những gì thơ mộng nhất lại nằm ở những thứ bình dị mà bạn không hề nghĩ tới. Sushi ngon dựa vào hai điều: sự tươi mới của nguyên liệu và kĩ thuật dùng dao điêu luyện của người đầu bếp. Ngoài ra, Nhật Bản còn có những món nổi tiếng khác như Tempura, mì xào Ramen, mỳ te-uchi soba, Chirashi-don…
6. Ấn Độ
Nét đặc trưng của ẩm thực Ấn Độ trước tiên thể hiện ở việc kết hợp hài hòa các loại gia vị. Mỗi khu vực, mỗi vùng miền ở Ấn Độ lại có những món ăn sử dụng các loại gia vị khác nhau với đặc trưng và kỹ thuật chế biến riêng.
Sự đặc sắc trong các món ăn của miền Bắc Ấn Độ được thể hiện qua việc sử dụng một cách hài hòa các nguyên liệu thực phẩm như: sữa, bỡ sữa, sữa chua. Các món ăn ở đây thường không thể thiếu nước sốt. Bên cạnh đó, còn có một số các thành phần nguyên liệu khác được sử dụng thường xuyên như: ớt, nghệ và quả hạch…
Hình _12: Các món ăn của miền Bắc Ấn thường không thể thiếu nước sốt.
Ở miền Đông Ấn Độ, nổi bật là những món ăn của vùng Orissa, Bengal và Assam với cách pha chế gia vị vào món ăn một cách tinh tế. Các món ăn tại những vùng này thường sử dụng mù tạc, cây thì là Ai Cập, ớt xanh, sốt thì là.
Hình_13: Súp gà miền Đông Ấn Độ với hương vị mù tạc rất rõ rệt.
Trong khi đó, các món ăn của miền Nam Ấn Độ có thành phần chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa và đặc biệt là nước cốt dừa, cà ri. Và những món ăn của miền Nam Ấn Độ thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị như me, quả dừa, đậu lăng, cơm và một số loại rau.
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa ẩm thực Phần 1 - 1
- Văn hóa ẩm thực Phần 1 - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Văn Hoá Ẩm Thực
- Ảnh Hưởng Của Sự Phát Triển Du Lịch
- Một Số Nét Văn Hoá Ẩm Thực Truyền Thống Tiêu Biểu
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Hình_14: Một bữa ăn của người dân miền Nam Ấn Độ.
Các món ăn của miền Tây Ấn Độ chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha còn các món ăn của Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các nước lân cận như: Burma, Trung Quốc.
Hình_15: Món ăn miền Tây Ấn Độ chịu ảnh hưởng nhiều từ các nước lân cận.
Với người dân Ấn Độ, gia vị được xem là yếu tố không thể thiếu để tạo ra một món ăn ngon. Ví như các loại bột làm từ ngô, lúa mạch, đậu có tác dụng làm sánh đặc thức ăn, lá cà ri (thường ở dạng lá tươi, sấy khô hoặc xay nhuyễn thành bột) tạo hương thơm đặc trưng cho món ăn của người Ấn. Ngoài ra, còn có nhiều loại gia vị ở dạng nước cũng có tác dụng tạo mùi thơm, được chiết xuất từ các loại thảo mộc như nguyệt quế, tiểu hồi, đại hồi, thảo quả, hồ trăn, đinh hương. Các loại gia vị ở dạng bột làm từ trái cây như dừa, me, xoài… thường được dùng để tạo ra các vị chua, cay, béo. Một điểm lưu ý trong khâu chế biến món ăn của người Ấn là trước khi dùng để nêm vào thức ăn, gia vị luôn được rang cho khô, như thế thì hương thơm mới đậm đà, lâu tan.
Hình_16: Cơm Ấn Độ với cách chế biến độc đáo.
Xuất phát từ cách ăn bằng tay mà ẩm thực Ấn Độ càng trở nên độc đáo hơn, từ đó dẫn tới sự khác biệt rõ nét trong cách chế biến các món ăn. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của Ấn và được coi là món chính trong các bữa cơm. Người Ấn Độ thường chế biến món cơm như sau: Gạo được xào với dầu hoặc bơ trước khi cho nước vào để nấu và khi cơm sắp chín còn cho thêm một chút tiêu, hạt thì là hay quế…
Hình_17:Thịt cừu nấu hạnh nhân – món ăn đặc sắc của Ấn Độ.
Ẩm thực Ấn Độ chịu nhiều ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận và tôn giáo. Nếu như người Hồi giáo kiêng khem thịt heo thì người Ấn Độ giáo lại không dùng thịt bò, do đó thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản vẫn thường được sử dụng nhiều nhất. Các món thịt cũng được chế biến hết sức độc đáo. Theo phong tục của người Ấn Độ, trong các bữa tiệc cưới hỏi hay những ngày lễ lớn thì món ăn không thể thiếu là cừu nấu với hạnh nhân. Thịt cừu nướng cũng là một món ăn được yêu thích ở Ấn Độ và có nhiều cách chế biến khá lạ. Thịt cừu được đặt trong nồi đất nấu trên bếp than hay bếp củi và trên nắp nồi đặt than hồng để thịt cừu vừa thơm vừa giữ được vị ngọt nguyên thủy.
Hình_18: Thịt cừu nướng cũng là một món ăn được yêu thích ở Ấn Độ và có nhiều cách chế biến khá lạ.
Một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Ấn Độ là gà Tandoori, người Ấn Độ ăn gà Tandoori ở “mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm”. Có thể nói, Tandoori là món ăn vừa bình dân nhưng cũng vừa sang trọng bởi nó xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày đến những bữa tiệc quan trọng, thịnh soạn. Gà Tandoori được ưa thích bởi vị ngon và màu sắc rất bắt mắt của nó, một đĩa gà Tandoori có thể biến một bữa ăn bình thường thành bữa ăn khá hấp dẫn và được ăn kèm với hành tây sống. Món gà này ngon nhất khi vừa nướng xong và sẽ ngon hơn nếu trước khi ăn bạn vắt chanh lên miếng gà bởi vị chua của chanh sẽ làm bớt đi phần nào độ cay.
Hình_19: Người Ấn Độ ăn gà Tandoori ở “mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm”. Để làm được món gà Tandoori, người ta phải lột toàn bộ da gà, để nguyên con. Mùi vị của món gà Tandoori được quyết định bởi sự kết hợp nhiều loại gia vị: sữa chua, nước chanh nguyên chất, tỏi, gừng, rau mùi, hạt tiêu sẽ làm gia tăng mùi vị cho gà Tandoori… Sau khi trộn tất cả các loại gia vị trên với nhau thì cho gà vào ướp cùng hỗn hợp rồi để trong tủ lạnh khoảng 8 giờ cho gia vị ngấm
vào thân gà. Tiếp đó, lấy gà ra khỏi tủ lạnh 30 phút trước khi nướng. Sau khi nướng lên, món gà có sắc màu vàng trông rất hấp dẫn.
Hình_20: Cà ri – quốc hồn của ẩm thực Ấn Độ.
Được coi như quốc hồn của ẩm thực Ấn Độ, cà ri từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Ấn Độ. Có rất nhiều loại cà ri khác nhau như cà ri trứng, cà ri hải sản, cà ri gà, cà ri bắp cải khô, cà ri rau củ... Mỗi món mang một hương vị đặc trưng riêng bởi những nguyên liệu làm nên nó như: các loại rau tạo nên món cà ri trộn rau củ và các gia vị làm nên món cà tím Masala hấp dẫn, các món gà như cà ri gà, cà ri Korma cay vừa, có thể không cay hoặc rất cay như món cà ri Vindaloo, Kadhai thật ngon miệng... Cơm Biryani, Pulau là hai loại cơm thường được dùng để ăn kèm với cà ri.
