Ảnh Hưởng Của Đời Sống Văn Hóa Đối Với Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh Nhìn Từ Sản Phẩm Văn Hóa


thuật qua các sân khấu kịch hàng tuần mà người dân thành phố trở nên năng động hơn trong các hoạt động nghệ thuât. Họ có khả năng lựa chọn được đúng “món ăn tinh thần” dành cho mình và tự nâng cao khả năng cảm thụ đối với sân khấu kịch. Sự nhanh nhạy trong việc chiều lòng công chúng đã giúp cho các sân khấu kịch thành phố duy trì được một lượng công chúng nhất định. Và cũng chính môi trường thuận lợi này là trở thành mảnh đất tốt giúp mở rộng đối tượng thưởng thức nghệ thuật kịch nói.

Khi bàn về công chúng, các học giả phương Tây thường chia thành các nhóm: High-culture, Mid-culture và Low-culture tương ứng với văn hóa ưu tú, trung bình và văn hóa bình dân và tương ứng với nó là các loại hình văn hóa phù hợp. Ở Việt Nam, mặc dù không có sự phân chia quá rõ ràng trong việc thụ hưởng các giá trị văn hóa nhưng nó cũng tồn tại những sự phân định rõ ràng. Trong số những người yêu thích bộ môn nghệ thuật kịch nói thì chiếm tỷ lệ cao rơi vào khán giả ở các thành phố. Trong khi đó khán giả nông thôn có xu hướng khác biệt thiên về tuồng, chèo, cải lương, v.v… Như vậy, để thấy rằng, những người cư dân nông thôn di cư (tạm thời hay lâu dài) lên TP. HCM cũng không phải là một nhóm đối tượng khán giả tiềm năng ở các sân khấu kịch nói. Đối tượng khán giả mà các sân khấu kịch nói thành phố hướng tới là đối tượng khán giả trẻ, những người nhiều năng lượng, nhiệt huyết và có khả năng tiếp nhận cái mới, cái sáng tạo một cách nhanh chóng và thân thiện. Họ được tiếp cận với sân khấu kịch qua hai hướng chính: một là những câu chuyện vừa vặn, gần gũi, hai là những cái mới mẻ, trẻ trung được tạo dựng nhằm đáp ứng khả năng khám phá, ham thích những điều sáng tạo, mới lạ của giới trẻ. Thêm nữa, trong số những bộ phận công chúng tiềm năng của sân khấu kịch, thì bộ phận có trình độ học vấn phổ thông và đại học chiếm một tỷ lệ lớn với thị hiếu và gu thẩm mỹ tương đối tinh tế, nhạy cảm hơn và cũng có những đòi hỏi cao về chất lượng. Họ phần lớn thuộc về về thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, cán bộ công


nhân viên đã được đào tạo ở một trình độ nhất định. Bộ phận này tuy chỉ là thiểu số nhưng sẽ càng ngày càng đông lên và đóng vai trò là hạt nhân thúc đẩy trình độ thị hiếu của những nhóm công chúng khác [89]. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần và kéo theo đó là quá trình phân hóa, phân tầng xã hội. Sự phân tầng xã hội thể hiện một cách rõ nét giữa các khu vực và ngay trong nội tại của mỗi khu vực. Đó là nông thôn vẫn còn mang nếp xã hội cổ truyền, đô thị đã biểu lộ hình dáng của xã hội hiện đại. Và sự di động xã hội giữa các tầng lớp ở Việt Nam diễn ra chủ yếu ở khu vực các tầng lớp xã hội truyền thống mà không phải ở khu vực các tầng lớp xã hội hiện đại [19]. Với sự phân hóa xã hội giữa các nhóm công việc, trình độ kéo theo đó là các nhóm thu nhập, xã hội học đô thị đã chia nhóm cư dân đô thị thành ba nhóm chính và nó tương ứng với ba thị hiếu của sân khấu kịch nói riêng và của sân khấu nghệ thuật nói chung, đó là:

- Nhóm người giàu với mức thu nhập cao. Những người này có điều kiện và mức sống rất cao nên nhu cầu vật chất và tinh thần của họ cũng ở mức cao. Thêm nữa, nhóm này do điều kiện sống tốt nên họ được đào tạo và có trình độ nhất định, do đó, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cũng có những yêu cầu khác hơn so với các nhóm khác. Đối với họ, thưởng thức nghệ thuật không chỉ bởi nhu cầu thẩm mĩ. Thị hiếu về nghệ thuật còn là sự thể hiện đẳng cấp của mỗi cá nhân trong xã hội. Điều này ảnh hưởng và tác động đến việc họ lựa chọn vở kịch gì và sân khấu nào để thể hiện thị hiếu và thẩm mĩ nghệ thuật của mình.

- Nhóm người trung lưu với mức thu nhập trung bình. Với nhóm này, nhu cầu giải trí, thưởng thức văn hóa nghệ thuật không quá lớn bởi những người này cuộc sống thường sẽ tập trung vào một số hoạt động chính như: củng cố vị trí nghề nghiệp, xây dựng và duy trì thu nhập ở mức ổn định, để có thể đảm bảo các sinh hoạt vật chất và tinh thần. Về mặt thị hiếu nghệ thuật, họ cũng có những trình độ nhất định về hiểu biết và thẩm thấu nghệ thuật, họ chính là nhóm


công chúng có khả năng cao nhất để trở thành công chúng thực tế của nghệ thuật. Họ có tác động đến sự phát triển của nghệ thuật và ảnh hưởng đến thị hiếu của các nhóm khác. Tuy nhiên, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật chưa phải là điều thiết yếu và quan trọng nhất. Với nhóm này, đi xem kịch sẽ được coi như là hình thức giải trí, thư giãn, tái tạo sức lao động. được họ sử dụng mà không quá bị chi phối bởi việc chọn lựa sân khấu kịch nào mà sẽ đi sâu vào việc chọn lựa vở kịch nào phù hợp với nhu cầu thực tế của họ.

- Nhóm người lao động nghèo với mức thu nhập thấp. Có thể nói đây là bộ phận đông đảo nhất trong bất kỳ một xã hội, một vùng hay một khu vực nào đó. Những người thuộc nhóm này đa phần không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định, thu nhập và công việc bấp bênh, trình độ hạn chế. Chính điều đó khiến cho họ luôn phải có kế hoạch chi tiêu rất kỹ càng, hạn chế tiêu và giảm chi phí chi đến mức thấp nhất đồng thời cố gắng kiếm thêm thu nhập. Với họ nhu cầu chính hiện nay đó là ăn, mặc, ở, chữa bệnh và nuôi dạy con cái. Bản thân họ cũng có nhiều hạn chế trong việc hiểu và cảm thụ nghệ thuật cùng với đó là sức mạnh của “cơm áo gạo tiền”, không có tiền để mua vé xem nên nhóm cư dân này phần lớn không có nhu cầu và thời gian để thưởng thức nghệ thuật. Cho dù họ chưa phải là công chúng của sân khấu nghệ thuật nhưng đối tượng này chính là những công chúng tiềm năng để khi có sự thay đổi về điều kiện kinh tế của gia đình và xã hội họ sẽ có cơ hội trở thành những công chúng thực sự của sân khấu nghệ thuật. Như vậy có thể nó sự phân hóa giàu nghèo đã hình thành nên những thị hiếu và nhu cầu thẩm mĩ riêng của từng nhóm cư dân đối với sân khấu kịch, nó quyết định đến việc công chúng lựa chọn sân khấu kịch nào và thể loại kịch nào để thưởng thức. Điều đó, góp phần xây dựng nên những nhóm công chúng riêng, phân khúc cho từng sân khấu, từng thể loại kịch. Đây cũng là đặc trưng chung quy định các đối tượng khán giả riêng cho các loại hình nghệ thuật nói chung. Vấn đề lứa tuổi, giới tính, tính chất công việc của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.


từng nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự phân khúc này. Người trẻ hay lứa tuổi học đường thì thường thích những loại hình mới mang tính hiện đại, sôi nổi. Nữ thích những gì dễ tác động tới tình cảm. Nam lại hướng đến cảm giác mạnh, nội dung duy lý. Những người làm việc trí óc lại thích vấn đề đòi hỏi phải có trình độ tư duy. Ở mỗi nhóm công chúng khác nhau sẽ có các loại hình nghệ thuật khác nhau, phù hợp với họ. Mối quan hệ giữa sân khấu với công chúng có thể ví như cá với nước không thể tách rời. Sân khấu phải có khán giả mới tồn tại, có ý nghĩa và phát huy được tối đa những thông điệp sâu xa chứa đựng trong tác phẩm. Hiểu khán giả mà mình phục vụ là điều căn bản đảm bảo thành công hoặc thất bại đối với bất kỳ một nhà hát, một diễn viên khi có ý định sống bằng nghề này. Do vậy, dù là làm nghệ thuật thuần túy hay nghệ thuật kinh doanh, người làm sân khấu luôn chú ý đến đối tượng của mình là công chúng để nắm được sở thích của họ, mang lại cho họ cái mà họ thích. Khán giả thành phố có những đặc tính chung của người xem đồng thời cũng có tính cách riêng của người thành phố, người Nam bộ v.v… Họ vừa đa dạng, phức tạp lại vừa đơn giản. Họ có thể xem nhiều lần một vở kịch, một vai kịch mà mình ngưỡng mộ và cũng rất thờ ơ, dửng dưng khi không hợp “gu” cho dù vở kịch có giá trị, có ý nghĩa thực sự. Vì thế sân khấu thành phố mới có hiện tượng có vở diễn hàng trăm suất kéo dài từ năm này qua năm khác và cũng có nhiều vở mới chỉ diễn một hai suất đã phải “trùm mền”. Mang trong mình tính cách đa chiều, đa dạng cả cái hay lẫn cái dở, khán giả TP. HCM vẫn là những người xem kịch lý tưởng cần cho mọi sân khấu. Và sân khấu kịch nói đã là điểm hẹn, là nơi yêu thích của mọi thành phần trong xã hội, là nơi hội tụ và gắn bó của người dân. Người làm nghề vì công chúng mà sáng tác, người nghệ sĩ vì họ mà biểu diễn. Các sân khấu ở thành phố hiện nay có được sự nhộn nhịp, người sân khấu không ngừng kiếm tìm cái mới, cái lạ đáng xem chính là nhờ vào số đông những người đang nuôi dưỡng sân khấu bằng tấm vé mua của mình - khán giả.

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 10


Mặt khác, TP. HCM luôn là một đô thị đông đúc với sự xuất của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp do vậy nó cũng hình thành nên hai nhóm thưởng thức nghệ thuật khác nhau. Những cư dân ở khu vực trung tâm của thành phố có cơ hội tiếp xúc và lựa chọn nhiều loại hình và sân khấu kịch khác nhau tùy vào nhu cầu và thẩm mĩ của họ. Trong khi đó, ở những khu vực ngoại thành, nơi tập trung một lượng lớn các hoạt động công nghiệp với một lượng dân cư đông đúc thì nhu cầu thưởng thức nghệ thuật hiện nay mới bắt đầu được quan tâm. Các sân khấu kịch đã bắt đầu tiến đến việc hợp đồng, tổ chức các suất diễn ở các vùng ngoại thành. Như thế khoảng cảnh giữa khu trung tâm và khu ngoại vi đang từ từ được thu hẹp lại từ những hoạt động kinh tế cho đến các hoạt động văn hóa văn nghệ. Ở khía cạnh khác, có thể thấy nó trở thành một động lực và cơ hội cho các khu vực, các tỉnh khác được tiếp xúc nhiều hơn với sân khấu kịch nói riêng và nghệ thuật nói chung. Đó cũng chính là tất yếu đối với quá trình xã hội hóa hoạt động sân khấu kịch hiện nay. Điều này hoàn toàn đúng với một số nhận định rằng, sân khấu kịch nói thành phố sẽ không mất khán giả, không bị đóng băng.

Nếu như sân khấu phía Bắc vẫn thường được gọi với đặc trưng riêng đó là sân khấu “hàn lâm” khi mà một chi tiết nhỏ cũng mang dụng ý nghệ thuật thì sân khấu kịch phía Nam lại ngược lại. Sân khấu kịch TP. HCM nói riêng và sân khấu kịch phía Nam nói chung có xu hướng thiên về “những cái tự nhiên” từ việc diễn xuất, lột tả tâm trạng, cảm xúc cho đến cách truyền cảm hứng cho khán giả… Tất cả đều được người diễn viên lột tả, thể hiện theo một cách chân phương nhất, tự nhiên nhất. Chính sự chân thật từ lỗi diễn xuất cho đến truyền tải cảm xúc của mình mà các diễn viên đã lôi cuốn được khán giả. Họ bị cuốn vào đó cùng với những hỉ - nộ - ái - ố của nhân vật, sống cùng cảm xúc của nhân vật một cách đời thường và chân thật nhất. Và vì thế nó đến được với công chúng nhiều hơn, người xem tìm thấy hình bóng mình trong các tình huống,


các vai diễn. Do vậy, các vở kịch có sức hút lớn, nó tạo ra một lượng công chúng khá phong phú cho mình. Cũng có những ý kiến cho rằng, có thể các nghệ sỹ thiếu kỹ thật biểu diễn, nhưng có lẽ với các diễn viên, kỹ thuật tốt nhất đó là diễn như không diễn và đem đến cho khán giả những cảm xúc chân thành nhất. Do vậy, công chúng tìm đến với các sân khấu kịch nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn với đủ mọi nhóm tuổi, tầng lớp, thành phần. Khán giả bây giờ “hiện đại”, không cần tìm những điều vui vẻ, tránh tâm trạng hồi hộp, lo lắng, cũng chẳng cần kiêng cữ điều gì, vì vậy rất đông khán giả vẫn đi xem “kịch ma” với đầy những chuyện rùng rợn, sợ hãi. Chính vì thế, các sân khấu chuyên về thể loại kịch này có doanh thu khá tốt. Có thể nói, kịch Kịch Phú Nhuận, Kịch Sài Gòn, Kịch Thế giới Trẻ là 3 đơn vị hiện đang đứng đầu về kịch kinh dị, các ngày tết, dịp lễ, khán giả xếp hàng rồng rắn ở các sân khấu này để chờ giờ mở cửa. Sân khấu phía nam rất coi trọng công tác truyền thông. Chẳng hạn như ông bầu Phước Sang của Sân khấu Kịch Sài Gòn: từng đi biếu vé mời khán giả đến xem kịch với mục đích tạo được thói quen của khán giả, làm cho họ thấy đó là một món ăn, một khẩu vị không thể thiếu trong thực đơn tinh thần. Hoặc như để giới thiệu một ngôi sao sân khấu nào đó mà mỗi khi có vở diễn mới, có nhà hát đã phải chi phí cho quảng cáo đến 50%. Hiện nay, họ có hẳn một đội ngũ chuyên làm công tác tiếp thị cho các sân khấu. Tận dụng mạng xạng hội, những trang fanpage, facebook của sân khấu hay của chính nghệ sĩ, mỗi khi sắp ra vở mới, hàng loạt hình ảnh, hậu trường tập, dàn dựng của tác phẩm sẽ được post lên. Đông đảo công chúng sẽ có được thông tin. Và họ đã có thể bắt đầu đặt vé trước, chờ đợi đến ngày công diễn. Đã qua rồi cái thời mà khán giả phải đến nhà hát để xem kịch mục tuần này, tháng này có vở gì. Bây giờ, họ chỉ cần ngồi nhà, một cái nhấp chuột, truy cập mạng là sẽ nắm đầy đủ về hoạt động sân khấu mình yêu thích. Tất cả những điều này diễn ra được phải kể đến sự đóng góp đáng kể của truyền thông đại chúng. Nó như những diễn


đàn cho phép mở rộng, tiếp cận nhiều nguồn khán giả một cách nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất.

Vì phục vụ cho nhiều loại đối tượng nên hiện nay, các sân khấu kịch Tp. HCM đang mở ra rất nhiều lựa chọn. Có sân khấu rất rõ ràng về tiêu chí khán giả như sân khấu kịch Sài Gòn: lấy khán giả bình dân làm mục đích phục vụ. Tính nghệ thuật chỉ cần ở mức vừa phải. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề này chính là chất lượng của các vở kịch. Có lẽ thực tế này cũng đặt ra vấn đề lớn là làm sao đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng của các vở kịch với vấn đề đa dạng hóa lượng công chúng thưởng thức. Mở rộng đối tượng công chúng của sân khấu kịch là một vấn đề quan trọng và cần quan tâm nhưng điều đó không có nghĩa là phải chấp nhận sự đánh đổi về chất lượng của các vở diễn, tạo ra những buổi biểu diễn nhạt về nội dung và diễn xuất của diễn viên, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ tầm thường sẽ khiến cho công chúng dần dần rời xa sân khấu. Điều đó đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan quản lý để có được định hướng thích hợp đối với sự phát triển của sân khấu kịch nói một cách bền vững và hiệu quả.

Có thể nói, công chúng kịch nói có những phẩm chất khác so với với công chúng kịch hát cổ truyển. Họ đến nhà hát chủ yếu là để nghe nói và theo dõi diễn biến cốt truyện, hành động kịch chứ không phải để nghe hát. Cả họ và diễn viên đều có ý thức tôn trọng kịch bản và lấy diễn xuất của các diễn viên làm tiêu chí để nhận xét và đánh giá. Sự gặp gỡ qua lại giữa nhu cầu của nghệ thuật và nhu cầu của công chúng trong bối cảnh sự phát triển đa dạng của các loại hình nghệ thuật, các chương trình giải trí sẽ là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Nó góp phần đem đến cho họ những thỏa mãn về thị hiếu nghệ thuật một cách lành mạnh và đúng đắn.

Với công chúng thành phố, họ đã quen với nếp xem kịch: kịch phải có cốt truyện rõ ràng, mạch lạc dễ theo dõi, dễ hiểu. Bên cạnh đó là tâm lý ái mộ nghệ sỹ. Do vậy, họ đi xem kịch một phần cũng là để gặp được thần tượng,


mặt khác muốn tìm sự giải trí nên sẽ ưa chuộng những vở diễn hài nhẹ nhàng, vui vẻ hơn là các vở mà nội dung đặt ra quá nhiều vấn đề gợi mở, đòi hỏi phải tư duy nghiền ngẫm. Tuy nhiên, những thói quen này không là phải bất biến mà nó luôn có sự vận động chuyển hóa trong mối tương quan với các yếu tố xã hội khác, bị quy định và bị tác động ngược trở lại bởi các yếu tố này. Có một thực tế mà chúng là không thể phủ nhận đó là những nhu cầu, thị hiếu hay thẩm mĩ nghệ thuật của công chúng thành phố có tác động lớn tới sự phát triển của sân khấu kịch nói. Trong bối cảnh này, đây là những tác động vừa tích cực và vừa tiêu cực. Tích cực ở chỗ, đối tượng người xem đa dạng, nhu cầu thưởng thức cũng phong phú hơn. Nó giúp cho các sân khấu dễ dàng bắt được gu, điều chỉnh, đáp ứng được sở thích của công chúng mà không cần phải đầu tư quá nhiều công sức. Nhưng mặt hạn chế lớn nhất ở đây đó chính là nó tác động tiêu cực lên hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ nghệ sĩ. Xây dựng những tác phẩm không đòi hỏi cao về nghệ thuật sẽ khiến cho người nghệ sĩ dần dần mai một chính tâm hồn nghệ thuật của mình, từ đó sẽ mất dần đi những cơ hội cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Như vậy, có thể thấy, công chúng đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại, phát triển, định hướng của các sân khấu kịch nói ở Tp. HCM. Để dung hòa giữa yếu tố nghệ thuật và giải trí của nhiều lớp đối tượng khác nhau, quả thật là một bài toán khó đặt ra. Điều này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa rất nhiều bộ phận cùng phối hợp trong việc vận hành hoạt động của sân khấu nơi đây. Và qua đó, có thể thấy, vai trò không nhỏ của công chúng cho sự tồn tại, phát triển, định hướng của các sân khấu kịch nói ở Tp. HCM.

2.2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ sản phẩm văn hóa

2.2.2.1. Sân khấu kịch với nội dung đa dạng, gần gũi đời sống, cập nhật thời sự

Đối với bất kỳ một bộ môn nghệ thuật nào thì đề tài có thể nói là một

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí