Xu Hướng Biến Đổi Tín Ngưỡng Của Cư Dân Xã Đảo Nghi Sơn


Chương 4

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN XÃ ĐẢO NGHI SƠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN BÀN

4.1. Xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn

Vận động và biến đổi luôn là quy luật tất yếu của sự phát triển. Trong bối cảnh CNH-HĐH, giao lưu văn hóa và đặc biệt là sự thay đổi của đời sống kinh tế-xã hội như hiện nay, các hiện tượng văn hóa trong đó bao gồm cả tín ngưỡng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nghiên cứu tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, NCS thấy rằng trong suốt quá trình hình thành và phát triển các tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn chính là sự thích ứng với môi trường và điều kiện sống nơi đây đó là môi trường biển đảo. Tín ngưỡng luôn tồn tại, vận động và biến đổi song hành cùng với những biến chuyển của đời sống xã hội và môi trường sản sinh ra nó. Như đã phân tích ở chương 3, trước những tác động từ quá trình CNH - HĐH, mà cụ thể là những tác động từ sự phát triển của KKT Nghi Sơn đã tạo nên những chuyển biến lớn nhất từ trước đến nay trên mọi lĩnh vực đời sống của cộng đồng cư dân nơi đây. Để thích ứng với tình hình mới, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn cũng sẽ phải vận động và biến đổi cho phù hợp. Dựa theo những kết quả nghiên cứu, NCS nhận thấy, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn vận động biến đổi theo 2 xu hướng chính: Xu hướng ngày càng gia tăng các hoạt động tín ngưỡng và xu hướng mai một một số thực hành tín ngưỡng truyền thống.

4.1.1. Xu hướng gia tăng các hoạt động tín ngưỡng

Cũng như bao cộng đồng cư dân ven biển khác, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn luôn coi trọng và thường xuyên thực hành tín ngưỡng tại các cơ sở thờ tự trong xã cũng như tại gia đình vào các ngày sóc, vọng hay mỗi dịp lễ tết, ngày kỵ, ngày lễ định kỳ của làng xã và bất kỳ khi nào họ thấy cần đến sự


trợ giúp hay điểm tựa về mặt tinh thần từ các vị thần cũng như ông bà tổ tiên trong gia đình mình. Các nghi thức đấy vẫn luôn được cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn duy trì liên tục, cho dù có những giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Ngày nay, trong quá trình CNH - HĐH, đặc biệt là những tác động từ sự phát triển của KKT Nghi Sơn, các hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đang có xu hướng gia tăng và mở rộng phạm vi hoạt động hơn trước kia. Hiện nay, cộng đồng cư dân không chỉ đi lễ ở các cơ sở thờ tự trong xã mà họ đến các địa phương khác thực hành tín ngưỡng (chủ yếu là đi vào dịp đầu năm và cuối năm). Địa điểm họ đến không chỉ bó hẹp trong những cơ sở thờ tự thờ các vị thần biển hay tín ngưỡng liên quan đến nghề biển mà họ đến tất cả những nơi nào mà theo quan niệm của họ là nơi đó linh thiêng, có thể đem lại sự bình an và may mắn cho gia đình của họ trong cuộc sống cũng như công việc của bản thân. Bà Hoàng Thị Huề, 60 tuổi, thôn Bắc Sơn cho biết:

Bây giờ ngoài đi thắp hương tại các đền thờ trong xã, chúng tôi thường đi các nơi khác nữa. Cứ đầu năm là bản hội chúng tôi lại rủ nhau đi các đền chùa khác ở Thanh Hóa, Ninh Bình có khi đi ra cả Nam Định, Phú Thọ, có năm lại đi vào miền trong như Nghệ An, Quảng Bình. Thường thì đầu năm cứ đi theo tục của cha ông lên rừng rồi lại xuống biển để cầu mong cho một năm làm ăn thuận lợi, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Cuối năm có điều kiện là đi tạ lễ [PL 8, STT 34, tr.208].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Bà Nguyễn Thị Tuyên ở thôn Nam Sơn, là người làm công việc buôn bán nhỏ chia sẻ:

Giờ cùng với việc hàng tháng đến thắp hương ở đền Tứ vị và lăng Thánh Bà, khi nào có thời gian tôi cũng đến một số đền chùa khác để thắp hương, nếu có thời gian là tôi đi, còn bận thì chỉ đi ở trong

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 16


xã của mình. Nhưng nhất thiết đầu năm nào tôi cũng cùng mấy chị em trong nhà hoặc cùng mấy chị em trong xóm hay đi cùng nhau sẽ đi một chuyến lên rừng xuống biển. Khi lên khu vực phía trên tôi thường đi Am Tiên hoặc Cửa Đạt. Nay ở những nơi đấy xây dựng đẹp lắm [PL 8, STT 22, tr.208].

Xu hướng ngày càng mở rộng đối tượng và phạm vi thực hành tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn một mặt phản ánh đời sống vật chất và điều kiện kinh tế của cư dân nơi đây ngày càng được nâng cao; mặt khác cũng phản ánh việc chịu tác động từ các chính sách trong thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng biển, KKT Nghi Sơn ngày càng mở rộng phát triển, hệ thống giao thông đi lại từ xã đảo đến các vùng lân cận và xa hơn thuận tiện đã tạo điều kiện cho người dân trong xã có nhiều cơ hội và dễ dàng trong các hoạt động đi lại, giao lưu gặp gỡ những cộng đồng cư dân khác. Từ đó có sự học hỏi, tiếp thu những điều mà họ cho rằng phù hợp với mình và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của bản thân đang bị thiếu hụt.

Ngày nay các lễ vật thờ cúng cũng được người dân chú trọng, việc mua sắm lựa chọn lễ vật cũng cầu kỳ và phong phú hơn ở các cơ sở thờ cúng cộng đồng cũng như tại gia đình.

Ở các cơ sở thờ tự của cộng đồng, ngoài những lễ vật do người trông coi mua sắm dâng cúng hàng ngày và vào những ngày rằm và mùng một thì bà con khi đến để thắp hương sẽ cầu kỳ hơn trong những lễ vật mang đến đây. Trước kia, đến thắp hương ở đền, bà con chỉ mang chút vàng hương, thì nay mua thêm nhiều đồ lễ bao gồm cả chay, mặn, đồ mã và tiền dầu đèn thắp hương. Vào những dịp đặc biệt như lễ quan trọng như lễ cầu may, lễ xin nghề, tạ cuối năm... thì lễ vật được chuẩn bị cầu kỳ, chu đáo, trang hoàng đẹp mắt và danh mục đồ lễ cũng được mở rộng theo xu hướng “hoành tráng mâm cao cỗ đầy”, có khi người dân dâng cả thủ lợn hoặc cả con lợn quay. Đương


nhiên, các loại đồ cúng đắt tiền nhập khẩu như hoa quả, bia, nước ngọt, bánh kẹo và các đồ mã ở các dạng thức mô phỏng như cây vàng, cây tiền, kim hoa ngân xuyến nhằm cầu may, cầu tài lộc cũng được người dân ưa chuộng ưu tiên sắm sửa như một trong những “biểu thị” sự chân thành của họ trước thánh thần.

Ở tại từ đường dòng họ và gia đình, các bàn thờ cũng được quan tâm trang trí và bày biện sao cho có vẻ lộng lẫy, đẹp đẽ như ở các cơ sở thờ tự đền chùa.v.v…Bên cạnh các lễ vật để dâng cúng truyền thống theo phong tục địa phương đã được bổ sung thêm nhiều đồ ngon vật lạ đặc sản các vùng quê được con cháu đi làm ăn xa mang về....

Việc chăm lo cảnh quan, bày biện và trang trí cho các cơ sở thờ tự cũng được cộng đồng cư dân chú trọng hơn. Người dân trồng thêm cây tạo bóng mát, sử dụng nhiều vật dụng hiện đại hơn trong đền thờ như đèn nháy, các loại đèn sáng, đèn thắp trên các ban thờ, các thiết bị âm thanh hỗ trợ cho các hoạt động tín ngưỡng tại các đền. Ngoài ra, tại các cơ sở thờ tự, người dân cũng đóng góp kinh phí để mua sắm thêm các đồ phục vụ cho các lễ trọng tại đền như kiệu, ngựa, thuyền....Với những nhà có điều kiện khi có dịp sẽ cung tiến cho các cơ sở thờ tự những hiện vật còn thiếu hay cần để phục vụ nhu cầu bà con khi đến thực hành tín ngưỡng.

Một xu hướng nữa trong thực hành tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn là tiếp thu và du nhập thêm một số tín ngưỡng mới như tín ngưỡng thờ thần tài - vị thần tượng trưng cho sự may mắn trong kinh doanh, buôn bán. Hầu hết các gia đình kinh doanh, buôn bán đều có bàn thờ thần tài (có gia đình còn gọi là bàn thờ ông thổ địa) với cầu mong thần tài sẽ phù hộ cho việc kinh doanh của gia đình thuận lợi, may mắn. Nhiều gia đình ở xã đảo Nghi Sơn cũng thiết lập ban thờ Phật, thờ Bác Hồ ở tại gia đình mình [PL 7, ảnh 42-43, tr.206]


Các yếu tố thực hành tín ngưỡng mới còn được thể hiện trong lễ hội, trước hết là quy mô và cấp độ lễ hội. Từ xưa đến nay lễ hội thông thường được tổ chức ở phạm vi làng nên quy mô và phạm vi tổ chức là trong làng mọi lễ vật cũng như cách thức tổ chức đều theo những quy định truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nay, quy mô lễ hội được phân cấp xã và cấp huyện. Lễ hội Quang Trung được phân chia năm chẵn tổ chức ở quy mô cấp huyện, năm lẻ tổ chức ở cấp xã. Ở những năm tổ chức cấp huyện, huyện sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác tổ chức. Lễ cầu ngư vào những năm chẵn tổ chức với quy mô lớn hơn và thường có lãnh đạo trên huyện về dự. Hầu hết các lễ hội đều được bổ sung thêm phần khai mạc và dâng hương của các cấp chính quyền địa phương. Trong lễ rước, ngoài kiệu thánh còn có thêm kiệu Bác Hồ, tham gia đoàn rước có đầy đủ các ban ngành, đoàn thể trong xã như: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên của xã..., các lễ vật chủ yếu được mua sẵn. Đây là yếu tố mới đóng vai trò quan trọng, có tính hiện đại đưa vào trong lễ hội truyền thống của địa phương. Cùng với đó, trong lễ tế ngày nay, văn khấn được sử dụng bằng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán trước đây và đọc văn khấn cũng như điều hành các hoạt động của buổi tế lế đều sử dụng hệ thống thiết bị âm thanh loa máy hỗ trợ. Thành phần tham dự lễ hội cũng đa dạng hơn, không chỉ đơn thuần là cộng đồng cư dân trong xã mà đã có những thành phần khác như khách du lịch, công nhân bên KKT và một số cư dân ở các vùng ven muốn tìm hiểu và hiếu kỳ với các hoạt động của lễ hội tại xã đảo Nghi Sơn.

Yếu tố mới tiếp được thấy trong các lễ hội đó là sự du nhập các trò chơi, trò diễn hiện đại như: bóng chuyền, cầu lông, kéo co, đá bóng.... Các trò diễn, trò chơi dân gian vẫn được duy trì như chèo chải, hò chèo cạn, chợ cá sân đền... những cũng có những biến đổi cho phù hợp. Trò chợ cá sân đền, mô phỏng hoạt động buôn bán của bà con, trước kia những con cá, con tôm được


bà con mô phỏng làm từ gỗ và được sử dụng qua nhiều năm, nhưng nay vì tính tiện lợi nên chúng được làm bằng giấy và được dán màu và trang trí giống như cá thật và được mua sẵn ở các hàng đồ mã.

Không chỉ vậy, với đời sống vật chất đang ngày càng được nâng lên. Theo quy luật, khi đời sống vật chất được đảm bảo, con người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần. Cùng với đó, việc ngày càng đi nhiều, có cơ hội tiếp xúc giao lưu với những cộng đồng cư dân khác, đến nhiều những nơi thờ tự khác rồi từ đó nảy sinh sự so sánh giữa của mình với người khác, giữa cộng đồng mình với cộng đồng khác dẫn đến xu hướng dành nhiều hơn sự quan tâm của mình đối với các cơ sở thờ tự của mình. Trước đây, đền thờTứ Vị thánh nương có quy mô rất nhỏ, chỉ là một cái miếu nhỏ bên trục đường chính của xã gần bờ biển thì nay, sau khi dịch chuyển đền đã có không gian

rộng hơn, có cả sân đền và cổng đền với diện tích hiện nay là 575m2. Không

những vậy, đền Tứ vị còn là cơ sở thờ tự quan trọng, nơi tập trung hầu hết các thực hành tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nơi đây nên công tác trùng tu tôn tạo rất được người dân quan tâm. Chỉ tính từ khi được xây dựng lại từ năm 1994 đến nay, đền Tứ Vị thánh nương đã được trùng tu tôn tạo 4 lần: năm 2002, năm 2004, năm 2016 và năm 2018. Hiện nay, đền Tứ Vị thánh nương lại đang được trùng tu tôn tạo từ tháng 2/2019 đến nay công việc đang gần hoàn thành. Như đền Quan Sát Hải đại vương trước cũng chỉ là một miếu nhỏ nay đền đã có sân, có cổng và không gian thờ tự lớn hơn với diện tích hiện

nay là 211m2. Từ khi được di dời và xây dựng ở vị trí mới vào năm 1996 thì

ngôi đền đã qua hai lần trùng tu, lần gần đây nhất là năm 2017; Lăng Thánh Bà Trần Quý Phi mở rộng hơn trước với việc xây dựng không gian thờ tự bao trùm lên toàn mộ khu lăng mộ của bà trước đây và có cổng, sân với diện tích hiện nay là 318m2. Hàng năm con cháu trong dòng họ cũng xây dựng thêm những hạng mục cần thiết còn thiếu cho khu lăng Thánh Bà. Như năm 2017


xây dựng lại cổng chính của Lăng, sửa lại nhà sắp lễ... Kinh phí đóng góp cho hoạt động tín ngưỡng ngày càng được bà con chú trọng. Ông Trần Văn Trạn (ở thôn Thanh Sơn) là cán bộ đã nghỉ hưu đã chia sẻ:

