Biện Pháp Tổ Chức Dhda Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Thpt Thị Xã Đông Triều Tỉnh Quảng Ninh

xuyên giúp giáo viên biết được kiến thức có sẵn của học sinh, giúp học sinh tự giác học tập, khuyến khích học sinh biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Từ đó HS nhận ra được những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của mình, học sinh sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập. Qua đánh giá định kỳ giáo viên biết được những hạn chế để tìm hướng đi thích hợp cho bài dạy tiếp theo, học sinh nhận ra được những khó khăn để cố gắng tìm câu trả lời trong tương lai. Như vậy đánh giá trở thành công cụ cần thiết giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành những kĩ năng cần thiết đồng thời giáo viên biết tự điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp giúp HS đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

Phải đảm bảo tính khả thi: Mỗi dự án thực hiện có tính khả thi và hiệu quả thì giúp người dạy và người học có thêm động lực thực hiện, tạo niềm tin, sự hứng thú trong quá trình làm việc. Để tổ chức DHDA có hiệu quả giáo viên cần đặc biệt chú ý đến nội dung kiến thức của mỗi dự án, quỹ thời gian thực hiện các dự án học tập sao cho phù hợp không làm ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác, cũng như tâm lý, sự hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên dự kiến kế hoạch thời gian và lên kế hoạch thực hiện hợp lý để các hoạt động học tập của học sinh diễn ra đúng tiến độ.

Phải lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải là người hướng dẫn và hỗ trợ cho quá trình học tập: Đối với phương pháp dạy học truyền thống trước đây, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức một chiều thì hiện nay với phương pháp dạy học mới, trong đó với DHDA thì học sinh đóng vai trò là trung tâm, chủ động trong mọi hoạt động của quá trình thực hiện dự án. Muốn làm được điều này thì học sinh phải từ bỏ thói quen lười suy nghĩ, lười hoạt động của mình để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đặt ra. Những vấn đề đó có liên quan đến thực tiễn cuộc sống của học sinh và được giải quyết bằng các kĩ năng thông qua hoạt động nhóm. Học sinh biết tìm kiếm và thu thập tài liệu, nguồn thông tin từ các nguồn khác nhau để rồi biết tổng hợp, phân tích, đánh giá, xử lý tình huống từ trong quá trình làm việc. Học sinh được trình bày chính kiến của mình, tự tin, mạnh dạn thực hiện ý tưởng, biết vượt qua khó khăn, nhìn nhận mọi khía cạnh của vấn đề để hoàn thành sản phẩm của dự án thực hiện. Cuối cùng là người trình bày kiến thức được tích lũy thông qua sản phẩm và đánh giá được quá trình thực hiện sản phẩm của mình. Để hỗ trợ và hướng dẫn học sinh thực hiện dự án thì giáo viên cần

chuẩn bị và lên kế hoạch hợp lý. Lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành thực hiện dự án. Chú ý phân bố thời gian cho từng giai đoạn phù hợp. Thời gian biểu và lịch trình làm việc phải rõ ràng, tránh làm mất nhiều thời gian khi các công việc chồng chéo lên nhau. Giáo viên cũng là người luôn lắng nghe và chia sẽ các ý kiến của học sinh, khuyến khích các em cố gắng hướng tới những điều mới mẻ. Là người luôn tạo điều kiện để học sinh thường xuyên trao đổi, cởi mở, tin tưởng cùng nhau thực hiện công việc.

Công nghệ thông tin hỗ trợ và thúc đẩy quá trình học tập của giáo viên và học sinh: Công nghệ thông tin không phải là cốt yếu nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học. Trước sự bùng nổ và phát triển của công nghệ 4.0 thì công nghệ thông tin tạo ra cơ hội để giáo viên, học sinh hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm kiếm thông tin, nguồn tài liệu có liên quan để tạo ra những sản phẩm. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, học sinh có thể tự chủ được với kết quả lao động của mình, có điều kiện để nhân rộng kết quả ấy. Giáo viên và học sinh sẽ vượt ra khỏi phạm vi bốn bức tường lớp học bằng sự tương tác với nhau, trao đổi, đàm đạo với nhau qua email, trang web hoặc trực tuyến lẫn nhau. Học sinh trình bày sản phẩm của mình bằng các thiết bị đa phương tiện như máy tính, máy chiếu, máy quay,… hỗ trợ. Do đó sản phẩm mà học sinh tạo ra rất phong phú và đa dạng.

2.3. Biện pháp tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta có những bước phát triển mới. Đổi mới PPDH nói chung là yêu cầu tất yếu của thời đại. Mở rộng không gian dạy học không chỉ trên lớp mà còn trên thực địa (di tích và văn hóa), bảo tàng, tổ chức cho HS tham quan dã ngoại, kết hợp hoạt động dạy học trong lớp với hoạt động trải nghiệm trên thực tế [33].

Trên cơ sở mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương và quy trình của DHDA, tác giả chia thành 3 hình thức tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT là dạy học bài nội khóa, tổ chức hoạt động ngoại khóa và dạy học lịch sử địa phương. Các hình thức tổ chức này về cơ bản giống nhau về quy trình. Tuy nhiên mỗi hình thức do khác nhau về quy mô, thời gian, địa điểm nên ở mỗi giai đoạn có những bổ sung hay thay đổi cho phù hợp.

2.3.1. Dạy học bài nội khóa

Với hình thức dạy học lịch sử bài nội khóa, GV hướng dẫn HS củng cố hệ thống kiến thức cơ bản, nâng cao nhận thức về lịch sử Việt Nam, khu vực và thế giới. HS còn được GV giúp phát triển khả năng tiếp cận và xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có khả năng xâu chuỗi các sự kiện lịch sử có liên quan, đưa ra nhận xét cá nhân về các sự kiện lịch sử, xây dựng năng lực phản biện và sáng tạo, từ đó có khả năng vận dụng những kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn, dùng tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề hiện tại [4]. Điều này rất thuận lợi cho việc triển khai học tập theo dự án trong dạy học lịch sử. Đối với dạy học bài nội khóa, tác giả đề xuất các biện pháp tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thiết kế các hoạt động học tập dự án theo chủ đề tích hợp: Việc thiết kế các chủ đề cũng như các dự án học tập mang tính tích hợp không chỉ thúc đẩy HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Mặt khác HS có cơ hội để giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống xung quanh mình.

Ví dụ với dự án “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX” khi dạy Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV; Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII; Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nữa đầu thế kỷ XIX) của chương trình lịch sử lớp 10- Ban cơ bản. Việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX sẽ giúp cho HS tìm được các vấn đề liên quan đến bài học như tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật… Đây là chủ đề mang tính thực tiễn cao, rất gần gũi với các em HS, chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của các em. Bên cạnh đó, việc thực hiện các dự án sẽ mang lại những tác động xã hội tích cực như giúp các nhận thức được vấn đề văn hóa hiện nay, có ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Mặt khác chủ đề này là mang tính phức hợp, liên quan đến tri thức nhiều bộ môn trong nhà trường như Ngữ văn, Địa lí, Triết học… Vì thế, hoạt động học tập theo DA sẽ tạo cho HS cơ hội tổng hợp kiến thức từ nhiều môn học cũng như từ kiến thức tự tích lũy được của bản thân trong cuộc sống, từ đó các em

Tổ chức dạy học dự án trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - 7

áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế để giải quyết một vấn đề học tập liên quan đến “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX”.

Khi thiết kế các hoạt động học tập dự án cho học sinh giáo viên cần chú ý đến mục tiêu dạy học đã xác định ngay từ đầu. Dự án “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX” với mục tiêu là:

Về kiến thức: HS cần nắm được sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo. Vài nét về Đạo giáo, tín ngưỡng truyền thống, sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào nước ta. Biết được sự phát triển của giáo dục nho học thời phong kiến; sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm. Biết được đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; khái quát về sự hình thành và phát triển những loại hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước; hát quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, hát Xoan (Phú Thọ), cố đô Huế... những di sản văn hóa thế giới của đất nước Việt Nam từ thế kỷ X- nữa đầu thế kỷ XIX. Kể được những công trình khoa học đặc sắc. So sánh được sự khác nhau về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật... giữa các giai đoạn LS.

Về kĩ năng: Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử. Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.

Về thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống LS của dân tộc Việt Nam. Giáo dục cho HS thái độ trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.

Về định hướng phát triển năng lực: Năng lực chung là NL tự học, NL phát hiện và giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ. Năng lực chuyên biệt là NL tái hiện các sự kiện LS dân tộc, các thành tựu văn hóa từ thế kỷ X- nữa đầu thế kỷ XIX. NL thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh LS,…; so sánh, phân tích sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo, sự hưng, suy giáo dục nho học, sự phát triển của dòng văn học chữ Hán, Nôm, dân gian; vận dụng những kiến thức LS đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn như biết tìm hiểu thông tin LS về các nhân vật LS như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du; biết vận dụng kiến thức liên môn các bộ môn Văn học, Địa lí... giải quyết vấn đề bài học, lĩnh hội kiến thức mới.

Mặt khác khi thiết kế các hoạt động học tập dự án cho học sinh giáo viên cũng cần chú ý đến bộ câu hỏi định hướng của chương trình dự án. Bộ câu hỏi định hướng giúp dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm. Học sinh được giới thiệu về dự án thông qua những câu hỏi gợi mở từ những ý tưởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn. Người học buộc phải tư duy về những vấn đề liên quan đến mục tiêu bài học. Có 3 dạng câu hỏi định hướng của chương trình là câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Đối với dự án “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX” câu hỏi khái quát là hãy đánh giá vị trí, vai trò của các thành tựu văn hóa nước ta từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX? Liên hệ đến đời sống xã hội hiện nay. Câu hỏi nội dung là từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX, ở nước ta đã đạt được những thành tựu văn hóa như thế nào? Câu hỏi bài học là: 1) Trình bày nét chính về những thành tựu văn hóa ở nước ta từ thế kỷ X - XIX; 2) Hãy nhận xét vị trí của Phật giáo ở nước ta trong các thế kỷ X - XIX; 3) Liên hệ ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa - tinh thần người Việt hiện nay; 4) Tại sao nền giáo dục Nho học không tạo điều kiện phát triển kinh tế; 5) Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỷ X - XIX; 6) Lập bảng thống kê về các thành tựu khoa học - kĩ thuật của nhân dân ta (X-XIX); 7) Em có nhận xét gì về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời Lý, Trần, Lê sơ, Nguyễn?

Bên cạnh đó, biện pháp thực hiện DHDA với dạy học bài nội khóa còn tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình triển khai dự án. Trong DHDA khả năng làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết các nhiệm vụ học tập mang lại hiệu quả. Để hoạt động nhóm, tập thể thực sự có kết quả trong DHDA, giáo viên và học sinh cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Thành lập nhóm học tập: Giáo viên tiến hành tìm hiểu và phân loại học sinh về nhận thức, năng lực, hoàn cảnh, phẩm chất làm tiền đề cho việc chia nhóm. Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà giáo viên áp dụng. Cách 1: Căn cứ vào vị trí chỗ ngồi trong lớp. Cách 2: Chia nhóm ngẫu nhiên theo danh sách lớp. Cách 3: Chia nhóm bạn thân. Cách 4: Chia nhóm thông qua điều tra về trình độ học sinh, khả năng sử dụng công nghệ

thông tin… Nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm có các thành viên năng lực đa dạng, có học sinh giỏi, khá, thành thạo công nghệ thông tin. (Xem phụ lục số 1)

Bước 2: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Sau khi chia nhóm, các thành viên cần có nhiệm vụ và vai trò rõ ràng. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên. Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc. Thư ký ghi chép lại tất cả những hoạt động và những ý kiến thống nhất của nhóm để báo cáo với thầy cô. Báo cáo viên thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình những ý kiến thắc mắc trước lớp. Các thành viên của nhóm cùng nhau trao đổi, bàn bạc, chia sẽ, thống nhất ý kiến về những nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Hướng dẫn tổ chức hoạt động nhóm. Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm học tập, tùy các em đặt tên gọi mỗi nhóm khác nhau. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho từng nhóm học sinh, kiểm tra thông tin xem học sinh đã hiểu rõ nhiệm vụ được giao hay chưa.

Ví dụ khi tiến hành dự án “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX”, với 5 chủ đề chính: Chủ đề 1: Tìm hiểu những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo. Chủ đề 2: Tìm hiểu những thành tựu về giáo dục. Chủ đề 3: Khám phá những thành tựu về văn học. Chủ đề 4: Tìm hiểu những thành tựu về nghệ thuật. Chủ đề 5: Tìm hiểu những thành tựu về khoa học - kĩ thuật. GV chia lớp thành 5 nhóm theo 5 chủ đề của dự án. (Sự phân chia nhóm phù hợp sự hứng thú của HS với nội dung nào của DA; phù hợp với trình độ, khả năng của mỗi HS; phù hợp với sản phẩm học tập mà HS mong muốn; kết hợp với cân đối về số lượng thành viên giữa các nhóm). Mỗi nhóm phải hoàn thành một sản phẩm học tập theo từng chủ đề của DA. Đây là những chủ đề mang tính phức hợp, đòi hỏi vận dụng và tích hợp linh hoạt kiến thức từ nhiều môn học. Sau khi hoàn thành, các nhóm sẽ giới thiệu, báo cáo kết quả trước lớp. Việc phân chia nhóm dựa trên nhu cầu, sở thích, khả năng của HS khiến các em rất có hứng thú và hợp tác làm việc. Mỗi nhóm từ 6 - 8 HS. Từng thành viên trong nhóm, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình còn phải thực hiện các nhiệm vụ chung. Nhiệm vụ của các nhóm như sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo. Yêu cầu nhóm trình bày được sự phát triển của các tôn giáo dưới các triều đại Lý - Trần - Lê sơ - Nguyễn.

Điểm khác biệt về tôn giáo dưới các triều đại. Tại sao có sự khác nhau đó? Nho giáo du nhập vào nước ta như thế nào? Tại sao nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị? Phật giáo và các vị sư có địa vị như thế nào trong đời sống nhân dân ở các thế kỷ X-nữa đầu thế kỷ XIX? Ai sáng lập ra đạo Phật? Đạo này có nguồn gốc từ đâu? Tại sao đạo Phật lại đi sâu vào trong đời sống nhân dân? Giới thiệu các tín ngưỡng cổ truyền của nhân dân ta. Hãy liên hệ ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam hiện nay. Thiết kế Bài trình chiếu Power Point về những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo.

Nhóm 2: Tìm hiểu những thành tựu về giáo dục. Yêu cầu trình bày những nét khái quát về tình hình giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX với các nội dung: thời gian hình thành, chính sách của các triều đại phong kiến đối với giáo dục, nội dung giáo dục qua các thời kì, tác dụng của giáo dục trong đời sống xã hội. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia…” Liên hệ đến người thầy giáo Chu Văn An. Việc không chú ý đến môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của nước ta thời kì đó. Thiết kế Tập san trên Word về giáo dục.

Nhóm 3: Khám phá những thành tựu về văn học. Yêu cầu liệt kê các tác phẩm văn học chữ Hán và chữ Nôm trong các thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX. Các tác giả văn học thời này xuất thân từ giai cấp, tầng lớp nào? Những tác phẩm văn học trong các thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX gồm những thể loại nào? Phản ánh nội dung gì? Hoàn thành sản phẩm: Hãy đóng vai nhân vật trong một tác phẩm văn học thời kì này mà em yêu thích để thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm.

Nhóm 4: Tìm hiểu những thành tựu về nghệ thuật. Yêu cầu kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX. Giới thiệu về một công trình kiến trúc đó. Kể tên các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX. Chỉ ra được nét độc đáo của các tác phẩm điêu khắc của thời kì này. Nêu sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc, nghệ thuật dân gian. Qua đó, em có nhận xét gì về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta thời kì này. Liên hệ những hiểu biết của mình về lễ hội và các trò chơi dân gian ở địa phương. Thiết kế Tập san trên Word về nghệ thuật.

Nhóm 5: Tìm hiểu những thành tựu về khoa học - kĩ thuật. Yêu cầu lập bảng thống kê các thành tựu về khoa học - kĩ thuật nước ta từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ

XIX. Vì sao các thành tựu khoa học tự nhiên, kĩ thuật ít phát triển? Đánh giá được vị trí, vai trò của các thành tựu khoa học - kĩ thuật phong kiến đối với đời sống ngày nay. Thiết kế Bài trình chiếu Power Point về khoa học - kĩ thuật.

Để thực hiện quy trình như trên, giáo viên là người hướng dẫn học sinh biết cách tự học, khám phá, nghiên cứu tài liệu để có kiến thức về bài học. Đây là bước khởi đầu của quá trình hoạt động nhóm. Các em làm việc cá nhân với tài liệu học tập. Tài liệu của các em là sách giáo khoa, sách bài tập, giáo viên hướng dẫn địa chỉ tài liệu tham khảo như Lê Văn Hưu, Phan Thu Tiên, Ngô Sỹ Liên (1993), Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Hương Trà (2007), Dạy học theo dự án và tiến trình thực hiện, Tạp chí giáo dục, số 157. Nghiêm Đình Vì (Tổng chủ biên), Trần Thị Vinh (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Mạnh Hưởng (2017), Dạy học phát triển năng lực môn lịch sử trung học phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội. Hướng dẫn hỗ trợ học sinh phần phần mềm Imindmap, bài trình chiếu Power Point, tranh ảnh, phim tư liệu. Nguồn Internet như https://www.youtube.com, https://vi.wikipedia.org/wiki/com, http://www.google.com.vn.

Bước 4: Theo dõi, điều chỉnh tiến trình làm việc nhóm. Trong quá trình làm việc giáo viên dạy học sinh thực hiện các kĩ năng cần thiết như kĩ năng phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin; kĩ năng soạn thảo văn bản trên Word và in văn bản; kĩ năng vẽ lược đồ trên Excel; kĩ năng soạn thảo và trình chiếu bằng Power Point; kĩ năng tìm kiếm thông tin qua Internet; kĩ năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng phục vụ học tập như Imindmap… Cần quan tâm chú ý hoạt động của các học sinh trong nhóm. Đối với học sinh trung bình thì giáo viên cần giành nhiều thời gian đôn đốc thực hiện kế hoạch và tổ chức các hoạt động bổ trợ riêng. Đối với học sinh khá, giỏi thì giáo viên nên khuyến khích HS đề xuất hướng tự nghiên cứu mới. Cung cấp các nguồn tài liệu tìm kiếm nâng cao. Tạo điều kiện cho HS đưa ra những ý tưởng sáng tạo, câu hỏi có vấn đề và cách thức giải quyết.

Bước 5: Tổ chức báo cáo và nhận xét quá trình làm việc nhóm. Các nhóm lần lượt báo cáo dự án, thời gian 15-20 phút/nhóm. Giáo viên hướng dẫn học sinh luân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023