Tổng Quan Về Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững


DLNN đóng góp vào sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng sức thu hút khách đến và lưu trú ở nông thôn. Bên cạnh đó, nó có tác dụng kéo dài mùa vụ du lịch dù không phải thời gian cao điểm của ngành du lịch.

DLNN trở thành chìa khóa hỗ trợ chính sách xóa đói giảm nghèo cùng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đi đến sự thành công. Dựa trên đóng góp phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống bằng việc giảm tỷ lệ nghèo đói và hạn chế khả năng tái nghèo của cộng đồng dân cư địa phương.

DLNN có tính giáo dục cộng đồng bởi vì trải nghiệm SPDLNN du khách sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn TNTN và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống. Đây là một điều kiện quan trọng và mục tiêu hàng đầu hướng đến phát triển bền vững.

DLNN tạo cơ hội tăng thu nhập cho lao động tham gia sản xuất hoặc phụ thuộc vào nông nghiệp. Thông qua bán nông sản trực tiếp cho du khách, cũng chính là mở ra một thị trường tiêu thụ mới. Bên cạnh đó, nó cung cấp việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nhóm lao động nông thôn.

DLNN thúc đẩy sự phân bố lại dân cư giữa khu vực thành thị và nông thôn nhằm ổn định xã hội, giảm sức tải và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đô thị. Phát triển DLNN ở nông thôn là một trong những giải pháp níu giữ nguồn lao động địa phương kiếm sống tại nơi cư trú, hạn chế tình trạng bỏ làng ra phố dẫn đến nảy sinh các hậu quả tiêu cực.

DLNN phát triển đồng nghĩa ngành nông nghiệp không mất đi lực lượng sản xuất, đảm bảo sự cân bằng nguồn nhân lực giữa các ngành kinh tế do hiện nay lao động chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động công nghiệp và dịch vụ.

Hoạt động DLNN đóng góp tôn tạo các công trình kiến trúc lịch sử tại địa phương, khôi phục cảnh quan sinh thái và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như làng nghề, ẩm thực truyền thống, lễ hội, trò chơi dân gian,…

Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn lao động phục vụ DL.

Xây dựng nông thôn theo lối sống văn minh, tư duy hơn với nhiều tiện ích, dịch vụ nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch trình độ dân trí và sự phát triển kinh


tế giữa các khu vực, vùng miền. Lối sống truyền thống của cộng đồng địa phương cần được lưu giữ.

Cộng đồng địa phương được hưởng lợi ích trực tiếp do khai thác DLNN cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như đường giao thông, điện, nước và mạng lưới thông tin liên lạc.

DLNN trở thành cầu nối giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các địa phương, lãnh thổ, quốc gia và dân tộc khác trên thế giới. Hình thức tổ chức DLNN gắn kết người sản xuất với du khách càng chặt chẽ thì cơ hội giao lưu và trao đổi văn hóa càng lớn. Hơn nữa, nông dân tiếp cận hội nhập quốc tế dễ dàng tìm thấy cơ hội xuất khẩu nông sản ra nước ngoài.

Một hướng tích cực khác DLNN mang đến là nâng cao ý thức trách nhiệm trong gia đình, xã hội. Đồng thời, nó bồi dưỡng tình yêu của người trẻ đối với cảnh quan nông nghiệp, phát triển làng nghề nói riêng và ý thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường cho các thế hệ sau nói chung.

1.1.2. Tổng quan về phát triển du lịch theo hướng bền vững

1.1.2.1. Khái niệm

o Phát triển bền vững (sustainable development)

Theo quan điểm của IUCN (International Union for Conservation of Nature) năm 1980 thì: “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đang xen nhau”. (Nguyễn Minh Tuệ, 2017)

Tuy nhiên, khái niệm do UNCED (The United Nations Conference on Evironment and Development) đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả với “Phát triển bền vững thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại, nhưng không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau”(Nguyễn Minh Tuệ, 2017).

Tác giả Gôdian và Hecdue (1988), Grima Lino cho rằng quan niệm PTBV chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. PTBV là một mô


hình chuyển đổi mà nó tối ưu các loại ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai.

Tại Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm về phát triển bền vững được các nhà khoa học định nghĩa: “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”.

Phạm Thị Thanh Bình (2016) – Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới: “ Phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành, thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét. Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển”.

Theo ADB (Asian Development Bank): “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.

Các nhà khoa học Việt Nam còn cho rằng phát triển bền vững phải bổ sung thêm các yếu tố như: Bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng; Đồng thời nhấn mạnh nhân tố con người với tư cách là trung tâm, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững.

Hiện nay, phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm toàn cầu bởi các mâu thuẫn liên quan đến xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình tăng trưởng kinh tế càng gay gắt. Dựa trên đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, vị trí địa lí, lịch sử,… mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tiến hành xây dựng chiến lược phát triển phù hợp nhất.

Vì thế, phát triển bền vững giữ vai trò quan trọng hướng đến việc giải quyết các mâu thuẫn quá khứ, cân bằng mối quan hệ hiện tại và hướng đến sự phát triển hòa hợp giữa yếu tố kinh tế với phát triển xã hội bên cạnh bảo vệ môi trường trong tương lai.

o Du lịch bền vững (sustainable tourism)

Mục tiêu của du lịch bền vững theo Inskeep (1995) là:


- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế môi trường;

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển;

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa;

- Đáp ứng nhu cầu của du khách.;

- Duy trì chất lượng môi trường.

Diễn đàn tiếng Đức về Môi trường và Phát triển (1999) đã đưa ra khái niệm Du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững phải đáp ứng yêu cầu xã hội, văn hóa, sinh thái và kinh tế. Du lịch bền vững phải có tầm nhìn lâu dài đối với các thế hệ hiện tại và tương lai, về đạo đức và xã hội và phù hợp với văn hóa, có khả năng sinh học và kinh tế hợp lý và hiệu quả”.

Luật Du lịch (2005) của Việt Nam định nghĩa: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.

Du lịch bền vững trong tiếng Anh được định nghĩa: “Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và công đồng địa phương”.

Bên cạnh đó, du lịch bền vững có 3 hợp phần chính:

- Một là, thân thiện với môi trường: Thông qua giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, sử dụng tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên,.. tổ chức các hoạt động nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường.

- Hai là, gần gũi về xã hội và văn hóa: Có thể hiểu phát triển điểm đến du lịch nhưng không tác động đến cấu trúc xã hội và văn hóa của cộng đồng địa phương, du lịch bền vững đề cao bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống.

- Ba là, sự đóng góp về mặt kinh tế: Mang lợi ích bằng cách tạo việc làm, tăng thu nhập cho chủ sở hữu điểm đến, lao động của các dịch vụ liên quan và cộng đồng địa phương nhằm hướng đến công bằng, ổn định xã hội.

o Phát triển du lịch bền vững (Sustainable tourism development)

Để ngành du lịch hoạt động lâu dài, bên cạnh đòi hỏi phải đảm bảo không gây suy giảm tài nguyên, tác động tiêu cực đến môi trường thì cần trao quyền phát


triển cho chủ thể chính là những người sản xuất, đảm bảo công bằng xã hội gắn liền lợi ích kinh tế của địa phương.

Vì thế, thuật ngữ “Phát triển du lịch bền vững” mang sự bao hàm gắn kết giữa hai khái niệm “Du lịch bền vững” và “Phát triển bền vững”. Tuy nhiên, quan điểm phát triển du lịch bền vững trên thế giới hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất.

Theo WTTC (World Travel and Tourism Council) năm 1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

Theo Liên minh Bảo tồn Thế giới (1996), du lịch bền vững được hiểu là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, ít tác động đến môi trường từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương (Nguyễn Minh Tuệ, 2017).

Tác giả Hens L. (1998), thì: “Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mĩ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”.

Machado A. (2003), đã định nghĩa: “Du lịch bền vững là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”.

Năm 2005, UNWTO (The World Tourism Organization) đã đề xuất định nghĩa về phát triển du lịch bền vững (Sustainable tourism development): “Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch tương lai”.


Theo Luật Du lịch (2017) giải thích khái niệm như sau: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.

Để chọn lựa một khu vực bất kỳ trở thành điểm đến du lịch cần tiến hành nghiên cứu cách thức tổ chức hợp lý bao gồm nội dung, hình thức và duy trì phát triển theo thời gian. Nhấn mạnh lợi thế không gây suy thoái môi trường cũng như không cản trở sự phát triển các hoạt động bổ trợ hay kinh tế khác.

Vì thế, phát triển DLNN theo hướng bền vững trong luận văn này sẽ vận dụng quan điểm phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước Việt Nam vào phát triển DLNN. Nhằm đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa gữa các mặt về kinh tế, xã hội và môi trường của nông thôn Việt Nam. Từ đó, điểm đến DLNN không chỉ hướng đến tăng trưởng kinh tế địa phương, chia đều lợi ích cho cộng đồng cùng các bên có liên quan khác mà còn phải bảo vệ môi trường lãnh thổ khai thác hoạt động DLNN một cách lâu dài.

1.1.2.2. Các nguyên tắc PTDLBV

PTDLBV cần tuân thủ theo các nguyên tắc chung của phát triển du lịch. Ngoài ra, phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững đồng thời phải thực hiện 10 nguyên tắc của PTDLBV nhằm tạo sự cân bằng giữa 3 ba trụ cột cơ bản gồm: sự bền vững về kinh tế, sự bền vững về xã hội và sự bền vững về môi trường cùng 10 nguyên tắc cụ thể tương ứng (Xem bảng 1.1).


Bảng 1.1. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững


Nguyên tắc phát triển DL bền vững

Bền vững về kinh tế

Bền vững về xã hội

Bền vững về môi trường

- Phát triển DL phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH.

- Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến quảng bá DL.

- Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu.

- Đảm bảo việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển DL.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển DL.

- Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động

DL.

- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí.

- Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường.

- Phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng.

- Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 5

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.1.2.3. Vai trò phát triển du lịch theo hướng bền vững

Năm 2002, Liên Hiệp Quốc nhận định ngành DL đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ bao gồm xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển. Hơn nữa, PTDLBV đem lại:

Đóng góp trong cải thiện đời sống dân cư, tăng thu nhập cho cộng đồng điểm DL riêng khu DL đóng góp thuế vào ngân sách của địa phương, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia đảm bảo an ninh và ổn định trật tự xã hội.

PTDLBV tạo cơ hội cho du khách tham quan, phát hiện các tiềm năng của điểm đến du lịch về kinh tế, từ đó đầu tư phát triển hợp tác giữa kinh tế giữa các nước.


Hơn nữa, PTDLBV sẽ giải quyết các vấn đề về xã hội như tình trạng thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, bất bình đẳng về giới tính,... Đồng thời trở thành nhân tố cho chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, vùng núi ở các quốc gia đang phát triển.

PTDLBV như nhân tố thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế bổ trợ khác cho hoạt động du lịch như giao thông, bưu chính, hàng không, nông nghiệp, bảo hiểm, ngân hàng,..

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau tạo ra đa dạng SPDL đáp ứng mục đích du lịch khác nhau của du khách.

PTDLBV là cầu nối để giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa nhân văn cả về vật chất lẫn tinh thần như di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, ẩm thực, phương thức canh tác nông nghiệp, lễ hội văn hóa,..

PTDLBV nghĩa là hệ sinh thái được gìn giữ và bảo vệ, môi trường tự nhiên có cơ hội phục hồi và tôn tạo, ngăn chặn suy thoái môi trường và khai thác tài nguyên một cách hợp lý để dành cho các thế hệ sau vẫn được sử dụng.

PTDLBV trở thành phương tiện cải thiện sức khỏe, giáo dục ý thức trách nhiệm cũng là phương thức bồi dưỡng tình yêu thương gia đình, xã hội và đất nước.

PTDLBV đồng thời là nhân tố xây dựng tình hữu nghị quốc tế bằng cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hợp tác quốc tế.

1.1.2.4. Phát triển DLNN theo hướng bền vững

Nội hàm của PTDLBV được xác định cụ thể: Mối quan hệ hữu cơ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa; Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài; Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo.

Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động du lịch dựa trên khai thác lợi thế nông sản nông nghiệp gắn liền với bảo tồn các giá trị văn hóa cộng đồng địa phương trở thành nguồn lợi đóng góp rất lớn cho sự phát triển KT-XH. Hơn nữa, DLNN khiến loại hình du lịch đa dạng hơn. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường khi tổ chức DLNN cần phù hợp với nguyên tắc PTDLBV. Nghĩa là phải xây dựng và tiến hành DLNN phát triển theo hướng bền vững.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/01/2023