cúng các bậc tiên hiền vẫn luôn được người dân nơi đây thực hiện và duy trì qua nhiều thế hệ. Với niềm tin thiêng liêng ấy, tín ngưỡng của cộng cư dân xã đảo Nghi Sơn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, tín ngưỡng đã trở thành điểm tựa trong đời sống tinh thần của người dân, là sợi dây vô hình cố kết cộng đồng nơi đây cùng đoàn kết vượt khó để sinh tồn trước biển. Tín ngưỡng cũng đóng vai trò như một chuẩn mực trong đạo đức để mỗi thành viên trong cộng đồng hướng tới để hoàn thiện hơn.
3. Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ CNH-HĐH, đất nước có nhiều đổi thay trên nhiều phương diện kinh tế - văn hóa - chính trị - an ninh quốc phòng. Không nằm ngoài quy luật của quá trình phát triển, xã đảo Nghi Sơn cũng đã có những vận động đổi thay cùng đất nước. Từ một đảo nhỏ gần bờ, năm 1974 xã đảo Nghi Sơn đã được nối với đất liền và trở thành một bán đảo. Ở giai đoạn đầu khi mới được nối với đất liền, do vẫn giữ thói quen sống của người dân đảo nên cộng cộng đồng cư dân nơi đây chưa chịu tác động nhiều, đời sống bà con vẫn ổn định như bao đời nay. Đến những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với những chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế biển, đặc biệt từ khi xã đảo Nghi Sơn nằm trong quy hoạch phát triển của KKT Nghi Sơn - một trong những KKT biển trọng điểm của cả nước, xã đảo Nghi Sơn bước sang một giai đoạn mới và có những bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Những tác động từ KKT Nghi Sơn đã làm cho diện mạo xã đảo có nhiều đổi thay về: cơ cấu kinh tế đa dạng hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã được đầu tư nâng cấp, đời sống người dân ngày càng được nâng cao... Trước những thay đổi đó đã làm cho đời sống văn hóa tinh thần của bà con cũng có những biến đổi nhất định để thích nghi với bối cảnh mới, trong đó bao gồm cả tín ngưỡng.
Về cơ bản, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn vẫn được giữ gìn và duy trì. Nhưng vận động và biến đổi để thích nghi
với điều kiện và hoàn cảnh mới là một quy luật của sự phát triển. Không nằm ngoài quy luật đó, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn bước đầu đã có những biến đổi trên hai bình diện: Cơ sở thờ tự và thực hành tín ngưỡng. Ở khía cạnh cơ sở thờ tự được cộng đồng quan tâm nhiều trong việc mở rộng, bài trí, trang trí... cả ở trong cộng đồng và từng gia đình. Ở khía cạnh thực hành tín ngưỡng, do cơ cấu kinh tế ngành nghề thay đổi, quá trình giao lưu tiếp xúc với các giá trị văn hóa mới nhiều hơn, đời sống bà con được nâng cao nên trong thực hành tín ngưỡng cộng đồng cư dân nơi đây đã có những biến đổi nhất định như: ở đối tượng thờ tự bên cạnh việc khôi phục lại một số thực hành tín ngưỡng bị gián đoạn do những tác động từ các yếu tố khách quan mang lại; thêm đối tượng thờ tự vào không gian thiêng còn có sự mai một một số đối tượng thờ tự trong cộng đồng; Thay đổi trong việc đến các cơ sở thờ tự không nhiều như trước đây bởi một bộ phận dân cư đã chuyển đổi nghề nghiệp; Lễ vật thờ cúng cũng theo xu hướng đơn giản tiện dụng và cầu kỳ, chú trọng; Trong tổ chức và thực hành nghi lễ trong lễ hội cổ truyền, một số bước tiến hành được điều chỉnh và giảm bớt các tiêu chí cho phù hợp với tình hình hiện tại (chọn người khiêng kiệu, quy trình tổ chức các nghi lễ...). Đây là sự thay đổi để thích ứng của những chủ thể sáng tạo và thụ hưởng văn hóa tín ngưỡng, thể hiện các chức năng của văn hóa tín ngưỡng góp phần đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận con người trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, góp phần bảo tồn và tái sản sinh các giá trị văn hóa của cộng đồng. Đồng thời, nó thể hiện sự cố kết của cộng đồng, ổn định và điều hòa các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng dân cư.
