Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 11


liên quan tới CNTT ra đời như các phần cứng, phần mềm của máy tính, phụ kiện… đã tạo cơ hội cho nhiều nước đang phát triển tận dụng nguồn lực của mình. Chính khoa học và công nghệ đã tạo nhu cầu cho tăng trưởng các nền kinh tế ở những mức độ khác nhau trên thế giới. Mức đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) của các nước phát triển chiếm 2-3% GDP; trong khi đó, chỉ một số ít nước đang phát triển dành được 0,5% GDP cho lĩnh vực này.

- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan không cưỡng lại được của thời đại, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và thị trường thế giới được thúc đẩy bởi những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.

Toàn cầu hóa kinh tế là hiện tượng thực tế đang phát huy ảnh hưởng của nó, về chiều rộng cũng như về chiều sâu trên mọi châu lục, mọi quốc gia. Có thể nói rằng toàn cầu hóa là một hiện tượng "mở" đang vận động trên những chặng đường dài với biết bao diễn biến phức tạp và bất ngờ. Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng thác của những biến động đó.

Hiện nay, thế giới có hơn 60 ngàn công ty xuyên quốc gia (so với 37 ngàn năm 1995), chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch buôn bán của thế giới. Trong đó, 500 công ty xuyên quốc gia khổng lồ đã giành khoảng một nửa dung lượng thị trường thế giới với khoảng từ 80 đến 90% công nghệ cao.

Những thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông đã làm tăng vọt các năng lực sản xuất và các luồng thông tin, kích thích cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa. Những thương vụ về ngoại tệ lớn gấp hơn trăm lần giá trị tất cả các trao đổi trên thế giới về của cải và dịch vụ. Nền kinh tế Internet được hình thành do sự tiến bộ vượt bực và sự hội tụ của các ngành công nghệ tính toán, viễn thông, số thức và Internet/WWW cùng việc áp dụng phổ biến các công nghệ này trong mọi hoạt đông kinh tế xã hội mà thương mại điện tử đang là một ví dụ tiêu biểu.

Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang lại những nguồn vốn lớn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết cách khai thác một cách khôn ngoan, tận


dụng được những cơ hội và tránh được những hiểm họa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là hai mặt của cùng một hiện tượng ; tham gia toàn cầu hóa và thực hiện hội nhập quốc tế là hai cách nói khác nhau để diễn đạt một công việc, một tiến trình thống nhất. Như vậy là toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các quan hệ song phương và đa phương ( đa phương tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu). Có thể nói bộ ba toàn cầu hóa, khu vực hóa và quan hệ song phương là tam vị nhất thể trong điều kiện thuận lợi, chúng bổ sung và tăng cường cho nhau.

- Ngành CNTT thế giới tăng trưởng với tốc độ rất cao

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 11

CNTT là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH: Công nghệ đã phát triển nhanh trong ba mươi năm qua. Nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ, ngành CNTT chỉ chiếm khoảng 8,3% GDP, nhưng đã đóng góp gần 1/3 sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và 1/2 sự tăng năng suất của nước này từ 1995 đến 1999. Số người làm việc liên quan đến Internet tăng gấp đôi trong năm 1999 và thu nhập hàng năm của ngành này tăng 74%. Có thể khẳng định sự dẫn đầu trong CNTT đã tạo ra một cơ hội ngàn vàng cho các doanh nghiệp Mỹ chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh. Các doanh nghiệp Mỹ trong quá trình xây dựng lại đã không chỉ thay đổi phương thức về chính sách quản lý làm việc mà còn ứng dụng một cách tối đa những thành tựu của khoa học thông tin. Năng suất lao động và chất lượng tăng trong khi chi phí giảm đã tạo ra một ưu thế cạnh tranh tuyệt đối cho các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp CNTT, mà phần lớn là của Mỹ, như Yahoo, Nescape, Dell, đã phát triển nhanh chóng, trở thành những công ty khổng lồ với tài sản hàng chục tỷ USD trong vòng chưa đầy một chục năm, vượt xa những công ty công nghiệp truyền thống.

Tất cả các nước phát triển cũng đang đầu tư rất mạnh vào CNTT và xây dựng nền kinh tế tri thức. Chính sự đầu tư này đã dẫn đến CNTT và thương mại điện tử (TMĐT) phát triển vô cùng mạnh mẽ.

CNTT là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích năng lực đổi mới nền kinh tế toàn cầu nói chung, và nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng. Với việc áp dụng TMĐT, các ngân hàng có nhiều thuận lợi trong việc cung cấp các


dịch vụ và thực hiện các giao dịch liên ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán, thương mại quốc tế, quản lý luồng tiền. Ngành CNTT đóng góp đáng kể vào tăng trưởng. Theo tính toán của IDC, doanh thu của thị trường sản phẩm và dịch vụ CNTT trên thế giới trong năm 2002 đạt khoảng 1000 tỷ USD, đến năm 2005 là 1400 tỷ USD.

Ở Đông Nam á, phát triển CNTT và thiết lập hệ thống thương mại điện tử “eASEAN” luôn là chủ đề được quan tâm trong những cuộc họp nhiều cấp. Hướng tới một không gian kinh tế - xã hội ASEAN điện tử. Từ năm 2002, hiệp định khung eASEAN đã được ký kết. Hiện tại các quốc gia trong khu vực đang tăng nhanh đầu tư vào CNTT.

- Nền kinh tế thế giới đang hướng mạnh vào nền kinh tế tri thức

Xã hội loài người đã trải qua ba nền kinh tế chủ yếu. Kinh tế nông nghiệp với trình độ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp, sức lao động là lực lượng sản xuất chủ yếu và nông nghiệp đóng vai trò nền tảng xã hội. Kinh tế công nghiệp đạt trình độ sản xuất cao hơn, máy móc trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu và các ngành công nghiệp là nền tảng của xã hội. Một số nhà khoa học cho rằng sau khi thực hiện thành công công nghiệp hoá, các nước phát triển đã chuyển sang nền kinh tế phân phối với sự phát triển mạnh mẽ của giao thông vận tải và các loại hình dịch vụ làm gia tăng giá trị sản phẩm. Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự tương tác giữa tin học, vi điện tử và sinh học đã tạo ra những tiến bộ thần kỳ trong kinh tế và sẽ tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho sự tăng trưởng của thế giới trong vòng hai hoặc ba mươi năm tới. Sự phát triển không ngừng có tính bùng nổ của lực lượng sản xuất trong đó tri thức đóng vai trò như lực lượng sản xuất chủ yếu đã dẫn đến sự hình thành một nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức (Knowledge Based Economy hoặc Knowledge economy).

Những trụ cột chính của nền kinh tế tri thức gồm CNTT, sinh học, năng lượng và vi điện tử. Những sản phẩm của kinh tế thông tin có hàm lượng tri thức cao và giá trị gia tăng lớn. Trong nền kinh tế tri thức, dịch vụ có tỷ trọng lớn, vượt xa cả các ngành công nghiệp truyền thống. Kinh tế mạng (Network Based Economy) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Internet là động lực mạnh mẽ nhất và con đường


nhanh nhất của tự do thương mại và toàn cầu hoá. Trong phần lớn các ngành, xu thế sát nhập tạo ra những công ty có tiềm lực khổng lồ như các ngân hàng, công ty sản xuất ô tô, máy tính. Các công ty lớn đã hợp tác với nhau để nâng cao sức cạnh tranh. Lực lượng lao động cũng có thay đổi đáng kể. Nhu cầu về lao động chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng lên. Sự thiếu hụt lập trình viên kỹ thuật là vấn đề của toàn thế giới từ những nước phát triển như Mỹ, Canada tới những nước đang phát triển như Việt nam. Các khu kỹ thuật cao cũng được coi như là một nét đặc trưng của nền kinh tế tri thức. Tại Mỹ, chỉ riêng Thung lũng Silicon tập trung hơn 7000 công ty kỹ thuật cao và có doanh số khoảng 450 tỷ USD, tổng số Mỹ có hơn 300 khu công nghệ cao, Nhật có 32, Pháp có 35. Những khu công nghệ cao là nơi tập trung trí tuệ và sức sáng tạo của lực lượng sản xuất tiên tiến. Một nét đặc trưng đáng chú ý khác là các quy luật kinh tế truyền thống như lợi ích cận biên giảm dần, chi phí cận biên tăng dần có thể không còn chỗ đứng trong nền kinh tế tri thức. Một ví dụ điển hình là số người sử dụng thông tin càng nhiều thì thông tin càng có giá trị.

Kinh tế tri thức, đặc biệt là CNTT là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tương lai. Để phát triển nhanh chóng nền kinh tế tri thức thì phải tập trung nỗ lực để phát triển ngành CNTT. Muốn phát triển được ngành CNTT, nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT là vô cùng lớn. Số lượng nhân lực CNTT phải ngày càng tăng lên cùng với sự tăng lên về chất lượng sẽ là yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng của ngành CNTT và nền kinh tế tri thức.

* Bối cảnh trong nước

- Sự gia nhập của Việt Nam vào tổ chức WTO

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng giêng năm 2007.

Việt Nam vẫn còn đang đứng bên lề của dòng luân lưu công nghệ giữa những thành viên ở các quốc gia đã phát triển và cũng đang cố vươn mình không những để thích ứng với những luật lệ và tiêu chuẩn của WTO mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức về nhiều vấn đề của nền CNTT trong quốc nội.

Trở thành thành viên của WTO, công nghiệp gia công phần mềm của Việt


Nam có thể phát triển nhanh và đạt mục tiêu 1 tỷ đô la doanh thu vào năm 2010. Cũng như mọi lãnh vực kinh tế khác, ngành công nghệ thông tin non trẻ của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lẫn thách thức, khi đất nước hội nhập vào sân chơi lớn tổ chức thương mại thế giới WTO.

Trên thực tế Việt Nam có nhiều lợi thế nhờ nhân công rẻ và chuyên gia Việt Nam có thể thích nghi với nhà đầu tư nước ngoài, nếu được huấn luyện đúng mức. Một kỹ sư CNTT mới ra trường của Việt Nam, chỉ được trả 100 đô la một tháng nếu trở thành nhân viên của một nhà máy gia công phần mềm, trong khi ở Trung Quốc lương khởi điểm cho vị trí này gấp 4 lần so với Việt Nam.

Những thách thức mà Việt Nam phải vượt qua, bao gồm việc đào tạo một đội ngũ chuyên viên 50 ngàn người trong vòng 10 năm sắp tới và cũng rất quan trọng nữa là việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm.

Tập đoàn Intel đã nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định bỏ hơn 600 triệu đô la đầu tư vào công cuộc sản xuất ở Việt Nam. Khác với Intel, tập đoàn Microsoft chuyên về phần mềm lại dè dặt với Việt Nam, nguyên do là vì ở Việt Nam nạn vi phạm bản quyền phần mềm có thể xem như đứng vào tốp đầu thế giới. Đây chính là khó khăn lớn nhất của Việt Nam, một trở ngại khiến cho các nhà đầu tư về lãnh vực công nghệ thông tin còn ngần ngại.

Năm 2004 tỷ lệ sao chép lậu phần mềm ở Việt Nam là 92%, nghĩa là cứ 100 người sử dụng máy computer thì chỉ có 8 người chịu bỏ tiền mua các sản phẩm chính thức có bản quyền. Tỷ lệ vi phạm được ước tính là có giảm chút ít trong năm 2005, như nhận định của ông Trần Việt Hùng, phó cục trưởng cục sở hữu trí tuệ:

Việt Nam đã ký kết các hiệp ước đa phương về Công nghệ Thông tin (CNTT) trong đó thị trường miễn thuế đối với tất cả sản phẩm CNTT qua HƯCNTT.

Hơn nữa, Việt Nam chấp nhận quyền trao đổi thương mãi với tất cả công ty đầu tư ngoại quốc với một vài biệt lệ. Đặc biệt hơn nữa, Hiệp Ước Trao Đổi Song Phương (Bilateral Trade Agreement – BTA) với Hoa Kỳ đã bắt đầu làm nền móng để thúc đẩy sự thịnh vượng của Việt Nam trong tương lai, nhưng cũng là những bước buộc Việt Nam phải bảo đảm mối giao hảo trong sáng, đặc biệt là quyền bảo


vệ sản phẩm trí tuệ. Luật miễn thuế mang đến cho Việt Nam những lợi thế đáng kể như nguồn nhập cảng tự do với mức thuế quan đặc giảm từ từ và sẽ chấm dứt trong thời hạn từ năm 2010 đến 2014 tùy theo từng hạng mục (theo WTO-business-in- asia.com).

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả các ngành trong nền kinh tế nói chung và ngành CNTT nói riêng. Cơ hội và thách thức cũng rất lớn đối với những lao động ngành CNTT. Để CNTT của Việt Nam ngày càng phát triển, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì công tác đào tạo những kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên và đội ngũ ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế là công việc có tính quyết định. Công tác đào tạo này phải ngày càng bắt nhịp được với xu thế đổi mới không ngừng của dòng chảy nhân loại.

- Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH

Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã đề ra chủ trương: tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

Sau 20 năm đổi mới thế và lực của đất nước ta đã mạnh hơn nhiều, tuy "từng bước phát triển" nhưng một số thành phần của kinh tế tri thức như công nghệ thông tin, Iternet, điện thoại di động... trong giai đoạn 2001 - 2005 đã phát triển khá nhanh. Nhiều nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Phần Lan, ấn Độ... biết kết hợp phát triển kinh tế tri thức đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Do đó, tranh thủ thời cơ mà bối cảnh quốc tế tạo ra, kết hợp nội lực với các thuận lợi bước đầu về phát triển kinh tế tri thức, Đảng ta đã đề ra đường lối: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức".

Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao của phát triển kinh tế tri thức và vận dụng ngay vào công nghiệp


hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực cần thiết.

Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, Internet, mạng viễn thông kỹ thuật số, điện thoại di động..., tức là phát triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao, nhiều lĩnh vực của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ.

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Như vậy, lý luận và thực tiễn là căn cứ vững chắc để xây dựng đường lối đúng đắn, tranh thủ thời cơ, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Căn cứ vào các chỉ số đánh giá về mức phát triển kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới, nếu so sánh nước ta với nhóm các nước công nghiệp phát triển cao (OECD) thì nước ta có một số ít chỉ số đạt khá như tăng trưởng GDP hằng năm, chỉ số phát triển con người (HDI), vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI)... Nhưng nhìn chung vẫn còn thấp kém so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, nhất là chỉ số phát triển nguồn nhân lực, phát triển và đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông...

Tuy còn ở trình độ thấp nhưng kinh tế tri thức ở nước ta đã phát triển tương đối khá. Từ cuối 2006 sang 2007 bắt đầu thực hiện đường lối "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức", các thành phần của kinh tế tri thức đã phát triển khá. Theo kết quả đánh giá chỉ số kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới năm 2006 nước ta đạt mức 2.69/10, sang năm 2007 tăng thêm 15% và đạt 3.10/10, tức là nền kinh tế nước ta đã hòa quyện các yếu tố của kinh tế tri thức tới 31%. Với đà phát triển như hiện nay , tới năm 2020 kinh tế tri thức với công nghiệp công nghệ cao hiện đại sẽ trở thành chủ yếu.


Thực hiện thành công đường lối nêu trên của Đại hội X, chúng ta nhanh chóng vượt qua kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiếp cận ngay với công nghiệp có trình độ hiện đại cao của kinh tế tri thức. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi một đội ngũ lao động ngày càng có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, bắt nhịp với công nghệ tiên tiến của nhân loại, trong đó lực lượng lao động CNTT chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo lực lượng này được coi là sự nghiệp hàng đầu.

- Ngành CNTT đang phát triển với tốc độ nhanh và được sự đầu tư lớn của Nhà nước.

Vào năm 2007, Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới đã có nhiều điểm sáng hơn. Trong số 132 quốc gia được xếp hạng công bố tháng 4/2007, Việt Nam xếp thứ 99/132 về KEI, thứ 95/132 về KI – đều tăng 14 hạng so với năm trước đó. Điểm KI của Việt nam là 2.82, còn điểm KEI là 2.69, xếp trong đội hình các quốc gia nhóm 2 từ dưới lên (điểm tối đa là 10, nhóm 1 có điểm từ 0 đến 2).

Chỉ số nền kinh tế tri thức: tăng 14 bậc Innovation + Education + ICT

Chỉ số Cơ hội CNTT – ICT Opportunity Index (ICT-OI): tăng 5 bậc. Đây là chỉ tiêu do ITU (International Telecommunication Union) kết hợp 2 chỉ số trước đây là Digital Access Index (ITU) và Digital Divice Index (của Orbicom - mạng thông tin của UNESCO). Chỉ tiêu này được ITU thực hiện và công bố vào tháng 2/2007, được xem là chỉ số đo mức độ phát triển xã hội thông tin của từng quốc gia thay thế cho chỉ số xã hội thông tin(Information Society Index) do IDC và Word Times thực hiện trước đây. Chỉ tiêu ICT Opportunity Index – ICT-OI được tính cho 183 quốc gia và chia làm 4 nhóm: High (ICT-OI từ 249 điểm trở lên) gồm 29 nước – trong đó có 6 nước châu á là Nhật bản, Hàn quốc, Singapore và Hồng kông, Đài loan, Macao (thuộc Trung quốc), Upper (150 đến 248 điểm) gồm 28 nước, Medium (68 đến 148 điểm) gồm 63 nước và Low (dưới 68 điểm) gồm 63 nước. Việt nam được 76.66 điểm, xếp thứ 111/183, gần cuối nhóm Medium, tăng 5 bậc và 11 điểm so với xếp hạng tương tự năm trước đó.

Chỉ số cơ hội số – Digital Opportunity Index (DOI): thấp hơn 3 bậc và chưa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023