Tổ Chức Và Đánh Giá Các Hoạt Động Học Tập Theo Dạy Học Theo Dự Án



Ví dụ 2 Sản phẩm của HS tổ 4 – nhóm A L M – lớp 11A2 trường THPT Phạm 1

Ví dụ 2: Sản phẩm của HS tổ 4 – nhóm A.L.M – lớp 11A2, trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội về DA nghiên cứu về silic và hợp chất của silic:

Trang web http://thegioiSiO2.wordpress.com.


Sản phẩm dự án lớn của nhóm Cloud lớp 11A9 trường THPT Chúc Động Hà Nội 2





Sản phẩm dự án lớn của nhóm Cloud lớp 11A9 trường THPT Chúc Động Hà Nội 3


Sản phẩm dự án lớn của nhóm Cloud lớp 11A9, trường THPT Chúc Động, Hà Nội (trích) về CO2 và sự ấm lên toàn cầu:


2 3 TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 4






2.3. TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

2.3.1. Tổ chức các hoạt động học tập trong Dạy học theo dự án

2.3.1.1. Các bước chuẩn bị của GV và HS cho một dự án học tập [34]

* Triển khai nội dung bài học thành DA học tập, xác định các chuẩn kiến thức và thiết lập mục tiêu học tập.

1


Đây là bước đầu tiên trong việc thiết kế DA học tập. GV xác định những chuẩn kiến thức mà GV muốn HS của mình đáp ứng được khi hoàn thành DA, từ đó thiết lập các mục tiêu học tập (kiến thức, kĩ năng, thái độ) và những câu hỏi có ý nghĩa.

Từ nội dung bài học có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, GV hình thành sơ đồ tổ chức bài học thành DA và suy nghĩ về ý tưởng DA:

– GV cần phải nhìn thấy, phải tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học.

– GV phải cập nhật thông tin những vấn đề lớn mà thế giới, đất nước, địa phương nơi trường đóng,... đang phải đối mặt (khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, thiên tai, tai nạn giao thông, chủ trương của nhà nước,...).

– Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống.

– Lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu của DA đề ra.

* Hướng dẫn HS học theo DHTDA:

Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của DHTDA

nên GV cần chú ý đến khâu tổ chức một giờ học chuẩn bị với các hoạt động:

– GV lên kế hoạch các nội dung có thể thực hiện DHTDA. Tổ chức trao đổi với HS trước khi thực hiện giờ dạy về các vấn đề:

+ Giới thiệu về DHTDA (chú trọng về vai trò, hoạt động của GV và HS) khi sử dụng PPDH này;

+ Hướng dẫn một số kĩ thuật dạy học được vận dụng trong DHTDA: kĩ thuật “khăn trải bàn”, sơ đồ tư duy, cách đặt câu hỏi 5W 1H, các tiêu chí đánh giá trong DHTDA, kĩ thuật dạy học nhóm,…;

+ Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện DA: tìm kiếm và thu thập dữ liệu (tìm thông tin, làm thực nghiệm, điều tra hoặc phỏng vấn), phân tích và giải thích các kết luận (lập bảng, biểu đồ; so sánh và đối chiếu;…), tổng hợp thông tin, xây dựng sản phẩm, báo cáo sản phẩm,…;

+ Hướng dẫn các kĩ năng sử dụng phần mềm tin học ứng dụng như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Mindmanager, đặc biệt kĩ năng liên kết với các file hình ảnh và âm thanh cho HS.

+ Trình bày mẫu một vài sản phẩm DA: đề tài, kế hoạch DA, sản phẩm, đánh giá DA, Sổ theo dõi DA.

GV chuẩn bị sẵn một số đề tài DA với đầy đủ gợi ý hướng dẫn, mục tiêu, bộ


câu hỏi định hướng, tài liệu tham khảo, dự kiến sản phẩm, đánh giá sản phẩm (các tiêu chí); hoặc tổ chức cho HS tự đề xuất và lựa chọn đề tài trên cơ sở GV định hướng trước câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học; sau đó HS tự xây dựng câu hỏi nội dung,…

+ GV thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả DHTDA: GV thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả DHTDA cần nêu rõ các tiêu chí đánh giá, các bảng kiểm, thang đo. Sau khi thiết kế bộ công cụ, cần trao đổi để HS được biết và tham gia đóng góp xây dựng tiêu chí, nội dung đánh giá sản phẩm DA và tự đánh giá.

+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nắm vững các nội dung mà GV đã trình bày ở trên.

Tiết học chuẩn bị này được giới thiệu cho các lớp HS lần đầu tiên tiếp cận với PPDHTDA. Ở các lớp đã từng thực hiện DHTDA có thể không cần thực hiện hoặc chỉ nhắc lại những điểm cơ bản hoặc bổ sung những kĩ năng mềm cần thiết.

2.3.1.2. Thiết kế giáo án tiến trình Dạy học theo dự án

a) Giáo án bài dạy có sử dụng dự án nhỏ

Với các DA nhỏ, thực hiện trong một tiết học, đến phần nội dung sử dụng DA nhỏ, GV giới thiệu DA và yêu cầu các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện DA theo các câu hỏi định hướng ghi trong phiếu học tập và tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm DA. Hoặc GV giao cho một vài nhóm chuẩn bị trước DA và trình bày trước lớp. Sản phẩm DA nhỏ thường là sơ đồ tư duy về một nội dung nào đó của bài học. Việc thực hiện các DA nhỏ là rất cần thiết vì qua đó HS được tập dượt và chuẩn bị cho việc thực hiện các DA học tập lớn hơn. (Phụ lục - Đĩa CD)

b) Giáo án bài dạy có sử dụng dự án trung bình

Trên cơ sở các DA trung bình đã đề xuất, chúng tôi đã thiết kế 8 giáo án bài dạy có sử dụng DA trung bình. Bài dạy có sử dụng DA trung bình được thực hiện sau khi HS đã được làm quen với việc thực hiện các DA nhỏ. (Phụ lục - Đĩa CD)

Ví dụ giáo án Bài 32 (Tiết 55): Hợp chất có oxi của clo

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

HS biết: – Công thức, tên gọi một số oxit và axit có oxi của clo.

– Quy luật biến đổi tính oxi hoá và độ bền của hợp chất có oxi của clo.

– Tính chất chung của các hợp chất có oxi của clo là tính oxi hoá.

– Phản ứng điều chế và ứng dụng của nước Gia–ven, muối clorat, clorua vôi.

HS hiểu: – Trong hợp chất có oxi của clo, clo có số oxi hoá dương.

– Hợp chất có oxi của clo có tính oxi hoá.


2. Kĩ năng

HS vận dụng: – Biết cách sử dụng, bảo quản nước Gia–ven và clorua vôi.

– Giải thích tính tẩy trắng, sát trùng của nước Gia–ven và clorua vôi.

– Viết được một số phương trình hoá học điều chế nước Gia–ven, clorua vôi, muối clorat.

– Tìm hiểu ứng dụng các chất qua SGK và qua thực tế, với kĩ năng hợp tác nhóm để hoàn thành sản phẩm DA học tập của nhóm mình.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của GV

– Máy vi tính, máy chiếu.

– Hoá chất: nước Gia–ven, clorua vôi, KClO3, giấy màu,...

– Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn,...

– Phân công thực hiện DA cho các nhóm HS trong lớp từ bài đầu tiên của chương 5.

2. Chuẩn bị của HS

Các nhóm đã được phân công thực hiện các DA về ứng dụng của các chất: nước Gia–ven, clorua vôi, muối clorat chuẩn bị trình bày sản phẩm nhóm dưới dạng các ấn phẩm, các mẫu vật, bài thuyết trình,...

III. Phương pháp dạy học được sử dụng

Phương pháp DHTDA; Đàm thoại nêu vấn đề; Sử dụng phương tiện trực quan.

IV. Các hoạt động dạy học


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: I. Sơ lược về các oxit và các axit có oxi của clo (5 phút)

– GV cung cấp các thông tin về


– HS xác định số oxi hoá của clo trong các axit

1 3

có oxi: HClO axit hipoclorơ; H Cl O2 axit clorơ;

5 7

H Cl O3 axit cloric; H Cl O4 axit pecloric

– HS nhận xét: Các chất đều có tính oxi hoá.

công thức, tên gọi, tính axit, tính

oxi hoá các oxit và axit có oxi

của clo. (Lưu ý HS: Một số oxit

của clo như: Cl2O, Cl2O7,... được

điều chế gián tiếp)

– GV yêu cầu HS xác định số oxi

hoá của clo trong các hợp chất đó

rồi rút ra nhận xét về mối quan

hệ giữa số oxi hoá của clo với

tính axit và tính oxi hoá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022