Đời sống bà con nay khấm khá hơn trước nhiều, nên việc kêu gọi bà con đóng góp các công việc chung của xã cũng được bà con tham gia tích cực hơn trước. Nhất là kêu gọi đóng góp cho việc xây dựng, sửa chữa các đền thờ trong xã rất được bà con chú trọng. Có những gia đình buôn bán, làm ăn lớn cũng đóng góp có khi hơn cả chục triệu đồng. Còn lại đa phần bà con mỗi người một ít. Người nhiều thì 500.000đ - 1.000.000đ, người ít hơn từ 200.000đ - 300.000đ, người không có thì góp sức [PL 8, STT 16, tr.207].

Qua đây có thể thấy, đời sống người dân ngày càng nâng cao, lối sống thực tế cũng được đề cao, nhưng vấn đề mang tính tâm linh, các hoạt động tín ngưỡng cộng đồng ngày càng được quan tâm và thực hành thường xuyên. Điều này cũng nói lên rằng mặc dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhưng tín ngưỡng vẫn luôn là điểm tựa tinh thần trong cuộc sống của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn và họ vẫn duy trì và có xu hướng mở rộng hơn những thực hành tín ngưỡng để tìm kiếm sự an toàn trong bối cảnh hiện tại.

4.1.2. Xu hướng đơn giản hóa và mai một một số thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng

Trước những tác động của sự phát triển KKT Nghi Sơn, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn trước kia, cùng với việc mở rộng không gian sinh hoạt tín ngưỡng, tiếp nhận các yếu tố mới ở bên ngoài vào các thực hành tín ngưỡng... thì một xu hướng cũng đang hình thành trong hoạt động tín ngưỡng ở cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đó chính là xu hướng đơn giản hóa một số thực hành tín


ngưỡng và sự mất đi của một số thực hành tín ngưỡng mà người dân thấy không còn phù hợp.

Trong một vài năm trở lại đây và dự báo rằng trong những năm tới, một số thực hành tín ngưỡng cộng đồng sẽ được người dân đơn giản hóa.

Đối với lễ vật: Trước đây vào lễ cầu ngư việc lựa chọn lễ cúng thần được thực hiện rất nghiêm ngặt, đặt biệt là cỗ lễ Tam sinh-3 vật dùng để cúng tế chính (gồm: gà, ngan và lợn) phải lựa chọn kỹ càng. Những đồ lễ này ngay từ đầu đã được giao cho một gia đình trong xã nuôi dưỡng cẩn thận để dâng lên thần. Nhưng nay, vì điều kiện sinh sống ở xã đất chật người đông (18,45 ha/9.278 người), người dân gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi nên Lễ Tam sinh thường được mua ngoài chợ. Và trong lễ vật dâng cúng không còn bắt buộc là phải cả con lợn như trước kia, mà chỉ là một cái thủ lợn, cái đuôi và một ít lòng với đầy đủ các bộ phận để dâng cúng cùng một con gà và một con ngan [PL 8, ảnh 30, tr.200].

Trong chọn người thực hiện các nghi lễ trong lễ hội cũng theo xu hướng ngày càng giản lược các tiêu chí trong chọn người. Nếu trước kia khi chọn người kiêng kiệu rước phải là những nam thanh, nữ tú tuổi từ 17-20 tuổi chưa lập gia đình, người được chọn phải là những gia đình mẫu mực trong xã, trong năm gia đình không có chuyện buồn, bản thân người được chọn phải là những thanh niên ngoan ngoãn, gương mẫu trong làng xã, được mọi người tín nhiệm và coi trọng;... Nay do xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp trong xã, thế hệ thanh niên có nhiều lựu chọn hơn trong công việc của thân, không còn nhất thiết phải đi biển như trước kia. Họ có thể đi làm công nhân tại KKT Nghi Sơn hay đi làm ăn xa, đi xuất khẩu lao động, đến các khu công nghiệp khác ở trong tỉnh hoặc ngoại tỉnh để làm việc... nên tầng lớp thanh niên ở xã không còn nhiều và cũng đang có xu hướng ngày càng ít đi khi việc đi làm ăn xa ngày càng diễn ra nhiều hơn. Vì vậy, đơn giản hóa và giảm bớt các điều kiện

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí