá học cơ bản của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) dựa vào cấu tạo nguyên tử của chúng và ngược lại.

- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).

Chất tinh

khiết, hỗn

hợp, dung dịch; Độ tan của một chất trong nước; Tách chất ra khỏi hỗn hợp

- Khái niệm hỗn hợp và chất tinh khiết

- Phân biệt dung môi và dung dịch; hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, hợp chất và hỗn hợp;

- Độ tan theo khối lượng và thể tích

- Yếu tố ảnh hưởng; đến độ tan của chất rắn, chất khí;

- Nồng độ dung dịch

- Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết;

- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp;

- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà

- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước;

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan

- Nêu được khái niệm, công thức tính nồng độ

%, nồng độ mol;

- Nêu được các bước và biết cách tính toán, pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước.

Chuyển hoá hoá học

Sự biến đổi chất, phản ứng hóa học

- Biến đổi vật lý và biến đổi hoả học;

- Phản ứng hoá học;

- Định luật bảo toàn

- Nêu và phân biệt được sự biến đổi vật lý và biến đổi hóa học, đưa ra ví dụ minh hoạ;

- Quan sát, phân loại được sự biến đổi vật lý và biến đổi hoá học;



CĐCL

bậc 2

CĐCL bậc 3

Nội dung

Yêu cầu đạt được



khối lượng;

- Phương trình hoá học;

- Mol và tỉ khối của chất khí;

- Tính theo công thức và phương trình hoá học.

- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm;

- Chỉ được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra;

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng các chất; chứng minh được trong phản ứng hoá học khối lượng được bảo toàn;

- Nêu được khái niệm, các bước, ý nghĩa, lập phương trình hoá học; Lập được sơ đồ phản ứng hoá học;

- Nêu được khái niệm về mol và tỉ khối của chất khí;

- Tính toán được theo công thức, phương trình hoá học; Tính toán được hiệu suất phản ứng theo

thực tế và theo lý thuyết;

Một số hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối

- Giới thiệu một số oxit quan trọng, tính chất hoá học của oxit;

- Một số axit quan trọng, tính chất hoá học của axit;

- Một số bazơ quan trọng, tính chất hoá học của bazơ;

- Một số muối quan trọng, tính chất hoá học của muối;

- Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ;

- Phân bón hoá học.

- Nêu được các khái niệm: axit, bazơ, oxit, muối;

- Phân loại và đọc tên được các chất: axit mạnh, axit yếu, bazơ kiềm, bazơ không tan, oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính, muối tan và muối không tan;

- Tiến hành được một số thí nghiệm đặc trưng của axit, bazơ, oxit, muối;

- Trình bày được mối quan hệ giữa axit, bazơ, oxit và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của các hợp chất này.

- Nêu được tên, thành phần hoá học ứng dụng của một số phân bón hoá học

Kim loại

- Tính chất của kim loại: vật lý, hoá học

- Dãy hoạt động hoá học của kim loại;

- Sự ăn mòn kim lại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

- Một số kim loại điển hình;

- Một số hợp kim;

- Nêu được tính chất vật lý của kim loại;

- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của kim loại;

- Nêu được dãy hoạt động hoá học của kim loại và trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học;

- Nêu khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại; Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.; Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế và vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại.

- Nêu được tính chất hoá học của nhôm, sắt; tiến hành một số thí nghiệm, quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng; phân biệt nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học;

- Trình bày được thành phần chính của gang, thép và phương pháp luyện gang, thép.

Phi kim

- Tính chất vật lý, hoá học của phi kim

- Một số phi kim tiêu biểu;

- Hợp chất của phi kim;

- Nêu được tính chất vật lý, tính chất hoá học của phi kim;

- Trình bày được tính chất vật lý, tính chất hoá học của một số phi kim tiêu biểu: Hidro, Clo, Cacbon, Silic;



CĐCL

bậc 2

CĐCL bậc 3

Nội dung

Yêu cầu đạt được



- Công nghiệp silicat.

- Trình bày tính chất hoá học của một số hợp chất phi kim: CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, SiO2, muối silicat;

- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của Si,

SiO2, muối silicat.

Hợp chất hữu cơ và một số hiđrocacbon tiêu biểu

- Giới thiệu về hợp chất hữu cơ; cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ;

- Metan;

- Etilen;

- Axetilen;

- Benzen;

- Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ; phân loại hợp chất hữu cơ;

- Nêu được cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, nêu được công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ;

- Phân loại được chất hữu cơ và vô cơ dựa vào công thức phân tử;

- Nêu được công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan, etilen, axetilen và benzen;

- Trình bày được tính chất vật lý, tính chất hoá học của metan, etilen, axetilen và benzen; ứng dụng của những chất đó trong đời sống và trong

công nghiệp.

Nguồn nhiên liệu tự nhiên

- Dầu mỏ và khí thiên nhiên.

- Nhiên liệu

- Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ và khí thiên nhiên; phương pháp khai thác và sử dụng hiệu quả một số sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ và khí thiên nhiên.

- Nêu được khái niệm về nhiên liệu và các dạng nhiên liệu phổ biến;

- Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hoả, than,...) từ đó có những ứng xử phù hợp

với việc sử dụng nhiên liệu trong cuộc sống.

Dẫn xuất hiđrocacbon

- Giới thiệu về rượu etylic và axit axetic;

- Tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của chúng.

- Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của rượu etylic, axit axetic;

- Trình bày được tính chất vật lý, tính chất hoá học của rượu etylic, axit axetic; độ rượu;

- Tiến hành một số thí nghiệm của rượu etylic, axit axetic;

- Nêu được ứng dụng của rượu etylic, axit axetic.


Dẫn xuất của hiđrocacbon và nguồn

dinh dưỡng

cho con người

- Giới thiệu về lipid, chất béo;

- Tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của chúng.

- Nêu được khái niệm lipid, khái niệm chất béo, trạng thái tự nhiên, công thức tổng quát và đặc điểm cấu tạo;

- Trình bày được tính chất vật lý của chất béo, tính chất hoá học; viết được phương trình hoá học xảy ra;

- Nêu vai trò của lipid tham gia vào cấu tạo tế bào và tích luỹ năng lượng trong cơ thể;

- Trình bày được ứng dụng của chất béo và đề

xuất biện pháp sử dụng chất béo để có cơ thể khoẻ mạnh chống bệnh béo phì.

- Giới thiệu về glucozơ và saccarozơ;

- Tính chất vật lý, tính

- Nêu được thành phần nguyên tố, công thức chung của cacbonhidrat;

- Nêu được công thức phân tử, trạng thái tự

Xem tất cả 300 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí