khán giả đã hào hứng với cái mới và hờ hững với kịch nói. Thực trạng này đã được đạo diễn Thái Kim Tùng nhắc đến trong một bài phỏng vấn trên báo Sài Gòn Giải Phóng online: “Đứng trước sự bùng phát của truyền hình, gameshow, sân khấu ở thế yếu, không có đủ hình thức, điều kiện để cạnh tranh. Hơn thế nữa, các sân khấu tư nhân không có nhiều kinh phí để đầu tư nên cảnh trí cũ cứ xài đi xài lại, có nhiều nơi còn lược bớt nhân sự (không có nhạc sỹ, kỹ thuật), một mình đạo diễn phải làm hết các công đoạn, dù lẽ ra phải được sự giúp sức của nhiều người…” [141]. Vì thế, sự sa sút của sân khấu kịch là điều khó tránh khỏi. Sân khấu sẽ phát huy tốt chức năng của mình, sẽ quay lại thời hoàng kim nếu có sự đầu tư bài bản, phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, trong đời sống tinh thần của người dân TP.HCM, về nhu cầu văn hóa, đặc biệt là nhu cầu của việc hưởng thụ các giá trị nghệ thuật thì giải trí là nhu cầu cơ bản và có tính chất cốt lõi. Cũng chính vì thế, sân khấu kịch nói sẽ hướng đến nhu cầu này như một điều tất yếu, bởi nó gắn với hoạt động thực tế. Chính bản thân môi trường nơi đây đã trở thành điều kiện thuận lợi để nhu cầu này định hình và phát triển.
2.3.2. Sân khấu kịch nói và vai trò phản ánh cũng như kiến tạo đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2.1. Phản ánh văn hóa
Nghệ thuật không thể tách rời với đời sống hiện thực. Suy cho cùng, nghệ thuật vị nhân sinh, ra đời để phục vụ cho con người. Kịch nói TP.HCM có thể tồn tại, phát triển và duy trì đến ngày hôm nay cũng không nằm ngoài quy luật trên. Kịch đã phản ánh được hiện thực văn hóa. Từ cảnh quan, đời sống đến tâm tình đô thị, tất cả đều phản ánh phong vị địa phương. Từng góc phố, con đường với những sinh hoạt rất đặc trưng của Sài Gòn – TPHCM như gánh hàng rong, hàng café vỉa hè, quán ăn bình dân ngay mặt tiền đường v.v… được tái hiện trong các vở diễn ở các sân khấu. “Sài Gòn có một ngã tư” của Hoàng Thái Thanh, “Những giấc mơ lóng lánh” của Sân khấu Nhỏ 5B, “Gia đình siêu quậy”
của Thế giới Trẻ, “Xóm trọ 3D” của kịch Hồng Vân … đã đưa khán giả tiếp cận, hiểu hơn về đô thị và cả con người ở đây.
Lấy cảm hứng từ truyện ngắn “Ừ đi…Ừ” của nhà văn Trần Kim Trắc, nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, Hoàng Thái Thanh sáng tác ra kịch bản “Sài Gòn có một ngã tư” và cho ra mắt khán giả. Với độ dài gần 3 tiếng, vở diễn đem lại nụ cười cũng như lấy đi nhiều nước mắt của người xem. Một ngã tư quốc tế giữa trung tâm thành phố hiện lên trước mắt khán giả, nhưng đó không phải là câu chuyện của những người giàu sang, của các cao ốc hiện đại hay trung tâm mua sắm phồn hoa, mà đó lại là bức tranh về cuộc sống hằng ngày của những thân phận nghèo khó. Nếu ai đã từng đến nơi này trong một thời gian, có dịp tìm hiểu, khám phá về nó, chắc hẳn sẽ rất chia sẻ, đồng cảm với những gì mà vở diễn phản ánh. Một góc nhìn, một khía cạnh khác ở một đô thị lớn như thành phố Thành phố đã được tái hiện. Bên cạnh một bộ phận người dân có cuộc sống đầy đủ, sung túc thì nơi đây vẫn còn có rất nhiều người nghèo khổ, mưu sinh qua ngày bằng rất nhiều công việc khác nhau như: bán chè rong, bán cafe vỉa hè, đấm bóp giác hơi, hốt rác, chạy xe ba gác, đàn dạo… Một xóm nhỏ hình thành ở ngay trong lòng một quận trung tâm thành phố, là nơi cư ngụ của những con người có hoàn cảnh khó khăn đó. Đây là một vấn đề hoàn toàn có thật, khi mà nhiều năm nay thành phố chưa tìm ra bài toán để có thể giải quyết, cải thiện phần nào đời sống cho bà con nghèo. Khi đối diện với khó khăn thì hơn bao giờ hết, tình làng nghĩa xóm lại nổi bật lên. Sự ấm áp, đồng cảm, yêu thương, bảo bọc lẫn nhau giữa những người lao động là động lực giúp họ tiếp tục tồn tại và cùng nhau đối mặt, vượt lên trên nghịch cảnh. Từ đó, hình ảnh một Sài Gòn - thành phố với chất hào sảng, nghĩa tình, chất phác được khắc họa rõ nét.
Với “Xóm trọ 3D”, vở kịch lại phản ánh đời sống của một bộ phận thế giới thứ 3. Ở một đô thị như Thành phố, tưởng chừng như vấn đề giới tính
không còn là chuyện gì đó quá to tát, bất thường, thế nhưng, trên thực tế, những con người thuộc thế giới này vẫn còn chịu nhiều định kiến. Để vượt qua dư luận, họ vẫn phải dè chừng, ẩn mình, hoạt động trong phạm vi mà họ cho là an toàn, của riêng họ. Và xóm trọ 3D hình thành.
Qua một vài vở diễn tiêu biểu ở các sân khấu kịch khán giả hoàn toàn có thể nhận ra những vấn đề đang hiện diện, tồn tại xung quanh đời sống văn hóa của một đô thị lớn như TP.HCM. Một hiện thực với đầy đủ những sắc màu, góc nhìn đa chiều đã được phản ánh một cách khá xúc động và chân thật.
2.3.2.2. Gắn kết cộng đồng và tạo nên diễn đàn văn hóa
Đi xem kịch không chỉ đơn thuần là hoạt động giải trí mà đó còn là dịp để gắn kết cộng đồng. Ở thành phố, khán giả đi xem kịch thường đi cùng với nhóm bạn bè, gia đình, hiếm khi có ai đi xem một mình. Và khi đi cùng nhau, tình cảm gắn bó, cố kết sẽ được củng cố và thắt chặt hơn nữa. Bên cạnh đó, một số sân khấu kịch còn có lực lượng fan ruột của mình. Họ sẽ hẹn nhau cùng đến sân khấu mà mình yêu mến vừa để xem kịch, vừa để gặp nhau trò chuyện. Bởi thường ngày, ai cũng bận rộn với công việc và gia đình, nên đi xem kịch cũng là khoảng thời gian mà mọi người có thể giao lưu, nói chuyện trực tiếp với nhau. Như nghệ sỹ Ái Như ở sân khấu Hoàng Thái Thanh đã chia sẻ, sân khấu của chị có những khán giả thân thương. Họ luôn đồng hành cùng Hoàng Thái Thanh. Họ không chỉ ở Thành phố mà còn ở các tỉnh thành. Và khi có vở mới, họ cùng nhau thuê một chuyến xe lên Sài Gòn để thưởng thức. Hiện tượng này có lẽ chỉ thấy được ở các sân kịch Tp HCM.
Một điểm thú vị khác có thể thấy ở các sân khấu kịch thành phố, đó là hiện nay, sân khấu không chỉ phục vụ cho việc biểu diễn mà đó còn là diễn đàn, nơi mà khán giả có thể thảo luận, trao đổi, phản biện với vấn đề mà các vở kịch nêu ra. Khi công nghệ thông tin phát triển, thời đại số mở ra, hầu hết các sân khấu ở thành phố đều có website và trang fanpage riêng. Trên website hay
fanpage sẽ có những forum dành cho khán giả tương tác. Họ có thể trao đổi, bình luận, nêu ý kiến với nhau hay với các nghệ sỹ, admin quản lý web hay người điều hành ở các sân khấu. Nhờ hoạt động này mà bầu show hay nhà đầu tư có thể theo dõi, nắm bắt kịp thời tâm tư, mong muốn của người xem. Từ đó, có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Đôi khi, từ những cuộc trò chuyện đó mà ý tưởng mới cho vở diễn được hình thành. Và như vậy, sân khấu kịch sẽ không bao giờ xa rời mà ngược lại rất gắn bó với cuộc sống thực tế. Và đây chính là một trong những thế mạnh của sân khấu kịch. Nếu hiểu về nó sẽ thấy được sự bình dị, gần gũi, mộc mạc của kịch nơi này, không đơn thuần là bình dân, không sâu sắc hay nhạt như một số quan niệm trước đây đã từng có khi nhận xét về kịch thành phố Hồ Chí Minh.
Theo số liệu khảo sát của luận án, vấn đề phản ánh và kiến tạo đời sống văn hóa cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố đã nhận được nhiều ý kiến tán đồng (điểm trung bình 4.03 và 3.81).
Bảng 2.4: Vai trò của kịch nói trong đời sống văn hóa ở TPHCM (tỷ lệ %)
Mức độ đồng ý 1. Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Trung bình | Thứ bậc | |
1. Làm phong phú đời sống tinh thần của người dân | 1.5 | 1.0 | 12.5 | 56.0 | 29.0 | 4.10 | 1 |
2. Đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố | 1.5 | 4.0 | 23.5 | 54.0 | 17.0 | 3.81 | 3 |
3. Phản ánh và kiến tạo đời sống văn hóa của người dân thành phố | 1.0 | 1.5 | 15.5 | 57.5 | 24.5 | 4.03 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Đời Sống Văn Hóa Đối Với Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh Nhìn Từ Sản Phẩm Văn Hóa
- Sân Khấu Kịch Với Hình Thức Thể Hiện Phong Phú, Sáng Tạo
- Lý Do Khán Giả Ở Thành Phố Thích Đi Xem Kịch Nói (Tỷ Lệ %)
- Sân Khấu Kịch Nói Trong Quan Hệ Với Các Thiết Chế Hoạt Động Văn Hóa Nghệ Thuật
- Thống Kê Các Quán Café Có Biểu Diễn Mô Hình Kịch Café Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Sân Khấu Kịch Nói Nhìn Từ Các Chủ Thể Hoạt Động Sáng Tạo, Biểu Diễn Nghệ Thuật
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
(Nguồn: kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh)
Tiểu kết
Tóm lại, từ những vận dụng lý thuyết cũng như trải nghiệm thực tiễn, ở
chương 2 “Sự tương tác giữa sân khấu kịch nói với đời sống văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh”, chúng tôi tạm thời có thể đúc kết vào mấy nội dung chính như:
Thứ nhất, đó là môi trường văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh có những nét đặc sắc và khó thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi đâu. Nó gắn bó chặt chẽ với môi trường văn hóa đô thị cùng những điểm cơ bản như: đô thị trung tâm, rộng lớn, dân số đông, cơ cấu dân số trẻ rất đáng lưu ý; mức thu nhập và trình độ dân trí cao; là nơi hội tụ, đa dạng văn hóa các vùng miền; có sự giao lưu, hội nhập văn hóa khu vực và quốc tế. Những yếu tố này đã tác động đến đời sống văn hóa nghệ thuật của thành phố, mà tiêu biểu là sân khấu kịch.
Thứ hai, ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói TP.HCM nhìn từ hoạt động và sản phẩm văn hóa. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là tính năng động, sáng tạo trong hoạt động sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tiếp nhận cùng sự đa dạng, phong phú ở nội dung, hình thức trong tác phẩm ở các sân khấu kịch.
Thứ ba, ảnh hưởng của sân khấu kịch nói đối với đời sống văn hóa của người dân TP.HCM nhìn từ nhu cầu văn hóa. Nó thể hiện qua việc sân khấu kịch đã đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân thành phố. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò phản ánh cũng như kiến tạo đời sống văn hóa TP.HCM.
Nhìn một cách mở rộng, tất cả các yếu tố trên là một quan hệ biện chứng nhiều chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, nó đã tạo ra diện mạo, sắc thái rất riêng, đặc thù cho kịch nói ở TP.HCM.
Chương 3
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SÂN KHẤU KỊCH NÓI
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Vấn đề phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ các thiết chế văn hóa
3.1.1. Sân khấu kịch nói trong quan hệ với các thiết chế quản lý văn hóa nghệ thuật
Từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, biến văn hóa trở thành sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Thực hiện chiến lược này, thành phố Hồ Chí Minh xác định, thành phố đã là trung tâm kinh tế của cả nước, nay cần phát triển công nghiệp văn hóa, vừa để tạo nền tảng xã hội, vừa khai thác thị trường và tăng cường giao lưu quốc tế.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn các lĩnh vực trên, thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu cụ thể cho từng ngành. Đơn cử: Ngành Điện ảnh đạt doanh thu khoảng 5.420 tỷ đồng vào năm 2025, đóng góp khoảng 0,37% GRDP; đạt khoảng 10.061 tỷ đồng, đóng góp khoảng 0,47% GRDP vào năm 2030; ngành nghệ thuật biểu diễn đạt khoảng 987 tỷ đồng vào năm 2025, đạt khoảng 1.708 tỷ đồng vào 2030. Ngành triển lãm khoảng 6.077 tỷ đồng vào năm 2025 và khoảng 11.156 tỷ đồng vào 2030; ngành quảng cáo khoảng 33.010 tỷ đồng vào năm 2025 và khoảng 57.263 tỷ đồng vào năm 2030…
Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới mục tiêu từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, thành phố đang xây dựng đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa thành phố đến năm 2030, đồng thời
tập trung xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh đầu tư các công trình văn hóa, thể thao tiêu biểu, mang tầm vóc khu vực, tương xứng vai trò, vị trí của một đô thị đặc biệt.
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu của Chiến lược nhằm phát triển Thành phố trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực, có thị trường mỹ thuật, sân khấu - điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn, trung tâm văn hóa giải trí phát triển mạnh đứng đầu cả nước. Bên cạnh đó, Thành phố nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý văn hóa phù hợp với quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, cơ chế quản lý phục vụ phát triển xã hội hóa. Triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thành phố đã xác định những chỉ tiêu cụ thể về nhóm các ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh-triển lãm, quảng cáo và văn hóa; chú trọng, xúc tiến thực hiện một số công trình trọng điểm như dự án Nhà hát giao hưởng- nhạc vũ kịch 1.700 chỗ ngồi tại Thủ Thiêm (Quận 2), xây dựng rạp xiếc và biểu diễn nghệ thuật đa năng Phú Thọ 2.000 chỗ ngồi tại Quận 11; hình thành trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đây được coi là những động lực thiết thực giúp văn học nghệ thuật nói chung và các sân khấu kịch nói riêng tại Tp. HCM phát triển mạnh mẽ hơn nữa sau một thời gian dài ngủ động trước sức ép của kinh tế thị trường và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm của đại dịch Covid-19. Việc xác định định hướng phát triển này là một bước tiến lớn khi mà năng lực cơ sở vật chất thực tế hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh còn khá hạn chế. Theo đó, hiện có 8 đơn vị nghệ thuật công lập và khoảng 700 đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhưng cả thành phố chỉ có 11 sân khấu kịch và khoảng 20 địa điểm có thể phục vụ tốt cho biểu diễn nghệ thuật. Trong số này, có 3 nhà hát tiêu biểu, gồm: Nhà hát thành phố xây dựng từ thời
Pháp thuộc với 476 ghế; Nhà hát Hòa Bình với 2.500 ghế; Nhà hát Bến Thành có 1.041 ghế.... Các nhà hát đi vào hoạt động đã lâu, sử dụng chung cho tất cả loại hình nghệ thuật. Một vấn đề mà nhiều nghệ sỹ rất trăn trở, đó là việc các đoàn nghệ thuật nói chung, sân khấu kịch nói riêng của thành phố gặp vô số khó khăn khi muốn tìm địa điểm biểu diễn. Trước thực tiễn này, những năm gần đây, về quan điểm, chủ trương quản lý các lĩnh vực văn học- nghệ thuật ở thành phố đã có những thay đổi căn bản, toàn diện.
Đầu tiên, đó là việc đổi mới phương thức lãnh đạo trong quản lý các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Những hoạt động này bắt đầu có định hướng rõ rệt. Công tác sáng tạo và biểu diễn không đơn thuần phục vụ cho nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân mà còn phải phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. Bên cạnh đó, chú trọng tạo sự phát triển toàn diện và đồng bộ ở các phương diện của đời sống văn hóa. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và kết hợp hài hòa với nhau, song song với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn hóa nhân loại.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đối với các giá trị văn hóa mới, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả sáng tạo cũng được chú trọng. Ngoài ra, vai trò của nhân dân - chủ thể thụ hưởng và sáng tạo văn hóa- nghệ thuật sẽ được nhìn nhận một cách khách quan, đúng đắn, để từ đó phát huy hết sức mạnh của nguồn lực này. Ngoài ra, vấn đề tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng văn hóa các dân tộc trên địa bàn Thành phố cũng được đặt ra, nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân. Một điểm nhấn quan trọng nữa chính là sự chú ý tới việc đào tạo và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, tạo động lực và niềm tin cho họ trong việc xây dựng các tác phẩm có giá trị cao, gắn với đời sống thực tiễn. Theo đề án phát triển nguồn nhân lực cho thành phố, một số cơ sở đào tạo như các trường đại học ở thành phố cũng đã nâng chỉ tiêu số sinh viên, học viên sau đại học hoàn thành tốt nghiệp, bảo