Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 22

hóa của tôn giáo, Nguyễn Trung Trực được thờ với tư cách là AHDT hơn nữa người dân và phật tử tôn vinh Ông là quan Thượng đẳng đại thần. Nơi thờ tự không gọi là đình như các nơi khác mà tôn danh là Ngôi thờ, nhân dân gọi là Dinh, do đó cách thức tổ chức cúng tế, lễ bái, tổ chức các lễ hội liên quan vừa mang hình thức lễ cúng đình vừa mang màu sắc tôn giáo có phần khác biệt so với các địa phương khác trong vùng. Tại đây, một Phó Chủ tịch phụ trách văn xã trên địa bàn là thành viên Ban Quản trị đình sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết khi đình có sự việc liên quan đến lễ tiết, chữa bệnh thiện nguyện cũng như lo khâu an ninh, trật tự trong lễ hội tại ngôi thờ. Có thể nói, việc phái sinh nhiều công năng cho ngôi thờ tại xã Long Giang, Chợ Mới (An Giang) như khám chữa bệnh, xe cứu thương nhân đạo, việc cứu tế thiện nguyện đã góp phần to lớn làm cho tín ngưỡng thờ Quan thượng đẳng đại thần bén rễ ngày càng sâu vào tâm thức của cư dân vùng này; làm cho sự gần gũi, gắn bó, tôn kính của người dân tăng lên gấp bội và lan xa theo từng bước chân mưu sinh của họ nơi xứ lạ quê người. Để khi đến dịp lễ giỗ Ông, mọi người thu xếp về, có người còn mời cả bạn bè, đồng nghiệp cùng về dự. Công tác tổ chức và các hoạt động thiện nguyện của các cơ sở thờ phụng Nguyễn Trung Trực và các dạng thức liên quan là một mô hình tốt để ngành văn hóa tham khảo và nhân rộng.

Ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng do những đặc điểm lịch sử mà ngay từ những năm Pháp còn đô hộ đất nước ta, việc tưởng niệm và cúng tế Nguyễn Trung Trực phải lồng ghép vào lễ Kỳ yên hàng năm. Từ đó, việc cúng tế theo lệ này vẫn còn lưu truyền cho đến nay trở thành ngày lễ của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, ngày hội của nhân dân nơi này. Ông Trần Văn Vui - Trưởng Ban Quản trị đình cho biết, hằng năm khi tổ chức lễ Kỳ yên thì Ban quản trị đình có mời các cơ sở tôn giáo địa phương, đại diện đình thờ Nguyễn Trung Trực ở trong vùng tham dự. Đình có tổ chức hội thao (bóng đá) và hội chợ cho người dân đến tham dự kết hợp cúng tế và giải trí. Quan sát tham dự lễ hội tại đình năm 2018, NCS nhận thấy trước khi tiến hành đại lễ Kỳ yên, đông đảo người dân, đại diện chính quyền, đoàn thể và Ban quản trị cùng kính cẩn, nghiêm trang hát quốc ca và chào cờ nước. Bên cạnh đó, trước khi vào ngày lễ chính một ngày, Ban Quản trị tổ chức lễ thỉnh sắc phong thần được để tại nhà của một Kỳ lão có uy tín ở địa phương, trong đoàn rước có có đội kèn tây phục vụ, có học trò lễ, có Quan Công đi trước dẫn đường và đông đảo cư dân, khách thập phương đi phía sau với tinh thần phấn khởi. Việc có đội kèn Tây phục vụ là chưa phù hợp so với truyền thống văn hóa Việt Nam, các cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương, Ban Quản trị đình nên cân nhắc không thực hiện nghi thức này tại lễ hội.

Cơ quan quản lý văn hóa cần hỗ trợ cho việc chuyển tên các đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh thành đình Nguyễn Trung Trực theo tâm nguyện của nhân dân ở một số địa phương. Hậu Giang, Sóc Trăng là những địa phương xuất hiện nhiều hiện tượng Nguyễn Trung Trực hóa các đình cổ truyền vốn trước kia thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh. Hiện nay, có một số đình ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang), huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) chính danh là đình thần nhưng qua quan sát, nghiên cứu, trong các điện thần của đình này lại thờ thần chủ là thờ Nguyễn Trung Trực. Nhân dân và Ban Quản trị các đình có dự tính đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực, do đó, các cấp, các ngành văn hóa, tôn giáo cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý để các đình này được mang tên đình Nguyễn Trung Trực theo nguyện vọng của người dân có một vị thần cụ thể, một vị AHDT để thờ phụng.

Mặc dù, Cà Mau là tỉnh không có đình thần nào mang tên Nguyễn Trung Trực nhưng lại là địa bàn mà có mộ phần song thân Ông ở xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi với truyền thuyết Bảy ghe sáu gánh còn lưu truyền trong dân gian. Tại khu mộ này, NCS thấy người thân và nhân dân địa phương đã lập di ảnh thờ Nguyễn Trung Trực và hương khói hàng ngày, trong dịp giỗ Ông (ngày 12 tháng 09 Âm lịch), chính quyền cũng cử đại diện đoàn thể đến tham gia, cúng tế. Qua thực tế, người dân sinh sống quanh khu vực này mong muốn có một ngôi đình mang tên Nguyễn Trung Trực. Vì vậy, chính quyền địa phương, ngành văn hóa nên nghiên cứu lập dự án xây dựng một ngôi đình mang tên Nguyễn Trung Trực ở khu vực song thân Ông an nghỉ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của thân tộc Nguyễn Trung Trực, người dân trên địa bàn và các vùng lân cận.

Hơn 150 năm Nguyễn Trung Trực hy sinh, cũng chừng ấy thời gian đình ở TP Rạch Giá trân trọng phụng thờ vị AHDT đến nay. Di tích, lễ hội Nguyễn Trung Trực từ đây dần dần mở rộng, lan tỏa ở Nam Bộ, mặt khác thu hút đông đảo cư dân khắp vùng, do đó, lễ hội Nguyễn Trung Trực ở nơi đây được công nhận lễ hội cấp quốc gia là phù hợp với tâm nguyện của nhân dân. Hơn ba mươi năm qua, mộ và đình Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) được Bộ VHTTDL công nhận là di tích Lịch sử văn hóa quốc qia. Từ đó, lễ hội nơi đây có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân trong vùng; thu hút hơn một triệu lượt khách đến tham quan, tri ân, ngưỡng mộ vị AHDT. Một nét văn hóa độc đáo của lễ hội nơi đây, người dân khắp nơi đến làm công quả, sửa sang đình thờ, dựng trại, làm bánh…trước khi lễ hội diễn ra một tuần. Kinh phí lễ hội do người dân và doanh nghiệp tự nguyện đóng góp, việc ăn nghỉ, khám chữa bệnh, xem văn nghệ miễn phí. Bên cạnh đó, hàng năm, di tích đón từ hai đến ba triệu lượt khách đến viếng, là điểm du lịch văn hóa tâm linh

đặc biệt. Qui mô rộng, tầm ảnh hưởng của lễ hội lớn, vì vậy, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sớm hỗ trợ, hoàn tất các thủ tục pháp lý công nhận lễ hội Nguyễn Trung Trực là di sản phi vật thể quốc gia. Điều này không những đáp ứng mong mỏi của đại đa số người dân trong nước mà còn kiều bào ở nước ngoài.

Chính quyền cấp tỉnh, nơi có cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực cần có chính sách bảo tồn, phát huy các di sản nói chung, các cơ sở thờ tự AHDT Nguyễn Trung Trực nói riêng; tăng cường công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời sự nghiệp và cuộc khởi nghĩa của AHDT Nguyễn Trung Trực; ngành giáo dục tăng cường lồng ghép, tuyên truyền, phổ biến về tinh thần yêu nước, yêu quê hương của anh hùng Nguyễn Trung Trực vào các tiết học lịch sử, các chuyến về nguồn của học sinh. Bên cạnh đó, cần lập quy hoạch các dự án cụ thể để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các di tích và lễ hội gắn với phát triển du lịch; đồng thời, phải được gắn với quy hoạch phát triển của các lĩnh vực khác như giao thông, phát triển hạ tầng điện, nước... Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo và các cơ quan hữu quan cần kết hợp với Ban Quản trị các đình các địa phương và Hội thân quyến của Nguyễn Trung Trực trong việc đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức khoa học về bản sắc hóa độc đáo của các nghi thức, những thực hành trong lễ giỗ để tín ngưỡng này hoạt động đúng sắc thái dân gian như đã có. Lễ hội đình thờ Nguyễn Trung Trực là cầu nối tâm linh giữa con người với tiền nhân, giữa quá khứ với hiện tại, thể hiện tinh thần tưởng nhớ về cội nguồn góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tính liên kết cộng đồng. Những biến đổi là không tránh khỏi theo thời gian cùng tinh thần sáng tạo của nhân dân. Song, cộng đồng cũng cần nhận thức và gìn giữ truyền thống về nghi lễ, thực hành lễ hội bên cạnh những công nghệ hiện đại, không để thương mại hóa lễ hội.

TIỂU KẾT

Từ khảo sát cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực làm chính thần, NCS rút ra được những đặc điểm cơ bản và vai trò tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ. Trước tiên, việc phụng thờ Nguyễn Trung Trực là tín ngưỡng thờ nhân thần tiêu biểu ở Nam Bộ.; tín ngưỡng này mang đậm yếu tố sông nước trong đặc trưng của văn hóa Nam Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Nam sông Hậu; hiện nay, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực đang lan tỏa và sẽ được mở rộng trong tương lai. Những đặc điểm trên chứng tỏ, vai trò của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng sâu đậm trong lòng nhân dân. Từ lâu, việc thờ phụng Ông đã tác động nhất định đến đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ. Ngay

sau khi Ông hy sinh, nhân dân đã tìm mọi cách để dựng đình, miếu thờ phụng, cúng tế. Từ Kiên Giang dần lan tỏa khắp vùng. Việc này không những đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của đại bộ phận người dân trong khu vực mà còn góp phần hình thành những sản phẩm văn hóa gắn liền với hình tượng người anh hùng. Theo thời gian, việc thực hành tín ngưỡng gắn với ngôi đình này đã làm phái sinh nhiều nhu cầu mới như khám chữa bệnh, các hoạt động thiện nguyện, nhu cầu tâm linh cũng như bảo tồn di tích, mở rộng các thiết chế văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Bên cạnh đặc điểm, vai trò, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực có một giá trị nhất định trong đời sống văn hóa tâm linh của cư dân Nam Bộ, đó là giá trị cố kết cộng đồng, giá trị lịch sử, giá trị giáo dục. Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực một mặt đáp ứng nhu cầu tâm linh mang lại niềm tin cho con người mặt khác là nơi lưu giữ, truyền lại đạo lý làm người của cha ông cho thế hệ sau. Với ý nghĩa và giá trị thiêng liêng tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực sẽ vẫn luôn tồn tại trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Nam Bộ. Nguyễn Trung Trực vẫn luôn là người hùng dân tộc mà người dân vì Ông là vị Thần do dân gian phong, tôn thờ, họ vẫn luôn tin vào sự hiện diện và sự phù hộ của ông trong đời sống tâm linh. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng văn hóa khác, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực không phải là hiện tượng bất biến mà nó luôn vận động và biến đổi song hành cùng với những biến chuyển của đời sống xã hội và chủ thể sản sinh ra nó. Các hoạt động tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn, thúc đẩy theo hướng xã hội hóa theo hướng mở rộng, tôn tạo không gian di tích và điện thờ, giản lược, cải biên, bổ sung những nghi lễ mới, sự sáng tạo trong cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành lễ hội. Hoạt động hưởng thụ văn hóa ngày càng gia tăng thể hiện ở số lượng người tham gia cũng như các chi phí cho từng nghi lễ. Các hoạt động bảo tồn, giáo dục, trao truyền văn hóa...tiếp tục được duy trì và phát triển trong điều kiện đời sống văn hóa mới. Thời gian tới, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực sẽ được mở rộng, tầm ảnh hưởng sẽ lớn hơn khi lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá (Kiên Giang) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

KẾT LUẬN

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 22


1. Tín ngưỡng thờ những người có công với nhân dân, thờ những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm là tín ngưỡng mang tính phổ quát toàn nhân loại. Do những đặc điểm về địa chính trị, địa kinh tế nên lịch sử của dân tộc Việt là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chính vì vậy, so với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc hình thành rất sớm và trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài của lịch sử và văn hóa nước ta, như Thánh Gióng thời Hùng Vương; các danh tướng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão thời Lý Trần… hay các anh hùng kháng Pháp thế kỷ XIX như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực... đều được nhân dân tôn kính, phụng thờ, có người hóa Thánh cũng có người được tôn thần. Theo thời gian, sự thờ phụng cùng với nghi thức và hoạt động lễ hội đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương trở thành những hoạt động văn hóa chung cho cư dân khắp vùng, miền và quốc gia. So với các tín ngưỡng cùng loại ở các vùng miền khác của nước ta, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực hình thành muộn hơn, từ sau năm 1868 - năm Ông bị thực dân pháp hành hình tại Rạch Giá

– nhưng ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của cư dân Nam Bộ. Sau khi Nguyễn Trung Trực hy sinh, thân tộc Ông cũng như nghĩa quân buộc phải di cư, lẩn tránh. Chính vì vậy, một thời gian dài, các hoạt động thờ phụng, cúng tế, lập đình bị gián đoạn, sự gián đoạn này kéo dài cho đến khi Pháp bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực cũng chưa được quan tâm đúng mức. Mọi việc thay đổi khi đất nước tiến hành Đổi Mới (1986), những định kiến trước kia về tín ngưỡng, tôn giáo dần dần phai nhạt thì vai trò, vị trí của Nguyễn Trung Trực được phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn hóa của nhân dân Nam Bộ và cả nước.

2. Tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực có từ rất lâu, ngay sau khi Ông hy sinh. Từ đó đến nay, việc thờ phụng Ông dù có lúc thăng trầm, nhưng liên tục, rộng rãi. Tín ngưỡng này tồn tại phổ biến và ảnh hưởng đến đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ. Trong lịch sử kháng Pháp ở Nam Bộ, Nguyễn Trung Trực là một trong tứ hùng. Ông là người tiêu biểu cho những anh hùng kháng Pháp cuối thế kỷ XIX; đã chiến đấu, hy sinh vì nhân dân, vì đất nước, được nhân dân kính trọng, ngưỡng vọng. Với tình cảm yêu mến, tôn kính, nhân dân không chỉ lập đình, đền thờ cúng, thậm chí thờ tại gia mà còn

lưu truyền những câu chuyện, truyền thuyết về người anh hùng. Qua đó, hình tượng Nguyễn Trung Trực vừa chân thực, gần gũi vừa lung linh, huyền ảo hơn. Các hoạt động thờ tự, vọng bái Nguyễn Trung Trực diễn ra mạnh mẽ kể từ khi vị anh hùng kháng Pháp quy thần, nổi bật ở các địa phương như Rạch Giá, Phú Quốc, Hòn Đất, Châu Thành (Kiên Giang), Phú Tân, Chợ Mới (An Giang), Đông Hải (Bạc Liêu), Long Phú (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang). Như vậy, việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực có một phổ rất rộng ở Nam Bộ, song, do những điều kiện lịch sử - chính trị, việc thờ phụng anh hùng Nguyễn Trung Trực tại quê hương của Ông ở Long An gặp nhiều khó khăn hơn tại các địa phương khác. Ở Nam Bộ, việc phụng thờ Nguyễn Trung Trực sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân tiểu vùng Nam sông Hậu. Bởi vì, đây là những địa phương Ông đã gắn bó chặt chẽ với nhân dân như máu thịt để huấn luyện nghĩa quân, tập trung lực lượng, vận động nhân dân đóng góp tài lực, vật lực để đánh Pháp như Kiên Giang, An Giang. Bên cạnh đó, các địa phương như Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng là nơi những người thân cận hay nghĩa quân Ông lánh nạn, tìm thời cơ chiêu binh, tiếp tục kháng Pháp sau khi Ông thụ hình tại Rạch Giá (Kiên Giang). Trải qua bao thăng trầm của chiến tranh và vì nhiều lý do khác nhau, tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực có lúc phát triển mạnh mẽ, có lúc thoái trào, nhưng nhìn chung niềm tin, ngưỡng vọng của nhân dân vẫn là mạch chảy chính trong chuỗi tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc của nhân dân ta. Cho đến nay, theo thống kê, điền dã tại thực địa, các tỉnh thành Nam Bộ, chủ yếu ở Tây Nam Bộ đã có 37 đình thờ Nguyễn Trung Trực nằm rải rác suốt dọc chiều dài phía Nam sông Hậu đến vùng biển Tây Nam đất nước. Bên cạnh các đình thờ Nguyễn Trung Trực là chính thần còn nhiều ngôi đình tòng tự Ông, hàng nghìn hộ dân ở Kiên Giang, An Giang thỉnh di ảnh Nguyễn Trung Trực, lập bàn thờ trong gia đình và hương khói thường nhật như Cửu Huyền Thất Tổ. Ở miền Đông Nam Bộ, qua khảo sát, chúng tôi chưa nhận dạng đình thờ Nguyễn Trung Trực tại vùng này. Ngôi thờ Quan Thượng đẳng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực làm chính thần do nhân dân trong vùng lập nên một cách tự nguyện, với một ý chí và niềm tôn kính sâu sắc. Đình được lập ở Cù lao Ông Chưởng (huyện Chợ Mới, An Giang) bất kể thế lực của thực dân Pháp đang rất mạnh và chi phối hầu hết các vấn đề chính trị, xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ. Song, như những quy luật bất biến của truyền thống văn hóa Việt Nam, những người có công với dân, với nước được nhân dân kính mến, tôn thờ; được nhân dân phong thần, phong thánh, ngày đêm hương khói bái vọng và bền bỉ với thời gian. Đặc biệt hơn,

Nguyễn Trung Trực không những được nhân dân tôn thần mà còn tích hợp vào Phật giáo, được tín đồ Bửu Sơn Kỳ hương, Phật giáo Hòa Hảo tin tưởng, kính bái.

3. Nguyễn Trung Trực không chỉ là con người của lịch sử mà còn là nhân vật huyền thoại. Ông bước ra khỏi huyền thoại để đi vào trong lòng nhân dân, được nhân dân tôn thờ. Như một quy luật mang tính tất yếu của văn hóa, cuộc đời và sự nghiệp của các bậc Sáng thế, các lãnh tụ, các anh hùng dân tộc luôn lưu truyền các truyền thuyết, các giai thoại. Theo thời gian, các truyền thuyết, giai thoại này đã đi vào trong đời sống văn hóa tinh thần của quảng đại quần chúng nhân dân một cách tự nhiên như không khí để thở, như cơm ăn áo mặc hàng ngày. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân, được nhân dân ủng hộ, dù thời gian Ông đem lại hy vọng cho nhân dân không dài, song chiến công của Ông trong thời điểm đất nước cực kỳ khó khăn bấy giờ là to lớn, sự hy sinh của Ông càng cao quý hơn nữa. Mến mộ vị anh hùng dân tộc, những chiến công, sự hy sinh trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực đã sớm được nhân dân truyền tụng và nâng lên thành những huyền thoại. Đó là những huyền thoại về sự giỏi vò, huyền thoại về tài trí, thông minh, huyền thoại về gia đình, bạn bè, huyền thoại về cái chết và thiêng hóa người anh hùng kháng Pháp. Ngày nay, tín ngưỡng và các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực cũng có nhiều biến đổi hơn so với trước, theo hướng người dân càng ngày càng tích hợp thêm nhiều quyền năng cho Ông. Từ một anh hùng dân tộc, ngày nay Ông đã thành thần bảo trợ nghề cá cho các ngư dân trong vùng, một số nơi người dân còn tôn Ông là thần bảo trợ cho những người di cư, làm ăn xa xứ. Từ truyền thuyết, huyền thoại đến tín ngưỡng và lễ hội là con đường đi tất yếu mang tính quy luật của lịch sử văn hóa nhân loại. Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực không là ngoại lệ. Kể từ khi Nguyễn Trung Trực hy sinh tại Rạch Giá năm 1868, tín ngưỡng thờ Ông hình thành, lan rộng ra các vùng lân cận và Nam Bộ. Hằng năm, hơn một triệu lượt người khắp nơi ngưỡng vọng, tham dự lễ hội đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ. Với tầm vóc lớn, ảnh hưởng sâu rộng của Nguyễn Trung Trực, NCS mong muốn đóng góp công trình nghiên cứu về Ông như một tài liệu khoa học nhằm nhận diện đặc điểm của tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực; xác định vai trò, vị trí quan trọng của tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ hiện nay, đặc biệt là cư dân tiểu vùng Nam sông Hậu và cư dân là tín đồ của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo; đồng thời xây dựng bộ dữ liệu về

tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ. Dù vậy, những đóng góp mới trong luận án chỉ một phần nhỏ của sự đa dạng văn hóa, do đó những nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực và tín ngưỡng thờ Ông rất cần các công trình nghiên cứu tiếp theo, nhất là mở rộng hơn nữa ở địa bàn Đông Nam Bộ. Từ đó, các công trình sẽ nghiên cứu đặc điểm tín ngưỡng Nguyễn Trung Trực sâu hơn khi đặt trong hệ thống thờ AHDT của cả nước.

4. Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực là sản phẩm văn hóa của nhân dân. Lễ hội Nguyễn Trung Trực từ lâu đã đi vào trong đời sống văn hóa - xã hội của cư dân vùng Nam Bộ. Lễ hội không chỉ là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ người anh hùng mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, vui chơi giải trí, liên kết người với người thông qua các hoạt động cúng tế, vui chơi giải trí, thiện nguyện, hốt thuốc nam trị bệnh miễn phí, cầu ngư, cầu mưa thuận gió hòa. Giờ đây, nó là một phần không thể thiếu trong các hoạt động tư tưởng, tâm linh của đại đa số người miền sông nước. Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ đã phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động được một nguồn lực lớn từ những người tham dự và của cư dân địa phương. Các nguồn tài trợ, hỷ cúng ngày càng tăng sẽ được sử dụng hữu ích vào các hoạt động tôn tạo, trùng tu, sửa chữa, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại cơ sở thờ tự. Đồng thời, qua lễ hội - lễ giỗ của Ông, chúng tôi thấy được sự quan tâm, phối hợp của các Ban, Ngành, đoàn thể và chính quyền sở tại trong việc sắp xếp, tổ chức, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm khi lễ hội diễn ra. So với lễ hội Bà Chúa Xứ tại núi Sam, Châu Đốc - một lễ hội có nội dung gần giống với lễ hội Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, Bắc Ninh, châu thổ Bắc Bộ - thì tín ngưỡng gắn với lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực có mức độ và quy mô không kém về số người tham dự. Song, về không gian tổ chức lễ hội vía Bà tập trung ở Châu Đốc (An Giang), trong khi đó, lễ hội - tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực có phần nhộn nhịp hơn và trải rộng khắp vùng sông nước ĐBSCL. Đó là một dãy địa lý dân cư, một phổ văn hóa ở miền Nam sông Hậu, bắt đầu từ Cù Lao Ông Chưởng (An Giang) chảy xuống tận hạ lưu là Sóc Trăng, Bạc Liêu, đổ ra Hậu Giang, Kiên Giang, thậm chí còn ra cả đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, mỗi lễ hội có một sắc thái văn hóa, mục đích riêng, người tham gia lễ hội cũng khác nhau, mang tính đặc trưng vùng, miền rò rệt. Theo thời gian, lễ hội Nguyễn Trung Trực lan tỏa toàn vùng Nam Bộ, tín ngưỡng thờ AHDT Nguyễn Trung Trực ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân trở thành tín ngưỡng chung của đại đa số cư dân vùng này. Thiết nghĩ, với tầm vóc và ảnh hưởng của tín

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022