Tổ chức dạy học hóa học theo tiếp cận tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở - 14





- Khi lọ thu khí đầy, đậy nút, rút ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn cồn.

trong nước.




2. Nhận xét

Nhiệt phân thuốc tím (KMnO4) ta thu được kali maganat K2MnO4, mangan (IV) oxit MnO2 và …………..

PTHH:

…………………………………………………………………………………….


- Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, sửa và bổ sung (nếu có).

- GV chữa phiếu thảo luận của các nhóm và chốt kiến thức lên bảng theo sơ đồ tư duy.

- Yêu cầu HS trả lời độc lập các câu hỏi sau:

+ Ngoài KMnO4, oxi có thể được điều chế từ những hoá chất nào?

+ Nêu nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

+ Có thể thu oxi bằng những cách nào?

+ Oxi là chất khí không màu, không mùi, vậy làm sao để biết ống nghiệm đã chứa đầy oxi?

- GV có thể hướng dẫn HS đọc thêm phần sản xuất oxi trong công nghiệp

- GV khai thác thêm qua câu hỏi sau: Trong tự nhiên, oxi sinh ra bằng cách nào?


Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 5 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC6, TC7, TC8:

TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân thuốc tím.

- Oxi được thu bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.

- Nhận biết oxi bằng tàn đóm đỏ. TC2: HS đặt câu hỏi cho VĐ:

- Ngoài KMnO4, oxi có thể được điều chế từ những hoá chất nào?

- Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí cần đặt bình như thế nào?

- Vì sao oxi thu được bằng cách đẩy nước?

- Khi thu oxi bằng cách đẩy nước, tại sao phải rút ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn cồn. Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí có cần thực hiện tương tự vậy không?

- Nhận biết khí oxi bằng cách nào?

- Trong tự nhiên và trong công nghiệp, oxi được tạo ra bằng cách nào?


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.




TC3: HS thu thập thông tin từ thí nghiệm, SGK và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Oxi có thể được điều chế từ KMnO4, KClO3

- Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí cần đặt miệng bình hướng lên trên.

- Oxi thu được bằng cách đẩy nước vì nó ít tan trong nước.

- Khi thu oxi bằng cách đẩy nước, phải rút ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn cồn vì khi tắt đèn cồn, nhiệt độ giảm dẫn đến chênh lệch áp suất, nước bị hút ngược trở lại ống nghiệm, gây nứt vỡ ống nghiệm. Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí không cần thực hiện tương tự vậy.

- Nhận biết oxi bằng tàn đóm đỏ.

- Trong công nghiệp, oxi được tạo thành khi chưng cất phân đoạn không khí lỏng hoặc điện phân nước. Trong tự nhiên, oxi được tạo thành qua quá trình quang hợp.

TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập (tiến hành và quan sát thí nghiệm, thu thập thông tin…)

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận. Trong quá trình lắng nghe trình bày của nhóm bạn, HS có thể điều chỉnh, học hỏi từ nhóm bạn.

HS phát biểu kết luận vấn đề: HS đưa ra kết luận về điều chế và thu khí oxi.

TC8: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: khi trả lời thêm các câu hỏi về thực tiễn mà GV đưa ra.


Hoạt động 6: Luyện tập – vận dụng (15 phút)

- GV yêu cầu HS làm bài tập sau

1. Em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh vai trò của oxi với sự hô hấp (hay với sự cháy).

2. Khí đốt hóa lỏng, viết tắt là LPG (Liqid Petrolium Gas) hay còn gọi là gas thường được dùng đun nấu trong các hộ gia đình. Thành phần chính của khí gas gồm khí propan (C3H8) và khí butan (C4H10).

a Viết phương trình hoá học xảy ra khi đốt cháy khí gas giả thiết rằng phản 1

a. Viết phương trình hoá học xảy ra khi đốt cháy khí gas (giả thiết rằng phản ứng chỉ tạo sản phẩm CO2 và H2O?

b. Cho biết khí gas nhẹ hơn hay nặng hơn không khí?


c. Khi có hiện tượng rò rỉ khí gas trong bếp nấu của các gia đình, người ta khuyên người dân mở toang các cửa và dùng quạt nan, mảnh bìa các tông để quạt tản khí ra ngoài mà không nên bật quạt điện. Giải thích tại sao làm như vậy?

- Đại diện 1 HS chữa bài, các HS khác theo dõi bài chữa, sửa lỗi (nếu có).

Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 6 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC10:

TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Oxi cần cho sự hô hấp của động vật và thực vật.

- Oxi tác dụng được với khí propan (C3H8) và khí butan (C4H10). TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của oxi với sự hô hấp (hay với sự cháy) như thế nào? Cần sử dụng những hoá chất, vật liệu hay sinh vật nào?

- Oxi tác dụng với khí propan (C3H8) và khí butan (C4H10) tạo ra sản phẩm gì, điều kiện phản ứng là gì?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Oxi cần cho hoạt động hô hấp của thực vật, động vật, con người.

- Oxi cần cho sự cháy.

- Cần thiết kế hệ thí nghiệm kín, có thể tiến hành thí nghiệm đối chứng để tăng tính thuyết phục.

- Oxi tác dụng với khí propan (C3H8) và khí butan (C4H10) tạo ra khí cacbonic CO2 và hơi nước H2O ở nhiệt độ cao.

- Bật quạt điện có thể tạo điều kiện cho phản ứng cháy của oxi trong không khí với khí propan (C3H8) và khí butan (C4H10) của khí gas gây nguy hiểm.

TC4: HS lập kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của oxi với sự hô hấp (hay với sự cháy).

TC5: HS lựa chọn phương án để giải quyết vấn đề đặt ra: HS lựa chọn nến, con vật cho thí nghiệm chứng minh vai trò của oxi với sự hô hấp (hay với sự cháy).

TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: HS có thể bình tĩnh, biết cách xử lý nếu gặp tình huống rò rỉ gas.



Nội dung 2: Tìm hiểu về sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- GV có thể dùng các câu hỏi mang tính chất gợi mở vấn đề như: Tại sao đồ vật bằng sắt để ngoài không khí sẽ bị gỉ?

- HS trả lời (có thể chính xác hay không). Cuối giờ, GV có thể quay lại với câu hỏi đặt ra ban đầu.




Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 1 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Trong không khí, đồ vật bằng sắt sẽ bị gỉ. TC2: HS đặt câu hỏi cho VĐ:

- Tại sao sắt bị gỉ?

- Có biện pháp nào để sắt không bị gỉ?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Sắt bị gỉ là do sắt phản ứng với oxi có trong không khí.

- Có thể sơn phủ bề mặt đồ vật để ngăn cản sự tiếp xúc của sắt với oxi.



Hoạt động 2: Hình thành khái niệm sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ (15 phút)

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành các PTHH sau :

a. Fe + …… Fe3O4

b. ......... K2MnO4 + MnO2 + O2 c. CH4 + O2 ……. + H2O

d. CaCO3 CaO + CO2 e. ..... + O2 P2O5

f. Fe2O3 + H2 Fe + H2O

g. H2 + F2 HF

h. NO2 + O2 + H2O HNO3.

i. CuCl2 Cu + Cl2

j. C2H6O + …….. CO2 + H2O

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, các HS còn lại lập PTHH vào vở.

- HS theo dõi bài chữa và bổ sung điều kiện ở một số PTHH.

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ như sau:

+ Nhóm 1 chỉ ra sự oxi hoá trong các phản ứng, đó là: a, c, e, h, j. Từ đó, tìm ra điểm chung giữa các PTHH này và phát biểu khái niệm sự oxi hoá.

Sự oxi hóa là sự tác dụng của …… với …... (chất đó có thể là …..…….hay ……)


+ Nhóm 2 quan sát các PTHH mô tả phản ứng hoá hợp: a, e, g, h. Từ đó, tìm ra điểm chung giữa các PTHH này và phát biểu khái niệm phản ứng hoá hợp.


Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có …………… sản phẩm được tạo thành từ………………chất ban đầu.

+ Nhóm 3 quan sát các PTHH mô tả phản ứng phân huỷ: b, d, i. Từ đó, tìm ra điểm chung giữa các PTHH này và phát biểu khái niệm phản ứng phân huỷ.


Phản ứng phân huỷ là phản ứng hóa học trong đó …………… chất sinh ra

……………… chất mới.

- HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, thảo luận chung để đi tới kết luận.

Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 2 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Các phản ứng xảy ra ở PTHH a, c, e, h, j đều có sự tham gia của oxi.

- Các phản ứng xảy ra ở PTHH a, e, g, h đều chỉ có một chất sản phẩm.

- Các phản ứng xảy ra ở PTHH b, d, i đều chỉ có một chất tham gia. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Thế nào là sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề

- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với chất khác (Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất)

- Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một sản phẩm được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

- Phản ứng phân huỷ là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng (8 phút)

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sau:

1. Kể tên 2 hiện tượng xảy ra sự oxi hoá mà em biết trong đời sống hàng ngày.

2. Trong nhà máy luyện thép, người ta thổi khí oxi qua lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao để oxi hoá các nguyên tố cacbon, mangan, silic, photpho, lưu huỳnh, kẽm, đồng có trong gang để luyện thép. Hãy viết các PTHH đó.

- Đại diện 1 HS chữa bài, các HS khác theo dõi bài chữa, sửa lỗi (nếu có). Nếu trong những ví dụ HS nêu chưa có hiện tượng sắt gỉ thì GV quay lại câu hỏi đưa ra từ đầu bài, phân tích và hướng dẫn HS đưa ra câu trả lời chính xác.


Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 3 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Các phản ứng có oxi tham gia sẽ xảy ra sự oxi hoá TC2: HS đặt câu hỏi cho VĐ:

- Có những hiện tượng thực tế nào xảy ra sự oxi hoá?

TC3: Thu thập thông tin, xác định KT, KN có liên quan đến VĐ:

- Hiện tượng sắt gỉ, đốt cháy nhiên liệu (xăng, gas, than, củi, giấy…), quá trình hô hấp, luyện thép… đều xảy ra sự oxi hoá.

- Viết các PTHH minh hoạ các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện thép.


Nội dung 3: Tìm hiểu về không khí – sự cháy Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- GV có thể cho HS nín thở trong vài giây và yêu cầu HS nêu cảm nhận về sự thiếu hụt oxi. Từ đó HS nhận biết được sự tồn tại của oxi trong không khí.

- GV hướng dẫn HS đưa ra các dự đoán:

+ Oxi chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm về thể tích không khí?

+ Ngoài oxi, không khí còn có những chất nào?

- HS trả lời (có thể chính xác hay không). Cuối giờ, GV có thể quay lại với câu hỏi đặt ra ban đầu.


Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 1 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Oxi có trong không khí. TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Oxi chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm về thể tích không khí?

- Ngoài oxi, không khí còn có những chất nào?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Trong không khí có khí cacbonic, là sản phẩm của sự cháy và hoạt động hô hấp của sinh vật.

- Trong không khí có hơi nước. Những đám mây được tạo thành do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại.

- Trong không khí có bụi, có thể nhìn thấy bụi qua những tia nắng.

- Trong không khí có các vi sinh vật bao gồm virut và vi khuẩn, có thể lây nhiễm bệnh tật.


Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành phần không khí (15 phút)

- GV yêu cầu HS đọc mục 1a - SGK trang 95, chiếu video hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm.

- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, trả lời câu hỏi mục 1b – SGK trang 95, mục 1c – SGK trang 96.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, sửa và bổ sung (nếu có).

- Yêu cầu HS trả lời độc lập các câu hỏi sau:

+ Hiện tượng nào trong thực tế chứng tỏ trong không khí có chứa hơi nước?

+ Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vôi tôi, thấy có màng trắng mỏng do khí cacbonic đã tác dụng với nước vôi. Vậy khí cacbonic ở đâu ra?

+ Hiện tượng thực tế nào chứng minh trong không khí có bụi, có vi sinh vật?




Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động: Hoạt động 2 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC6, TC7: TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích của không khí.

TC2: HS đặt câu hỏi cho vấn đề:

- Ngoài oxi, không khí còn có những chất nào? Tỉ lệ của các chất này trong không khí là bao nhiêu?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề

- Trong không khí có chứa 78% là khí nitơ, 21% khí oxi và 1% là các chất khác bao gồm:

+ Khí cacbonic, là sản phẩm của sự cháy và hoạt động hô hấp của sinh vật.

+ Hơi nước, những đám mây được tạo thành do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại.

+ Bụi, có thể nhìn thấy bụi qua những tia nắng.

+ Các vi sinh vật bao gồm virut và vi khuẩn, có thể lây nhiễm bệnh tật.

TC6: HS thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập (tiến hành và quan sát thí nghiệm, thu thập thông tin…)

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận. Trong quá trình lắng nghe trình bày của nhóm bạn, HS có thể điều chỉnh, học hỏi từ nhóm bạn.

HS phát biểu kết luận vấn đề: HS đưa ra kết luận về tỉ lệ phần trăm về thể tích của oxi có trong không khí.



Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự cháy (22 phút)

- GV cho HS dự đoán: trong các hiện tượng thực tế sau, hiện tượng nào xảy ra sự cháy ?

a) Ngọn lửa khí gas có màu xanh nhạt.

b) Đồ vật bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ.

c) Thắp sáng nến mỗi khi mất điện.

Từ đó GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Sự cháy là gì ?

- GV yêu cầu HS trả lời cá nhân các câu hỏi sau :

+ Sự cháy tạo ra những sản phẩm chủ yếu nào? Trình bày thí nghiệm nhận biết từng loại sản phẩm đó.

+ Sự cháy có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới cuộc sống con người ? Lấy ví dụ chứng minh.

+ Có những biện pháp nào để dập tắt sự cháy ?

- Các HS khác theo dõi, nhận xét. GV điều chỉnh câu trả lời cho chính xác (khi cần thiết).


- Đại diện nhóm HS trình bày kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra sự cháy ở trong không gian nhỏ (lớp học, phòng ngủ…)

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu có).

Phân tích sự phát triển NL thông qua hoạt động:

Hoạt động 3 khi thực hiện nhằm phát triển TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC7, TC8, TC9, TC10:

TC1: HS phát hiện vấn đề:

- Sự cháy có toả nhiệt, có phát sáng.

- Muốn xảy ra sự cháy cần có oxi.

- Sự cháy cần có oxi tạo ra khí cacbonic, hơi nước. TC2: HS đặt câu hỏi cho VĐ:

- Làm thế nào để chứng minh sản phẩm của sự cháy có khí cacbonic,

hơi nước? Cần có những dụng cụ, hoá chất, vật liệu hay sinh vật nào?

- Có những biện pháp nào để dập tắt sự cháy?

- Nước có thể dập tắt được tất cả các đám cháy không?

- Khi phát hiện xảy ra sự cháy, ta cần làm những gì?

TC3: HS thu thập thông tin từ hiểu biết có sẵn và xác định kiến thức, kĩ năng có liên quan đến vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề, ví dụ:

- Khí cacbonic có thể nhận biết trực tiếp bằng nước vôi trong, có thể nhận biết gián tiếp qua hoạt động quang hợp của cây xanh. Hơi nước có thể ngưng tụ khi gặp lạnh.

- Với đám cháy do xăng, dầu, ta không thể sử dụng nước. Ở các trạm xăng, người ta có nhiều thùng chứa cát để phòng cháy, nổ.

- Khi xảy ra sự cháy, ta cần báo cháy, dùng khăn ẩm che lại đường thở để tránh bị ngạt, đi men theo bờ tường nếu nhiều khói, không nhìn rõ đường ra…

TC4: HS lập kế hoạch triển khai giải quyết vấn đề: HS thiết kế thí nghiệm chứng minh cacbonic và hơi nước là sản phẩm của sự cháy.

TC5: HS lựa chọn phương án để giải quyết vấn đề đặt ra: HS lựa chọn cây hay nước vôi trong cho thí nghiệm chứng minh khí cacbonic là sản phẩm của sự cháy, lựa chọn dụng cụ để chứng minh có hơi nước tạo thành sau phản ứng.

TC7: HS rút ra kết luận và điều chỉnh phương án giải quyết vấn đề khi cần thiết: HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận. Trong quá trình lắng nghe trình bày của nhóm bạn, HS có thể điều chỉnh, học hỏi từ nhóm bạn.

HS phát biểu kết luận vấn đề: HS đưa ra kết luận về sự cháy.

TC8,9: HS đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề tương tự và vấn đề mới: khi trả lời thêm các câu hỏi về thực tiễn mà GV đưa ra.

TC10: HS có hành vi, thái độ phù hợp khi giải quyết vấn đề: khi trả lời thêm các câu hỏi về thực tiễn mà GV đưa ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2023