Biểu Đồ So Sánh Mức Độ Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

Để tìm hiểu tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp triển năng lực dạy học tích hợp của giáo viên THCS mới đề xuất, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Speaman để tính toán:

Áp dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:



6 ∑ (X - Y)2


R = 1 -

n (n2 - 1)

(- 1 ≤ R ≤1 )

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 13

Trong đó: N là số lượng các đơn vị xếp hạng

R là một số nhỏ hơn 1. Giá trị của R càng gần thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt.

Nếu R < 0 tương quan nghịch R > 0 tương quan thuận

0,7 ≤ R <1 Tương quan chặt 0,5 ≤ R < 0,7 Tương quan

0,3 ≤ R < 0,5 Tương quan không chặt Ta có kết quả như sau:


6 x 8


R = 1 -

7 x 48

= 0,86


Tính cấp thiết

Tính khả thi

3

2.75

2.5

2.25

2

1.75

1.5

1.25

1

0.75

0.5

0.25

0

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7


Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Hệ số tương quan thứ bậc Spearman = 0,86. Từ số liệu và hệ số tương quan thứ bậc, cho phép kết luận mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp mới đề xuất có tương quan thuận và khá chặt chẽ. Có nghĩa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là phù hợp nhau. Hầu hết sự tương quan đã thể hiện đúng thực trạng về mức độ cấp thiết và tính khả thi của đề tài, phản ánh rõ ràng thực tế việc triển năng lực dạy học tích hợp giáo viên THCS ở huyện Hiệp Hòa sẽ có nhiều điểm thuận lợi khi triển khai. Vấn đề thành công cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp và được sự đồng thuận nhất trí cao của các cấp, các ngành và bản thân nhà quản lý giáo dục.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS ở Huyện Hiệp Hòa. Đề tài đã đề xuất 7 biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS ở Huyện Hiệp Hòa:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học tích hợp, về bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV.

Biện pháp 2: Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên phù hợp thực tiễn.

Biện pháp 3: Lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt cho công tác xây dựng tài liệu bồi dưỡng, bồi dưỡng cho giáo viên ở từng tổ hợp môn.

Biện pháp 4: Tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp huyện theo định hướng DHTH.

Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng.

Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH.

Biện pháp 7: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng.

Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS mà luận văn đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Những biện pháp đề xuất trên được triển khai thực hiện sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV khi thực hiện chương trình giáo dục THCS mới sau năm 2017 được Bộ GD&ĐT ban hành.

Các biện pháp có tính hệ thống vì chúng bổ sung, chi phối lẫn nhau. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT trong phạm vi toàn huyện Hiệp Hòa nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Tổ chức bồi dưỡng NLDHTH cho GV là việc sắp xếp, bố trí các nguồn lực, con người nhằm bổ sung, bồi đắp những tri thức, kỹ năng DHTH cho GV, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những kiến thức, kỹ năng đã có để hình thành nên những năng lực mới phù hợp với yêu cầu của DHTH. Việc GV có năng lực DHTH, tạo tiền đề để đổi mới căn bản và toàn diện GD, mở ra hướng hội nhập Quốc tế về GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS là một việc làm của nhà quản lý. Đó là cách thức tác động của nhà quản lý đến người GV, giúp họ nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn, cách thức xây dựng và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học tích hợp, cách thức khai thác thông tin phục vụ giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng dạy học tích hợp nó có các đặc trưng sau:

- Chủ thể của việc tổ chức bồi dưỡng là các nhà QLGD, đặc biệt ở đây là Hiệu trưởng trường THCS có vai trò sắp xếp, bố trí, phân công các nguồn lực tác động tới quá trình bồi dưỡng làm sao cho hiệu quả.

- Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo, có trình độ chuyên môn, có năng lực trong việc bồi dưỡng cho các đối tượng.

- Bản chất của tổ chức bồi dưỡng là sắp xếp nguồn lực tác động để làm tăng thêm kiến thức, kỹ năng cho đối tượng bồi dưỡng.

- Đối tượng bồi dưỡng là những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

- Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm. Như vậy, tổ chức bồi dưỡng hướng tới việc nâng cao năng lực DHTH cho GV

THCS, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, nó có mối quan hệ chặt chẽ với việc hình thành và phát triển năng lực HS. Để tổ chức tốt việc bồi dưỡng NLDHTH cho GV THCS, nhà QL cần phải nắm vững và hiểu rõ về mục đích, yêu cầu; thực trạng năng lực của GV; nhu cầu bồi dưỡng; nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng và các yếu tố tác động đến quá trình tổ chức bồi dưỡng NLDHTH cho GV, từ đó xây dựng KH, bố trí sắp xếp phân công một cách hiệu quả nhất.

1.2. Qua quá trình khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và việc tổ chức bồi dưỡng NLDHTH cho GV THCS của Hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Hiệp Hòa, tác giả nhận thấy, trong hai năm học qua, hoạt động bồi dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS nói riêng đã được các hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Hiệp Hòa quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả ban đầu, tuy nhiên còn bộc lộ những hạn chế: nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục, trong đó chủ yếu là đội ngũ GV chưa tốt; nội dung, phương pháp, hình thức phương pháp bồi dưỡng NLDHTH cho GV còn đơn điệu, một chiều. Cơ sở vật chất, các nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng GV còn thiếu, còn chưa đồng bộ và kịp thời. Công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý đối với hoạt động bồi dưỡng GV chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao.

Nguyên nhân dẫn đến đến thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng NLDHTH cho GV THCS còn chưa tốt được xác định là:

- Các cấp quản lý GD chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV nên nhận thức của GV đối với công tác bồi dưỡng này chưa được nâng cao một cách triệt để.

- Sự phối hợp chỉ đạo trong tổ chức bồi dưỡng nói chung và hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV nói riêng giữa các ngành, các cấp quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ.

- Chưa có những qui định, hướng dẫn, nguồn tài liệu cần thiết để tổ chức công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV.

- Việc đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ cho công tác bồi dưỡng năng lực DHTH còn ít.

- Việc kiểm tra đánh giá mang nặng tính hình thức, chưa tạo điều kiện đúng mức cho hoạt động tự bồi dưỡng của nhà trường và tự học của GV.

Nghiên cứu thực trạng và đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp nhằm tổ chức bồi dưỡng NLDHTH cho GV huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

1.3. Nhằm nâng cao hơn nữa NLDHTH của GV THCS, khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp:

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học tích hợp, về bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên.

- Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên phù hợp thực tiễn.

- Lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt cho công tác xây dựng tài liệu bồi dưỡng, bồi dưỡng cho giáo viên ở từng tổ hợp môn.

- Tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp huyện theo định hướng dạy học tích hợp

- Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng

- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH .

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng.

Kết quả khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến từ các chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và GV THCS đều cho rằng những biện pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Để thực hiện thành công, đòi hỏi

phải thực hiện đồng bộ và vận dụng các biện pháp phù hợp điều kiện của nhà trường, phù hợp với thực tiễn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang

Xây dựng các văn bản chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường THCS thực hiện phát triển năng lực DHTH.

Xây dựng các chế tài để nâng cao hiệu quả quản lý đối với việc phát triển năng lực DHTH cho GV THCS.

Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực DHTH của GV để thúc đẩy, kích thích sự nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của đội ngũ GV.

Cần tổ chức các cuộc hội thảo giữa GV các trường THCS trong tỉnh và giữa GV trong từng trường về DHTH, về việc khắc phục những khó khăn trong quá trình DHTH.

2.2. Đối với Huyện ủy, UBND huyện Hiệp Hòa

Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất nhằm từng bước khắc phục những hạn chế của CSVC cho việc phát triển năng lực DHTH.

Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để đồng thời động viên, khích lệ GV trong việc nỗ lực phấn đấu đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

2.3. Đối với phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Hòa

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể trong hoạt động phát triển năng lực DHTH của GV. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá GV và kiểm định chất lượng của nhà trường

Xây dựng giáo trình, giáo án mẫu theo logic và cách thức tổ chức DHTH; Tăng cường tập huấn cho GV về phương pháp biên soạn giáo án và tổ chức DHTH nhằm khắc phục những khó khăn mà giáo viện hiện nay đang gặp phải.

Chỉ đạo để DHTH không bị giới hạn trong phạm vi bài học, môdun học

tập hay trường học. Với cách học này, người học có thể hình thành, tích lũy các thành tố năng lực một cách tự nhiên qua thực tế sản xuất, xã hội tự nhiên, đúc kết kinh nghiệm… do vậy việc đa dạng các hình thức tổ chức quá trình dạy học là hết sức quan trọng và là một yếu tố đảm bảo DHTH có hiệu quả.

2.4. Đối với các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa

Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho phát triển năng lực DHTH của GV, đảm bảo các điều kiện để hoạt động phát triển năng lực DHTH của GV đạt hiệu quả.

Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về năng lực DHTH cho cán bộ quản lý, đội ngũ GV để thực hiện tốt việc bồi dưỡng, tập huấn năng lực DHTH của GV theo chuẩn nghề nghiệp.

Thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá thực trạng năng lực DHTH của GV so với chuẩn nghề nghiệp.

Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung, bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những tiêu chí về năng lực DHTH theo chuẩn mà GV của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung.

Tăng cường phát triển môi trường DHTH. Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với GV kịp thời động viên khích lệ GV nỗ lực phấn đấu, quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023