7. Hy Lạp
Ẩm thực Hy Lạp chịu ảnh hưởng của nhiều dòng ẩm thực khác nhau như của miền nam nước Pháp, Ý và Trung Đông nên rất đa dạng và phong phú.
Bữa sáng (proceno) là bữa ăn nhẹ thường vào lúc 7 giờ. Nhiều người chỉ uống cà phê Hy Lạp, loại cà phê rất đặc pha thêm đường. Đôi khi người ta uống cà phê cùng với một lát bánh mì phết bơ, mật
ong hoặc mứt. Hình_20: Ẩm thực Hy Lạp
Bữa trưa (yevma) là bữa chính, người dân nơi đây ăn tại nhà khoảng 2 đến 3 giờ chiều. Bữa ăn gồm món khai vị, thịt hoặc cá, xà lách, sữa chua với mật ong và trái cây tráng miệng. Rượu vang, bia và nước khoáng cũng thường được uống vào bữa trưa. Cà phê theo tập quán được uống sau bữa ăn.
Bữa tối theo kiểu Hy Lạp (deipnon) được ăn khá muộn, khoảng 10 giờ đêm. Phần lớn mọi người đều lót dạ vào bữa chiều. Nhiều loại đồ ăn như ô liu, pho mát, bánh mì mới nướng, một ít thịt cừu hoặc cá nướng được khai vị cho bữa tối trước đó, vì vậy không ai bị quá đói cả. Các bữa tối ở gia đình có thể có các món như bữa trưa nhưng bánh ngọt thường được dọn ra sau trái cây. Người
Hy Lạp thường ra ngoài ăn tối. Có nhiều món cho họ lựa chọn và khách ăn có thể vào tận nhà bếp để quan sát việc nấu nướng.
Người Hy Lạp có nhiều món khai vị ngon được dọn lên trước khi vào món chính. Thường là bánh mì và rượu. Pho mát feta được làm từ sữa cừu và sữa dê là một món khai vị truyền thống. Món khai vị nổi tiếng nhất trong số đó là taramasalata, một món dầm làm từ trứng cá. Một món khác là tzaiziki, làm từ dưa chuột và tỏi trộn với sữa chua. Các món này ăn với bánh mì hoặc rau. Hy Lạp cũng có rất nhiều món súp như avgolemono (một món nấu từ nước luộc gà với gạo, trứng và chanh), psarosoupa (món canh cá)...
Baklava là món bánh ngọt phổ biến tại đây, bên cạnh đó có món bánh mì tsoureki được ăn vào dịp Lễ phục sinh. Có rất nhiều món ăn truyền thống của Hy Lạp có nguồn gốc từ nước ngoài. Trong số các món thịt nổi tiếng có souvláki (thịt cừu nướng nguyên con) và keftedes (thịt viên). Mousaka là bánh nhân thịt băm, lá húng và pho mát. Dolmádes là món lá nho bọc thịt
bằm và gạo, còn styphasdo là món thịt hầm. Hình_21: Bánh Baklava
Các món hải sản như tôm panda, tôm hùm, bạch tuộc và mực ống thường đựơc ăn với chanh và nước sốt dầu ô liu. Cá thường được nướng hoặc làm chả. Món râu bạch tuộc nướng ăn kèm với salad truyền thống kiểu địa trung hải gồm vài lát cà tím nướng, suchini nướng và trộn đủ các loại salad rau xanh với nhau, cộng thêm nước sốt.
8. Thái Lan
Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Ẩm thực Thái Lan là một phần của văn hóa Thái Lan và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.
Người Thái Lan quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người. Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ hoặc xôi, ăn cùng với nhiều món được chế biến theo các cách khác nhau, theo khẩu vị của mỗi vùng. Đó là các món súp, cà ri, các món hầm hoặc rán, salad và thêm một hay nhiều thứ nước chấm cơ bản như nước mắm và ớt. Người Thái Lan ăn tráng miệng bằng hoa quả tươi hay những loại bánh truyền thống. Đặc biệt, người Thái Lan coi thú ẩm thực là cách giải trí ưa thích nhất. Mỗi miền có một cách ăn và chế biến món ăn riêng. Khi chúng ta nói đến “Ẩm thực Thái Lan”, thực tế là chúng ta đang nói đến 4 vùng miền ẩm thực khác biệt của Thái, mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền thống của họ.
Ngoài ra khi nhắc đến ẩm thực Thái Lan chúng ta cũng phải nhắc đến ẩm thực cung đình Xiêm trước kia, ban đầu chỉ phổ biến trong hoàng tộc , ngày nay nó được lưu truyền rộng rãi.
Những nét chung về văn hóa ẩm thực Thái
Nét văn hóa ẩm thực Thái chính là sự kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây, đặc biệt là các nước lân cận như Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Trung Quốc… Đó là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống để tạo nên một phong cách ẩm thực riêng biệt, độc đáo được kết tinh qua nhiều thế kỷ. Người Thái sử dụng các loại rau thơm hay còn gọi là thảo mộc (đinh hương,
nghệ tây, rau mùi, húng quế, lá bạc hà, gừng, ớt, sả, lá chanh…) để chế biến món ăn, vừa làm tăng thêm mùi vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.
Hương vị món ăn đậm đà, là sự kết hợp giữa độ chua, mặn, ngọt và đặc biệt là độ cay. Tuy món ăn được chế biến từ rất nhiều gia vị nóng nhưng lại phối hợp cùng nhiều loại rau quả, thực phẩm tươi, ngon, hàm lượng chất béo thấp khiến cho món ăn có sự hài hòa, hấp dẫn. Đôi khi món ăn nóng bỏng, cay xé lưỡi, khi lại là một món chua chua, mằn mặn… Các món thường không thể thiếu mùi sả và mùi chanh, đó dường như là món quà thiên nhiên dành cho họ, vừa giúp ích cho hệ tiêu hóa vừa làm sảng khoái tinh thần.
Màu sắc món ăn vô cùng hấp dẫn và bắt mắt nhờ màu sắc từ rau củ, quả. Đó là sự kết hợp các loại rau củ và gia vị có màu sắc khác nhau trong một món ăn nên trông bắt mắt. Màu đỏ của ớt, màu vàng của nghệ, màu tím củ dền, màu xanh của lá dứa, của rau và trái.
Truyền Thống Ẩm Thực Thái Lan
Trước năm 1939, đất nước Thái Lan được biết đến là Siam. Đây là quốc gia Đông Nam Á duy nhất chưa bao giờ là thuộc địa của phương Tây. Điều này giúp Thái Lan duy trì được phong cách nấu ăn riêng. Tuy nhiên, các món ăn đó đã bị ảnh hưởng các nước láng giềng châu Á của Thái Lan.
Người Thái di cư đến quê hương hiện tại của họ từ miền nam Trung Quốc khoảng 2.000 năm trước. Họ mang theo chế độ ăn uống và cách nấu cay của tỉnh Vân Nam. Ngoài ra ẩm thực Thái còn ảnh hưởng của Trung Quốc gồm việc sử dụng mì, bánh báo, xì dầu và các sản phẩm đậu nành khác như đậu hũ…
Ấn Độ cũng có ảnh hưởng tới phong cách ẩm thực Thái Lan qua các gia vị như rau thì là, bạch đậu khấu và rau mùi và các món cà ri. Malaysia cũng chia sẻ các món gia vị như dừa và sa tế. Từ năm 1970 trở đi, các món Thái cũng như khẩu vị Thái đã trở nên rất phổ biến ở Mỹ và Châu Âu
Cũng như Việt Nam, gạo là lương thực chính của Thái Lan, hiện Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ở Đông Bắc Thái Lan, người ta ăn gạo được cuộn vào một quả bóng, nó cũng được sử dụng như món tráng miệng trong cả nước.
Hầu hết các món ăn chính người Thái dùng với thịt bò, thịt heo, thịt gà, hải sản. Tuy nhiên, với một đất nước có Phật Giáo là quốc đạo, các món chay cũng rất độc đáo.
Các món ăn Thái được biết đến với sự kết hợp độc đáo của gia vị. Mặc dù nóng và cay cay nhưng vẫn có một sự kết hợp cẩn thận giữa các gia vị để tạo ra các hương vị khác nhau trong một món ăn.
Các món cà ri (sử dụng bột cà ri) là các món đặc biệt trong phong cách ẩm thực Thái.
Ớt cay la nguyên liệu chính xuất hiện trong nhiều món Thái. Trong các món ăn, ơt được kết hợp với các hương liệu khác như: nước mắm, tôm khô, lá chanh, các loại rau mùi, húng quế, tỏi, gừng, thì là, bach đậu khấu và quế. Món canh được ăn hầu hết trong các bữa ăn, giúp giảm cay và nóng. Nhiều món ăn cũng được dùng với nước chấm, đặc biệt kể đến Nam Pla Prig (nước mắm ớt, gồm ớt xanh và ớt chín cắt nhỏ, cho vào nước mắm)
Dừa đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn của người Thái. Nước cốt dừa và dừa cắt nhỏ được sử dụng trong nhiều các món ăn đặc biệt là món tráng miệng. Người thái sử dụng món tráng miệng gồm nhiều loại trái cây nhiệt đới như xoài, đu đủ, mít..vv.
Ẩm thực Thái Lan có một chút thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Các vùng ven biển phía Nam phổ biến với hải sản. Vị ớt cay nhất là từ các quả ớt ở phía đông bắc Thái Lan.
Một số ẩm thực nổi tiếng của Thái Lan
1. Món Cháo Thái Lan
Một trong những món ăn có thể nghĩ ngay tới là món cháo (tiếng Thái được gọi là joke). Cháo được nấu từ những hạt gạo ngắn, chắc, ninh nhừ lên. Cháo được ăn nóng với một quả trứng gà, vài miếng thịt lợn và vài lát gừng, rau mùi trang trí. Một tô cháo tương đương với một chiếc bánh ngô và một ly sữa theo thực đơn của người phương Tây.
Món cháo này khá phổ biến, bạn có thể ăn ở nhiều nhà hàng xung quanh thủ đô Bangkok
2. Khao Tom Thái Lan
Khao tom là một biến thể khác của món cháo nhưng thay vì sử dụng những hạt gạo ngắn, món này sử dụng những hạt gạo dài bình thường. Gạo được đun sôi trong nhiều nước cho đến khi nó trở nên mềm và nổi ở trong nước (không đặc như cháo). Cũng như cháo, khao tom ăn kèm với trứng, thịt lợn, rau mùi, hành và cả hải sản.
3. Khao Neow Moo Pin Thái Lan
Khao Neow Moo Pin là món thịt xiên nướng. Thịt lợn sau khi được ướp cùng mắm, rau mùi và nước cốt dừa cho ngấm gia vị sẽ được quay trên bếp than hồng cho dậy mùi thơm. Đây là món ăn giàu năng lượng, bạn có thể dễ dàng ăn trên đường đi và là một cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới đầy hối hả ở Thái Lan. Món này thường được bán ở trong các khu chợ và các hàng ăn bình dân.
4. Patongo Thái Lan
Patongo là một phiên bản Thái của món bánh rán, được làm từ lớp bột mỏng nhẹ chiên vàng cho đến khi bên trong bông lên, bên ngoài tạo thành lớp mỏng vàng giòn. Pantongo ăn không hoặc đơn giản bằng cách nhúng với sữa như là nước sốt.
5. Nam Tao Hu Thái Lan
Trong thời tiết khá nóng của Thái Lan, một bữa sáng mát lạnh, đủ no mà không sợ béo thì món Nam Tao Hu sẽ là lựa chọn đúng đắn cho bạn. Món này