4. Từ việc khảo sát, nghiên cứu diên mạo tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xa đảo Nghi Sơn cũng như hiện trạng tín ngưỡng trước sự tác động của quá trình CNH-HĐH đất nước, cụ thể là từ KKT Nghi Sơn và việc xã được nằm trong quy hoạch của KKT. Luận án đã chỉ ra hai xu hướng biến đổi tín
ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn: gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, đơn giản hóa và mai một một số thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng. Với hai xu hướng biến đổi trên, rõ ràng có thể đánh giá cao vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần cộng đồng của tín ngưỡng ở địa phương; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng trong bối cảnh hiện nay là cần thiết vì giá trị của tín ngưỡng vẫn thực sự đang phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn ở cả phương diện thực tiễn và lý thuyết./.
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Hướng Biến Đổi Tín Ngưỡng Của Cư Dân Xã Đảo Nghi Sơn
- Tín Ngưỡng Ngày Càng Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Đời Sống Tinh Thần Của Cộng Đồng Cư Dân Xã Đảo Nghi Sơn
- Vấn Đề Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Của Tín Ngưỡng Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 20
- Đối Tượng Thờ Và Các Lễ Cúng Trong Năm Của Tín Ngưỡng Cộng Đồng Cư Dân Xã Đảo Nghi Sơn
- Sơ Đồ Bài Trí Thần Điện Tại Đền Quan Sát Hải Đại Vương
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh (2016), “Tục tống ôn của cư dân xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số tháng 7, tr 27-29.
2. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh (2018), “Biến đổi tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 11, tr 109-112.
3. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh, Nguyễn Thị Hồng Lê (2018), “Sự vận dụng tri thức dân gian về biển của ngư dân trong bối cảnh hiện nay (Qua nghiên cứu xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa)” - Sách kỷ yếu Ba Lan "Culture - education - professional work" - Zielona Gora 2018 ISBN 978 - 83 - 945714 - 8 – 1.
4. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh (2019), "Lễ cầu ngư ở xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Văn hóa học, số 2 (42), tr 61-66.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. A.A.Belik (2000), Văn hóa học những lý thuyết nhân học văn hóa, Bản dịch,Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.
2. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán Việt, Tái bản, Nxb KHXH, Hà Nội.
3. Đào Duy Anh (1995), Việt Nam văn hóa sử cương, Tái bản, Nxb Thuận Hóa, Huế
4. Phan Phương Anh, Đặng Hoài Giang (2017), “Biến đổi văn hóa: khái niệm và một số cách tiếp cận nghiên cứu”, Tạp chí Văn hóa học, số tháng 6, tr 3-10.
5. Trần Thị Mai An (2010), "Phác thảo yếu tố biển trong văn hoá Việt Nam", Tạp chí khoa học và công nghệ, số 6 (41), tr 90-95.
6. Trần Thị An (2015), Hệ thống thần linh biển và ý nghĩa của việc thực hành tín ngưỡng này đối với việc khai thác biển và xác lập ý thức chủ quyền về biển của người Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Bộ.
7. Toan Ánh (1992), Nếp cũ, Hội hè đình đám - Quyển thượng và quyển hạ,
Tái bản, Nxb Tp Hồ Chí Minh, TpHCM
8. Ban chấp hành Đảng bộ xã Hải Thanh, HĐND, UBND xã Hải Thanh (2006), Địa chí xã Hải Thanh, Nxb Thanh Hoá, Thanh Hóa.
9. Ban chấp hành Đảng bộ xã Nghi Sơn (2013), Lịch sử Đảng bộ xã Nghi Sơn 1945 - 2013, Nxb VHTT, Hà Nội.
10. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2000), Tên làng xã Thanh Hóa, Tập 1, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
11. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử (1994), Lịch sử Thanh Hóa, tập 2 (từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ XV), Nxb KHXH, Hà Nội.
12. Ban nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa (2002), Lịch sử Thanh Hóa, tập 3 (từ thế kỷ XV - XVIII), Nxb KHXH, Hà Nội.
13. Ban nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa (2008), Lịch sử Thanh Hóa, tập 4 (từ 1802 - 1930), Nxb KHXH, Hà Nội.
14. Ban Tôn giáo chính phủ (2007), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
15. Ban Trị sự phật giáo tỉnh Thanh Hóa (2017), Chùa Xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa,Thanh Hóa.
16. Chris Barker (2011), Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành, Đặng Tuyết Anh dịch, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Thị Tuyến hiệu đính, Nxb VHTT, Hà Nội.
17. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.
18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng di sản văn hóa quốc gia (2015), Hội thảo khoa học Văn hóa biển đảo bảo vệ và phát huy giá trị, Nxb Thế giới, Hà Nội.
19. Hippolyte Le Breton (2014), An Tĩnh cổ lục (Le Vieux An - Tĩnh), Tái bản, Nxb VHTT, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
20. Vũ Quang Dũng (2017), Văn hóa biển đảo Việt Nam (Dưới góc nhìn Văn hóa dân gian), tập 1 - 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
21. Vũ Dũng (1998), Tâm lý học tôn giáo, Nxb KHXH, Hà Nội.
22. Đảng uỷ, UBND xã Quảng Nham (2008), Địa chí xã Quảng Nham, Bản đánh máy.
23. Đảng uỷ, UBND xã Ngư Lộc (1992), Địa chí Diêm Phố - Ngư Lộc, Nxb VHTT, Hà Nội.
24. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Thị Thanh Bình (2018), Đời sống xã hội và văn hóa của cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa góc nhìn Dân tộc học, Nxb KHXH, Hà Nội.
25. Trịnh Hoài Đức (1974), Gia Định thành thông chí, Tập hạ, Bản dịch của Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa phủ quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản, Sài Gòn
26. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê Việt Nam hiện nay (Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Nxb VHTT và Viện Văn hóa, Hà Nội.
27. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, Nxb CTQG, Hà Nội.
28. J.I. Claeys (1941), Người An Nam và biển, Tư liệu địa chí - Thư viện tỉnh Thanh Hóa, bản đánh máy
29. Leopold Cadiere (2015 ), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt, Đỗ Trinh Huệ dịch, 3 tập, Tái bản, Nxb Thuận Hóa,Thừa Thiên Huế
30. Ngô Văn Giá (2007), Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ Đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội.
31. James George Franzer (2007), Cành vàng, bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy, Bản dịch,Nxb VHTT, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.
32. Mai Văn Hai, Mai Kiệm (2011), Xã hội học văn hóa, Nxb KHXH, HN.
33. Đặng Thị Thúy Hằng (2014), “Vài nét về biến đổi văn hóa vùng biển Hà Tĩnh”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 356, tr.20-31.
34. Huyện uỷ, UBND huyện Hậu Lộc (1990), Địa chí Hậu Lộc, Nxb KHXH, Hà Nội.
35. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hoằng Hóa, Ninh Viết Giao (chủ biên) (2000), Địa chí văn hóa Hoằng Hóa, Nxb KHXH, Hà Nội.
36. HĐND, UBND huyện Quảng Xương (2010), Địa chí huyện Quảng Xương, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
37. Huyện ủy, HĐND huyện Tĩnh Gia (2010), Lịch sử đảng bộ huyện Tĩnh Gia 1930 - 2010, Nxb Thế giới, Hà Nội.
38. HĐND, UBND huyện Tĩnh Gia (2010), Địa chí huyện Tĩnh Gia, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Hiền (2012), “Khái niệm tôn giáo từ góc độ nhân học văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10, tr 24-33.
40. Lê Thị Thu Hiền (2007), Biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa, Luận án tiến sỹ Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nams.
41. Lê Như Hoa (Chủ biên) (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.
42. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2005), Những vấn đề nhân học tôn giáo, Tạp chí Xưa và nay, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
43. Nguyễn Xuân Hương (2009), Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng (hình thái, đặc trưng và giá trị), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam,
tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội
45. Lương Văn Hy, Trương Huyền Chi (2011), Thương thảo để tái lập và sáng tạo “truyền thống”: tiến trình tái cấu trúc lễ hội cộng đồng tại một làng Bắc Bộ, tài liệu khóa học Tiếp cận Nhân học trong nghiên cứu văn hóa do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức.