Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1-Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu 11

Bảng 3.1- Bảng mã hóa các nhân tố ảnh hưởng đến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM 45

Bảng 4.1- Danh sách các đơn vị trong trường được khảo sát 62

Bảng 4.2 - Thống kê chức vụ của đối tượng được khảo sát 63

Bảng 4.3-Thống kê trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát 64

Bảng 4.4-Thống kê giới tính của đối tượng được khảo sát 65

Bảng 4.5- Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát 66

Bảng 4.6-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Đánh giá rủi ro 66

Bảng 4.7-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Hoạt động kiểm soát 67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Bảng 4.8-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Thông tin và truyền thông 68

Bảng 4.9-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Hoạt động giám sát 68

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một - 2

Bảng 4.13-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM 69

Bảng 4.11-Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s các thành phần 70

Bảng 4.12 - Phương sai trích các biến độc lập 70

Bảng 4.13 - Ma trận xoay 71

Bảng 4.14 - Hệ số KMO and Bartlett's Test 72

Bảng 4.15 - Phương sai trích biến phụ thuộc 72

Bảng 4.16 - Kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình hồi quy 73

Bảng 4.17 - Kết quả hồi quy 73

Bảng 4.18 - Bảng phương sai của sai số không đổi 74

Bảng 4.19 – Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 78

Bảng 5.1 - Tổng hợp kết quả nghiên cứu 83

Bảng 5.2 – Kiến nghị cải thiện hoạt động kiểm soát của Nhà trường 85

Bảng 5.3 – Kiến nghị cải thiện môi trường kiểm soát của Nhà trường 86

Bảng 5.4 – Kiến nghị cải thiện công tác đánh giá rủi ro của Nhà trường 87

Bảng 5.5 – Kiến nghị cải thiện hoạt động giám soát của Nhà trường 88

Bảng 5.6 – Kiến nghị cải thiện hoạt động thông tin và truyền thông của Nhà trường89

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1- Mô hình nghiên cứu của Ssuuna Pius Mawanda 6

Sơ đồ 2.1- Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo INTOSAI 2013 20

Sơ đồ 3.1- Quy trình nghiên cứu 43

Sơ đồ 3.2- Mô hình nghiên cứu đề xuất 51

Sơ đồ 4.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Đại học Thủ Dầu Một 59

Biểu đồ 4.1- Thống kê chức vụ của đối tượng được khảo sát 64

Biểu đồ 4.2- Thống kê về trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát 65

Biểu đồ 4.3- Thống kê về giới tính của đối tượng được khảo sát 65

Hình 4.1- Đồ thị phân bố phần dư hồi quy 75

Hình 4.2- Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 76

Hình 4.3- Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mô hình 76

PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tất cả các tổ chức không kể quy mô, lĩnh vực hoạt động, muốn tồn tại và phát triển luôn phải xác định các mục tiêu và có các biện pháp, chính sách để đạt được mục tiêu. Ba mục tiêu lớn mà bất kỳ một cơ quan nào cũng mong muốn, đó là: tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, Báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định.

Hiện nay, theo cơ chế tự chủ tài chính trong hoạt động của các trường đại học thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công tác tuyển sinh và đào tạo của các trường đại học, từ đó tạo nên nhiều áp lực và khó khăn tại các trường và việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường ngày một cấp thiết. Chủ đề nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức nói chung và tại các cơ sở giáo dục nói riêng đã và đang được quan tâm, hàng loạt các nghiên cứu liên quan trên thế giới đã được thực hiện. Ở Việt Nam, KSNB đã tồn tại và phát triển ở tất cả các tổ chức, tuy nhiên phần lớn còn nhiều tồn tại yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, công cụ quản lý này. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như các nghiên cứu trong nước có liên quan để vận dụng vào điều kiện thực tiễn của một tổ chức cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho tổ chức đó là điều cần thiết hiện nay.

Thực tiễn cho thấy được tầm quan trọng của hệ thống KSNB đối với một tổ chức đã được khẳng định. Theo đó, hệ thống KSNB tốt sẽ giúp tổ chức hạn chế những sự cố mất mát, thiệt hại và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Theo INTOSAI (2013), KSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu giúp các cấp lãnh đạo có thể biết được sự kém hiệu quả xảy ra ở những khâu cụ thể và những nguyên nhân của nó qua đó xác định rõ ràng trách nhiệm thuộc về ai, theo đó một đơn vị có hoạt động KSNB hữu hiệu sẽ góp phần đem lại sự thành công cho đơn vị, làm cho đơn vị ngày càng phát triển và có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

Hiện nay, là một trường đại học công lập dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, theo phân cấp quản lý, trường ĐH TDM có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong công tác tuyển sinh và đào tạo và với gần 10 năm hoạt động, trường ĐH TDM đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên trong thời

gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhưng vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục như:

- Việc dùng cơ sở vật chất cũng như các vật tư, dụng cụ, điện, nước của nhà trường chưa được tiết kiệm và hiệu quả;

- Thái độ, tinh thần làm việc của một số CB-GV-NV chưa được tốt và do vậy hiệu quả công việc chưa cao;

- Một số công việc bị chồng chéo giữa các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm.

- Thất thu học phí do sinh viên nghỉ học giữa chừng cũng như việc tuyển sinh sinh viên đầu vào gặp nhiều khó khăn nên quy mô sinh viên giảm.

Theo tìm hiểu của tác giả, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trên là hoạt động của hệ thống KSNB của nhà trường chưa phát huy được tính hữu hiệu của nó. Theo đó, tác giả nhận thấy rằng nếu các đơn vị xây dựng được hệ thống KSNB tốt thì có thể khắc phục được những hạn chế trên đồng thời ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động giúp các Khoa, Viện, Phòng, Ban hoàn thành tốt công việc được giao, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung cho nhà trường. Vì vậy, để góp phần vào sự thành công này, tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Điều này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay của nhà trường.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung:

Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động cho nhà trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM.

Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM?

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM như thế nào?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM thông qua việc khảo sát các đối tượng là các thành viên của Ban giám hiệu, trưởng, phó các phòng, ban, khoa, viện và nhân viên kế toán, nhân viên khác của nhà trường có am hiểu nhất định về KSNB đang công tác tại nhà trường.

4.2. Phạm vi và đơn vị nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:

+ Phạm vi không gian: tại trường ĐH TDM.

+ Về thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện từ tháng 05/2019 đến tháng 1 năm 2020. Thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019. Dữ liệu sơ cấp được thu thập tại trường ĐH TDM trong năm 2019.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát đối tượng các thành viên của Ban giám hiệu, trưởng, phó các phòng, ban, khoa, viện và nhân viên kế toán, nhân viên khác của nhà trường có am hiểu nhất định về KSNB đang công tác tại nhà trường, tứ đó xác định mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả sử dụng mô hình định lượng nhân tố khám phá thông qua phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định các nhân tố tác động và đo lường

mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM.

6.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

6.1 Về khía cạnh khoa học: Đề tài xây dựng được mô hình nghiên cứu và kiểm định được mô hình nhằm xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM.

6.2 Về khía cạnh thực tiễn: Đề tài nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm về việc khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM, từ đó tác giả đề xuất những kiến nghị thiết thực và phù hợp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM hiện tại và trong thời gian tới, qua đây cũng giúp cho ban lãnh đạo nhà trường có cơ sở để tổ chức và ban hành những quy định, chính sách KSNB phù hợp và thực tế hơn để phát huy được tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của đơn vị.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu 5 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.1. Các nghiên cứu trước trên thế giới

[1] Nghiên cứu của Sterck và cộng sự (2005) với đề tài “The modernization of the Public Control pyramid: International trends” (tạm dịch là Sự hiện đại hóa trong sự thay đổi trong kiểm soát khu vực công: Xu hướng của thế giới) là một trong những nghiên cứu quốc tế đầu tiên về thực hành KSNB trong khu vực công và cung cấp những phát hiện thú vị về các khuôn khổ KSNB được sử dụng trong một số quốc gia được coi là người tiên phong vào thời điểm đó thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Ví dụ, Úc đã thiết lập một mô hình điều khiển trung tâm một cách rõ ràng đề cập đến năm thành tố của khuôn khổ KSNB Coso đầu tiên. Ở Thụy Điển, hầu hết các tổ chức công cộng sử dụng kết hợp các phương pháp khuyến cáo của chính phủ (dựa trên tiêu tiêu chuẩn Coso) cùng với các hệ thống và thủ tục cụ thể đã được phát triển có tính đến các yếu tố nội bộ như mô hình tổ chức và loại hình hoạt động thực hiện. Trong chính phủ liên bang của Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn về KSNB cũng dựa trên tiêu chuẩn Coso, cung cấp một khuôn khổ KSNB để xác định và giải quyết các thách thức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường quản lý rủi ro trong nội bộ của tổ chức.

[2] Ssuuna Pius Mawanda (2008) với đề tài nghiên cứu “Effects of internal control systems on financial performance in an institution of higher learning in Uganda: A case of uganda martyrs university” (tạm dịch là ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến hiệu quả tài chính trong một tổ chức đào tạo chất lượng cao ở Uganda: Trường hợp của trường đại học Martyrs Uganda). Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, tác giả đã kiểm tra những ảnh hưởng của KSNB đối với hoạt động tài chính tại các trường đại học ở Uganda. Mục tiêu là để thiết lập các mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính tại các trường đại học ở Uganda. Nghiên cứu cho thấy rằng có sự tác động đáng kể của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính của các trường. Theo đó, môi trường kiểm soát; kiểm toán nội bộ và hoạt động kiểm soát của hệ thống KSNB có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động tài chính của nhà trường.

Kiểm soát nội bộ

* Môi trường kiểm soát

* Kiểm toán nội bộ

* Hoạt động kiểm soát

Hiệu quả hoạt động tài chính

* Tính thanh khoản

* Trách nhiệm

* Báo cáo


Các biến trung gian

* Chính sách của Hội đồng quản trị

* Hội đồng giáo dục quốc gia

* Bộ giáo dục


Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Ssuuna Pius Mawanda

(Nguồn: Ssuuna Pius Mawanda, (2008))

[3] Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009) đã thực hiện một nghiên cứu “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda” (tạm dịch Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Trường hợp nghiên cứu ở Uganda). Đề tài đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi, bao gồm các biến độc lập là các thành phần của KSNB (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT) đều có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các dự án và theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa đạt được sự hữu hiệu, hay nói cách khác là cần vận hành hệ thống KSNB của một tổ chức một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành nên nó sẽ phát huy được tính hữu hiệu tốt hơn.

[4] Rahahleh, M. (2011) với nghiên cứu “The Impact of Multiple Authorities that Conduct Internal Control on Public Fund in the Control Process in Jordan” (tạm dịch là tác động của các cơ quan có thẩm quyền đến việc thực thi KSNB với quỹ công ở Jordan trong quá trình kiểm soát). Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã phát hiện ra rằng hoạt động KSNB trong các tổ chức công cộng Jordan còn tồn tại rất nhiều vấn đề và điều này làm cho hoạt động của hệ thống KSNB yếu kém. Nguyên nhân của sự yếu kém này chủ yếu là do thiếu lực lượng lao động có trình độ; tổ chức không tiến hành cải tiến các thành phần chính của hệ thống KSNB của đơn vị; tổ chức không có khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật cần thiết trong KSNB ở khía cạnh thông tin và truyền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023