Ảnh Hưởng Của Đời Sống Văn Hóa Đối Với Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh Nhìn Từ Hoạt Động Và Sản Phẩm Văn Hóa


khấu, bây giờ, họ muốn được đến rạp để xem trình diễn trực tiếp. Xem để giải trí, để thư giãn và đôi khi còn là xem để được cập nhật về thông tin, về một vấn đề thời sự nào đó đang nổi cộm trong đời sống đã và đang tái hiện trên sàn diễn.

2.1.3. Môi trường văn hóa trẻ

Theo thống kê năm 2019, TP. HCM có khoảng 1,5 triệu người trong độ tuổi 15-24, chiếm 17% dân số toàn thành phố, trong khi đó tỷ lệ này của cả nước là 13,7%. Như vậy, về cơ cấu dân số, giới trẻ ở TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ không nhỏ và thành phố đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng. Điều này tác động không nhỏ đến sân khấu kịch. Khán giả trẻ là những người trong độ tuổi lao động, do vậy họ có sự tự chủ trong sức mua và chi. Nói một cách khác là họ có thể kiếm tiền để trang trải cho các nhu cầu của bản thân. Nếu như người lớn tuổi, tâm lý thường là sẽ để dành, tích cóp cho cuộc sống sau này thì người trẻ lại không như vậy. Họ không ngại dành ra một khoản cho việc mua sắm, ăn uống hay thưởng thức những hoạt động văn hóa tinh thần. Bên cạnh đó, sự cởi mở, dễ tiếp nhận, dễ thích nghi với cái mới cũng là nét dễ nhận thấy trong tính cách giới trẻ. Chính vì vậy mà khi đi xem kịch, họ rất thoải mái, vui vẻ. Kịch ma, kịch hài, kịch tâm lý và kịch hay, kịch dở thì cũng không phải là vấn đề quá lớn đủ để tạo nên mối bận tâm, suy nghĩ đối với đối tượng khán giả này. Ngoài ra, văn hóa trẻ này còn ảnh hưởng trực tiếp đến các sân khấu kịch. Đó là sự xuất hiện và trưởng thành của một thế hệ diễn viên trẻ. Họ thay thế dần cho các lớp đàn anh, đàn chị. Và tư duy làm nghề của những bạn trẻ này sẽ có nhiều điểm mới, dẫn đến sản phẩm sáng tạo của họ cũng mang màu sắc khác hơn. Nó làm nên sự muôn màu cho kịch thành phố.

2.1.4. Môi trường hội tụ, đa dạng văn hóa

TP. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật lớn nhất nước ta, đồng thời với một lượng người dân nhập cư lớn, nên đây là địa phương có sự đa dạng về tộc người. Đại bộ phận người thành phố là dân tộc Kinh, chiếm


khoảng 93,5% dân số, tiếp đến là dân tộc Hoa chiếm 5,8% dân số, dân tộc Khmer chiếm khoảng 0,34% và dân tộc Chăm khoảng 0,11%; các dân tộc khác chiếm 0,23% dân số. Ngoài ra, TP. HCM còn một bộ phận người nước ngoài sinh sống và làm việc khá đông, chiếm khoảng 0,02% dân số. Sự đa dạng về thành phần dân tộc tạo nên sự đa dạng về văn hóa cho thành phố, cùng với đó là môi trường thân thiện, cởi mở thuận lợi để cộng đồng các dân tộc phát triển.

Bên cạnh đó, ở TP.HCM, người nhập cư từ khắp mọi vùng miền đất nước đổ về cũng rất nhiều. Do đó, nguồn lao động dồi dào, ngành nghề đa dạng, tính cạnh tranh cao. Tất cả các yếu tố đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, dịch vụ đô thị, là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhắc đến TP. HCM không thể bỏ qua quá trình phát triển lịch sử - văn hóa. Vị trí ngã ba đường đã mang đến sự giao lưu cũng như hội nhập các luồng văn hóa khu vực và quốc tế. Nền văn hóa thành phố hiện nay bao hàm nhiều yếu tố văn hóa trên thế giới. Hiện nay, với việc mở cửa hội nhập thế giới, nhiều yếu tố hay ảnh hưởng văn hóa mới đi vào và được chấp thuận trong đời sống văn hóa xã hội tạo nên tính đa dạng. Chúng ta có thể thấy sự lên ngôi của âm nhạc K – pop, âm nhạc UK hay các gameshow có format từ nước ngoài, hoặc những thể loại mới như stand – up comedy (hài độc thoại) nhanh chóng xuất hiện và được đón nhận. Qua đó, có thể thấy tính chất phong phú, hội nhập toàn cầu của đời sống văn hóa tại TP. HCM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

TP.HCM còn là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá. Nếu chúng ta làm phép so sánh giữa Hà Nội và thành phố sẽ thấy có sự khác biệt rõ rệt. Nếu Hà Nội là một đô thị mang tính hướng nội, văn hoá Hà Nội là sự chắt lọc tinh hoa của ngàn năm văn hiến thì văn hoá TP Hồ Chí Minh lại thể hiện gam màu đa sắc, vừa hiện đại hướng ngoại, vừa truyền thống kín đáo. Những nét xưa vẫn còn tồn tại, được gìn giữ trong đời sống của người dân.


Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 8

Như là một kết quả tất yếu của tính chất đô thị và đa tộc người trong văn hoá, TP.HCM đã trở thành một cửa ngõ, nơi mở cửa, nơi tiếp nhận và thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá sôi động nhất Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2019, có trên 8, 6 triệu lượt khách đến TP.HCM, nhiều hơn so với 7,025 triệu lượt đến Hà Nội. Vì thế mà đời sống văn hóa thành phố mang tính giao lưu, hội nhập quốc tế mạnh nhất cả nước. Văn hóa nghệ thuật ở đây nhờ vậy có điều kiện tiếp thu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của thế giới. Trong lĩnh vực kịch nói, kịch thành phố cũng tiếp thu được tính hiện đại, có sự giao lưu, kết hợp Đông – Tây. Và một hiện tượng có lẽ chỉ xảy ra ở TP.HCM, đó là việc người nước ngoài tham gia diễn vai chính trong một vở kịch. Sân khấu Hồng Hạc từng ra mắt “Visa” với diễn viên Aaron Toronto. Như nhà báo Q. Thi đã nhận xét: “Xưa nay, diễn viên Tây khi đóng kịch thường chỉ lên sân khấu nói dăm ba câu, tạo nên màu sắc mới lạ cho vở. Nhưng thủ một vai chính, nói tiếng Việt từ đầu đến cuối kịch, có những lúc ôm guitar hát tiếng Việt nữa thì chắc chỉ mới có “chàng Tây” Aaron Toronto là lần đầu tiên [143]. Ở chiều ngược lại, sân khấu kịch Sài Gòn từng dàn dựng vở “Canh máu” của Aaron Toronto. Chính những yếu tố này đã góp phần tạo ra một sắc thái riêng cho sân khấu kịch ở Tp.HCM.

2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ hoạt động và sản phẩm văn hóa

2.2.1. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ hoạt động văn hóa

2.2.1.1. Hoạt động biểu diễn, sáng tạo

Tp HCM - một thành phố trẻ và đầy năng động, mang trong mình những đặc trưng rõ nét của vùng đất Nam Bộ, nơi mà con người luôn cởi mở, thoải mái. Chính điều đó góp phần xây dựng và phát triển các thể loại nghệ thuật, trong đó bao gồm cả kịch nói. Số lượng nhà hát, sân khấu kịch tại TP.HCM


chiếm số lượng cao nhất cả nước, tuy nhiên quy mô đa phần ở mức trung bình. Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động sân khấu, thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội và hiện tại, nhiều công ty TNHH có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã và đang hoạt động. Với mô hình công lập và ngoài công lập cùng hoạt động song song, sân khấu kịch Tp. HCM đã bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận. Sau gần hai mươi năm tính từ ngày thành lập Câu lạc bộ thử nghiệm - Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần, đơn vị sân khấu xã hội hóa đầu tiên của Tp. Hồ Chí Minh, đến nay, các sân khấu xã hội hóa được thành lập ngày một nhiều va đi vào hoạt động. Có thể kể đến các đơn vị ngoài công lập như: Sân khấu Kịch Idecaf, Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu Kịch Sài Gòn, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Sân khấu hài 135 Hai Bà Trưng, Sân khấu Nụ Cười Mới, Sân khấu Thế giới Trẻ, Sân khấu Trịnh Kim Chi, Sân khấu Hồng Hạc, Sân khấu Quốc Thảo v.v... Việc xuất hiện hàng loạt của các sân khấu kịch ở thành phố đã cho thấy tính năng động của những người làm nghề. Họ là các bầu show tư nhân, xuất phát điểm có thể là những người vì niềm đam mê, tình yêu với kịch mà sẵn sàng bỏ tiền túi để đầu tư thành một sân khấu. Họ cũng có thể là chính bản thân các nghệ sỹ với nhiệt huyết, lửa nghề, quyết tâm xây dựng nên một sân chơi để thỏa mãn đam mê, khát khao thực hành nghề nghiệp của mình. Và điều này chỉ có thể được hiện thực hóa khi chủ trương xã hội hóa được ban hành. Xã hội hóa là một luồng gió mới đã mang lại phong vị, bộ mặt khác cho kịch nói thành phố. Và cũng từ đây, nó buộc các sân khấu kịch phải có sự cạnh tranh, phải năng động hơn trong hoạt động để có thể tồn tại. Nhiều vở diễn hay, thu hút khán giả đã ra đời trong hoàn cảnh như thế. “Dạ cổ hoài lang” (sân khấu 5B), “Bí mật vườn lệ chi” (Idecaf), “Người vợ ma” (Hồng Vân), “Mẹ yêu” (Kịch Sài Gòn), “Nửa đời ngơ ngác” (Hoàng Thái Thanh), v.v... đã tạo ấn tượng khó phai trong lòng khán giả.

Ở bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các bầu show tư nhân


hay những nghệ sĩ để chuẩn bị cho hoạt động biểu diễn của sân khấu mình diễn ra tốt nhất, họ cũng phải năng động hơn rất nhiều so với thời kỳ bao cấp. Họ biết giao dịch, quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu về đối tượng khán giả một cách kỹ lưỡng. Những prochure, tấm pano, thái độ lịch sự khi soát vé hay trang fanpage đều được các sân khấu chú ý đến. Ví dụ như Hoàng Thái Thanh, đối tượng là khán giả trung niên, sân khấu đã tìm tòi và xây dựng phong cách phù hợp với gu thưởng thức của họ. Những vở kịch về tâm lý xã hội là thế mạnh ở đây. Những chi tiết tưởng chừng như không quá quan trọng nhưng cũng làm cho người xem thấy thích, thú vị khi xem kịch ở Hoàng Thái Thanh. Đó là vấn đề chọn nhạc cho vở diễn hay nhạc vào giờ nghỉ giải lao hoặc trước buổi diễn. Đa phần là các ca khúc có âm điệu mượt mà, trữ tình và hơi xưa một chút. Điều này hoàn toàn phù hợp vì khán giả của sân khấu này là những người ở độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi. Trường hợp sân khấu kịch Hồng Vân, khi chọn địa điểm diễn là trung tâm văn hóa quận Phú Nhuận, người quản lý và điều hành sân khấu đã có sự nghiên cứu thị trường trước đó khá công phu. Quận Phú Nhuận là nơi sinh sống của những người từ Bắc vào Nam lập nghiệp. Do đó, kịch mục của Hồng Vân sẽ không thiếu những vở kịch mang âm hưởng vùng. “Làm đĩ”, “Số đỏ”, “Giếng lạ”… đều là những vở kịch chuyển tải các vấn đề từng tồn tại ở xã hội Bắc Bộ đầu thế kỷ XX. Nhà hát sân khấu Nhỏ 5B lại rất chú trọng đến truyền thông. Internet được tận dụng tối đa để quảng bá cho các vở diễn. Khi vào trang fanpage của sân khấu này, người xem có thể xem được những clip ngắn quay lại cảnh tập trên sàn diễn của những vở kịch sắp ra mắt khán giả. Hoạt động của nhà hát, các nghệ sỹ, nhân viên cũng cập nhật nhanh chóng. Khán giả có thể biết các diễn viên đang làm gì, ở đâu hay lễ giỗ tổ ngành tổ chức thế nào tại đây. Những thành quả mà Hoàng Thái Thanh, 5B hay Hồng Vân đạt được như ngày hôm nay, đó chính là kết quả của tính năng động ở chính các sân khấu này. Không năng động, không nhạy bén đi cùng với nhịp


sống thời đại, chắc chắn họ sẽ bị bỏ lại phía sau trong môi trường xã hội hóa đầy tính cạnh tranh như vậy.

Khi đất nước chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng, đời sống sân khấu đã sôi động hẳn lên, nảy sinh nhiều phương thức hoạt động nghệ thuật rất linh hoạt. Trong bối cảnh đó, nó tác động không nhỏ tới hoạt động sáng tác. Trước đây, hàng năm chỉ có khoảng 20% kịch bản viết tại trại sáng tác được dựng tại các sân khấu kịch. Đó là do chưa có sự liên kết giữa các sân khấu kịch và các tác giả. Các kịch bản viết trong các trại sáng tác phần lớn là các tác phẩm văn học dành để đọc chứ chưa thích hợp để dựng trên sân khấu. Hiện nay, trước yêu cầu của thực tế, một sự thay đổi đã diễn ra. Các tác giả tham gia trại sáng tác sẽ kết nối cùng với một sân khấu kịch. Họ lên ý tưởng, chọn đề tài phù hợp với phong cách của sân khấu kịch mà mình cộng tác để sáng tác ra tác phẩm. Ở chiều ngược lại, các sân khấu kịch sẽ góp ý để kịch bản viết ra phải phù hợp nguồn tài chính, với khả năng của đạo diễn, diễn xuất của diễn viên để có thể xây dựng thành vở diễn hoàn chỉnh biểu diễn được trên sân khấu. Và như vậy, các tác phẩm hay đến được với khán giả. Hoặc một hình thức khác cũng diễn ra thường xuyên thể hiện sự năng động, sáng tạo trong hoạt động sáng tác của các sân khấu kịch nói thành phố. Chẳng hạn như chủ đầu tư, hay quản lý chuyên môn ở sân khấu tư nhân sẽ “chọn mặt gửi vàng”, “đặt hàng” trực tiếp cho tác giả. Đội ngũ người viết ở đây có thể bao gồm các cây bút chuyên nghiệp hoặc cây bút trẻ hay do chính những nghệ sỹ trên các lĩnh vực nghệ thuật đảm trách. Tất cả họ đều có điểm chung là sự am hiểu về kịch nói, khả năng viết tốt. Sự vào cuộc từ hai phía trở thành điều kiện cần thiết nhằm đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của các sân khấu hiện nay. Đây là một sự nhạy bén quan trọng và phù hợp trong bối cảnh kịch nói thành phố HCM nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn phát triển.

Ở một khía cạnh khác, tính chất cởi mở, năng động trong hoạt động biểu


diễn của sân khấu kịch thành phố còn thể hiện qua việc thường xuyên có sự giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Thông qua các hoạt động giao lưu này, các nghệ sĩ có cơ hội học hỏi nâng cao tầm nhìn, thúc đẩy quá trình tìm tòi, sáng tạo. Năm 2018, vở kịch “Sài Gòn” của nữ đạo diễn Caroline Guiela Nguyen được công diễn ở TP chào mừng kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Pháp – Việt. Một câu chuyện kể lại cuộc đời của những người Pháp, người Việt Nam bị cuốn theo dòng chảy lịch sử suốt 40 năm. Xuyên qua không gian và thời gian, từ Việt Nam sang Pháp, rồi từ Pháp lại trở về Việt Nam, tác phẩm gây được sự chú ý với người xem và báo giới. Không chỉ là nội dung mà “Sài Gòn” còn đánh dấu sự hợp tác hiệu quả giữa đạo diễn, diễn viên ở hai nước. Khi tham gia vở diễn, bản thân các nghệ sỹ Việt cũng được tiếp cận, học hỏi nhiều kinh nghiệm. Ở chiều ngược lại, chính họ cũng phải rất nỗ lực, năng động để bắt kịp bạn bè quốc tế.

Tính năng động trong hoạt động sáng tạo, biểu diễn còn được thể hiện khá rõ trên các thể nghiệm ở một số sân khấu kịch thành phố. Điểm nổi bật có thể kể đến đó là việc khán giả nơi này không quá dè dặt, dò xét mà họ luôn hào hứng đón nhận cái mới. Có thể kể ra những thể nghiệm được vận dụng trong các năm gần đây như: đưa ngôn ngữ điện ảnh (cách xử lý âm thanh, ánh sáng), yếu tố vũ đạo của cải lương, hát bội hay cả những điệu nhảy flash mod của giới trẻ… vào tác phẩm, làm gia tăng hiệu quả nghệ thuật. “Thiên thiên”, “Giấc mơ” hay một số vở diễn ở Sân khấu Thế giới trẻ là những vở tạo được sự chú ý của công chúng cũng như giới chuyên môn.

Hoạt động biểu diễn là một quá trình cộng hưởng của nhiều yếu tố. Để một vở diễn ra đời và đến với công chúng, có lẽ, quan trọng nhất vẫn luôn gắn liền với hai chủ thể là diễn viên và đạo diễn. Các diễn viên kịch nói TP.HCM có thể đến từ các vùng miền đất nước, điểm chung là họ chọn và dừng chân, phát triển sự nghiệp ở thành phố này. Quá trình sinh sống, sinh hoạt, làm việc


nơi mảnh đất phương Nam giúp cho họ hấp thu những đặc trưng của văn hóa vùng. Vì vậy, sự năng động, ít bảo thủ, linh hoạt, nhạy bén để hoàn thiện và phát triển bản thân là phẩm chất có thể dễ dàng nhìn thấy. Điều này góp phần đáng kể, tạo nên tính phong phú cho hoạt động biểu diễn của sân khấu thành phố. Ngoài thế hệ đi trước được đào tạo theo phong cách Stanislavski và phương pháp của B. Brecht thì trong những năm gần đây, sân khấu kịch nói thành phố còn tiếp nhận thêm đội ngũ biểu diễn đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Ví dụ như điện ảnh, thời trang, dẫn chương trình… Khán giả đi xem kịch có thể gặp được những thần tượng mình yêu mến ở một lĩnh vực nào đó đang hóa thân thành các nhân vật trên sân khấu kịch nói. Hồng Ánh, Ngọc Lan, Lan Phương, Trịnh Kim Chi v.v… là những ví dụ điển hình. Họ bén duyên với điện ảnh sớm hơn nhưng hiện nay đã là thành phần chủ lực ở sân khấu Hoàng Thái Thanh, Hồng Vân, Trịnh Kim Chi v.v… Các nghệ sỹ đã biết cách tận dụng lợi thế của mình để khi đi vào sân khấu kịch nói có được sự hòa nhập nhanh nhất. Nhìn từ góc nhìn văn hóa, TP. HCM là điểm hội tụ văn hóa ở các vùng miền trong cả nước. Thêm vào đó, đây cũng là một vùng đất “trẻ”, với tính thoáng, mở, ít câu nệ và một môi trường kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao. Vì vậy, trong nghệ thuật, nơi đây cũng đã tạo ra một đội ngũ những người làm nghề năng động và sáng tạo. Đó cũng là điểm mạnh để thu hút khán giả đến với các sân khấu thành phố, trong bối cảnh các sân khấu kịch ở cả nước vẫn đang trong quá trình xoay sở chật vật như nhiều nhà nghiên cứu đánh giá.

Không chỉ là thế hệ diễn viên tương đối mạnh, sự năng động, sáng tạo còn đến từ đội ngũ đạo diễn - người dàn dựng, nắm trong tay quyền quyết định chất lượng của vở diễn. Thành Trí, Đoàn Bá, Ca Lê Hồng, Bạch Lan, Trần Minh Ngọc, Trần Ngọc Giàu, Hoa Hạ… đều là những tên tuổi được đánh giá cao từ chuyên môn và công chúng. Họ là những nghệ sỹ có sự hiểu thấu đáo về phương pháp biểu diễn hiện thực tâm lý, có sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022