Tổng Giá Trị & Số Lượng Vụ M&a Ở Việt Nam

CHƯƠNG 2

SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP(M&A) Ở VIỆT NAM


2.1. Hoạt động M&A ở Việt Nam

Trên thế giới, các hoạt động M&A được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu... Ngoài ra, hoạt động M&A còn thể hiện khía cạnh tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt DN của người chủ sở hữu. Ở nhiều nước, hoạt động M&A được pháp luật thừa nhận và quy định khá đầy đủ, chi tiết, nhất là các nước, khu vực có thị trường M&A phát triển cao như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Tại Việt Nam, thị trường M&A cũng diễn ra sôi động với nhiều thương vụ có giá trị lớn. Theo số liệu tại hội thảo Mua bánsáp nhập doanh nghiệp” tại TPHCM ngày 10/7/2007, do Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương tổ chức, hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Năm 2006, số vụ M&A là 38 vụ với tổng giá trị là 299 triệu USD. Một số thương vụ M&A tiêu biểu năm 2006 như vụ ngân hàng Citigroup (Mỹ) kí bản ghi nhớ mua 10% cổ phần Ngân hàng Đông Á; Prudential mua 65% cổ phần công ty GreendFee (Việt Nam). Năm 2007, được đánh giá là một năm bùng nổ về M&A ở Việt Nam, ngay những tháng đầu năm 2007 đã có 46 vụ M&A có tổng giá trị là 626 triệu USD, gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005 (Bảng 3), 16 vụ trong nước và 30 vụ nước ngoài. Hết năm 2007, số thương vụ M&A là 113 vụ đạt tổng giá trị là 1.753 triệu USD, tăng 76% hay

1.350 tỷ USD so với năm 2006. Đặc biệt năm 2007, Việt Nam có một số vụ

M&A điển hình có giá trị hàng triệu USD( Sovico mua lại khách sạn Furama- 11/2005,16 triệu USD; Quantas mua 49% Jetstar Pacific; Holcim mua lại Cotec Cement-8/2008, 50 triệu USD; VRI/Tiberon, 230 triệu USD và thành công nhất năm 2008 là giao dịch Tổng công ty cổ phần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam bán 25% cổ phần trị giá 79 triệu USD cho Swiss Re).


Bảng 3: Tổng giá trị & số lượng vụ M&A ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.



Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam - 7

2000

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0


Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007



Tổng giá trị (Triệu USD)

Vụ M&A (Vụ)

1753

61

18

245

32

113

Năm


Nguồn: Báo cáo của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Cooper

Thị trường M&A của Việt Nam năm qua cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều công ty hoạt động liên quan đến lĩnh vực M&A và một số công ty hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực này. Hình thức của các công ty này cũng rất đa dạng. Một số công ty điển hình có thể kể đến như công ty Del Partners, liên doanh giữa Del Partners và Audon Partners, Tiger Invest... Đặc biệt, ở Việt Nam đã xuất hiện một số trang web chuyên về M&A giúp các DN tự do tìm hiểu và tiến hành M&A với nhau như: Muabancongty.com của Công ty cổ phần đầu tư tài chính Việt Nam (Tiger Invest); Muabandoanhnghiep.com của công ty IDJ…

2.2. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam

Có thể tóm tắt một số điểm cơ bản về hoạt động M&A ở Việt Nam qua một số điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, đa số các thương vụ M&A có giá trị lớn tại Việt Nam đều có yếu tố nước ngoài, chỉ một số nhỏ thương vụ M&A giữa DN trong nước như Ngân hàng ACB mua ngân hàng Đại Á, Kinh Đô mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh. Hầu hết những vụ còn lại đều có sự tham gia của ít nhất một bên là DN nước ngoài. Trong đó, có trường hợp DN nước ngoài mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chiến lược của DN trong nước như thương vụ công ty Daiichi Nhật Bản mua lại toàn bộ Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, Ngân hàng AZN đầu tư vào Ngân hàng Sacombank và Công ty chứng khoán SSI; ngân hàng HSBC - ngân hàng Techcombank; Dragon Capital -Vinamilk, REE Corp... Ngược lại cũng có trường hợp DN trong nước mua lại DN nước ngoài như Kinh Đô mua kem Wall’s, Vinabico mua lại Kotobuki Vietnam; và trường hợp sáp nhập giữa hai DN đầu tư nước ngoài như Savills - Chesterton Vietnam.

Sự hiện diện của yếu tố nước ngoài trong hoạt động M&A tại Việt Nam có thể được giải mã qua ba lý do sau:

Trước hết, DN nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lý trong việc tiến hành các hoạt động M&A, trong khi các DN Việt Nam còn bỡ ngỡ, nên không thể nắm thế chủ động trong hoạt động này.

DN nước ngoài mới tạo ra nguồn “hàng hóa” tốt cho cả cung và cầu trong hoạt động M&A. Với tiềm lực tài chính của mình, các DN này mới là khách hàng của những thương vụ hàng tỷ USD trong khi các DN trong nước không thể với tới. Mặt khác, các DN trong nước cũng chỉ muốn liên doanh, liên kết với DN nước

ngoài nhằm khai thác những thương hiệu tên tuổi và bề dày kinh nghiệm quản lý.

 M&A là một hình thức đầu tư hiệu quả và phổ biến giúp các DN nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa mà không phải chịu phí tổn thành lập, xây dựng thương hiệu và thị phần ban đầu. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường dịch vụ được bảo hộ theo lộ trình cam kết WTO thì M&A là một trong những con đường ngắn nhất để các DN nước ngoài tiếp cận mạng lưới bán lẻ của Việt Nam.

Thứ hai, hình thức M&A của Việt Nam mang tính “thân thiện” nhiều hơn. Hầu như thị trường chưa ghi nhận vụ thôn tính mang tính thù địch nào. Các vụ sáp nhập thể hiện rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang hơi hướng của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây.

Thứ ba, cách thức và tác nghiệp hoạt động M&A của DN Việt Nam còn sơ khai và chưa có quy định hướng dẫn cụ thể. Các vụ M&A chủ yếu là thâu tóm hay mua bán DN (toàn bộ hoặc một phần). Hầu như ở Việt Nam chưa có trường hợp hợp nhất DN. Hơn nữa, trình độ quản lý của các DN Việt Nam chưa thể đáp ứng được mức độ hợp tác cao mà các vụ hợp nhất đòi hỏi. Các DN trong nước vẫn chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện, thủ tục M&A. Kết quả các thương vụ M&A thời gian qua chủ yếu là do sự tìm hiểu, đàm phán của các đối tác riêng rẽ với nhau, còn nhà đầu tư bên ngoài vẫn đứng ngoài cuộc chơi, chưa tìm được kênh đổ vốn vào hình thức kinh doanh mới này. Ngoài ra, rất nhiều vụ được xếp vào M&A nhưng thực chất thiên về đầu tư tài chính. Đó chỉ là những trường hợp nắm vốn của nhau, mua lại cổ phần lớn để trở thành đối tác chiến lược, ví dụ thương vụ công ty tài chính VinaCapital đầu tư vào hãng Phở 24; Công ty tài chính Indochina

Capital - Tập đoàn Mai Linh; Jaccar Fund - Hoàng Anh Gia Lai mà không nhắm đến khống chế sở hữu và điều hành công ty. Mặc dù vậy, trong một số lĩnh vực tài chính ngân hàng DN nước ngoài cũng không có cách lựa chọn nào khác do những hạn chế mua cổ phần không quá 30% (ngân hàng), 49% (DN niêm yết), như trường hợp ngân hàng ANZ - công ty chứng khoán SSI, ngân hàng Sacombank; ngân hàng Standard Chatter - Ngân hàng ACB...

Thứ tư, cách thức xây dựng thị trường M&A của Việt Nam cũng thể hiện nhiều bất cập. Các DN Việt Nam thiếu một “nơi gặp gỡ” để cho các DN trao đổi và thực hiện M&A. Từ đó, một số trang web như Muabancongty.com của Công ty cổ phần đầu tư tài chính Việt Nam (Tiger Invest); Muabandoanhnghiep.com của công ty IDJ; Sanmuabandoanhnghiep.com của công ty ICE đã được lập và được coi là “sàn giao dịch” của thị trường M&A. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động M&A trên thế giới không diễn ra trên những trang web mang tính chất rao vặt như vậy, tuy nhiên vẫn đảm bảo bí mật thông tin. Ngược lại, chúng được thực hiện qua những tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, trong những phòng họp kín.

Nội dung thương thảo M&A bao giờ cũng cần được giữ tuyệt mật cho đến phút chót bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các công ty, thậm chí hủy hoại ngay cả dự định M&A đang được tiến hành. Do đó, những trao đổi thể hiện trên các trang web như cách một số DN Việt Nam đang làm chỉ phù hợp để tìm kiếm cơ hội mua bán các cơ sở sản xuất, cửa hàng, thương hiệu rất khiếm tốn. Tâm điểm của hoạt động M&A chính là các công ty tư vấn chuyên nghiệp về hoạt động này. Họ vừa đóng vai trò môi giới vừa làm tư vấn cho các bên trong thương vụ M&A. Các thể chế tài chính ngân hàng của Mỹ như Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merill Lynch, JPMorgan Chase đều là những công ty tư vấn hàng đầu về M&A trên phạm vi toàn thế giới.

Như vậy, hoạt động M&A của Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh chóng và các hình thức cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát các hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi bổ sung trong thời gian tới. Việc hoàn thiện khung pháp lý giúp cho các nhà đầu tư thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam thông qua M&A. Các giao dịch về M&A cũng sẽ thuận lợi hơn khi Việt Nam thực hiện cam kết gia nhập WTO là mở cửa các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, tài chính.

2.3. Thực trạng khung pháp lý về hoạt động M&A tại Việt Nam

Năm 2006, cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường chứng khoán phi tập trung(OTC) phát triển đột biến sau 6 năm kể từ khi xuất hiện. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật đầu tư 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006) cũng góp phần tạo ra một môi trường đầu tư rộng mở và thông thoáng. Thị trường chứng khoán phát triển cũng tạo ra một “sân chơi” rộng và đa dạng với những khung khổ pháp luật thông thoáng hơn. Đứng trong môi trường đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước sử dụng M&A như một công cụ cho chiến lược đầu tư của mình.

Với những quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 đã tạo cho các chủ thể kinh doanh trong khu vực nhà nước, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài được cùng “chơi” trên một sân chung với cùng một hình thức hoạt động là loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH( bao gồm công ty TNHH một thành viên và TNHH hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh và các cơ chế quản trị tương đương với các loại hình doanh nghiệp. Theo những quy định này, các cổ đông/ thành viên trong các công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần/ phấn vốn góp của mình đồng thời các nhà đầu tư( nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp) được tự do mua lại cổ phần/ phần vốn góp từ các cổ đông hay mua cổ phần phát hành them của các doanh

nghiệp mà nhà đầu tư đó mong muốn tham gia quản lý và thâu tóm[1]. Chính những hoạt động này đã công nhận cổ phần/ phần vốn góp như một thứ “hàng hóa” lưu hành và tự do chuyển dịch, điều này đã tạo điều kiện to lớn cho việc sử dụng M&A trong chiến lược thâu tóm của các doanh nghiệp.

Mặc dù Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật đầu tư năm 2005 đã có những quy định cơ bản về M&A nhưng những quy định liên quan khác đến M&A còn nằm dải rác ở nhiều văn bản chuyên ngành khác nhau. Những quy định này phần nào đáp ứng và điều chỉnh các hoạt động M&A vốn “ muôn hình vạn trạng”. Do đó, các hoạt động M&A hiện nay phải vận dụng linh hoạt những quy định của pháp luật hiện hành để tiến hành trong khi chờ một hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch đáp ứng để điều chỉnh các hoạt động M&A đang ngày càng phát triển.

Pháp luật về M&A không chỉ điều chỉnh các vấn đề về sở hữu hay quản trị doanh nghiệp mà còn đề cập đến nhiều nội dung khác liên quan đến thủ tục. Khi một thương vụ M&A được xác lập kéo theo hàng loạt những vấn đề phát sinh từ giao dịch này[1]. Đó là những vấn đề liên quan đến cơ cấu quản trị của doanh nghiệp sau M&A , các nghĩa vụ về thuế có liên quan, về đăng ký chuyển dịch tài sản cho doanh nghiệp, về vấn đề chuyển dịch quyền sở hữu trí tuệ…

2.3.1. Khái quát các quy định pháp luật về M&A:

Thứ nhất, về các hình thức giao dịch. Cách thông thường nhất của hoạt động M&A là mua (nhận chuyển nhượng) phần vốn góp trong một công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty cổ phần (CP), hay đóng góp thêm vốn hoặc mua cổ phần phát hành thêm của công ty định đầu tư. Công ty TNHH và công ty CP là hai loại hình DN chính trong LDN năm 2005, áp dụng cho DN nước ngoài và cả các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FIE). Các hình thức giao dịch khác được quy định trong LDN bao gồm sáp nhập, hợp

nhất, chia và tách DN, nhưng các hình thức này thường được sử dụng trong việc tổ chức lại công ty. Hình thức bán tài sản cũng có thể được áp dụng, tuy nhiên hầu hết được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về hợp đồng, còn LDN gần như không đề cập gì đến vấn đề này.

Đối với hoạt động mua bán cổ phần trong DN FIE tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư lần đầu có thể xem xét việc mua cổ phần của công ty nước ngoài đang nắm giữ cổ phần trong DN FIE tại Việt Nam. Do đây sẽ là một giao dịch diễn ra ở nước ngoài nên nó sẽ không cần phải được phê duyệt hay đăng ký tại Việt Nam, ngoại trừ trường hợp DN FIE đang được xem xét đó thay đổi tên công ty do kết quả của hoạt động mua bán cổ phần.

Thứ hai, về việc đăng ký của các DN FIE. Theo quy định của LDN năm 2005, LĐT năm 2005 và các quy định hướng dẫn thi hành, các DN FIE đã thành lập theo luật cũ được quyền lựa chọn đăng ký lại theo quy định của luật mới cho đến ngày 01/07/2008. Nếu không, sẽ tiếp tục hoạt động theo giấy phép đầu tư đã cấp cho đến khi kết thúc thời hạn dự án. Các DN FIE sẽ đăng ký lại theo hình thức pháp lý tương ứng theo quy định của LDN năm 2005, bao gồm hình thức công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty CP, trừ phi DN muốn thực hiện việc chuyển đổi hình thức pháp lý DN. Cùng với việc đăng ký lại, các DN FIE có thể thực hiện việc chuyển đổi hình thức giữa công ty TNHH và công ty CP, phụ thuộc vào số lượng các nhà đầu tư. Việc chuyển đổi về cơ bản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại DN và tiến hành các hoạt động M&A sau này

Thứ ba, về việc nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty trong nước. Việc đầu tư vốn tư nhân bởi các nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty trong nước đã được phép thành lập từ năm 2000. Các công ty trong nước ở đây bao gồm các công ty được thành lập bởi các nhà đầu tư trong nước và các DN nước ngoài cổ phần hoá. Tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí