Quy Trình Dạy Học Dự Án Trong Dạy Học Lịch Sử

Về phía học sinh: Đa số học sinh khi tham gia học tập dự án trong dạy học lịch sử rất thích thú tìm hiểu kiến thức lịch sử và hào hứng bởi nó thực sự lôi cuốn sự chú ý của các em. Phần lớn học sinh nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học dự án trong dạy học lịch sử bởi ưu điểm của phương pháp dạy học này đem lại. Học sinh có thể thuộc bài ngay trên lớp, hiểu nội dung bài học một cách sâu sắc hơn, tiếp thu dung lượng kiến thức phong phú, đa dạng hơn ở các lĩnh vực… Học tập dự án, học sinh được tương tác với giáo viên, với học sinh, với xã hội. Khi đó, học sinh có điều kiện phát triển các năng lực như năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực làm việc nhóm,… cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, sự yêu thích học tập lịch sử của các em học sinh chỉ mang tính tạm thời bởi các em gặp phải một số khó khăn trong quá trình nhận thức như kiến thức lịch sử nhiều, trừu tượng, khô khan, có những kiến thức khó nhớ và hàn lâm. Mặt khác năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh còn hạn chế. Học sinh chưa thấy được cái hay của lịch sử, chưa liên hệ được kiến thức thực tế. Bên cạnh đó, các em còn thụ động chỉ “chờ đón” sự truyền đạt kiến thức của giáo viên, chỉ quan tâm đến kiến thức học thuộc lòng “để lấy điểm”, chưa thực sự hiểu sâu kiến thức.

Để nâng cao được chất lượng học tập dự án của học sinh trong quá trình học tập lịch sử, tác giả đề xuất một số biện pháp như học sinh cần tăng cường trao đổi, thảo luận để nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trước các vấn đề lịch sử. Giáo viên tổ chức nhiều hoạt động dạy học dự án vào các bài học có vận dụng kiến thức thực tiễn để học sinh có điều kiện phát huy được các năng lực của mình trong quá trình tiếp thu kiến thức. Giáo viên cần quan tâm chú ý đến học sinh, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu và ôn tập kiến thức. HS tham gia chọn đề tài, nội dung hoạt động nhóm phù hợp với khả năng, hứng thú của các em giúp các em làm việc một cách độc lập tạo ra những sản phẩm gần gũi với thực tế.

Tiểu kết chương 1


Trong chương này, chúng tôi đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức DHDA. DHDA đã được nghiên cứu từ rất lâu, tuy nhiên đến nay việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của DHDA trong dạy học các môn khoa học xã hội nói chung, môn lịch sử nói riêng còn rất ít. DHDA là một trong những PPDH tích cực đang được quan tâm nghiên cứu và triển khai trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Một cách chung nhất, có thể hiểu DHDA trên các ý cơ bản sau:

Thứ nhất, DHDA là phương pháp dạy học phát huy tính độc lập, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, giúp hình thành những năng lực cần thiết cho HS trong cuộc sống tương lại.

Thứ hai, DHDA không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức về mặt lý thuyết mà còn tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực tiễn, thông qua đó phát triển các năng lực chung ở HS.

Mặt khác cơ sở lý luận của DHDA môn lịch sử ở trường THPT còn là dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng phương pháp DHDA trong dạy học lịch sử đối với 13 GV và 500 HS ở các trường THPT trên địa bàn Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Trên đây là những lý luận quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề xuất quy trình tổ chức DHDA, đưa ra yêu cầu và các biện pháp thực hiện DHDA trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Chương 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH

Tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử giúp HS phát huy năng lực, vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống. Trong chương này, tác giả đề xuất quy trình, yêu cầu tổ chức DHDA. Trên cơ sở đó, đưa ra biện pháp tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử Việt Nam và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh một cách có hiệu quả.

2.1. Quy trình tổ chức DHDA

Trong các tài liệu mà tác giả tiếp cận được có rất nhiều quy trình khác nhau về DHDA được đưa ra, trong đó có khác nhau về phân chia các giai đoạn. Theo tác giả Đỗ Hương Trà [27], đã đề xuất quy trình DHDA gồm 3 pha thực hiện là (1) Chuẩn bị: Trong pha này các hoạt động chính là lựa chọn DAHT, xác định các nguồn tư liệu cần thiết và tổ chức thực hiện. (2) Thực hiện dự án: Trong pha này các hoạt động chính là thiết lập các nguồn thông tin và dữ liệu, định hình các thao tác tư duy và tổng hợp kết quả. (3) Khai thác dự án: Trong pha này hoạt động chính là xem xét lại DAHT và tiếp tục DAHT.

Tác giả Lê Viết Chung [26], phân chia DHDA thành 3 giai đoạn là (1) Lập kế hoạch: Trong giai đoạn này người học chọn DA dưới sự hướng dẫn của người dạy. Gồm các hoạt động chính là lựa chọn chủ đề của DA, xây dựng các tiểu chủ đề, khơi gợi tính hứng thú của người học và lập kế hoạch phân công nhiệm vụ. (2) Thực hiện dự án: Trong giai đoạn này hoạt động chính là thu thập thông tin; xử lí thông tin, thảo luận; trao đổi, xin ý kiến người dạy. (3) Tổng hợp kết quả: Trong giai đoạn này hoạt động chính là xây dựng sản phẩm, trình bày sản phẩm, đánh giá DA.

Các tác giả Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Diễm My [19], đã đưa ra cách tiến hành DHDA gồm 3 giai đoạn như sau: (1) Chuẩn bị: Trong giai đoạn này gồm các hoạt động chính là xác định đối tượng, mục tiêu học tập của DA; xây dựng ý tưởng, bộ câu hỏi định hướng; xây dựng lịch trình đánh giá; xây dựng kế hoạch triển khai DA; xây dựng kế hoạch hỗ trợ HS làm sản phẩm. (2) Tiến hành: Trong giai đoạn này hoạt động chính là khảo sát, triển khai DA đến HS; ra các bài tập nhỏ, hỗ trợ HS

thực hiện DA; theo dõi, đánh giá tiến độ làm sản phẩm của HS để chuẩn bị cho buổi báo cáo sản phẩm. (3) Đánh giá: Trong giai đoạn này hoạt động chính là tổ chức cho HS báo cáo, đánh giá sản phẩm; khảo sát ý kiến HS sau dự án; công bố kết quả điểm, khen thưởng; rút kinh nghiệm.

Theo Nguyễn Thị Diệu Thảo [24], đã đề xuất quy trình tổ chức DHDA gồm 4 giai đoạn với 11 bước là (1) Lựa chọn các chủ đề, xác định mục tiêu của DA: Trong giai đoạn này gồm 3 bước là GV xác định chủ đề, chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS; HS hình thành ý tưởng và xác định mục tiêu của dự án. (2) Xây dựng nội dung kế hoạch thực hiện dự án: Trong giai đoạn này gồm 3 bước đó là HS xây dựng kế hoạch thực hiện, HS xây dựng điều kiện thực hiện, GV xem xét tính khả thi của DAHT. (3) Thực hiện dự án: Trong giai đoạn này gồm 2 bước đó là HS tổ chức thực hiện DAHT, GV giám sát và giúp đỡ. (4) Báo cáo kết quả và đánh giá dự án: Trong giai đoạn này gồm 3 bước là HS trình bày kết quả DAHT, HS tự đánh giá và GV đánh giá. Từ những trích dẫn ở trên cho thấy mỗi tác giả đều đưa ra một quy trình, một hình thức tổ chức DHDA khác nhau. Theo tác giả, quy trình DHDA trong dạy học lịch sử ở trường THPT gồm các bước sau:

Hình 2 1 Quy trình dạy học dự án trong dạy học lịch sử Quá trình thực hiện 1

Hình 2.1. Quy trình dạy học dự án trong dạy học lịch sử

Quá trình thực hiện quy trình DHDA trong dạy học lịch sử ở trường THPT, nhiệm vụ của giáo viên và học sinh được cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định chủ đề, chia nhóm học tập

Xác định chủ đề: GV và HS cùng nhau nghiên cứu, thảo luận mục đích, yêu cầu nội dung chương trình môn học. Từ đó đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Các chủ đề cần chú ý đến hứng thú của HS cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài.

Chia nhóm học tập: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức của DAHT, năng lực HS trong lớp… GV chia lớp thành các nhóm học tập sao cho mỗi nhóm có HS khá, giỏi, trung bình như nhau. Sau đó GV lập danh sách nhóm, các nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký của nhóm; giáo viên tiếp nhận phản hồi từ HS, hướng dẫn HS lập hồ sơ học tập gồm kế hoạch học tập, các bản tiêu chí đánh giá…

Bước 2: Lập kế hoạch

Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm học tập tiến hành họp nhóm để xây dựng kế hoạch chi tiết cho DAHT, xác định những công việc cần triển khai:

Xây dựng kế hoạch bài dạy: Kế hoạch bài dạy thể hiện mục tiêu bài dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, chứa đựng thông tin về người soạn bài, tổng quan về bài dạy, các phương tiện dạy học, thời gian cần thiết thực hiện, những môn học có liên quan đến bài dạy, đối tượng mà bài dạy hướng tới, các bước tiến hành bài dạy, đánh giá HS. Đây là phần rất quan trọng trong hồ sơ dạy học bởi nó thể hiện nội dung quan trọng nhất của dự án. Phần này thể hiện ý tưởng dự án, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm HS, kiến thức cơ bản của bài dạy.

Xây dựng bộ câu hỏi định hướng. Bộ câu hỏi định hướng tạo ra một bối cảnh học tâp có ý nghĩa trong việc đặt câu hỏi xuyên suốt của dự án, phát triển tư duy cho HS ở các cấp độ. Bộ câu hỏi định hướng sẽ giúp dự án tạo ra được sự cân bằng giữa việc thấu hiểu nội dung và khám phá ý tưởng hấp dẫn khiến việc học trở nên phù hợp với HS. Bộ câu hỏi định hướng bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. CHKQ: Là những câu hỏi mở, có vai trò khơi gợi tính hứng thú, sự quan tâm của HS đối với dự án. Đây là loại câu hỏi có phạm vi rất rộng, bao quát toàn diện nhiều lĩnh vực, có thể liên quan đến nhiều bài học, nhiều môn học. Là những câu hỏi không có câu trả lời cụ thể buộc HS phải tư duy, phân tích và biết liên hệ những kiến thức đã được học với cuộc sống hằng ngày. CHBH: Đây cũng là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hoặc một bài học cụ thể, gắn với nội dung bài học. Vì vậy, câu

hỏi bài học sẽ giúp HS dễ tiếp cận hơn câu hỏi khái quát. CHND: Là những câu hỏi về từng nội dung của bài học. Các câu hỏi này hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học. Nó giúp HS xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu” và “khi nào”, giúp HS tập trung vào những thông tin xác thực cần phải tìm hiểu để đáp ứng các tiêu chí về nội dung và mục tiêu học tập.

Như vậy bộ câu hỏi khung đòi hỏi HS phải nắm vững, hiểu rõ về các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Từ đó đẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung và cách thức làm việc của toàn bộ DA.

Bước 3: Phân công nhiệm vụ

Từ kế hoạch đã được xây dựng, GV phân công công việc cho mỗi HS tùy vào trình độ của mỗi cá nhân. Mỗi nhóm học tập thực hiện những nội dung cụ thể của DA.

Mỗi thành viên trong nhóm thực hiện những công việc theo kế hoạch, cùng nhau thảo luận và xây dựng kế hoạch thực hiện DA. Trong giai đoạn này HS cần được sự gợi ý, hướng dẫn của GV. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện đòi hỏi các em phải hoạt động tập thể sau khi đã tìm hiểu, tham khảo các DA khác. Mỗi DA khác nhau có cách xây dựng kế hoạch khác nhau, tuy nhiên các kế hoạch đều phải dựa trên cơ sở tiêu chí đánh giá sản phẩm, chỉ ra được thời gian tiến hành thiết kế DA, các bước tiến hành thực hiện DA, kinh phí, cách thức tiến hành DA.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

Đối với GV: Theo dõi sát sao quá trình thực hiện DA của HS như việc thu thập, xử lí thông tin. Ở giai đoạn này GV cũng định hướng, điều chỉnh các hoạt động của HS sao cho phù hợp với các mục tiêu đã đề ra. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho HS; hỗ trợ HS trong quá trình tạo ra các sản phẩm của DA, nhất là sản phẩm từ công nghệ thông tin. Kiểm tra đánh giá thường xuyên đặc biệt là kiểm tra tính chính xác các nguồn thông tin, cần ý thức cho HS về bản quyền các nguồn thông tin, cụ thể là HS cần ghi lại tác giả các nguồn thông tin đã thu thập. Đồng thời GV thông báo kịp thời kết quả đánh giá quá trình làm việc của HS.

Đối với HS: Trên cơ sở kế hoạch xây dựng, HS cùng nhau thảo luận, hợp tác, trao đổi, thu thập thông tin, xử lí thông tin của từng cá nhân, sau đó phải làm việc theo nhóm và theo kế hoạch. Thiết kế, xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm của DA. Bước cuối cùng của việc thực hiện DA là hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.

Bước 5: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện dự án

Báo cáo kết quả thực hiện dự án: GV tổ chức cho HS đại diện các nhóm trình bày nội dung báo cáo sản phẩm, sau đó các nhóm trao đổi ý kiến, đưa ra các câu hỏi yêu cầu các nhóm dự án trả lời, GV đóng góp ý kiến. Từ đó, các nhóm chỉnh sửa nội dung, hoàn thành sản phẩm nghiên cứu của nhóm và nộp cho GV.

Đánh giá kết quả thực hiện: Căn cứ vào hoạt động và sản phẩm của DAHT để xây dựng tiêu chí đánh giá tương ứng. GV hướng dẫn HS đánh giá theo các tiêu chí của sản phẩm. GV và HS cùng đánh giá về quá trình thực hiện và kết quả của DA, rút ra được kinh nghiệm sau khi thực hiện DA. Tuy nhiên quá trình đánh giá phải công bằng và được ghi nhận và nhận xét đúng mực.

2.2. Yêu cầu tổ chức DHDA

Để vận dụng tổ chức DHDA trong các hoạt động học tập thành công và đáp ứng yêu được những yêu cầu của dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng cần tuân thủ theo một số yêu cầu sau đây:

Về nội dung tổ chức DHDA học sinh sẽ tự tìm hiểu chủ đề, nội dung học tập, lập kế hoạch phân công công việc và tiến hành thực hiện. Vì vậy, nội dung học tập phải đa dạng, phong phú và phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. Chương trình, kế hoạch thực hiện các dự án học tập được thiết kế để trang bị đầy đủ cho học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển năng lực cho học sinh,

Về phương pháp tổ chức DHDA giáo viên nên kết hợp nhiều PPDH khác nhau để phát triển tính độc lập, tự giác tìm tòi của học sinh nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của từng học sinh. Mặt khác, khi tiến hành tổ chức DHDA giáo viên cũng cần quan tâm đến hiệu quả của mỗi phương pháp mà giáo viên áp dụng.

Khi tổ chức DHDA phải đảm bảo mục tiêu của giáo dục gắn với kiến thức, kĩ năng và hình thành phát triển năng lực cho học sinh: Việc dạy học dự án không chỉ được tổ chức cho một bài học mà vượt ra khỏi phạm vi thực hiện cho cả một chủ đề môn học, thậm chí nhiều môn học khác nhau. Mục tiêu của DHDA không chỉ cung cấp cho học sinh những nội dung kiến thức cơ bản của bài học, chủ đề, môn học mà còn hình thành ở học sinh những năng lực thực tiễn cần thiết như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ,

năng lực ứng dụng những thành tựu tiên tiến vào cuộc sống học tập… góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì mới.

Phải đảm bảo sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội: Học tập dự án có ý nghĩa to lớn và mang tính thiết thực đối với người học. Học tập dự án là cơ hội để học sinh được làm việc, được tự mình khám phá tri thức và vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống của bản thân. Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước hiện nay yêu cầu phải có một lực lượng lao động trẻ khỏe, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sống có trách nhiệm,… Chính điều này thực tiễn DHDA đã đem lại. Khi tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử nói chung dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng, giáo viên cần chú ý lựa chọn những nội dung, chủ đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Sau mỗi hoạt động sự án, sản phẩm tạo ra không chỉ là sản phẩm mang tính lý thuyết mà còn có cả những sản phẩm thực hành. Điều này đòi hỏi học sinh phải biết kết hợp kiến thức giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý luận với thực tiễn, biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết những vấn đề gắn với thực tế và có ích cho bản thân.

Tổ chức DHDA phải phù hợp, vừa sức với học sinh không nên xây dựng các dự án học tập vượt quá xa nội dung kiến thức của học sinh: Dạy học vừa sức là nguyên tắc hàng đầu của quá trình dạy học. Những yêu cầu, nhiệm vụ học tập phù hợp thì các em có thể hoàn thành sản phẩm với sự cố gắng, nỗ lực cao nhất cả về trí tuệ và thể lực. Khi vận dụng phương pháp DHDA, cách tiến hành phải phù hợp với trình độ của học sinh trong lớp, phù hợp với trình độ phát triển của từng học sinh, đảm bảo mỗi học sinh có thể phát triển tối đa khả năng của mình. Hiện nay trước sự phát triển của công nghệ hiện đại thì khả năng nhận thức của học sinh THPT ngày càng phát triển hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức DHDA trong dạy học lịch sử, giúp học sinh dễ dàng thích nghi được trước những biến động của cuộc sống.

Phải đảm bảo tính khách quan, khoa học: Trong quá trình thực hiện các dự án học tập thì đánh giá có vai trò thúc đẩy mục đích học tập của học sinh đồng thời cải tiến hoạt động dạy học của giáo viên. Đánh giá phải diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án. Có đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Hai đánh giá này chính là khâu then chốt, quan trọng trong DHDA. Đánh giá thường

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí