Tín Ngưỡng Thờ Nguyễn Trung Trực Mang Đậm Yếu Tố Sông Nước Trong Đặc Trưng Của Văn Hóa Nam Bộ, Tập Trung Chủ Yếu Ở Vùng Nam Sông Hậu

cơ Trần Văn Thành là người lập căn cứ Láng Linh (thuộc huyện Châu Phú , tỉnh An Giang) chống Pháp. Với tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, Nguyễn Trung Trực tập hợp lực lượng đánh Pháp, lập nhiều chiến công. Hành động của Ông phù hợp với ân đất nước, ân đồng bào, nhân loại. Thời gian sinh sống, chiêu mộ nghĩa quân ở An Giang, Nguyễn Trung Trực sinh sống, hành xử như lời dạy của Phật Thầy, theo đúng đường hướng của Phật pháp. Dù trong hoàn cảnh nào, Nguyễn Trung Trực luôn lo cho cha mẹ, vì chữ hiếu Ông đã nộp mình cho giặc để cứu mẹ. Tư tưởng và cách hành xử ấy của Nguyễn Trung Trực đã đền đáp trọn vẹn ân tam bảo, ân tổ tiên cha mẹ. Như vậy, Nguyễn Trung Trực đáp ứng đầy đủ Tứ ân mà giáo lý của bổn đạo truyền dạy. Từ mối quan hệ giữa Ông và Bửu Sơn Kỳ Hương nên sau khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực được hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương và nối tiếp Phật giáo Hòa Hảo tôn vinh là Quan thượng đẳng đại thần, phật tử trân trọng, ngưỡng vọng, thờ cúng. Vì vậy, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực gắn với tôn giáo và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, được nhân dân Nam Bộ thờ phụng khắp vùng.

4.1.2 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực mang đậm yếu tố sông nước trong đặc trưng của văn hóa Nam Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Nam Sông Hậu

Nam Bộ là vùng sông ngòi chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh của dòng Mekong đổ ra biển, các yếu tố tự nhiên này đã góp phần tác động không nhỏ đến quá hình thành các cụm dân cư và các thiết chế văn hóa đi cùng. Qua quan sát thực tế, các chợ, chùa, đình, miếu của cư dân vùng này đều phân bố ở dọc các con sông, con kênh lớn hoặc ở những nơi tụ thủy của các dòng sông như ngã năm, ngã bảy…các đình, ngôi thờ Nguyễn Trung Trực không nằm ngoài quy luật này. Điều này có thể do những đặc điểm về lịch sử tác động nhưng phần lớn là do những yếu tố địa văn hóa của vùng, miền quy định.

Qua khảo sát các đình thờ Nguyễn Trung Trực trên địa bàn Nam Bộ, NCS nhận thấy hầu hết các cơ sở này đều được nhân dân lập và số lượng đình tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, đa phần các đình tọa lạc ở các tỉnh Nam sông Hậu và thường ở những đặc điểm địa lý gần sông, gần biển như đã đề cập như: An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang và bên bờ bắc sông Hậu (cách Cù Lao Dung nửa sông Hậu) như Trà Vinh. Việc này mang đậm dấu ấn lịch sử vì những nơi đây là vùng hoạt động chính của Nguyễn Trung Trực.

Qua khảo sát trên, NCS nhận thấy các đình đều ở gần sông cái (sông Hậu) như các đình ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng); đa phần các đình ở cạnh sông nhỏ, kinh

