Tổ Chức Dạy Học Dự Án Trong Hoạt Động Ngoại Khóa

phiên nhau thay đổi báo cáo viên trong nhóm nhằm rèn các em năng lực trình bày trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Khi từng nhóm báo cáo, các nhóm khác cùng với GV và toàn thể khách mời cùng chú ý lắng nghe, theo dõi, sau đó đặt câu hỏi phản biện. GV tổng kết đánh giá của các nhóm.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm chi tiết, chu đáo cũng góp phần to lớn làm nên thành công của dự án. Ví dụ với dự án “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX”, được thực hiện trong thời gian 4 tuần (từ 23/11 đến 24/12/2018), với 3 tiết trên lớp trong đó tuần 1: Xây dựng dự án. Tuần 2,3: Triển khai và thực hiện dự án. Tuần 4: Đánh kết quả dự án. Cụ thể:

Tuần 1 (Tiết 1): Thống nhất tên dự án, mục tiêu dự án; Chia nhóm; Các nhóm bầu nhóm trưởng, lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc của các thành viên; GV cung cấp một số địa chỉ website hữu ích cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ dự án; Lớp trưởng lập một hòm thư điện tử chung để các nhóm chia sẻ thông tin, tài liệu, kinh nghiệm, phương pháp làm việc, thuận tiện trong việc liên lạc giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau và giữa các nhóm với GV; Các nhóm trình bày ý tưởng với GV để GV góp ý, chỉnh sửa sao cho hợp lí; GV hướng dẫn HS một số kĩ năng máy tính cơ bản về phần soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm trình chiếu Power Point, phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Imindmap…

Tuần 2, 3 (Tiết 2): Các nhóm tự bố trí sắp xếp thời gian, tích cực, chủ động làm việc; Các nhóm tăng cường trao đổi thông tin, tài liệu, chia sẻ phương pháp làm việc với nhau; Liên hệ với GV qua hòm thư điện tử khi gặp khó khăn; GV theo dõi tiến độ, quá trình làm việc của các nhóm, động viên, đôn đốc các nhóm xúc tiến hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ, đạt kết quả cao nhất.

GV phát sổ theo dõi DA cho các nhóm, thông qua yêu cầu về nội dung của sổ này để HS hoàn thành. Sổ theo dõi dự án là một hình thức của hồ sơ học tập, có vai trò rất quan trọng trong việc hoạt động nhóm, đặc biệt là trong giai đoạn tổng hợp thông tin, kiểm lại các việc đã làm được, định hướng cho các công việc tiếp theo. Sổ theo dõi DA được sử dụng trong suốt thời gian tiến hành DA. Các nội dung chính của sổ gồm: Thông tin chung; Quy định làm việc nhóm; Phân công công việc; Biên bản làm việc nhóm (có ghi các mốc thời gian); Tiếp nhận phản hồi từ nhóm bạn và GV; Tự đánh giá

quá trình làm việc (những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm…); Tài liệu tham khảo. (Xem Phụ lục số 2).

Tuần 4 (Tiết 3): Các nhóm hoàn thiện sản phẩm; Các nhóm giới thiệu sản phẩm trước lớp, đồng thời tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và đánh giá sản phẩm của các nhóm bạn; HS cả lớp làm bài tập trắc nghiệm khách quan tổng hợp theo cá nhân; GV đánh giá, nhận xét chung; Sau buổi báo cáo, các nhóm gửi sản phẩm lên hòm thư chung của lớp để làm tài nguyên học tập chung của cả lớp.

2.3.2. Tổ chức dạy học dự án trong hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa lịch sử được tổ chức rất đa dạng, có thể tổ chức trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng. Mỗi hoạt động ngoại khóa mang lại những lợi ích khác. Ngày hai buổi đến trường với các tiết học bài kiến thức mới (bài nội khóa) sẽ khiến các em căng thẳng và chán nản. Thậm chí nhiều em không chịu đến trường, chỉ muốn ở nhà chơi và ngủ nướng. Việc tổ chức DHDA bằng hình thức ngoại khóa cũng là biện pháp để giúp các em giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, xả stress, mang lại sự thoải mái để các em có động lực đến trường. Qua hoạt động ngoại khóa các em được rèn luyện nhiều kĩ năng như năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin, hòa đồng, khẳng định bản thân… Mặt khác giữa lý thuyết và thực tiễn có sự khác nhau nhất định. Nếu các em chỉ biết đến lý thuyết suông thì kết quả chỉ mang tính hàn lâm và thực hành rất bỡ ngỡ. Vì vậy để các em tiếp xúc với hoạt động ngoại khóa thì các em sẽ khám phá ra nhiều điều hay và mới mẻ mà nhiều khi kiến thức trong sách vở không có được. Những hoạt động ngoại khóa lịch sử sẽ đem lại những kiến thức vững chắc về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Hoạt động ngoại khóa theo đó các em được cọ xát, mở mang kiến thức lịch sử, đời sống, xã hội. Đối với hoạt động bài ngoại khóa, tác giả đề xuất các biện pháp tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam như sau:

Hệ thống hóa kiến thức lịch sử cho học sinh đối với hoạt động ôn tập, sơ kết, tổng kết: Hoạt động ôn tập, sơ kết, tổng kết “được sử dụng khi hoàn thành việc học tập một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay các vấn đề LS của chương trình” [8; tr 40]. Hoạt động này được tiến hành vào cuối kì hay cuối năm học. Khi tiến hành hoạt động ôn tập, sơ kết, tổng kết không giống với bài học nội khóa. GV muốn đạt hiệu quả giảng dạy phải bảo đảm các điều kiện như: HS phải chuẩn bị trước ở nhà; GV là người

tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của HS ở trên lớp; lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, nguồn tài liệu…

Vận dung DHDA trong hoạt động ngoại khóa sẽ cho phép triển khai được những DAHT đối với hoạt động ôn tập, sơ kết, tổng kết trong dạy học LS. Bởi vì, trong hoạt động này HS phải nâng cao kiến thức của mình lên một trình độ mới, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những nhiệm vụ có tính thực tiễn. GV là người định hướng, tổ chức các hoạt động nhận thức của HS trong việc tái hiện kiến thức, trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập để giải quyết những nhiệm vụ của bài học yêu cầu.

Ví dụ khi ôn tập lịch sử 12, bài 27- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919- 2000. Nội dung của bài 27, mục tiêu cơ bản cần đạt. Về kiến thức học sinh có khả năng trình bày những nét cơ bản nhất của quá trình phát triển lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (2000) đã trải qua các thời kì và những đặc điểm lớn của từng thời kì: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-2000; Biết được vai trò lãnh đạo của Đảng, các vị anh hùng dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước từ năm 1919 đến năm 2000; Nêu và phân tích được nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam. Về kĩ năng học sinh được rèn luyện các kĩ năng như tổng hợp, so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử; kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng sử dụng công nghệ hiệu quả trong học tập. Về thái độ giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc, yêu nước và biết ơn các vị anh hùng; niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự đi lên tất thắng của cách mạng. Qua đó giáo dục HS ý thức vươn lên trong học tập để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trên cơ sở xác định mục tiêu của việc ôn tập, dự án được thiết kế là “Việt Nam

- Những trang sử hào hùng của thế kỉ XX” nhằm mục đích ôn tập những kiến thức lịch sử Việt Nam qua các thời kì từ năm 1919 đến năm 2000. Trong môi trường học tập có sự hỗ trợ đầy đủ của phương tiện công nghệ thông tin, học sinh có nhiệm vụ và thiết kế và tạo ra các sản phẩm sau: Bài trình chiếu trên Power Point thể hiện toàn bộ nội dung kịch bản của chương trình “Việt Nam - Những chiến công oai hùng của thế kỉ XX” gồm 4 phần thi: Trả lời nhanh, Chọn các chủ đề lịch sử, Đi tìm ẩn số, Hùng biện nhằm ôn tập các sự kiện cơ bản, các cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc từ 1919-

2000; Thiết kế ấn phẩm âm nhạc do nhóm HS tự biên tự diễn với ca khúc tuyên truyền cách mạng; Trang web giới thiệu về các thời kì của lịch sử dân tộc từ năm 1919-2000, truyền thống yêu nước của dân tộc, giới thiệu về cuộc đời và những đóng góp của các nhân vật lịch sử làm nguồn tài liệu hỗ trợ cho người học mở rộng kiến thức, tạo diễn đàn trao đổi về các chủ đề lịch sử…

Các sản phẩm trên được thiết kế bằng phần mềm Microsoft Office Power Point, Microsoft Office Publisher mà học sinh đã được hướng dẫn học trong môn tin học. Học sinh được chia thành các nhóm thiết kế câu hỏi, các nội dung thi, các trò chơi sau đó trình bày sản phẩm bằng các phần mềm hỗ trợ.

Để dự án có thể triển khai được giáo viên cần định hướng cho học sinh bằng bộ câu hỏi khung của chương trình. Câu hỏi nội dung là Những sự kiện lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ XX có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam và đối với thế giới? Câu hỏi khái quát là Việt Nam trong thế kỷ XX có những sự kiện lịch sử trọng đại nào? Câu hỏi bài học là 1) Tại sao nói Đảng ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam? 2) Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1945. Những hoạt động đó có tác dụng như thế nào đến Cách mạng Việt Nam. 3) Phân tích và chứng minh sự lãnh đạo kịp thời và sáng suốt của Đảng Cộng Sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám? 4) Nêu những thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ xâm lược? 5) Phân tích nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam. Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào quyết định nhất? Vì sao?

Giáo viên cung cấp tài liệu hỗ trợ như tài liệu tham khảo gồm Sách giáo khoa lịch sử lớp 12; Sách viết về những chiến dịch lớn, những trận đánh lớn của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. (Nguồn Thư viện tỉnh Quảng Ninh). Tài liệu hỗ trợ gồm phần mềm Imindmap; chỉnh, sữa, cắt âm thanh, video…; bài trình chiếu Power Point; tranh ảnh, phim tư liệu. Các trang web tìm kiếm như https://www.youtube.com,https://vi.wikipedia.org/wiki/com, http:// www.google.com.vn.

Giáo viên tiến hành chia nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, bố trí thời gian thực hiện, hoàn thành dự án và công bố tiêu chí đánh giá sản phẩm. Dự án

gồm có 4 chủ đề chính là Chủ đề 1: Hiểu biết về kiến thức lịch sử; Chủ đề 2: Tìm hiểu nhân vật lịch sử; Chủ đề 3: Những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ; Chủ đề 4: Tìm hiểu những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. GV chia lớp thành các ban như Ban tổ chức, Ban thư kí, Ban giam khảo, Ban phục vụ, Ban chuyên môn: 4 nhóm với 4 chủ đề của dự án. Ban chuyên môn GV chia thành các nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi để chọn chủ đề. Từng thành viên trong nhóm ngoài việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình còn phải thực hiện các nhiệm vụ chung. Cụ thể như sau: Nhóm 1: Tìm hiểu về kiến thức lịch sử, Nhóm 2: Tìm hiểu nhân vật lịch sử; Nhóm 3: Những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Nhóm 4: Tìm hiểu những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Sau khi ban chuyên môn tìm hiểu xong nội dung, các nhóm sẽ chia thành 2 đội chơi. Mỗi đội 4 thành viên ưu tú. Cả hai đội chơi sẽ hoàn thành 4 phần thi theo kế hoạch:

Phần 1: Trả lời nhanh.

Phần 2: Chọn các chủ đề lịch sử. Phần 3: Đi tìm ẩn số.

Phần giành cho khán giả. Phần 4: Hùng biện.

Bên cạnh hệ thống hóa kiến thức lịch sử cho học sinh đối với hoạt động ôn tập, sơ kết, tổng kết thì học tập dự án tại bảo tàng cũng góp phần giúp học sinh tìm hiểu, khám phá lịch sử. Ví dụ tại bảo tàng lịch sử, có rất nhiều hiện vật, tác phẩm trưng bày giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về lịch sử văn hóa dân tộc. Tham gia hoạt động học tập thực nghiệm tại bảo tàng lịch sử, học sinh có điều kiện quan sát tài liệu, hiện vật để rèn kĩ năng quan sát, miêu tả, thuyết trình, thảo luận, sưu tầm, xử lí thông tin, làm việc nhóm. Từ đó giúp học sinh biết tư duy, phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin để rút ra bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh.

Thời nguyên thủy là thời đại cách chúng ta rất xa, học sinh khó có thể hình dung hết được kiến thức trong sách vở, học ngoại khóa tại bảo tàng bằng DHDA giúp học

sinh có cái nhìn chân thực hơn về đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta. Tổ chức DHDA tại bảo tàng lịch sử giúp học sinh có ý thức chủ động, tích cực và có trách nhiệm hơn đối với môn học. Tại đây, giáo viên tổ chức các dự án học tập như cuộc thi mô phỏng các chương trình game show trên truyền hình như theo dòng lịch sử,… triển lãm tranh, ảnh…

Ví dụ trong chương trình lịch sử 10 bài 13- Việt Nam thời nguyên thủy; bài 14- Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Giáo viên thực hiện dự án “Tìm kiếm tài năng Việt Nam”. Với dự án này học tại bảo tàng học sinh được tham gia đóng vai là ban tổ chức chương trình, nhà báo, phóng viên, MC chương trình, ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi lịch sử. Cụ thể nhóm 1 thiết kế trò chơi “Giải mã ẩn số trống đồng Đông Sơn” bằng các ô chữ, mãnh ghép, họa tiết trang trí hoa văn trên mặt trống để tìm hiểu về giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử của trống đồng Đông Sơn. Nhóm 2 thiết kế trò chơi “Mê cung lịch sử” mà mỗi khúc ngoặt trong mê cung là những câu hỏi tìm về công cụ lao động của người Việt Cổ. Nhóm 3 thiết kế trò chơi “Theo dòng lịch sử” với những mãnh ghép yêu cầu học sinh quan sát ảnh gốc để phục dựng lại bức tranh về các tập tục, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang-Âu Lạc, Chăm -pa và Phù Nam. Các hoạt động trên của học sinh nhằm giúp học sinh đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của chương trình là “Người Việt Cổ đã sống như thế nào? Như thế DHDA tại bảo tàng không những giúp học sinh hình thành các năng lực thực hành lịch sử mà còn hướng học sinh bước đầu có ý thức coi trọng tư liệu lịch sử, hiểu và biết cách sử dụng hiện vật phục dựng phục vụ cho nhiệm vụ học tập. Với dự án trên được học tập tại bảo tàng lịch sử, học sinh được thực thực hành ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi vô cùng sinh động làm ra các sản phẩm của dự án, Tuy nhiên để tổ chức được dự án này cần phải xem xét nhiều yếu tố trong đó có chú ý đến thời gian tổ chức, không gian tổ chức, khai thác hiệu quả hiện vật thật tại bảo tàng, cũng như sự hứng thú của học sinh, quá trình điều khiển, hướng dẫn của giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Việc đẩy mạnh hoạt động bài dạy ngoại khóa là nền tảng để học sinh phát triển trí tuệ vững chắc. Những bài học lý thuyết có thể học sinh không nhớ lâu nhưng khi được thực hành hay có điều kiện đi thực tế thì đó là bài học bổ ích đi sâu vào trí nhớ

học sinh. Như vậy chú trọng bài học ngoại khóa vừa giúp học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ năng vừa không áp lực.

2.3.3. Dạy học lịch sử địa phương

Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng LS nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định. Tìm hiểu về LS địa phương không chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người.

Lịch sử địa phương là một phần trong cấu tạo chương trình lịch sử THPT, mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong thời lượng chương trình nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung chương trình Giáo dục địa phương mà Bộ giáo dục và Đào tạo đặt ra trong chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2008-2009 [9]. Theo đó, Sở gáo dục và Đào tạo Quảng Ninh cũng đã biên soạn chương trình dạy học LS địa phương tỉnh Quảng Ninh cấp THPT trong chương trình LS dân tộc như sau [22]:

Bảng 2.1. Phân phối chương trình LS địa phương tỉnh Quảng Ninh cấp THPT


Lớp

Tiết

PPCT

Bài dạy

10

52

Bài 1. Quảng Ninh với những di tích văn hóa và danh thắng.

11

35

Bài 2. Cửa Ông - Một thương cảng, một danh thắng.


12

43

Bài 3. Cuộc tổng bãi công của thợ mỏ Quảng Ninh trong phong trào

vận động dân chủ 1936-1939.

44

Bài 4. Chiến khu Trần Hưng Đạo và cuộc khởi nghĩa vũ trang giành

chính quyền ở Quảng Ninh trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học dự án trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - 8

Trên cơ sở định hướng đổi mới toàn diện chương trình giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo trong đó có giáo dục LS địa phương, tác giả vận dụng phương pháp DHDA để xây dựng chủ đề ngoại khóa môn lịch sử địa phương tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Biện pháp tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam đối với dạy học lịch sử địa phương tác giả đưa ra là:

Tổ chức dạy học lịch sử địa phương tỉnh Quảng Ninh gắn với dạy học lịch sử của dân tộc Việt Nam: Lịch sử dân tộc ta là những trang sử hết sử hào hùng mà mỗi tấc

đất quê hương in dấu ấn làm nên những trang sử ấy. Hiện nay trong xu thế hội nhập và phát triển, một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đã quay lưng lại với quá khứ, với lịch sử. Vì vậy việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của đất nước, quê hương cần phải được chú trọng hơn nữa. Lịch sử chính là “người thầy của cuộc sống”. Việc dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trong trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Việc giảng dạy LS địa phương trong các nhà trường có tác dụng trực tiếp và quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy LS dân tộc của người giáo viên, làm cho bài giảng sinh động hơn, có sức truyền cảm, gây thêm hứng thú học tập cho học sinh, tạo được những biểu tượng LS, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các khái niệm, các hiện tượng trong bài học LS dân tộc. Tri thức LS địa phương còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục cho người học lòng tự hào chân chính về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương nơi cư trú, khơi dậy tình yêu quê hương xứ sở cho các em.

Ví dụ khi dạy lịch sử địa phương Quảng Ninh lớp 10 Tiết 52. Bài 1: Quảng Ninh với những di tích văn hóa và danh thắng, tác giả đề xuất đưa ra dự án: “Hành trình về miền di sản nhà Trần”. Đây là dự án tham quan tìm hiểu về lịch sử hình thành, đặc điểm của các di tích nhà Trần tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Vai trò của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thị xã Đông Triều; Tìm hiểu thực trạng của di sản, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Qua đó giúp HS thêm trân trọng, tự hào về truyền thống quê hương đất nước nơi mình đang sinh sống. Đồng thời giúp HS sống có trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Dự án được thực hiện trong 3 tuần từ ngày từ 29/04 đến 20/05/2019, với 2 tiết trên lớp. Mục tiêu về kiến thức là giúp HS có hiểu biết sâu rộng về lịch sử, địa lý địa phương của khu di tích; Biết thêm một số địa danh gắn liền với khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều; Xác định được mối quan hệ, hệ quả của các yếu tố tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội trên địa bàn khu di tích nhà Trần; HS nhận thức được ý nghĩa lịch sử, vai trò của khu di tích lịch sử nhà Trần đối với sự phát triển của quê hương, đất nước; Từ đó, đề xuất được một số giải pháp cụ thể trong việc phát triển du lịch và bảo vệ di tích lịch sử nhà Trần. Về kĩ năng là giúp học sinh thực hiện các kĩ năng như quan sát, ghi chép các yếu tố tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội tại địa phương; Thu thập thông tin thực tế, xử lý thông tin, phân tích và

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí