kháng chiến chống Pháp, gia tộc Nguyễn Trung Trực ở Long An đã mượn ngày lễ cầu ngư để tưởng nhớ Ông cùng nghĩa binh xuất quân khởi nghĩa, ngày đó những người trong thân tộc sum vầy, ôn lại chuyện xưa. Lúc thực dân Pháp truy lùng gắt gao, gia đình thỉnh di ảnh của Ông gửi thờ trong liêu ở ngôi chùa tại Sài Gòn. Sau khi thống nhất, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, gia tộc Nguyễn Trung Trực lần tìm gặp gỡ đầy đủ người thân đã lưu lạc thông qua lễ hội Ông. Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Khi chiến tranh Tây Sơn nổ ra, ông nội của Nguyễn Trung Trực cùng gia đình vào nam định cư ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An) sinh sống bằng nghề chài lưới. Sau trận đánh tàu Pháp ở sông Nhật Tảo, ông Nguyễn cùng gia đình đến An Giang, Hà Tiên sinh sống, tập hợp lực lượng khởi nghĩa. Khi Ông bị thực dân Pháp bắt thì gia tộc họ Nguyễn ở Kiên Giang cùng năm họ khác đã xuống thuyền di chuyển đến Đầm Dơi (Cà Mau) sinh sống, trốn lánh giặc Pháp. Qua lễ hội, thân tộc Nguyễn Trung Trực ở Long An, Tiền Giang, Cà Mau gặp lại nhau. Hàng năm, dù đã lớn tuổi nhưng đến ngày lễ hội Nguyễn Trung Trực, ông Mười Thọ vui mừng đến Kiên Giang dự lễ, đến Cà Mau thăm, gặp gỡ bà con; bà con ở Cà Mau về Long An dự lễ hội. Khi được hỏi về Nguyễn Trung Trực, ông Mười rất tự hào, sẵn sàng kể lại những câu chuyện về cuộc đời, chiến công của ông Nguyễn , nhất là trận đánh tàu trên sông Nhật Tảo. Lồng trong câu chuyện kể, ông Mười nhắc lại nguồn gốc, quan hệ họ hàng, làm ăn sinh sống của những người thân.
Lễ hội Nguyễn Trung Trực còn là sợi dây gắn kết nhân dân. Người dân tham dự lễ hội luôn cảm thấy thanh thản với những mong ước tốt đẹp, cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc; luôn giữ mình, kính trọng thần linh, ứng xử nhã nhặn với cộng đồng. Trong lễ hội, mọi người hòa đồng, giao tiếp với nhau, nhiều cung bậc tình cảm được bổ sung sắc thái mới. Họ trở nên cởi mở, thân tình hòa vào cộng đồng theo lẽ tự nhiên vốn có. Thông qua các hoạt động, người lao động gặp gỡ, hỏi thăm sức khỏe, chuyện con cái, chuyện học hành, lao động sản xuất, trao đổi công việc làm ăn sinh sống, những kinh nghiệm trong trồng trọt, đánh bắt… Hình ảnh tay bắt mặt mừng, những câu chuyện trao đổi với nhau cho thấy sự hòa hợp, gắn bó của nhân dân, mối quan hệ của mỗi người với cộng đồng thêm thắt chặt. Ở Kiên Giang, ngày 27, 28 – 8 âl hàng năm trở thành ngày hội lớn của nhân dân trong tỉnh và mở rộng khắp Nam Bộ. Ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang), Ban quản trị phân công người thường trực, phật tử thường xuyên chăm lo hương khói, dâng cúng
Ông hàng ngày ở trong Ngôi thờ Quan Thượng đẳng. Khi đoàn xe thỉnh ông Nguyễn diễu hành quanh cù lao thì người dân lập hương án trước cửa nhà để nghênh đón. Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Long Phú (Sóc Trăng), người Hoa, người Khmer cùng tham gia đông đảo xem như lễ hội chung của nhân dân của địa phương..
Ngày nay, lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực ngày lan tỏa khắp vùng, là chất keo gắn bó, cố kết cộng đồng. Mỗi khi cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực tổ chức lễ hội không chỉ người dân địa phương tham dự mà thu hút người dân ở các địa phương lân cận cùng dự. Chính quyền, các đoàn thể quan tâm cùng tham gia quản lý trong lúc lễ hội diễn ra, nhiều thành phần tham dự lễ, hòa nhập với hội. Hàng ngày, các di tích thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang, An Giang đón tiếp khách tham quan và cả người dân tại địa phương đến viếng, tìm hiểu, nghiên cứu. Có thể nói, tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng, là một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.
4.3.2 Giá trị lịch sử
Việc phụng thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với dân với nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây... Truyền thống này đã ăn sâu vào tâm thức người Việt và kết tinh thành hằng số trong văn hóa. Sự tri ân, tôn vinh, tưởng niệm các vị anh hùng được cụ thể hóa bằng việc xây cất các đình, miếu, phủ để thờ phụng.
Giá trị dễ nhận thấy của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực là giá trị lịch sử. Đó là những sự việc diễn ra trong quá khứ, là cái đã qua nhưng giá trị của nó là vô giá. Nhiều hiện tượng đi vào dĩ vãng đều được lịch sử ghi nhận, tái hiện lại. Trong chính sử, Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ vào nửa cuối thế kỷ XIX. Ông là người giỏi vò, can đảm, mưu lược, luôn quyết tâm đánh Pháp và lập nhiều chiến công. Trong đó, trận đánh chìm tàu Espérance của Pháp trên sông Nhật Tảo (Long An) và trận đánh chiếm đồn Kiên Giang gây tiếng vang lớn, khiến quân Pháp lo lắng, nhân dân tự hào. Sau khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực tiếp tục sống trong tâm thức của nhân dân bởi công lao to lớn của Ông trong khởi nghĩa kháng Pháp ở Nam Bộ. Từ một nhân vật lịch sử, sau khi mất, Nguyễn Trung Trực đã được nhân dân thần linh hóa và thờ phụng trong suốt chiều dài lịch sử ở Nam Bộ, nhất là các tỉnh, thành gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Ông. Trong số 37 đình thờ Nguyễn Trung Trực, đa phần các ngôi đình có bề dày lịch sử trên một trăm năm được tạo dựng bằng nhiều cách
khác nhau, một số ít đình được lập gần đây chưa tới mười năm, điều này cho thấy tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực phát triển, có xu hướng ngày càng mở rộng trong đời sống cư dân Nam Bộ. Tín ngưỡng thờ cúng AHDT được lịch sử phản ánh, hiện lên qua cảm xúc, ý thức, niềm tin của nhân dân. Nhân vật được phụng thờ bao giờ cũng được người dân đưa vào còi thiêng vừa huyền ảo, vừa kỳ bí. Từ một dân chài bình dị Ông đi vào lịch sử dân tộc bởi lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm, sau khi hoàn thành nhiệm vụ với dân với nước, Ông thanh thản bước vào điện thờ trở thành phúc thần bảo vệ, che chở nhân dân làm ăn sinh sống, đi vào trong tâm thức của nhân dân một cách tự nhiên.
Các truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực được nhân dân sáng tác, lưu truyền sau khi Ông mất, sau này các nhà văn, nhà nghiên cứu sưu tầm, ghi lại tập hợp thành sách. Các câu chuyện có nhiều nhóm nội dung, nhưng nổi bật là chiến công, sự hy sinh vì nhân dân của Nguyễn Trung Trực. Bên cạnh đó, qua thực tế khảo sát, NCS ghi nhận nhiều tình tiết dị bản do dân gian thêu dệt, thêm vào để hình tượng Ông lung linh, huyền ảo hơn. Đó chính là niềm tin, lòng ngưỡng mộ của nhân dân không ngoài mục đích là ca ngợi, tôn vinh một nhân vật lịch sử - huyền thoại. Gắn bó với tín ngưỡng, với những câu chuyện linh thiêng là lễ hội, trong đó các trò chơi, hình thức diễn xướng mang tính dân gian đều gắn kết với chủ đề yêu nước, đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm. Nhờ lễ hội, huyền thoại về Nguyễn Trung Trực được lan tỏa, con người từ quá khứ đã hiện về, lịch sử được tái hiện trở về với hiện tại để phục vụ cuộc sống. Nguyễn Tri Nguyên trong Bản chất đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam viết: Chính lễ hội làm sống lại các huyền thoại, truyền thuyết và cổ tích này, hay nói cách khác, những con người từ quá khứ đã hiện về bất tử và tham gia vào lễ hội cùng với con người hôm nay. Mặt khác, các hoạt động lễ hội thường hướng tới những đối tượng thiêng liêng cao cả, được nhân dân sùng kính và thờ phụng, hướng tới các chuẩn mực, giá trị và biểu tượng văn hoá (76, 2004, tr.4).
4.3.3 Giá trị giáo dục
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm, Vai Trò, Giá Trị Của Tín Ngưỡng Thờ Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ Và Một Số Bàn Luận
- Tín Ngưỡng Thờ Nguyễn Trung Trực Mang Đậm Yếu Tố Sông Nước Trong Đặc Trưng Của Văn Hóa Nam Bộ, Tập Trung Chủ Yếu Ở Vùng Nam Sông Hậu
- Việc Thờ Phụng Nguyễn Trung Trực Đáp Ứng Được Các Nhu Cầu Mới, Phái Sinh
- Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 22
- Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 23
- Bản Đồ Phân Bố Các Cơ Sở Thờ Phụng Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Trong tín ngưỡng dân gian, hoạt động của lễ hội không thể thiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu về văn hóa tâm linh của nhân dân. Lễ hội phản chiếu đời sống xã hội, tái hiện sinh động các sự kiện, các nhân vật lịch sử đã diễn ra trong quá khứ hào hùng dưới hình thức tế lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian. Giá trị giáo dục của lễ hội luôn hướng con người về cội nguồn dân tộc, nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý truyền thống cha ông, về lịch sử dân tộc. Mọi người đến lễ hội với lòng kính
trọng, biết ơn các bậc tiền nhân đã khai hoang, mở còi, bảo vệ nhân dân, gìn giữ đất nước. Do đó, tín ngưỡng – lễ hội có giá trị giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước.
4.3.3.1. Giáo dục truyền thống lịch sử
Nguyễn Trung Trực là nhân vật lịch sử có thân thế rò ràng, ở Ông toát lên phẩm chất Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa vẹn toàn. Sau khi mất, Ông được nhân dân thiêng hóa và đi vào huyền thoại trở thành bất tử, là nhân thần tiêu biểu cho ý chí bất khuất trước giặc ngoại xâm, một hình mẫu văn hóa của cư dân Nam Bộ. Qua điền dã, hầu hết các đình thờ Nguyễn Trung Trực là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh nổi bật trong các dạng thức tín ngưỡng dân gian trong vùng. Người dân đến đình ngoài cầu mong, ước vọng cho bản thân, gia đình, đất nước còn được các vị cao niên kể chuyện xưa, thưởng thức hát bội, cải lương, đàn ca tài tử về cuộc đời sự nghiệp Nguyễn Trung Trực. Qua đó, lễ hội giáo dục người dân lòng yêu quê hương đất nước, căm thù giặc cướp nước, lòng tự hào dân tộc. Trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp, đạo Hòa Hảo tổ chức lực lượng vũ trang lấy tên Bộ đội Nguyễn Trung Trực gồm bảy chi đội vũ trang hơn hai mươi ngàn binh sĩ tham gia. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tỉnh ủy Sóc Trăng chọn đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giồng, Cù Lao Dung làm Trường Chính trị đầu tiên của tỉnh, hiện nay phía trước đình còn có bia tưởng niệm sự kiện này. Theo các vị trong Ban Quản trị đình, Tỉnh ủy mong muốn các học viên có tinh thần kiên dũng và cách sống hiếu nghĩa như vị anh hùng của người dân Nam Bộ.
Từ lâu, các đình Nguyễn Trung Trực tại các địa phương Nam Bộ luôn là điểm đến trong các hoạt động ngoại khóa, về nguồn của đoàn viên, của giáo viên, học sinh. Họ đến đây để thể hiện sự kính ngưỡng, ôn lại chiến công, bày tỏ lòng biết ơn với người anh hùng bên cạnh việc tổ chức kể chuyện về người anh hùng Nguyễn Trung Trực, các cuộc thi về lịch sử kháng Pháp… Đình Nguyễn Trung Trực ở Bạc Liêu, Sóc Trăng luôn là điểm về nguồn của các Chi đoàn học sinh. Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, Trà Vinh được chọn là điểm xuất quân trong các kỳ tuyển quân của Ban Chỉ huy Quân sự địa phương hàng năm. Đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá (Kiên Giang), mỗi ngày tiếp hàng trăm lượt đoàn khách đến viếng, tham quan; học sinh các trường phổ thông đưa vào chương trình ngoại khóa. Khu Di tích vàm Nhật Tảo ở Long An bên cạnh là nơi về nguồn của các sở, ngành còn là nơi ngoại khóa của học sinh, sinh viên ở địa phương và khu vực. Nhân dịp lễ hội, đông đảo tình nguyện viên là học sinh có dịp thể hiện lòng
tôn kính với vị anh hùng dân tộc, người con kiệt xuất của quê hương Long An bằng hành động thiết thực là phục vụ khách thập phương trong dịp lễ hội tưởng niệm Nguyễn Trung Trực. Qua quan sát thực tế, NCS nhận thấy học sinh chia nhau ra phục vụ nước uống thức ăn khi khách thập phương đến viếng; một số học sinh được Ban tổ chức phân công thay phiên đọc thuyết minh cho những người lớn tuổi tham quan các khu trưng bày về Nguyễn Trung Trực.
4.3.3.2. Giáo dục đạo đức
Bên cạnh giáo dục truyền thống lịch sử, tín ngưỡng – lễ hội góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Theo quan niệm đạo đức bấy giờ người quân tử phải hội đủ năm yếu tố, trong đó nhân nghĩa luôn đặt hàng đầu. Nhân nghĩa là lòng yêu nước thương dân, là tinh thần chính trực, cao thượng. Vì yêu nước thương dân nên Nguyễn Trung Trực lập lời thề đánh Sài lang cứu nước, đồng thời phụng dưỡng cha mẹ thực hiện trung hiếu vẹn toàn như lời hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu về đạo đức làm người bấy giờ:
“Cơm áo đền bồi ơn đất nước Râu mày giữ vẹn phận tôi con”
(Nguồn: Thơ Điếu Phan Tòng, bài 9, Nguyễn Đình Chiểu) Giặc Pháp chiếm thành Gia Định, ngay sau đó, ngày mùng mười tháng ba năm
Canh Thân (1860) Nguyễn Trung Trực làm lễ xuất quân tại quê nhà, lập chiến công vang dội, đánh Pháp đến cùng, thà hy sinh chứ không hàng giặc, với tinh thần: Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ. (Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu). Đó là tinh thần khảng khái, chính trực trong tính cách văn hóa của người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài, thi ân bất cầu báo. Điều này thể hiện trong cách sống, cách nghĩ hàng ngày, trong thờ cúng, lễ hội. Nó là giá trị đạo đức được trao truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ, được thể hiện rò ràng, đa dạng trong tín ngưỡng thờ cúng Nguyễn Trung Trực. Tính cách người Nam Bộ hội tụ trong Nguyễn Trung Trực và hành động của Ông bộc lộ rò ràng tính cách này. Khi bị bắt, thực dân Pháp và tay sai dùng mọi cách mua chuộc Nguyễn Trung Trực, Ông thà chịu thụ hình chứ nhất quyết không đầu hàng, không tham sang phú quý làm tay sai cho giặc. Tinh thần, khí phách quyết tâm đánh Pháp tới cùng của Nguyễn Trung Trực, của nhân dân Việt Nam thể hiện rò nhất qua câu nói bất hủ của Ông: Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người người Nam đánh Tây. Cái chết và những huyền thoại xung quanh cái chết của Ông đã phần nào khắc sâu tinh thần, ý chí và đạo lý người
Việt Nam. Do vậy, tín ngưỡng thờ AHDT Nguyễn Trung Trực phần nào đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhân dân. Hàng năm, trước ngày tổ chức lễ hội một tuần, nhiều người dân Nam Bộ đến cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực để làm công quả. Mỗi người một việc dọn dẹp, làm vệ sinh, cất lán trại, nấu bánh, nấu ăn… để chuẩn bị lễ giỗ của Ông. Nhà dân xung quanh đình cũng sửa sang chuẩn bị đón khách thập phương nghỉ ngơi miễn phí, các nhà hàng, khách sạn đồng loạt giảm giá. Thức ăn, nước uống và các vật dụng sinh hoạt lễ hội được người dân khắp nơi chở về phụng hiến miễn phí để phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho khách dự hội đình và cúng tế Ông. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cũng hoàn toàn miễn phí cho đến khi kết thúc lễ. Người đến đình phụ giúp, làm công quả, số lượng ít thì khoảng sáu mươi, bảy mươi người, người phụ nhiều hơn khoảng 150 người như ở Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang), số lượng người làm công quả ở Rạch Giá (Kiên Giang) hơn một ngàn người.
Những thực tế sống động đó là bài học đạo đức đối với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhà trường giáo dục học sinh qua hình tượng Nguyễn Trung Trực ở các môn học, đoàn thể nâng cao nhận thức thanh niên qua tuyên truyền, cắm trại, dã ngoại tìm hiểu về Nguyễn Trung Trực, các đình thờ, khu di tích là nơi thực tế để người dân thăm viếng, tham quan, tưởng nhớ về vị anh hùng. Giáo dục đạo đức trong nhà trường qua thực tiễn nơi thờ phụng AHDT góp phần xây dựng những con người có phẩm chất đáp ứng yêu cầu của gia đình, dòng họ, cộng đồng, đồng thời là quá trình góp phần hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Các nghi thức cúng tế, hội hè được nhân dân coi trọng, tin tưởng là dịp để mọi người tập hợp tưởng nhớ công lao to lớn anh hùng Nguyễn Trung Trực; thanh niên học tập qua các câu chuyện do các vị cao niên kể hoặc qua chương trình văn nghệ đã tái hiện chiến công của tiền nhân. Qua đó, người lớn tuổi khuyên nhủ mọi thế hệ trẻ cố gắng học tập, sống có ích, có trách nhiệm với cộng đồng, làm ăn sinh sống đóng góp cho xã hội.
Tất cả các biểu hiện trên minh chứng cho tinh thần đạo đức nhân sinh trong tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng gắn với lễ hội trong các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ. Các giá trị nhân sinh này được gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác góp phần tô điểm những căn tính văn hóa của người dân miền cực nam tổ quốc. Qua thờ cúng tổ tiên, thờ cúng AHDT, các gia đình, các cơ sở thờ tự đã góp phần hình thành cho công dân nhu cầu, niềm tin, ý nghĩa mục đích sống giúp cho mỗi người tự chủ, ham học, luôn phấn đấu vươn lên để tự khẳng định bản thân. Tín ngưỡng thờ
Nguyễn Trung Trực một mặt đáp ứng nhu cầu tâm linh mang lại niềm tin cho con người mặt khác là nơi lưu giữ, truyền lại đạo lý làm người của cha ông cho thế hệ sau. Do đó, tín ngưỡng thờ phụng AHDT Nguyễn Trung Trực có giá trị giáo dục sâu sắc. Giá trị lịch sử, giá trị giáo dục, giá trị cố kết cộng đồng là những yếu tố của văn hóa. Nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên – xã hội nhất định; hướng tới thỏa mãn nhu cầu và khát vọng tốt đẹp của cộng đồng. Từ đó, các giá trị trên của văn hóa góp phần bồi đắp, nâng cao giá trị con người.
4.4 MỘT SỐ BÀN LUẬN VIỆC THỜ PHỤNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC
Thờ cúng anh hùng dân tộc là tín ngưỡng phổ biến của người Việt Nam. Qua bao thăng trầm của lịch sử, trong khi nhiều tín ngưỡng dân gian không còn giữ được vai trò và vị trí vốn có trước kia của mình phải tích hợp vào tôn giáo hoặc các tín ngưỡng khác thì tín ngưỡng thờ AHDT vẫn có vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Dù ở những mức độ khác nhau, qua nhiều giai đoạn của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng này luôn được thừa nhận, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Từ đặc điểm, vai trò, giá trị của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trong đời sống nhân dân vùng Nam Bộ và từ những kết quả nghiên cứu thực tiễn, với sắc thái mỗi vùng, mỗi tỉnh khác nhau, NCS đưa ra một số vấn đề luận bàn dưới đây.
Thời gian tổ chức lễ giỗ nên theo truyền thống văn hóa, lịch sử của từng địa phương được hình thành từ khi bắt đầu lập đình thờ Nguyễn Trung Trực. Việc tổ chức thờ phụng Nguyễn Trung Trực đã có ngay sau khi Ông hy sinh, từ một vài địa phương dần mở rộng ra cả vùng. Việc thờ phụng Ông là liên tục, dù có lúc công khai, có lúc không công khai. Vì nhiều lý do, thời gian tổ chức cúng tế ngày giỗ Nguyễn Trung Trực tại các đình chưa có sự thống nhất. Hiện nay ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) và phần lớn các nơi ở Nam Bộ hàng năm tổ chức tưởng niệm Nguyễn Trung Trực vào ngày 27, 28, 29 - 8 âl; ở Long An, Khu di tích vàm Nhật Tảo, Bia Ghi danh Xóm Nghề tổ chức vào ngày 12 - 9 âl. Đây là hai nơi tổ chức tưởng niệm lớn anh hùng Nguyễn Trung Trực ở hai thời điểm khác nhau trong năm. Qua gặp gỡ, ông Mười Thọ khẳng định, tổ chức tưởng niệm ông Nguyễn ngày 12 - 9 là đúng. Tuy nhiên, việc tổ chức hai thời điểm khác nhau có dấu ấn lịch sử. Sau khi Ông hy sinh, nhân dân thương tiếc đưa bài vị Ông thờ cúng trong đền thờ thần Nam Hải (đình Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá ngày nay), nhưng do giặc Pháp cấm đoán không cho nhân dân thờ cúng những người chống lại chúng nên các bô
lão lúc bấy giờ phải đổi ngày, duy trì cho đến tận ngày nay. Như vậy, theo lệ, thời gian tháng 8 âl đã ăn sâu vào ký ức của người dân Nam Bộ, hàng năm cứ vào ngày này, người dân tề tựu về đình thờ Ông ở Rạch Giá để cúng tế. Khi gia tộc Nguyễn Trung Trực, các nhà nghiên cứu khẳng định ngày 12 – 9 âl là ngày giỗ Ông thì ở Kiên Giang vẫn duy trì và chuyển ngày 26, 27, 28 – 8 âl thành ngày lễ hội truyền thống để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân. Nói như ông Nguyễn Văn Sáo ở huyện Châu Thành, Kiên Giang: Ở đình Tà Niên, hàng năm tổ chức lễ hội lớn vào ngày 16 ,17, 18 tháng Giêng âl, là lễ cầu an, để cầu quốc thới dân an, bên cạnh đó cũng tưởng niệm AHDT Nguyễn Trung Trực, nhưng đình vẫn cúng giỗ Ông vào ngày 28 tháng 8. Khi thân tộc cụ Nguyễn đến dự và cho rằng cúng giỗ Ông là ngày 12 - 9, giả thiết đưa ra cũng hợp tình hợp lý. Từ đó, UBND tỉnh vẫn tổ chức tưởng niệm Ông vào ngày 28 – 8 và chuyển đổi thành lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực chứ không còn lễ giỗ AHDT Nguyễn Trung Trực như trước nữa. (PL 3.7).
Như vậy, lễ giỗ - lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực dù tổ chức thời gian nào cũng đều có dấu ấn lịch sử. Ở Kiên Giang và nhiều nơi ở Nam Bộ ngày 27, 28 – 8 âl vừa là ngày tưởng niệm vừa là ngày lễ hội AHDT. Một số nơi tổ chức giỗ Ông cùng với lễ Kỳ yên, nhân dân nơi đó nghiễm nhiên xem Ông như Thành hoàng bổn cảnh ở địa phương. Còn ở Long An, chính quyền và thân tộc Nguyễn Trung Trực tổ chức lễ giỗ - lễ hội Nguyễn Trung Trực vào đúng ngày Ông hy sinh. Do vậy, chúng tôi nghĩ, thời gian khác nhau, nhưng không nhất thiết phải thay đổi, vì tổ chức tưởng niệm Ông ngày nào thì ngày đó đã trở thành ngày hội của cộng đồng địa phương.
Về quy mô và cách thức tổ chức cúng tế tại các đình thờ phụng Nguyễn Trung Trực ở các địa phương, chính quyền tham gia lễ hội với nhiệm vụ quản lý nhà nước công việc tế lễ nên để cho người dân tổ chức thực hiện. Thực tế, ở Nam Bộ quy mô và nghi thức cúng tế gắn với việc tổ chức lễ hội ở các đình thờ Nguyễn Trung Trực không giống nhau: có địa phương có quy mô cấp vùng như Rạch Giá (Kiên Giang), Chợ Mới (An Giang), Nhật Tảo (Long An); có những đình mang quy mô cấp tỉnh như Long Phú (Sóc Trăng), An Trạch (Bạc Liêu); cũng có những nơi chỉ mang tính địa phương nhỏ hẹp như tại An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú (Trà Vinh), huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng)... Tấ cả nằm trong sự đa sắc màu của văn hóa. Do vậy, những bàn luận, đề xuất cúng tế chung cho tất cả các địa phương là vấn đề chưa gắn với thực tiễn, thiếu tính khoa học.
Tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới và một số nơi ở An Giang do những yếu tố thiêng