dẫn ra sông lớn; có đình như Rạch Giá, Phú Quốc thì ở gần biển. Thời phong kiến, giao thông ở Việt Nam không được quan tâm nhiều và phát triển chậm, do những yếu kém về kỹ thuật. Về cơ bản, việc đi lại được chia làm hai hệ thống chính là giao thông đường bộ, giao thông đường thuỷ. Đường bộ ít xe cộ, do đó việc di chuyển bằng đường thủy phát triển, đặc biệt ở Nam Bộ. Nơi đây là vùng sông nước, việc đi lại phụ thuộc vào con nước lớn ròng, hầu hết các nhà đều có ghe thuyền, mặt khác, thời xưa, người dân chọn sinh sống ở những khu vực cận sông là thuận lợi trong sinh sống, trồng trọt, chăn nuôi. Do đó, tính sông nước trở thành đặc trưng của người dân Nam Bộ. Khi xây dựng các cơ sở thờ phụng, người dân cũng tính đến đặc trưng này, thường chọn những nơi cao ráo, tiện đường đi lại. Những nơi gần sông, những doi đất nhô ra sông, tụ thủy, nơi tiếp giáp của nhiều nhánh sông rạch, những vùng đất cao ráo là nơi lý tưởng để người dân xây dựng đình, đền để nhân dân các nơi đi lại với nơi thờ phụng dễ dàng, thuận tiện. Tính sông nước là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực, đồng thời, các cơ sở thờ Ông ở Nam Bộ tập trung ở tiểu vùng Nam sông Hậu. Sau trận hỏa hồng Nhật Tảo chấn động tinh thần thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực tiếp tục đánh vài trận ở Long An, sau đó rút đến vùng sông Hậu. Ông sinh sống, hoạt động ở vùng tứ giác Long Xuyên, sau đó, về hẳn Kiên Giang tổ chức lực lượng. Nguyễn Trung Trực xuất thân từ dân chài nên ngư dân, nông dân rất tôn thờ, đặt niềm tin vào Ông trước những chuyến ra khơi; ngày lễ hội Nguyễn Trung Trực tổ chức ở Rạch Giá thì toàn bộ dân chài ở Kiên Giang đều neo thuyền, ở lại đất liền khấn vái, không ra khơi. Ở các tỉnh bắc sông Tiền như Tiền Giang, Bến Tre tầm ảnh hưởng của Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Đình Chiểu sâu rộng hơn, đình thờ Nguyễn Trung Trực là chính thần chưa thấy trong quá trình khảo sát. Sau khi, Nguyễn Trung Trực hy sinh, nhân dân các nơi Ông hoạt động ngưỡng vọng, tôn thờ Ông, bên cạnh đó, những nghĩa quân lánh nạn, tản lạc các nơi ở phía nam sông Hậu ra biển, thương nhớ người anh hùng lập miếu, đền thờ Ông nơi cư trú. Do đó, các di tích thờ Nguyễn Trung Trực đa phần ở vùng nam sông Hậu.

4.1.3 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực không ngừng được mở rộng

Số lượng đình Nguyễn Trung Trực tăng dần theo thời gian. Trong số hơn 37 đình trong danh mục khảo sát có thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực là chính thần, NCS nhận thấy có những đình bề dày lịch sử trên trăm năm được tạo dựng bằng cách nhiều cách khác nhau, cũng có những ngôi đình mới tạo lập gần đây, chưa tới 10 năm. Sự gia tăng này, cho thấy sự kính trọng, suy tôn Nguyễn Trung Trực đã có từ lâu, liên tục, ngày càng

được mở rộng và tích hợp vào các dạng tín ngưỡng dân gian khác. Điều này một phần do đặc tính hỗn dung văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Việt ở Nam Bộ nói riêng. Mặt khác, các chính sách mới nhằm bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước đã từng bước đi vào cuộc sống nên quy mô tổ chức, số người tham dự lễ hội tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực ngày một tăng. Năm 2018, kỷ niệm 150 năm Ngày Nguyễn Trung Trực hy sinh hàng triệu lượt người tham dự lễ hội ở các đình Nam Bộ, chính những điều này làm cho tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực ngày một mở rộng, đã tạo nên một hiệu ứng lan tỏa văn hóa trong cộng đồng cư dân Nam Bộ. Đến tham gia lễ hội đình Nguyễn Trung Trực, người dân không chỉ thể hiện lòng biết ơn của mình với thần linh, tổ tiên, những người có công với làng xã, quê hương, đất nước, thể hiện tinh thần gắn bó cộng đồng, hướng đến những ước mơ tốt đẹp mà còn để bày tỏ sự kính trọng với anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người đã có công đánh đuổi giặc Pháp, người có khí tiết Trung - Nghĩa - Hiếu vẹn toàn. Đến với lễ giỗ, lễ hội cũng dịp nhân dân giáo dục cho con cháu, thế hệ trẻ hiểu biết về lịch sử, những tín ngưỡng dân gian của dân tộc.

Trước đây, để có nơi sinh hoạt tâm linh, đình được dựng lên. Nơi đó, người dân thờ thành hoàng để thần bảo trợ, che chở cho xóm làng; là nơi để người dân bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn với tiền nhân. Thành hoàng luôn được xem là linh thiêng và đa dạng, có thể là nhiên thần, nhân thần đã được lịch sử hóa hay huyền thoại hóa. Song, do điều kiện lịch sử ở Nam Bộ, nhiều vị có công với nước được dân gian thần hóa, bao gồm: các vị Tiền hiền, Hậu hiền, anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, cũng có đình thờ những nhân vật vô danh. Qua bao thăng trầm của lịch sử, một số đình có những thay đổi, chuyển đổi đối tượng thờ phụng hoặc tích hợp thờ phụng. Điều đáng lưu ý là, lúc ban đầu đình thờ thần thành hoàng là nhiên thần, nhưng sau đó chuyển đổi thờ nhân thần Nguyễn Trung Trực; có đình lúc trước thờ cá Ông, nhất là các địa phương giáp biển, sau tích hợp thờ Nguyễn Trung Trực, thời gian sau đó thờ Nguyễn Trung Trực là chính thần.

Xuất phát từ nhu cầu tâm linh, thời xưa, nhân dân luôn mong muốn có một vị thần phò trợ, cứu giúp họ trong những lúc khó khăn trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày. Ban đầu họ thờ nhiên thần, nhưng về sau họ tích hợp thêm thờ Nguyễn Trung Trực vì Ông đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tín ngưỡng của người dân Nam Bộ bấy giờ. Ông là người nghĩa dũng, can trường, vì dân vì nước hy sinh; là người con hiếu đễ với cha mẹ; bên cạnh đó, xuất thân của Ông là ngư dân, nên không phải ngẫu nhiên nhân

dân tích hợp thờ phụng Nguyễn Trung Trực trong đình thờ cá Ông, theo thời gian trở thành đình thờ Nguyễn Trung Trực. Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp hành hình năm 1868, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá Ông). Qua nhiều lần sửa chữa, tôn tạo, đình khang trang hơn. Một chi tiết thú vị, trong khi Pháp ra sức trấn áp các cuộc khởi nghĩa thì lòng dân càng tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực. Một viên chức người Pháp tên là Le Nestour làm việc tại Sở Thương chánh tỉnh Rạch Giá, đóng gần đình Nam Hải, tỏ ra rất mến mộ ông Nguyễn. Năm 1881, khi nghe ban hương chức làng bàn định việc xây dựng lại ngôi đình để thờ Nguyễn Trung Trực và thần Nam Hải, Le Nestour liền hưởng ứng bằng cách đóng góp nhiều tài vật và tham gia ban xây dựng đình. Năm 1957, linh vị Nguyễn Trung Trực được thỉnh vào bàn thờ chính giữa đình, vị trí của Thành hoàng. Với hành động này, nhân dân Rạch Giá đã mặc nhiên tôn ông Nguyễn là Thành hoàng bổn cảnh của mình. Cũng từ năm này, đình chính thức mang tên đình Nguyễn Trung Trực. Việc làm này mang yếu tố tâm linh gắn với nghề đi biển, nghề nông với ước nguyện cầu Ông phù hộ mưa thuận gió hòa. Đây cũng là biểu hiện rò nét của các đình ở Nam sông Hậu.

Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực mở rộng còn xuất phát từ sự đầu tư xây dựng mới và do sự thay đổi tên đình địa phương thành đình thờ Nguyễn Trung Trực. Ngày nay, cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực còn được nhà nước, nhân dân đầu tư xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân. Chẳng hạn, đình thờ Nguyễn Trung Trực được xây dựng mới, rộng lớn ở Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang. Năm 2015, đình được mạnh thường quân hỗ trợ khởi công, năm 2016 khánh thành, hiện nay, đình thu hút khách du lịch mỗi khi đến Phú Quốc. Như vậy, theo dòng thời gian, một số đình từ đình truyền thống, đình thờ Thành Hoàng, vì nhiều lý do khác nhau đình đã đổi tên thành đình thần Nguyễn Trung Trực. Các đình ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang chuyển đổi tên đình và đối tượng thờ đã minh chứng cho sự gia tăng đình thờ Nguyễn Trung Trực. Dưới đây, NCS cập nhật số lượng các đình có sự thay đổi đổi tên đình và đối tượng thờ. Sự thay đổi này gia tăng số lượng đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

Bảng 4. 3 Danh sách các đình thờ ở địa phương đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ



STT


Tên đình

Năm sắc phong

Tên đình hiện nay


Tỉnh

1

Thành Hoàng bổn cảnh

(An Quảng Hữu)

Tự Đức

ngũ niên

Đình thần Hộ quốc

Trà

Vinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 19

STT


Tên đình

Năm

sắc phong

Tên đình hiện nay


Tỉnh

2

Đình cổ truyền

( Lưu Nghiệp Anh)

*

Đình thần

Nguyễn Trung Trực


3

Đình thần An Thạnh Đông,

huyện Cù Lao Dung

*

Đình thần

Nguyễn Trung Trực


Sóc Trăng

4

Đình thần

(xã Long Đức, huyện Long Phú)

*

Đình thần Nguyễn Trung Trực

5

Đình thần

( TT Ngã Năm)

*

Đình thần Nguyễn Trung Trực

6

Đình Long Mỹ (Thị xã

LongMỹ)

*

Đình thần

Nguyễn Trung Trực


Hậu Giang

7

Đình thần Phụng Hiệp (

Thị xã Ngã Bảy)

*

Đình thần

Nguyễn Trung Trực

8

Đình thần An Hòa

*

Đình thần

Nguyễn Trung Trực

Bạc

Liêu


* Ban Quản trị đình không nhớ hoặc không có sắc phong.

(Nguồn:NCS, PL4.3.17)

Như vậy, qua khảo sát, NCS nhận thấy, đến nay có tám đình, từ đình thần Thành hoàng trở thành đình thần Nguyễn Trung Trực. Hiện tượng trên, chứng tỏ lúc sinh thời Ông được nhân dân Nam Bộ yêu mến, kính trọng, khi mất đã thành vị thần trong tín ngưỡng chung, ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Nam Bộ. Bên cạnh đó, những câu chuyện dân gian, truyền miệng về lòng yêu nước, với những chiến công oanh liệt, sự hy sinh của người anh hùng được lưu truyền mạnh mẽ trong nhân dân Nam Bộ. Cùng với đó là lòng tôn kính của tín đồ hệ Bửu Sơn Kỳ hương đã đưa hình tượng Nguyễn Trung Trực thành vị thần thành hoàng mà nhân dân luôn ngưỡng vọng, mong chờ.

4.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN NAM BỘ

Việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực đã có từ ngay sau khi Ông bị thực dân Pháp xử chém ở Rạch Giá; tác động nhất định đến đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ, biểu hiện rò nhất là các hoạt động lễ hội và sinh hoạt tại các cơ sở thờ tự cũng như thờ tự tại gia. Việc này không những đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của đại bộ phận người dân trong khu vực mà còn góp phần hình thành những sản phẩm văn hóa gắn liền với hình tượng người anh hùng. Theo thời gian, việc thực hành tín ngưỡng gắn với ngôi đình này đã làm phái sinh nhiều nhu cầu mới, đó là nhu cầu thiện nguyện, giao lưu kinh tế, tâm linh và xây thiết chế văn hóa mới nơi khu dân cư có di tích hiện diện.

4.2.1 Việc phụng thờ Nguyễn Trung Trực đáp ứng được nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu theo trường phái lý thuyết chức năng, môi trường càng bất trắc, kết quả càng bấp bênh thì con người càng cần đến lễ nghi phù phép. Quan điểm trên xác định, nhu cầu tín ngưỡng luôn thường trực trong mỗi người. Nhu cầu đó tăng lên khi gặp phải những khó khăn, bất trắc trong cuộc sống, vì vậy con người cần có một chỗ dựa, có nơi để gửi gắm tinh thần, niềm tin để tiếp tục cuộc sống hiện tại. B. Malinowski quan niệm: Trong bất cứ dạng văn minh hay bất cứ tập quán nào, các đối tượng vật chất và các tín ngưỡng thực hiện chức năng sinh động nào đó, xử lý nhiệm vụ nào đó đều là bộ phận cần thiết ở bên trong một chỉnh thể hoạt động. Con người, ở bất cứ đâu, khi có điều bất định trong cuộc sống những lo lắng, băn khoăn sẽ trỗi dậy và việc làm phép, lễ nghi sẽ giúp người ta có cảm giác làm chủ được mình. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc lí thuyết cúng tế cầu xin thích ứng với những nhóm nghề nghiệp liên quan đến công việc có tính mạo hiểm cao (160, 1948, tr.44)

Hơn 150 năm qua, kể từ khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp hành hình tại Rạch Giá thì tín ngưỡng tôn thờ Ông cũng bắt đầu hình thành, từ đây tín ngưỡng này lan rộng ra các địa phương khác trong khu vực. Từ lâu, tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực đã là chỗ dựa tinh thần đối với cư dân Nam Bộ. Điều này thể hiện rò qua số lượng đình, ngôi thờ của Ông ( đến thời điểm này) là nhiều nhất và có phổ văn hóa rộng nhất trong số các nhân thần là anh hùng kháng Pháp ở Nam Bộ. Đình thờ Nguyễn Trung Trực khởi đầu ở Kiên Giang lan tỏa khắp vùng Nam sông Hậu như An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Tổng số đình thờ Nguyễn Trung Trực, qua khảo sát, đến thời điểm năm 2019 là 37 đình. Đây là số lượng lớn, trong đó 14 đình tập trung ở Kiên Giang. Việc này là đương nhiên, vì Kiên Giang là căn cứ của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, là nơi hoạt động, lập nên chiến công Kiếm bạt Kiên Giang, nơi ông thụ hình nên sau khi hy sinh, Ông được người dân thành tâm thờ phụng. Số lượng còn lại hầu hết ở các tỉnh Nam sông Hậu 20 đình, nếu tính thêm 2 đình cặp bờ bắc sông Hậu ở Trà Vinh là 22 đình. Ở Long An, quê hương Ông là 1 đình. Ngoài số lượng đình khá lớn như đã trình bày, số lượng người dân đến thực hành tín ngưỡng thường nhật và tham dự lễ giỗ, lễ hội của Ông ở các địa phương trong toàn Nam Bộ cũng vượt trội.

Bảng 4. 4 Số lượng người dự lễ hội đình Nguyễn Trung Trực


Anh hùng dân tộc

Lễ giỗ/ lễ hội

Địa phương

Số người tham dự

Quy mô



Long An

20.000 người

vùng

Nguyễn Trung

-12 – 9 âl

An Giang

10000 người

Tỉnh

Kiên Giang

Trên 1 triệu

Vùng/ Quốc gia

Trực

-16,17,18 – 3 âl

Trà Vinh

1.000 người

Tỉnh

1838-1868

-26,27,28 – 8 âl

Sóc Trăng

8.000 người

Tỉnh



Bạc liêu

10.000 người

vùng

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết của các sở VHTTDL năm 2018)

Số lượng người dân đến với lễ hội, lễ giỗ càng đông đảo càng chứng tỏ tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực lan tỏa trong đời sống văn hóa của nhân dân. Cũng như các nhân thần khác, Nguyễn Trung Trực mất đi, nhưng tinh thần, khí phách của Ông luôn trong lòng nhân dân; đã tác động đến nhu cầu tư tưởng, tình cảm nhân dân. Trước đây, nông dân ở những nơi thờ phụng, nhất là ngư dân tin tưởng, thành tâm tôn thờ, ngày nay, không chỉ nông dân (cả ngư dân) mà thành phần đến viếng đình mở rộng, đa dạng. Chúng tôi tiến hành khảo sát 330 người dân đến viếng thăm, dự lễ để nắm bắt được nghề nghiệp của người dân đến với các cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực. Kết quả thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây

Bảng 4. 5 Thành phần, nghề nghiệp người dân tham gia lễ hội Nguyễn Trung Trực


STT

Thành phần, nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Nông dân

61

18.48

2

Công nhân

39

11.82

3

Kinh doanh, buôn bán

35

10.61

4

Giáo viên

27

8.18

5

Học sinh, sinh viên

41

12.42

6

Cán bộ, công chức

31

9.39

7

Hưu trí

48

14.55

8

Nội trợ

36

10.91

9

Khác

12

3.64

(Nguồn: NCS, PL4. 3.19)

Từ xử lý tư liệu và điền dã, quan sát thực địa tại các địa phương, chúng tôi nhận thấy số lượng người tham gia vào lễ giỗ - lễ hội tại các đình thờ Nguyễn Trung Trực đông đảo và đa dạng hơn về thành phần. Tỉ lệ đông nhất vẫn là nông dân, kể cả ngư dân 18,48%, gần một phần năm số lượng người dự, kế đến là những người nghỉ hưu, học sinh sinh viên… Điều này không có nghĩa là lúc sinh thời Nguyễn Trung Trực có chức vụ cao hay công trạng hiển hách hơn, sở dĩ, nhân dân tôn thờ vì ông là người trung can nghĩa đảm, hiếu đễ với mẹ; cũng có thể do yếu tố tôn giáo, như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đã

thần thánh hóa vị anh hùng nên đã góp phần làm lan tỏa và củng cố niềm tin trong dân chúng về Ông. Sự đa dạng thành phần chứng minh, niềm tin của hầu hết các tầng lớp trong xã hội đặt vào đối tượng thờ phụng. Tỉ lệ các thành phần/ nghề nghiệp rải đều, từ nông dân, trong đó bao hàm cả ngư dân,đến công nhân, người buôn bán; từ công chức, viên chức đến học sinh đều đến viếng đình thờ Nguyễn Trung Trực từ nhu cầu tâm linh, tin tưởng vào sự linh thiêng của Ông. Tuy nhiên, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, suy nghĩ khác nhau nên mục đích viếng đình, đến với lễ hội Nguyễn Trung Trực có những thành ý không giống nhau, song mục đích chính vẫn là cầu sức khỏe, cầu bình an, được mùa bội thu, ra khơi an toàn, kinh doanh thuận lợi. Với số lượng và thành phần trên, NCS tiếp tục khảo sát mục đích của những người tham gia lễ hội, viếng các cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực để hiểu rò hơn tâm tư, tinh thần của người dân. Kết quả thể hiện ở bảng 4.6 như sau

Bảng 4. 6 Mục đích của người tham gia lễ hội đình Nguyễn Trung Trực


Mục đích

Số lượng

Tỷ lệ %

Cầu sức khỏe

261

79,09

Cầu bình an

195

59,09

Được mùa bội thu

183

55,45

Mua may bán đắt

150

45,45

Thuận buồm xuôi gió

162

49,09

Khác

39

11,82

(Nguồn: NCS, PL4. 3.3)

Qua bảng khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy, người dân đến các cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực với nhiều mục đích khác nhau. Nhiều nhất là cầu sức khỏe (79,09%), cầu bình an. Các mục đích khác như cầu được mùa, mua may bán đắt, thuận buồm xuôi gió chiếm nửa số lượng người dự. Ngày nay, đời sống xã hội có nhiều thay đổi, cuộc sống hiện đại, sự hiểu biết cũng như mức sống của người dân ngày càng cao. Song, những bất trắc vẫn khó lường trước. Người dân tìm đến cơ sở thờ tự để được Ông che chở, bảo vệ. Như vậy, người dân đến đình Nguyễn Trung Trung Trực ngoài thăm viếng còn cầu xin Ông về những nhu cầu trong đời sống tinh thần. Tất cả nội dung khấn vái đều nhằm mục đích tốt, sao cho mọi việc hanh thông, thuận lợi. Bác Ngô Văn Hoàng, 86 tuổi ở huyện Châu Phú, An Giang cho biết: “Bác cũng như nhiều người dân đến đình để tưởng nhớ Ông có công với nước, bảo vệ dân mình trước đây, qua đó cũng cầu mong cho bản

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí