Mô Tả Các Mức Độ Tiêu Chí Nl Vdktkn Của Hs Thcs


Bảng 2.1. Mô tả các mức độ tiêu chí NL VDKTKN của HS THCS‌


NL

thành phần


Tiêu chí


Mức độ 1


Mức độ 2


Mức độ 3

1. Phát hiện VĐ và đặt câu hỏi

định hướng huy động KT, KN đã học để giải quyết

1.1. Phát hiện VĐ

trong học tập và thực tiễn cuộc sống

Nêu được rất ít thông

tin liên quan đến vấn đề

Nêu được phần lớn

thông tin liên quan đến VĐ

Nêu được đầy đủ

thông tin liên quan đến VĐ

1.2. Đặt câu hỏi cho VĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống

Đặt được câu hỏi nhưng chưa liên quan đến VĐ

Đặt được câu hỏi liên quan đến một phần của VĐ nhưng chưa

chính xác

Đặt được câu hỏi chính xác liên quan đến đến toàn

bộ VĐ

1.3. Thu thập thông tin và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến VĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống

Thu thập thông tin chưa đầy đủ, chưa xác định được kiến thức, kĩ năng có liên quan đến VĐ

Xác định và thu thập thông tin đầy đủ nhưng chưa đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau; xác định chưa đầy đủ kiến thức, kĩ năng có liên quan đến

Xác định và thu thập thông tin đầy đủ, đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau; phù hợp với yêu cầu của VĐ cần giải quyết

2. Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc

sống

2.1. Lập kế hoạch GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống

Lập kế hoạch đã đưa ra mục tiêu và các nhiệm vụ chưa tường minh, chưa đầy đủ

cũng như kết quả chưa xác định rõ

Lập kế hoạch đã đưa ra mục tiêu cụ thể nhưng các nhiệm vụ chưa chi tiết và đầy

đủ, kết quả dự kiến chưa xác định rõ

Lập kế hoạch đưa ra mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ chi tiết và đầy đủ, kết

quả dự kiến xác định rõ

2.2. Lựa chọn phương án GQVĐ trong học tập và thực tiễn

cuộc sống

Lựa chọn phương án GQVĐ chưa phù hợp

Lựa chọn phương án phù hợp được một phần để thực hiện GQVĐ

Lựa chọn phương án GQVĐ phù hợp

2.3. Thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học tập và thực tiễn

cuộc sống

Thực hiện chưa đúng theo kế hoạch đã đề xuất

Thực hiện được một phần của kế hoạch đề xuất

Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề xuất

2.4. Rút ra kế luận và đánh giá phương án GQVĐ trong học tập và thực tiễn

cuộc sống

Rút ra kết luận nhưng chưa chính xác và chưa đánh giá được phương án GQVĐ

Rút ra kết luận chính xác nhưng chưa đánh giá được phương án GQVĐ

Rút ra kết luận chính xác và đánh giá được phương án GQVĐ

3. Đánh giá và điều chỉnh bản thân phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững

3.1. Kiến tạo được tri thức mới có ý nghĩa cho bản thân

Kiến tạo được tri thức mới nhưng chưa rõ ràng, chính xác

Kiến tạo được tri thức mới khá rõ ràng và tương đối chính

xác

Kiến tạo được tri thức mới rõ ràng, chính xác

3.2. Đưa ra các đề xuất vận dụng trong thực tiễn

Đưa ra các đề xuất mới để vận dụng trong thực tiễn chưa đầy đủ và hợp lý

Đưa ra các đề xuất mới để vận dụng trong thực tiễn tương đối đầy đủ và hợp lý

Đưa ra các đề xuất mới để vận dụng trong thực tiễn đầy đủ và hợp lý

3.3. Thể hiện thái độ và hành động ứng xử

phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững

Có thái độ và hành động ứng xử chưa tích cực và ít phù hợp

Có thái độ và hành động ứng xử tương

đối tích cực và phù hợp

Có thái độ và hành động ứng xử tích cực và phù hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.


2.3.3. Thiết kế công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh THCS

Ở nội dung trên chúng tôi đã xây dựng thang đo NLVDKTKN cho HS. Thang đo do chúng tôi thiết kế bao gồm 10 tiêu chí, với mỗi tiêu chí có ba mức độ. Dựa trên thang đo này, chúng tôi tiến hành thiết kế công cụ đánh giá NLVDKTKN để GV đánh giá và HS tự đánh giá.

2.3.3.1. Mục đích

Xây dựng bộ công cụ để đánh giá định lượng sự phát triển của NLVDKTKN cho HS thông qua việc sử dụng quy trình TCDH các CĐCL đã xây dựng.

2.3.3.2. Yêu cầu

Bộ công cụ cần phải thể hiện rõ chủ thể đánh giá, đối tượng được đánh giá; có các tiêu chí và mức độ cụ thể, điểm số rõ ràng để thấy được sự phát triển NLVDKTKN của HS trong quá trình dạy học các CĐCL.

2.3.3.3. Quy trình thiết kế

Bộ công cụ đánh giá NLVDKTKN của HS được thiết kế dựa theo các bước sau:

- Xác định mục tiêu, đối tượng, thời điểm đánh giá.

- Căn cứ vào thang đo thiết kế công cụ đánh giá cho từng đối tượng GV và HS: tiêu chí, mức độ, xây dựng nguồn minh chứng.

- Thử nghiệm công cụ đánh giá;

- Điều chỉnh, chỉnh sửa và hoàn thiện công cụ đánh giá.

2.3.3.4. Thiết kế công cụ đánh giá dành cho giáo viên

Thiết kế phiếu đánh giá theo tiêu chí cho GV sử dụng để đánh giá hành vi, động cơ, thái độ, khả năng học tập của HS. Phiếu đánh giá theo tiêu chí dành cho giáo viên được chúng tôi sử dụng dựa vào thang đo NLVDKTKN đã xây dựng ở trên gồm 10 tiêu chí; mỗi tiêu chí gồm có 3 mức độ tương ứng.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA HỌC SINH (dành cho GV)

Trường THCS.........................................................................................................

Ngày ..............tháng........năm ........ Tên GV.........................................................

Đối tượng quan sát: Lớp.......; HS:.............................; Nhóm:......,,,,,,,,................ Tên CĐ: .................................................................................................................


TT


Các tiêu chí

Các mức độ

Nguồn

minh chứng

Mức độ 1

(1 đ)

Mức độ

2 (2 đ)

Mức độ 3

(3 đ)


1

Phát hiện VĐ trong học tập và thực tiễn

cuộc sống





2

Đặt câu hỏi cho VĐ trong học tập và

thực tiễn cuộc sống







TT


Các tiêu chí

Các mức độ

Nguồn minh chứng

Mức độ 1

(1 đ)

Mức độ 2 (2 đ)

Mức độ 3

(3 đ)


3

Thu thập thông tin và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến VĐ trong học

tập và thực tiễn cuộc sống




1) Phiếu học tập

2) Phiếu đánh giá và tự đánh giá

3) Bài kiểm tra

4) Phiếu tường trình thực hành

5) Kết quả bài làm của HS

6) Hồ sơ học tập

4

Lập kế hoạch GQVĐ trong học tập và

thực tiễn cuộc sống




5

Lựa chọn phương án GQVĐ trong học

tập và thực tiễn cuộc sống




6

Thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học

tập và thực tiễn cuộc sống




7

Rút ra kế luận và đánh giá phương án GQVĐ trong học tập và thực tiễn

cuộc sống




8

Kiến tạo được tri thức mới có ý nghĩa cho

bản thân




9

Đưa ra các đề xuất vận dụng trong thực tiễn




10

Thể hiện thái độ và hành động ứng xử phù

hợp với yêu cầu phát triển bền vững





2.3.3.5.Thiết kế bảng kiểm tự đánh giá của học sinh

Ngày...... tháng....... năm.........

GV đánh giá

Việc thiết kế bảng kiểm tự đánh giá của HS được chúng tôi sử dụng để các em đánh giá các mức độ đạt được của mình về các tiêu chí của NLVDKTKN. Bảng kiểm tự đánh giá của HS được chúng tôi sử dụng dựa vào thang đo NLVDKTKN vào GQVĐ học tập đã xây dựng ở trên gồm 3 tiêu chí và 10 chỉ báo; mỗi chỉ báo gồm có 3 mức độ tương ứng.

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ (dành cho HS)

Trường THCS.........................................................................................................

Ngày .......... tháng........năm ........ Tên HS...........................................Lớp:...........

Tên CĐ: ............................................................................................................

TT

Các tiêu chí

Các mức độ

Lựa chọn mức độ

1

Em phát hiện VĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống ở mức độ nào?

Nêu được rất ít thông tin liên quan đến vấn đề

1

Nêu được phần lớn thông tin liên quan đến VĐ

2

Nêu được đầy đủ thông tin liên quan đến VĐ

3

2

Em đặt câu hỏi cho VĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống ở mức độ nào?

Đặt được câu hỏi nhưng chưa liên quan đến VĐ

1

Đặt được câu hỏi liên quan đến một phần của VĐ

nhưng chưa chính xác

2

Đặt được câu hỏi chính xác liên quan đến đến toàn bộ vấn đề

3

3

Em thu thập thông tin và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến VĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống ở mức

Thu thập thông tin chưa đầy đủ, chưa xác định kiến

thức, kĩ năng có liên quan đến VĐ

1

Xác định và thu thập thông tin đầy đủ nhưng chưa

đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau; xác định chưa đầy đủ kiến thức, kĩ năng có liên quan đến VĐ

2



TT

Các tiêu chí

Các mức độ

Lựa chọn mức độ


độ nào?

Xác định và thu thập thông tin đầy đủ, đa dạng từ

nhiều nguồn khác nhau; phù hợp với yêu cầu của VĐ cần giải quyết

3

4

Em lập kế hoạch GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống ở mức độ nào

Lập kế hoạch đã đưa ra mục tiêu và các nhiệm vụ

chưa tường minh, chưa đầy đủ cũng như kết quả chưa xác định rõ

1

Lập kế hoạch đã đưa ra mục tiêu cụ thể nhưng các nhiệm vụ chưa chi tiết và đầy đủ, kết quả dự kiến

chưa xác định rõ

2

Lập kế hoạch đưa ra mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ

chi tiết và đầy đủ, kết quả dự kiến xác định rõ

3

5

Em lựa chọn phương án GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống ở mức độ nào?

Lựa chọn phương án GQVĐ chưa phù hợp

1

Lựa chọn phương án phù hợp được một phần để

thực hiện GQVĐ

2

Lựa chọn phương án GQVĐ phù hợp

3

6

Em thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc

sống ở mức độ nào?

Thực hiện chưa đúng theo kế hoạch đã đề xuất

1

Thực hiện được một phần của kế hoạch đề xuất

2

Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề xuất

3

7

Em rút ra kế luận và đánh giá phương án GQVĐ trong học tập và thực tiến cuộc sống ở mức độ nào?

Rút ra kết luận nhưng chưa chính xác và chưa đánh

giá được phương án GQVĐ

1

Rút ra kết luận chính xác nhưng chưa đánh giá được phương án GQVĐ

2

Rút ra kết luận chính xác và đánh giá được phương

án GQVĐ

3

8

Em kiến tạo tri thức mới có ý nghĩa cho bản thân ở mức độ nào?

Kiến tạo được tri thức mới nhưng chưa rõ ràng,

chính xác

1

Kiến tạo được tri thức mới khá rõ ràng và tương đối

chính xác

2

Kiến tạo được tri thức mới rõ ràng, chính xác

3

9

Em đưa ra các đề xuất vận dụng trong thực tiễn ở mức độ nào?

Đưa ra các đề xuất mới để vận dụng trong thực tiễn

chưa đầy đủ và hợp lý

1

Đưa ra các đề xuất mới để vận dụng trong thực tiễn

tương đối đầy đủ và hợp lý

2

Đưa ra các đề xuất mới để vận dụng trong thực tiễn

đầy đủ và hợp lý

3

10

Em thể hiện thái độ và hành độ ứng xử phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững ở mức độ nào?

Có thái độ và hành động ứng xử chưa tích cực và ít

phù hợp

1

Có thái độ và hành động ứng xử tương đối tích cực

và phù hợp

2

Có thái độ và hành động ứng xử tích cực và phù hợp

3



Ghi chú: - Lựa chọn mức 1: 1 điểm;

- Lựa chọn mức 2: 2 điểm

- Lựa chọn mức 3: 3 điểm

Ngày...... tháng....... năm.........

HS tự đánh giá


2.3.3.6. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực

a) Mục đích

Bài KTĐG NLVDKTKN của HS ngoài nhiệm vụ đánh giá KT, KN còn giúp làm rõ sự thể hiện được một số tiêu chí đặc trưng của NLVDKTKN. Do vậy, GV cần thiết kế các bài tập theo định hướng phát triển NL để xây dựng đề kiểm tra. Thông qua kết quả kiểm tra, GV sẽ đánh giá mức độ nắm KT, KN và các tiêu chí của NLVDKTKN.

b) Yêu cầu

Các bài tập được sử dụng để đánh giá NLVDKTKN của HS phải là dạng bài tập GQVĐ, bài tập vận dụng KT, KN vào GQVĐ trong học tập và trong thực tiễn. Thường đây là các bài tập mở, gắn với tình huống, bối cảnh cụ thể của cuộc sống. Thông qua giải bài tập giúp cho HS có khả năng GQVĐ một cách linh hoạt và tổng hợp.

c) Quy trình thiết kế

Quy trình thiết kế gồm các bước sau đây:

- Xác định mục tiêu và thời điểm đánh giá.

- Xác định tiêu chí cần đánh giá, PP và điều kiện thực hiện bài kiểm tra.

- Lập ma trận bài kiểm tra.

- Thiết kế câu hỏi, đáp án theo ma trận và bám sát các tiêu chí cần đánh giá.

- Thử nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp và lấy ý kiến chuyên gia.

- Chỉnh sửa và hoàn thiện.

d) Đề kiểm tra

Dựa vào mục tiêu, yêu cầu và quy trình thiết kế bài kiểm tra nêu trên, các đề KTĐG NLVDKTKN đã được thiết kế và trình bày tại phụ lục 4 bao gồm 4 bài kiểm tra, 2 bài trước tác động và 2 bài sau tác động.

2.4. Xây dựng chủ đề cốt lõi để tổ chức dạy học hoá học ở THCS theo tiếp cận tích hợp

2.4.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề cốt lõi

2.4.1.1. Chủ đề cốt lõi có mối quan hệ tầng bậc, hướng đến sự phát triển của các nguyên lý vận động, phát triển của thế giới tự nhiên

Các nguyên lý vận động, phát triển chung của thế giới tự nhiên thể hiện sự xuyên suốt, sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên. Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên của việc xây dựng CĐCL để tổ chức dạy học hoá học theo tiếp cận TH là hướng đến sự phát triển của các nguyên lý này.

Dựa trên các nguyên lý vận động, phát triển của thế giới tự nhiên xây dựng các CĐCL mang tính tầng bậc khác nhau: CĐCL bậc 1, CĐCL bậc 2, CĐCL bậc 3. Trong mỗi bậc của CĐCL thể hiện tính TH trong nội tại và các bậc khác nhau của CĐCL thể hiện tính TH xuyên suốt theo các mạch nội dung.


2.4.1.2. Phạm vi tích hợp khi xây dựng chủ đề cốt lõi tăng dần và có tính khái quát cao

Phạm vi tích hợp của CĐCL được tăng dần, hướng tới mức độ khái quát cao hơn. CĐCL bậc 1 có mức độ khái quát cao nhất, đây là sự triển khai đến các phân môn Hoá học, Sinh học, Vật lý và Khoa học Trái Đất dựa vào các nguyên lý vận động, phát triển của thế giới tự nhiên. CĐCL bậc 2 thể hiện các nội dung của phân môn Hoá học theo các mạch kiến thức. CĐCL bậc 3 được cụ thể hoá từ CĐCL bậc 2, có sự phù hợp với CĐCL bậc 1.

2.4.1.3. Chủ đề cốt lõi được xây đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông CĐCL khi xây dựng phải đảm bảo thực hiện mục tiêu của chương trình GDPT nói chung và của chương trình Hoá học ở THCS nói riêng như trang bị KT, KN, thái độ. Ngoài ra các CĐCL phải hướng đến phát triển được NL chung, NL đặc thù của bộ môn Hoá học. Hiện nay chương trình GDPT mới đã được xây dựng theo định hướng TH và phát triển NL ở HS. Chính vì vậy khi xây dựng CĐCL cần phải xác định hướng tới hình thành và phát triển NL trong CT GDPT mới trong đó có

năng lực đặc thù của môn KHTN – NL KHTN.

2.4.1.4. Chủ đề cốt lõi là cơ sở để căn cứ vào đó giáo viên có thể phát triển chương trình giáo dục nhà trường

Chương trình giáo dục nhà trường được Bộ GD&ĐT triển khai trong nhiều năm qua. Với chương trình GDPT hiện hành, khi thực hiện chương trình giáo dục nhà trường để GV sắp xếp lại các đơn vị kiến thức trong chương trình mang tính TH, TCDH theo các CĐ TH hướng đến sự phát triển NL ở HS. Trong chương trình GDPT mới, ngoài việc thực hiện các CĐ đã được đưa ra, GV căn cứ vào khung và yêu cầu cần đạt để xây dựng CĐ mang tính TH cao nhất phù hợp với thực tiễn địa phương, vùng miền, cơ sở vật chất và trình độ của HS. Vậy nên, các CĐCL được xây dựng trong đề tài luận án là cơ sở để GV phát triển chương trình giáo dục nhà trường, cụ thể hơn cả là căn cứ vào CĐCL bậc 3 GV xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp.

2.4.2. Quy trình xây dựng chủ đề cốt lõi để tổ chức dạy học hoá học theo tiếp cận tích hợp

Việc xây dựng CĐCL để TCDH Hoá học theo tiếp cận TH được thực hiện theo quy trình dưới đây:


CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

1. Sự đa dạng

2. Sự tương tác

3. Sự vận động và biến đổi

4. Tính cấu trúc

5. Tính hệ thống


CHỦ ĐỀ CỐT LÕI BẬC 1

(mạch kiến thức hoá học, vật lý, sinh học)


Chất và

sự biến đổi của chất

Năng lượng và sự biến đổi

Trái Đất và bầu trời


Vật sống

CHỦ ĐỀ CỐT LÕI BẬC 2

(mạch kiến thức hoá học)


Chất ở xung quanh ta

Cấu trúc của chất

Sự chuyển hoá hoá học


CHỦ ĐỀ CỐT LÕI BẬC 3



Trạng thái của chất


Oxi – Không khí quanh ta


Nguyên tử, nguyên tố hoá học


Đơn chất, hợp chất; Phân tử


Nguồn nhiên liệu tự nhiên

Dẫn xuất hiđrocacbon và nguồn dinh dưỡng

...


Sơ đồ 2.3. Quy trình xây dựng CĐCL

2.4.2.1. Xác định và xây dựng các nội dung của 5 nguyên lý khoa học tự nhiên

Các nguyên lý vận động, phát triển chung của thế giới tự nhiên chi phối sự hình thành, vận động, phát triển của các phân môn Vật lý, Hoá học, Sinh học,... Các nguyên lý này thể hiện sự xuyên suốt, sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên. Chính vì vậy, luận án xuất phát từ các nguyên lý vận động, phát triển để xây dựng các CĐCL trong tổ chức dạy học môn Hoá học ở THCS theo tiếp cận TH.



Sơ đồ 2 4 Mô tả các môn học quấn quanh trục là lõi các nguyên lý vận động 1


Sơ đồ 2.4: Mô tả các môn học quấn quanh trục là lõi các nguyên lý vận động phát triển của thế giới tự nhiên‌

Các nguyên lý vận động, phát triển chung của tự nhiên, gồm: sự đa dạng; tính cấu trúc; tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác. Lí do để lựa chọn các nguyên lý này là chúng phản ánh những quy luật bản chất chung nhất của thế giới tự nhiên; chúng là những mô hình nhận thức, vận dụng tri thức về tự nhiên và đây chính là những nguyên lý được quy định trong CT GDPT năm 2018 của môn KHTN. Để mô tả mối quan hệ giữa nguyên lý với việc xây dựng CĐCL các môn học thuộc lĩnh vực KHTN trong đó có môn Hoá học chúng tôi đã xây dựng nội dung các nguyên lý và đưa ra CHCL để định hướng trong việc xây dựng các CĐCL bậc 1, bậc 2, bậc 3 tiếp theo.

Bảng 2.2. Các nguyên lý vận động phát triển chung của tự nhiên


TT

NGUYÊN LÍ

MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC NGUYÊN LÝ

CHCL

1

Sự đa dạng

Thế giới tự nhiên bao gồm các sinh vật sống và các yếu tố phi sinh vật. Sự đa dạng trong thế giới tự nhiên thể hiện sự phong phú với số lượng nhiều và sự khác nhau, giúp duy trì sự cân bằng trong các hệ sinh thái và cung cấp cho con người những tài nguyên hữu ích. Việc nghiên cứu về các đặc trưng và sự thay đổi của thế giới sống và các yếu tố phi sinh vật sẽ dễ dàng hơn khi có thể sắp xếp chúng vào các nhóm phân loại khác nhau.

- Môi trường cung cấp cho chúng ta những gì?

- Sự đa dạng của thế giới sống có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

- Tại sao việc duy trì sự đa dạng lại là quan trọng?

- Làm thế nào để phân loại được vật chất trong thế giới xung quanh ta?

- Làm thế nào để phát hiện những tính chất và đặc điểm của những thứ xung quanh mình?

2

Sự tương tác

Sự tương tác là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các thành phần trong tự nhiên. Tương tác là một trong những nguyên lý cơ bản chi phối mọi vật trong tự nhiên. Trong tự nhiên có sự tương tác giữa các lực và các đối tượng, giữa vật chất và năng lượng. Các tương tác này thường đi kèm sự

chuyển hóa vật chất và năng lượng. Đối với thế giới sống, sự tương tác giữa các sinh vật sống và

- Con người tương tác với môi trường xung quanh như thế nào?

- Có những dạng tương tác nào diễn ra trong tự nhiên?

- KT về tương tác giúp con người hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình như thế

Xem tất cả 300 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí