Tổng Quan Những Công Trình Nghiên Về Sân Khấu Kịch Nói Trong Đời Sống Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh


nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng cho lớp thanh niên tp Hồ Chí Minh lối sống văn hóa hướng một đời sống văn hóa lành mạnh cho cả cộng đồng.

Tác giả Trương Minh Dục và Lê Văn Định trong cuốn Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam – một cách tiếp cận (2010) [17] đã trực tiếp đề cập tới đời sống văn hóa, mối quan hệ qua lại giữa văn hóa và lối sống, phân tích sự tương đồng và khác biệt của các cộng đồng cư dân đô thị Việt Nam trong đó có Tp.HCM là một trong những đô thị lớn và quan trọng của cả nước.

Tác giả Nguyễn Hữu Nguyên (2015) trong “Xây dựng đời sống văn hóa ở Tp. Hồ Chí Minh - Tác động xã hội và những mảng màu tương phản” [138] trên trang điện tử của Thành Ủy đã đặt ra một vấn đề có tính then chốt đó là: TP.HCM tiến hành rất nhiều chương trình, nhiều cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa đô thị và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên những kết quả ấy có đủ sức để ngăn chặn những tác động tiêu cực trong đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của thành phố hay không? Nếu nhìn đời sống văn hóa ở TP.HCM như một bức tranh thì trong đó có những mảng màu tương phản đan xen nhau. Trong bối cảnh đó, bài viết đặt ra vấn đề về việc tìm ra nguyên nhân để từ đó góp phần tìm hiểu khả năng khắc phục những hạn chế trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa của thành phố.

1.1.4. Tổng quan những công trình nghiên về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh

Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vai trò của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa ở TP.HCM. Rải rác chỉ thấy được các bài viết trên tạp chí có nhắc đến giá trị tinh thần mà kịch đem đến cho đời sống cộng đồng. Ví dụ như bài viết: “Kịch nói TP.HCM trong bối cảnh toàn cầu hóa” (2018) [15] của Huỳnh Công Duẩn trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Tác giả nhận định kịch nói đem lại giá trị và ý nghĩa trong đời sống cộng đồng, là giá trị văn hóa tinh thần mà ở đó công chúng được đón nhận theo nhu cầu của bản


thân, thuận mua vừa bán”, họ sẵn sàng bỏ tiền mua những món đồ họ cần, mua vé xem những vở diễn mà họ thấy thoải mái về tinh thần. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những kiến giải dựa trên nền tảng các yếu tố địa lý tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử đặc thù tại đây đã khiến cho kịch nói – một loại hình nghệ thuật mới từ phương Tây, mang tính thực tế xã hội, tính triết lý cao lại được chấp nhận trong đời sống văn hóa cộng đồng ở thành phố.

Trong một bài viết khác, “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với việc dàn dựng và tổ chức biểu diễn kịch nói tại TP.HCM” trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (2019) [16], Hoàng Duẩn nêu lên hiện tượng người Sài Gòn bắt đầu thích xem kịch nhiều hơn và chính khán giả đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của kịch nói. Đó cũng là lý do để giải thích cho hiện tượng: có giai đoạn nếu các rạp kịch phía Bắc phải đóng cửa thường xuyên thì kịch Nam Bộ - TP.HCM liên tục “nở nồi”, nhiều sân khấu kịch ra đời theo chủ trương xã hội hóa, tạo nên bức tranh đa sắc màu của kịch nói tại đây. Từ đó, một cách gián tiếp, có thể thấy được kịch nói đã trở thành một món ăn tinh thần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố.

Với “Kịch nói trong đời sống văn học – nghệ thuật TP.HCM” trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ (số XIV), tác giả Lưu Trung Thủy (2015) [102] chỉ ra sự hình thành và và phát triển của thể loại kịch nói tại Sài Gòn - TP.HCM từ khi tiếp thu phương Tây không diễn ra theo con đường thẳng mà có nhiều khúc quanh nhưng đó là một quá trình liên tục, không đứt gãy. Bản chất của xã hội hóa sân khấu là đưa sân khấu kịch nói vận hành đúng quy luật của thị trường. Điều mà sân khấu kịch nói Sài Gòn - TP.HCM đã từng thực hiện. Nhưng cũng chính từ đây, sự chi phối của thị trường từng chút một đang và sẽ làm cho kịch nói TP.HCM nhích ra xa quỹ đạo của thẩm mỹ. Tác giả cũng nêu lên quan điểm: nghiên cứu kịch nói TP.HCM cần phải đặt trong mối tương tác qua lại giữa thể loại kịch nói và cải lương. Mặc dù trong quá trình hình thành và phát triển của mình, kịch nói

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.


luôn phải nỗ lực để tồn tại trước sự phát triển mạnh mẽ của cải lương. Nhưng sân khấu cải lương đã trực tiếp hoặc gián tiếp là cái nôi nuôi dưỡng đội ngũ cho sân khấu kịch nói thành phố từ tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên. Chính điều đó cũng góp phần làm nên phong vị riêng của kịch nói TP.HCM so với những trung tâm kịch nói khác trên cả nước.

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 4

Thông qua quá trình tổng quan, chúng tôi nhận thấy các công trình, bài viết tập trung vào mấy nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: ở mảng nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam, sân khấu kịch được các nhà nghiên cứu văn học bàn về kịch bản như một thể loại sáng tác văn học. Trường hợp các tác giả bàn về kịch như một nghệ thuật sân khấu, nội dung xoay quanh việc khái quát về quá trình hình thành, phát triển của kịch nói. Sự ra đời của kịch nói ở nước ta diễn ra trong bối cảnh các môn nghệ thật khác như tuồng, chèo đang đi xuống, không còn đáp ứng được nhu cầu mới của công chúng xem nghệ thuật. Sân khấu kịch Việt Nam đã từng bước định hình và dần dần phát triển. Những tác phẩm nghệ thuật cùng các nghệ sỹ nổi tiếng đã xuất hiện và kịch nói đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề cập đến một số nội dung cụ thể khác như: thành quả kịch nói ở từng giai đoạn, thể tài của kịch, mỹ thuật sân khấu kịch… Thứ hai: ở mảng sân khấu kịch nói TP.HCM, nội dung nhắc đến nhiều

nhất là sự phát triển của sân khấu kịch nói Thành phố. Mặc dù có phần chậm và muộn hơn so với sân khấu kịch miền bắc nhưng sân khấu kịch nói thành phố đã có được những bước tiến quan trọng và trở thành một sân khấu hàng đầu cả nước. Chủ trương xã hội hóa của chính phủ đã có tác động mạnh mẽ đến các sân khấu kịch nói. Nó như một bước ngoặt, tạo ra sự chuyển biến lớn làm thay đổi toàn bộ diện mạo của kịch Thành phố. Các sân khấu kịch nói đã rất linh hoạt nâng cao trong việc tìm ra hướng đi cho riêng mình để có thể tồn tại trong một bối ảnh mới. Nhờ đó, hoạt động sân khấu có thêm sự đa dạng. Tuy nhiên,


việc chạy theo nhu cầu của thị trường cũng đặt các sân khấu này trước bài toán khó, đó là việc đảm bảo chất lượng nghệ thuật.

Thứ ba: về đời sống văn hóa TP.HCM: đời sống văn hóa ở TP.HCM khá đa dạng và phong phú với rất nhiều loại hình nghệ thuật. Nhìn chung, chúng đáp ứng theo thị hiếu của công chúng. Sự lựa chọn thể loại hay địa điểm thưởng thức xuất phát từ chính nhu cầu của người dân trong thực tế. Vì vậy, bức tranh về hoạt động nghệ thuật trong đời sống văn hóa ở đây đan xen cả những tích cực lẫn hạn chế.

Tựu trung lại, từ nguồn tư liệu mà chúng tôi được tiếp cận, sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM (từ năm 2010 dến năm 2020) thì chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu. Các bài viết hay sách đa phần đều nhắc đến một phương diện nào đó của kịch thành phố. Đặt trong bối cảnh là TP.HCM và xem xét trong đời sống văn hóa thì vẫn còn đang là vấn đề bỏ ngỏ. Do vậy, theo nghiên cứu sinh, đây là một nội dung mới, đặt ra nhiều vấn đề và sẽ mang ý nghĩa khoa học và có những đóng góp cho thực tiễn khi muốn tìm hiểu về một thể loại nghệ thuật đã, đang tồn tại trong đời sống của một địa phương.

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Sân khấu kịch

1.2.1.1. Loại hình sân khấu

Sân khấu là loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm. Bắt nguồn từ những trò diễn dân gian hay các điệu nhảy truyền thống trong các sinh hoạt ở cộng đồng, sân khấu đã hình thành. Ở sân khấu, người ta có thể thấy được tính tổng hợp rõ nét khi đó là sự kết hợp hữu cơ của rất nhiều loại hình để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Từ văn học, âm nhạc, múa, hội họa, điêu khắc… đều góp phần làm nên một tác phẩm sân khấu.

Nghệ thuật sân khấu luôn có sức lôi cuốn người xem bởi “tính kịch”. Hiếm có loại hình nghệ thuật nào mà những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc


sống được đẩy lên cao trào, phản ánh một cách tập trung và rõ nét như sân khấu. Thông qua diễn xuất của người diễn viên, hình tượng nghệ thuật được xây dựng với nhiều sắc thái đa dạng khác nhau, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho khán giả. Mỗi lần họ biểu diễn, là một lần sáng tạo, phát triển hình tượng sân khấu. Bên cạnh đó, nghệ thuật sân khấu còn trở nên hấp dẫn bởi tính tổng hợp của không gian - thời gian, của tạo hình - biểu hiện, của thị giác - thính giác. Ngoài ra, ưu thế nổi trội của nghệ thuật sân khấu chính là sự giao cảm trực tiếp với người xem và người diễn. Khán giả có thể khóc, cười cùng người diễn viên, ngược lại, chính họ cũng tạo nên hưng phấn cho diễn xuất.

Cuối cùng, sân khấu còn là nghệ thuật mà ở đó những thông điệp từ các tác phẩm sân khấu có sức lay động mạnh mẽ, tác động trực tiếp, nhanh nhất tới cảm xúc, tình cảm của người thưởng thức. Có lẽ chính vì vậy, mà sân khấu có được những chức năng quan trọng như định hướng thẩm mỹ, giải trí, giáo dục, nhận thức.

Ở Việt Nam, sân khấu cũng ra đời từ khá sớm. Nó phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần của con người. Cùng với những bước thăng trầm lịch sử, từ hình thức biểu diễn còn khá đơn sơ của một nhóm người, theo thời gian, sân khấu đã trở thành một loại hình chuyên nghiệp. Cho đến nay, sân khấu đã là một bộ phận quan trọng trong các loại hình nghệ thuật dân tộc và có đóng góp không nhỏ trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt.

1.2.1.2. Thể tài kịch nói

Kịch trong tiếng Hy Lạp cổ được gọi là “drama” chỉ hoạt động, hành động, “một loại tác phẩm văn học được viết dưới hình thức đối thoại dành cho biểu diễn sân khấu” [50, tr.115]. Kịch được xem như “một trong những hình thức nhận thức xã hội. Nó phản ánh thực tế và biểu lộ tưởng tượng bằng hành động và đối thoại thông qua biểu diễn của những người diễn viên trên sân khấu trước công chúng” [50, tr.115]. So với các thể loại nghệ thuật khác, kịch có sức


lay động và khả năng tác động trực tiếp đến tình cảm, cảm xúc của người xem.

Ở Việt Nam, khi tiếp nhận từ phương Tây và kịch bắt đầu trình diễn trên sân khấu, khái niệm kịch nói mới xuất hiện để phân biệt với các hình thức kịch hát như tuồng, chèo, cải lương.

Với lịch sử hình thành từ rất lâu đời, cho đến nay, kịch vẫn tồn tại và giữ được sức hấp dẫn với người xem, có lẽ bắt nguồn từ những đặc trưng cơ bản như: ngôn ngữ đối thoại, tính hành động và tính xung đột.

Nói đến kịch là nói đến ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ có thể khắc họa 3 bộ mặt “xã hội, tâm lý và hình thể của từng nhân vật trong vở kịch” [50, tr.121] cũng như “hiển thị ba khả năng: tiếp thu ngoại giới, cảm xúc và hành động của từng nhân vật trong vở kịch” [50, tr.121].

Bên cạnh đó, kịch còn đặc trưng bởi tính hành động. Hành động trong kịch bao hàm cả hành động bên ngoài như biểu hiện hình thể hay hành động bên trong như tính cách, tâm lý nhân vật. Cuối cùng, kịch chứa đựng xung đột là việc diễn tả những mâu thuẫn trong đời sống được phản ánh lại trong vở diễn. Những mâu thuẫn này va chạm, đối đầu và đòi hỏi phải được giải quyết. Các bước của xung đột kịch được gói gọn trong một chuỗi hành động như: giao đãi

- thắt nút - phát triển - cao trào - kết cục.

Với tư cách là một thể tài, kịch đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của nghệ thuật sân khấu ở cả phương Tây và phương Đông.

1.2.2. Đời sống văn hóa

1.2.2.1. Khái niệm “đời sống văn hóa”

Đời sống văn hóa, cụm từ này có khởi nguyên từ cụm từ đời sống mới, xuất hiện trong tiêu đề bài viết dưới dạng hỏi - đáp, công bố năm 1947 của tác giả Tân Sinh - một bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào những năm 89, 90 của thế kỷ XX, đời sống văn hóa là khái niệm được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, cho đến nay, về khái niệm này vẫn có nhiều quan điểm khác nhau.


Đời sống văn hóa có thể hiểu là những hành vi sống biểu hiện một trình độ văn hoá, bao gồm các hoạt động của xã hội, của tập thể, của từng cá nhân, nhằm mục đích hoàn thiện con người.

Từ góc độ cấu trúc, tác giả Hoàng Vinh (1999) cho rằng: “Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó)” [117, tr.268].

Giáo trình Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng nêu ra quan điểm về đời sống văn hóa, xem nó là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó) [35, tr.268]. Theo đó, đời sống văn hoá bao gồm 4 yếu tố: văn hoá vật thể và phi vật thể; cảnh quan văn hoá; văn hoá cá nhân; văn hoá của các “tế bào” trong mỗi cộng đồng. Từ đó, khái quát về đời sống văn hóa như là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần, có tác động qua lại lẫn nhau, góp phần hình thành nhân cách và lối sống con người. Đây là một quá trình có tính kế thừa. Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp từ thế hệ trước, từ đó tạo tiền đề cho những giá trị hiện nay và đem tới sự ổn định. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa cũng có tính đổi mới bởi quá trình sáng tạo, đổi mới không ngừng của con người với mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tiếp cận từ phương diện nhu cầu văn hóa, tác giả Nguyễn Phương Lan cho rằng đời sống văn hóa phải bao gồm “toàn bộ hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, thông qua các thiết chế và thể chế văn hóa” [51, tr.15]. Đây chính là kết quả của mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố như: nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa trong môi trường văn hóa.


Tương tự quan điểm của tác giả Nguyễn Phương Lan, nhà nghiên cứu Đinh Thị Vân Chi xem đời sống văn hóa sẽ là tổng thể những hoạt động của con người, bao gồm “quá trình sáng tạo, biểu hiện, truyền bá và thưởng thức những sản phẩm văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người” [9, tr.68-69].

Theo tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu về văn hóa cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho công chức văn hóa- xã hội xã của Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch (2018) [6] thì “Đời sống văn hóa chính là tổng thể sống động các hoạt động văn hóa trong quá trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa và sự giao lưu văn hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một cộng đồng” [6, tr.8]

Nhà nghiên cứu Trần Đức Ngôn (2017) [61] xem đời sống văn hóa nằm trong phạm vi của văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, không phải toàn bộ văn hóa tinh thần là đời sống văn hóa. Chỉ khi con người tác động vào các thành tố nhất định của văn hóa thì mới tạo nên những hiệu ứng trở lại và chính những hiệu ứng này làm nên đời sống văn hóa. Đời sống văn hóa được xem như là “kết quả của hoạt động tương tác giữa con người với môi trường văn hóa, tạo nên diện mạo cũng như chiều sâu của đời sống tinh thần con người, thể hiện chất lượng sống và góp phần hình thành nhân cách” [61, tr.9].

Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tất cả những yếu tố văn hóa hiện hữu trong đời sống con người chính là đời sống văn hóa. Con người sáng tạo và làm biến đổi văn hóa, nhưng văn hóa cũng tác động trở lại con người. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.

Với cách tiếp cận từ nhiều góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều quan điểm về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, dù ở phương diện nào, họ đều thống nhất khi xem đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể các hoạt động của con người, đồng thời đáp ứng nhu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022