Việc Thờ Phụng Nguyễn Trung Trực Đáp Ứng Được Các Nhu Cầu Mới, Phái Sinh

thân mình có nhiều sức khỏe để con cháu đỡ cực, gia đình bình an, hạnh phúc, các cháu học hành tấn tới.” (PL 5.8).

Ông Trần Thanh An, 88 tuổi, một người dân sống lâu năm ở Kiên Giang nói: “Người nào đi biển cũng đều tin tưởng Ông lắm, nhất là ngư dân. Cháu biết trên biển có nhiều bất trắc, sóng to gió lớn nên trước biển con người rất nhỏ bé. Nghe nói, xưa kia có dân đi lưới gặp biển động, thuyền gặp nguy hiểm, cầu khấn Ông, thuyền tuy bị sóng đánh lật úp, nhưng người thì may mắn bám được vào mảnh ván, thoát nạn. Ông linh thiêng lắm. Mấy mươi năm trước, khi ra nước ngoài, người ta đến đây để khấn nguyện, nay trở về họ cũng đóng góp đền ơn. Ngư dân trước khi đi biển, người dân, du khách có dịp ra khơi, du ngoạn đều ghé đình để dâng hương, khấn nguyện để có mùa cá bội thu, hoặc bình an vô sự trên đại dương. Ngày diễn ra lễ hội, ngư dân neo thuyền, không ra khơi. (PL 5.3)”. Chị Từ Lệ Thúy, 46 tuổi, quê ở Sóc Trăng, buôn bán thì nói: “Chị là dân buôn bán nên đến đây ngoài việc cầu mong sức khỏe, gia đạo bình yên thì cầu mong sao mua may bán đắt, có thêm chút đỉnh tiền dành dụm để lo ốm đau sau này.” (PL 5.5)

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi, trao truyền để mang lại sự bình an về tinh thần cho mỗi cá nhân. Việc thờ phụng, viếng đình thờ Nguyễn Trung Trực, đến với lễ hội Ông đông đảo, bên cạnh tôn vinh người có công với nước, người dân còn xuất phát từ niềm tin vào sự linh thiêng của Ông. Sự linh thiêng đó thể hiện ngay khi lưỡi đao tên đồ tể hạ xuống “ông đưa tay bưng lấy đầu” và càng thiêng hơn qua những câu chuyện huyền thoại dân gian, qua thực tế những chuyến đi biển, cầu được mùa bội thu của nhân dân.

Biểu đồ 4.1 Lý do người dân dự lễ hội tại đình Nguyễn Trung Trực


100

90

80

70

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

50

40

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 20

30

20

10

0

91.2%

79.1%

37.9%

13.95

Sự linh thiêng Di tích của địa phương Nhiều người đến Tiện đường đi lại

(Nguồn: NCS, PL4. 3.22)

Kết quả khảo sát, cho thấy phần đông người đi lễ tại đình Nguyễn Trung Trực, trước hết là sự linh thiêng (91,2%), nhân thần càng linh thiêng linh thiêng, người dân càng tin tưởng, từ đó, càng đến với di tích, với lễ hội đông đảo hơn. Để hiểu hơn mức độ về niềm tin của người dân, chúng tôi tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn người dân tại các nơi thờ tự. Những câu trả lời đều thể hiện sự linh nghiệm trong tâm tưởng, trong thực tế. Tại đình Nguyễn Trung Trực ở TP. Rạch Giá, Kiên Giang cô Nguyễn Thị Bích, 45 tuổi, một viên chức tại địa phương khẳng định: “Đình được xây dựng khang trang lắm, nhiều người lui tới, vì đặt chân đến đình tâm hồn cảm thấy ấm áp, thanh thản. Từ nhỏ, em đã sinh sống nơi này. Hồi đi học cũng vậy, đến giờ cũng vậy, khi có những muộn phiền em thường đến đây vừa mát mẻ vừa tìm sự yên tĩnh. Khi đốt nhang xong cho Ông, đi dạo quanh đình, lòng em cảm thấy yên ổn, thư thái trở lại” (PL 5.6) Cũng tại TP. Rạch Giá, bà Nguyễn Thị Năm, 80 tuổi, quê ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Hậu Giang nói thêm: “Người dân đi biển, nhất là ngư dân tin tưởng Ông lắm chú ơi. Những lần ra khơi, trước khi lên tàu, mọi đều ghé đình để đốt nhang, khấn nguyện cầu sóng yên gió lặng, bình an. Linh nghiệm lắm nghen, Ông luôn phò hộ cho dân, không chỉ người đi biển không đâu” (PL 5.7). Tại ngôi thờ Nguyễn Trung Trực ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, anh Nguyễn Văn Dũng, 51 tuổi, rất nghiêm trang nói: “Quê của Ông ở Long An, sau trận đánh chìm tàu giặc ở sông Nhựt Tảo, Ông di chuyển xuống ở vùng này, sinh sống với nhân dân. Ông chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc ở Rạch Giá, sau Ông hy sinh ở đó. Khi mất đi, Ông linh thiêng lắm, phò trợ nhân dân nên dân lập ngôi thờ này”. (PL 5.14) Chúng tôi hỏi thêm: Vì sao đặt tên là ngôi thờ? Sao gọi là quan Thượng đẳng Nguyễn Trung Trực? Anh chỉ nói: Đặt ngôi thờ vì là nơi ở, còn quan Thượng đẳng là vì Ông có công lớn với đất nước.(PL 5.14)

Như vậy, việc phụng thờ Nguyễn Trung Trực đã đáp ứng một phần nhu cầu tín ngưỡng của người dân Nam Bộ. Người dân vùng này đã sử dụng tín ngưỡng truyền thống như chỗ dựa tinh thần không thể thiếu qua nhiều thế kỷ trong quá trình đi mở còi và chống kẻ thù xâm lược. Việc thờ cúng anh hùng dân tộc ở Nam Bộ có vai trò tích cực đối với cộng đồng, vì các vị anh hùng là những con người thật, đều có công với dân tộc, được sử sách ghi danh. Các vị tứ hùng kháng Pháp nửa cuối thế kỷ XIX ở Nam Bộ đều được nhân dân yêu mến, kính trọng, song Nguyễn Trung Trực được thờ phụng ở địa bàn nhiều tỉnh, là chỗ dựa tinh thần tin cậy của nhân dân. Qua nghiên cứu tư liệu và điền dã thực tế tại địa bàn nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng, từ lâu, việc phụng thờ Nguyễn

Trung Trực đã có ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của cư dân Nam Bộ thông qua các hoạt động văn hóa, biểu hiện rò nét nhất là trong lễ hội và các sinh hoạt văn hóa tâm linh tại các di tích thờ tự nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của cộng đồng. Từ đó hình thành nên các sản phẩm văn hóa mang những đặc trưng riêng biệt gắn liền với nhân vật được nhân dân phong thần

4.2.2 Việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực đáp ứng được các nhu cầu mới, phái sinh

4.2.2.1 Các cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực gắn với các hoạt động thiện nguyện

Hiện nay, các cơ sở tín ngưỡng gắn với các hoạt động thiện nguyện, khám chữa bệnh, xây dựng thiết chế văn hóa mới, giao lưu kinh tế, văn hóa của người dân trong khu vực. Khảo sát các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, NCS nhận thấy một số đình có Phòng thuốc nam Phước thiện do Hội Đông y các cấp tổ chức khám chữa bệnh tại đình thờ, ngôi thờ. Đây là một điểm đặc biệt so với các dạng thức cùng loại ở Việt Nam nói chung, cư dân Nam Bộ nói riêng, bởi vì, xưa nay việc khám chữa bệnh theo y học cổ truyền là dành riêng cho các chùa Phật giáo theo hệ phái Tịnh Độ ở Nam Bộ. Tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, đình Nguyễn Trung Trực thường xuyên tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, trung bình mỗi ngày có khoảng 200 người đến khám bệnh, bốc thuốc điều trị. Mọi người có nhu cầu đều được khám bệnh và chữa bệnh, có người lấy thuốc chữa bệnh ở đây kéo dài vài tháng, cũng có người khỏi bệnh đến làm công quả phục vụ cho phòng thuốc. Trước khi vào khám bệnh, người bệnh thường vào chính điện làm lễ khấn nguyện với sự tín ngưỡng, cầu mong anh linh Nguyễn Trung Trực phù hộ, độ trì cho mau lành bệnh. Thuốc dùng để chữa bệnh tại đình là các loại cây, cỏ sẵn có trong khu vực và được nhân dân đi lấy về theo hướng dẫn của những thầy thuốc. Tất cả thầy thuốc và người phục vụ ở đây làm việc không nhận tiền thù lao. Cũng như ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, đình Nguyễn Trung Trực ở Cù lao Dung, tỉnh Sóc Trăng và ở Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, theo các vị trong Ban Quý tế, số người bệnh đến khám và điều trị tại đình cũng hàng trăm người mỗi năm. Ở Long Giang, huyện Chợ Mới, Ban Quý tế còn được người dân hỗ trợ hỷ cúng cả xe cứu thương để đưa đón miễn phí bệnh nhân nghèo trong vùng. Có thể nói rằng việc khám, chữa bệnh miễn phí tại Đình Nguyễn Trung Trực vừa mang tính tâm linh vừa mang tính cộng đồng rất mạnh mẽ, xuất phát từ sự biết ơn và lòng tôn kính vị anh hùng dân tộc cùng những giá trị đạo đức, nhân văn của ông để lại, chính yếu đó là sợi dây tập hợp, gắn kết tạo nên

một hiện tượng độc đáo trong văn hóa Nam Bộ.

Ngoài việc khám chữa bệnh, công tác thiện nguyện cũng là một điểm nổi bật trong các đình thờ Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ. Hàng năm, trong dịp lễ Kỳ Yên, lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực, số người, đoàn đăng ký làm công quả, thiện nguyện là rất lớn, tại Rạch Giá (Kiên Giang) có hơn 4000 người đăng ký làm công quả thiện nguyện, Chợ Mới (An Giang) trên 500 người, Cù Lao Dung ( Sóc Trăng) 100 người, An Trạch (Bạc Liêu) 50 người, các nơi khác là vài mươi người, tất cả đều là cư dân địa phương và khách thập phương. Các vật phẩm hỷ cúng dùng trong lễ là do người dân khắp miền thành tâm mang đến, tùy khả năng và tấm lòng thành kính. Theo Ban quản trị các đình, hàng năm, Ban Quản Trị đình phải thông báo trước số người, đoàn thiện nguyện tại lễ đăng ký, nếu không sẽ xảy ra chuyện trong việc đua nhau làm công quả. Theo lệ, sau lễ giỗ, những đồ vật dâng cúng của nhân dân đều được sử dụng để cứu tế cho dân nghèo, đồng bào bị thiên tai, viện dưỡng lão, tổ chức các bữa ăn từ thiện trong Bệnh viện, Hội bảo trợ trẻ em nghèo, cứu trợ dân nghèo ở vùng ven, ưu tiên cho đồng bào dân tộc v.v…Đặc biệt trong thời gian diễn ra Lễ hội người dân đi Hội đều được ăn uống miễn phí. Các dịch vụ phục vụ lễ hội như nhà hàng, khách sạn đều giảm giá, kinh phí cho việc tổ chức lễ hội hoàn toàn được xã hội hóa.

4.2.2.2 Việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực gắn với các hoạt động xã hội, phục vụ dân sinh

Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) được triển khai trong bối cảnh nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nền văn hóa nước ta có nhiều cơ hội giao lưu với các nước. Đồng thời, kế thừa những kết quả đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa (VIII), về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhận thức về văn hóa toàn hệ thống chính trị của nhân dân và toàn xã hội được nâng lên. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóá gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia, xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Hòa chung xu thế đó, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong cả nước nói chung, khu vực Nam Bộ nói riêng cũng tích cực hưởng ứng bằng những hoạt động thiết thực, riêng hệ thống các đình thờ Nguyễn Trung Trực mặc dù không có Ban trị sự chung toàn vùng như các giáo hội của Phật giáo, Toàn Giám mục

của Công giáo… nhưng tại từng địa phương lại có các hoạt động hữu ích mang lại nhiều giá trị nhân văn cho cộng đồng dân cư nơi di tích hiện hữu.

Đình Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá, Kiên Giang nổi bật hơn cả, vì đây là địa phương có quy mô tổ chức lễ giỗ - lễ hội anh hùng dân tộc ở cấp quốc gia, phần hội luôn luôn là điểm nhấn của sự kiện cũng là nơi thu hút khá đông người tham gia với Hội thi vò thuật, vẽ tranh thư pháp, chèo thuyền, múa lân...đêm văn nghệ với sự góp mặt của các đoàn cải lương trong khu vực thay nhau trình diễn các vở ca ngợi anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, tại đình không bao giờ có tệ cờ bạc, bói toán hay xin xăm khi diễn ra lễ hội. Đình luôn là nơi được địa phương chọn trong các đợt tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Năm 2019, Ban tổ chức Lễ hội thống nhất không thả hoa đăng, thay vào đó là bố trí các đèn hoa đăng lớn dọc theo tuyến sông trước đình thần Nguyễn Trung Trực, nhằm hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa hiện nay…

Đình Nguyễn Trung Trực ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng nơi có nhiều hoạt động văn hóa thể thao phục vụ nhân dân trong vùng và khu vực lân cận, các đoàn hát bội, đờn ca tài tử phục vụ tại lễ Kỳ yên ( kết hợp lễ giỗ) không chỉ góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giải trí cho người dân mà còn gián tiếp giáo dục lòng yêu nước, yêu dân tộc cho thế hệ trẻ. Các hoạt động giao lưu, thi đấu các môn thể thao luôn là đề tài bàn tán xôn xao của dân cư trong vùng trong mấy ngày lễ hội. Quan sát lễ hội, NCS không thấy bóng dáng của các trò chơi mang tính cờ bạc hay hiện tượng nhét tiền lẻ vào tay thần như một số vùng miền khác.

Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh, từ 10 năm nay là một điểm sáng văn hóa của tỉnh Trà Vinh trong việc kết hợp tổ chức văn nghệ và công tác tuyển quân hàng năm. Nơi đây, Ban Quản trị phối hợp cùng chính quyền làm lễ cúng Ông trước khi giao nhận binh với đầy đủ nghi thức vừa truyền thống vừa hiện đại. Đại diện Ban Quản trị làm lễ cầu xin thần ban phúc, phù hộ cho trai tráng, tân binh của địa phương được khỏe mạnh, hoàn thành tốt nhệm vụ với đất nước. Sau đó, chính quyền địa phương dâng hương, đại diện tân binh tuyên thệ nguyện đem hết sức mình hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước trước thần quyền và chính quyền.

Tại Ngôi thờ Quan Thượng đẳng ở Long Giang, huyện Chợ Mới, An Giang, các hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và Ban Quản trị trong việc tổ chức lễ hội. Các cuộc vận động về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được Ban Quản trị lồng

ghép vào phần lễ (trong phần dẫn của nghi thức) và thường xuyên nhắc nhở trên hệ thống phát thanh về việc bài trừ mê tín dị đoan, bài trừ cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong thường nhật cũng như trong dịp lễ hội, cúng tế tại đình. Các đình thờ Nguyễn Trung Trực khác ở các địa phương Bạc Liêu, Hậu Giang... cũng có cùng dạng thức tương tự.

4.2.2.3 Các hoạt động dịch vụ, du lịch gắn với hoạt động lễ hội Nguyễn Trung

Trực

Đi cùng với Lễ là phần Hội là phần không thể thiếu trong các dịp cúng đình của

Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng; nó là truyền thống tốt đẹp được duy trì qua nhiều thế hệ và trở thành một hằng số tất yếu trong văn hóa nước ta. Tại Nam Bộ, do những điều kiện lịch sử, địa lý mà phần Hội có phần khác biệt, mang sắc thái vùng miền rò rệt so với các vùng khác trong cả nước và ngay cả trong cùng một tiểu vùng, một địa phương. Điều này thể hiện rò ràng trong phần tổ chức các trò chơi dân gian hay các môn thể thao hiện đại, các hoạt động trình diễn văn nghệ tại mỗi đình thờ; trong khi ở Rạch Giá phần hội là phần có nhiều thay đổi nhất tùy các năm tổ chức gắn với các sự kiện quốc gia thì ở vùng Nam Sông Hậu phần hội ít thấy thay đổi chỉ có thêm thắt đôi ít phần Hội chợ với các trò chơi đu quay, cưỡi ngựa dành cho trẻ em hay thay đổi các đoàn hát bội,cải lương cho thêm phần sinh động, hiếu kỳ.

Ngày trước, mỗi năm, hội đình Nguyễn Trung Trực là nơi giao lưu, gặp gỡ của khách thập phương ở các tỉnh Nam Kỳ, họ đến ngoài việc thể hiện tín ngưỡng, đức tin của mình với Ông mà còn là dịp thăm hỏi, trao đổi các kinh nghiệm nông, ngư, lâm nghiệp giữa người dân các vùng. Ngày nay, hoạt động văn hóa gắn với hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là trong những năm gần đây khi Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp tại địa phương đẩy mạnh việc phát triển văn hóa gắn với du lịch lễ hội thì số doanh thu cả trực tiếp và gián tiếp từ lễ hội tăng lên đáng kể, nhiều nhất là ở Kiên Giang, kế đến là các tỉnh Sóc Trăng, An Giang. Qua quan sát, mọi người dễ dàng nhận thấy đời sống của các hộ dân xung quanh đình và tại các thị trấn, thị tứ, thành phố nơi có đình Nguyễn Trung Trực tăng lên, nhất là trong các dịp lễ hội. Hoạt động giao lưu giữa các đình được kết nối hàng năm, qua kiểm đếm cờ lưu niệm tại các đình Nguyễn Trung Trực, NCS nhận thấy ở nhiều đình các cờ lưu niệm được treo, lưu lại rất nhiều trong chính tẩm. Điều này chứng tỏ quá trình giao lưu văn hóa, tâm linh của các cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực, các cơ sở tôn giáo trong khu vực lân cận và toàn Nam Bộ là rất rộng. Ngôi

thờ Quan Thượng đẳng Nguyễn Trung Trực ở Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang) có 46 cờ lưu niệm; tương tự số lượng cờ không nhỏ thể hiện sự giao lưu, gắn kết giữa các đình thờ Nguyễn Trung Trực như đình Hiệp Mỹ Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), đình Long Mỹ (Hậu Giang), đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Trạch, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) , đình Nguyễn Trung Trực ở huyện Long Phú (Sóc Trăng).…Điều này chứng tỏ phạm vi hoạt động của các đình đã vượt qua ranh giới địa phương, làng xã. Hầu hết các đình Nguyễn Trung Trực đều được địa phương sở tại tặng giấy khen có thành tích tốt trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, giấy khen đóng góp vào quỹ khuyến học địa phương…một số đình còn được công nhận là cơ sở tín ngưỡng văn minh.

Như vậy, các thiết chế văn hóa tâm linh đã thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu thực hành tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của người Nam Bộ. Ngoài việc thể hiện sự ngưỡng vọng của mình đối với Nguyễn Trung Trực tại nơi thờ tự theo truyền thống thì ngày nay, các thiết chế văn hóa ấy còn thực hiện thêm các chức năng phái sinh trong dòng chảy của cuộc sống đương đại là khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, công tác thiện nguyện và cũng là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa vùng miền. Chức năng này đã nâng cao hơn vai trò, vị trí của các đình trong đời sống kinh tế - xã hội tại từng địa phương có di tích. Đặt trong sự tương quan với các đình của các vị anh hùng kháng Pháp khác ở Nam Bộ cùng bối cảnh lịch sử như Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, NCS xác định số lượng các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam sông Hậu gia tăng số lượng người dân đến viếng và thực hành tín ngưỡng, các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch gắn với lễ hội, lễ giỗ, tại các cơ sở thờ tự ngày càng đa dạng, phong phú và là nguồn thu lớn trong ngân sách tại các địa phương. Có được sự gia tăng, phát triển đó là do nhu cầu tâm linh của người dân, niềm tin của nhân dân vào sự linh thiêng của đối tượng thờ tự; đồng thời, bên cạnh thực hiện chức năng truyền thống, các đình ngày nay đã thực hiện tốt các chức năng phái sinh khác như khám, chữa bệnh, làm thiện nguyện…hướng đến vấn đề các chương trình an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Chính điều này đã góp phần làm nâng cao vai trò, vị trí của các đình trong dòng chảy văn hóa Nam Bộ.

4.3 GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC

Lý thuyết cấu trúc - chức năng cho rằng, không một hiện tượng hay thành tố nào tồn tại trong một hệ thống văn hóa mà không đáp ứng một nhu cầu nào đó, nói cách

khác mỗi hiện tượng văn hóa đều có một giá trị nhất định trong đời sống văn hóa xã hội của một cộng đồng, một tộc người nào đó. Giá trị có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nó là cơ sở của các chuẩn mực, qui tắc để con người xác định mục đích, phương hướng, cách thức hành động. Do đó, nói đến giá trị là nói đến cái tích cực, cái hay, cái tốt thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới. Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc vốn có truyền thống từ xưa trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Nó được hình thành từ quá trình dựng nước và giữ nước, hệ thống đền, đình, phủ thờ các anh hùng dân tộc hiện diện rộng khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Ở Nam Bộ, do những điều kiện lịch sử, văn hóa, người Việt thờ nhân thần là những anh hùng kháng Pháp như Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương…Trong đó, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trải rộng từ Long An ra tới tận Phú Quốc (Kiên Giang), từ An Giang ra tới Bạc Liêu; hàng năm, số người đến viếng và tham dự lễ hội – lễ giỗ Nguyễn Trung Trực hơn một triệu người. Từ đó, có thể nhận định rằng, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực có một giá trị nhất định trong đời sống văn hóa tâm linh của cư dân Nam Bộ, đó là giá trị cố kết cộng đồng, giá trị lịch sử, giá trị giáo dục.

4.3.1 Giá trị cố kết cộng đồng

Cộng đồng là một nhóm xã hội, một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ, do đó họ thường có tư tưởng, tình cảm, hoạt động mang tính tập thể, thống nhất trong một địa phương và vì quyền lợi địa phương đó. Cộng đồng được hình thành cấp độ nhỏ như gia đình, dòng họ, làng xã, cấp độ lớn hơn là dân tộc, tộc người. Trong một cộng đồng, con người có mối quan hệ gắn bó, liên kết với nhau, đồng tâm kết lại thành một khối vững chắc để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tín ngưỡng, lễ hội thuộc một cộng đồng người nhất định, trong đó, tín ngưỡng là một hình thái biểu hiện niềm tin của con người, của cộng đồng vào cái thiêng liêng, cái cao cả của thế giới con người hoặc thế giới siêu nhiên. “Nó có thể được xem như phản chiếu sinh động của truyền thống, bản sắc văn hóa cộng đồng cũng như là biểu tượng của tinh thần cố kết cộng đồng làng xã được hun đúc qua thời gian” (118, 1997, tr.35).

Trong quá trình mở còi, xây dựng làng xã, tạo lập cuộc sống, cố kết cộng đồng vừa là nhu cầu vừa là cơ sở của sức mạnh giúp lưu dân vượt qua khó khăn trở ngại của thiên nhiên, thú dữ và kẻ xâm lược. Nó đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa cá nhân với gia đình, làng xã với đất nước; là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội. Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực đã giúp gắn kết những người trong dòng họ. Thời kỳ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022