Vấn Đề Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Của Tín Ngưỡng Trong Bối Cảnh Hiện Nay


Có thể thấy, bất kể ở đâu, trong hoàn cảnh nào tín ngưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Tín ngưỡng luôn là điểm tựa, là cứu cánh tinh thần cho con người khi phải đổi mặt với những khó khăn, bế tắc của cuộc sống. Đối với cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, tín ngưỡng vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và là điểm tựa vững vàng giúp họ có thể thích nghi với bối cảnh mới hiện nay.

4.2.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng trong bối cảnh hiện nay

Trước những tác động của quá trình CNH-HĐH, nhất là những tác động trực tiếp từ KKT Nghi Sơn, đã làm cho xã đảo Nghi Sơn thay đổi trên nhiều bình diện kinh tế - văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, ở khía cạnh tín ngưỡng chưa có quá nhiều biến động, nhưng bước đầu đã có sự vận động và biến đổi cho phù hợp với xu thế và tình hình mới: xu hướng gia tăng các hoạt động tín ngưỡng và xu hướng đơn giản hóa và mai một một số thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng. Để các giá trị tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn được gìn giữ và phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại, vấn đề đặt ra chính là bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng trong bối cảnh hiện nay. Để làm được điều này cần phải tái cấu trúc một số thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng.

Tái cấu trúc tín ngưỡng là phục hồi, kế thừa các yếu tố của tín ngưỡng truyền thống có sự sáng tạo, biến đổi, sắp xếp lại,... cho phù hợp với tình hình hiện tại để từ đó thực hiện tốt vai trò, chức năng của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân.

Trước tiên, đối với các lễ hội truyền thống: Ở xã đảo Nghi Sơn, trong một năm có 3 lễ hội lớn: lễ hội Cầu Ngư, lễ kỵ Thánh Bà và lễ hội vua Quang Trung. Trước đây, lễ hội chính là những thời điểm mong chờ nhất trong năm của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn. Ai cũng háo hức mong chờ đến ngày


tổ chức lễ hội để được: thể hiện niềm tin, sự sùng bái và những hy vọng, ước vọng của mình với các vị thần, để các thành viên trong cộng đồng gần gũi nhau hơn, được trải mình trong một không gian thiêng, được thể hiện khả năng của mình qua các trò chơi ở phần hội, được giao lưu gặp gỡ,... Nhưng hiện nay, do những tác động của quá trình CNH-HĐH, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đã có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc với các giá trị văn hóa mới, dễ dàng tiếp cận và hưởng thụ nhiều hơn các sản phẩm văn hóa tinh thần mang tính thời đại. Chính điều này làm cho lễ hội không còn là niềm mong mỏi duy nhất của cộng đồng, nhất là với tầng lớp thanh niên đang bị những hấp dẫn từ các sản phẩm văn hóa mới. Để các lễ hội truyền thống của xã vừa đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh của cộng đồng cư dân, là cầu nối cố kết cộng động và sinh hoạt mang tính tập thể của cộng đồng sau thời gian lao động vất vả. Các hoạt động của lễ hội bên cạnh việc kế thừa và duy trì các nghi lễ, nghi thức theo truyền thống thì một số hoạt động trong lễ hội cần được thay đổi hoặc thêm vào những hoạt động mới để phù hợp với nhu cầu hiện tại của cộng đồng. Đối với công tác chuẩn bị cho lễ hội, bên cạnh việc phân công cụ thể cho từng nhóm, từng bản hội chịu trách nhiệm từng công việc cần khuyến khích, kêu gọi động viên nhiều đối tượng cùng tham gia, nhất là tầng lớp thanh niên. Các đồ vật dùng cho phần lễ nên hạn chế việc mua sẵn và động viên, khuyến khích các thành viên trong tổ được giao đảm nhận các công việc sẽ tự làm. Ví dụ như làm và trang trí thuyền rước, trang trí các mâm quả, trang trí kiệu rước, công tác dọn dẹp cảnh quan thôn xã chuẩn bị cho lễ hội, kiệu rước... việc làm này vừa phát huy khả năng sáng tạo của từng thành viên, đồng thời giúp cho những người tham gia vào công tác chuẩn bị trên hiểu rõ hơn về giá trị của sinh hoạt tín ngưỡng này. Ở phần lễ, đây thường là phần mong chờ nhất của những người tham gia lễ hội. Để thu hút được mọi người tham gia và tạo không khí vui vẻ cho lễ hội bên


cạnh các trò diễn truyền thống, cần đưa thêm các trò mới phù hợp với điều kiện và không gian của lễ hội, nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu của hiện tại, từ đó làm đa dạng hơn các hoạt động trong phần hội như: các hoạt động thể dục thể thao, các trò diễn liên quan đến nghề nghiệp, tổ chức các cuộc thi thông qua các trò diễn như thi đan lưới, đua thuyền...Có như vậy các hoạt động của lễ hội truyền thống mới được gìn giữ, phát huy và thực hiện được chức năng vốn có của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Các cơ sở thờ tự được coi là nơi gìn giữ, duy trì, trao truyền các giá trị của tín ngưỡng một cách tốt nhất, là nơi giúp cho chúng ta biết được nguồn cội, gốc tích tâm thức dân gian. Hiện nay, đời sống vật chất của cộng đồng được nâng lên, thu nhập cao hơn so với trước. Theo quy luật, khi cuộc sống vật chất đã đầy đủ, con người quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần. Không nằm ngoài quy luật, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động tín ngưỡng, trong đó rất chú trọng đến việc trùng tu tôn tạo, mở rộng các cơ sở thờ tự trong xã. Đây là một trong những hoạt động cần thiết để gìn giữ các giá trị của tín ngưỡng nói riêng và các giá trị văn hóa của cộng đồng nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình trùng tu, tôn tạo và mở rộng các cơ sở thờ tự trong xã cần phải chú ý đảm bảo gìn giữ được giá trị vốn có của nó, tránh tình trạng du nhập những cái mới không phù hợp, làm mất đi tính thiêng của cơ sở thờ.

Trong tập tục cúng rằm tháng bảy âm lịch của cộng đồng cư dân nơi đây đã có những thay đổi so vơi trước. Trước đây, cùng với lễ cúng đồ mã cho gia tiên trong ngày rằm tháng bảy còn có tục tống ôn-là nghi lễ đặc trưng của cư dân vùng biển nhằm xua đuổi những ôn hoàng dịch lệ, những điều không may mắn ra khỏi gia đình và cộng đồng. Bởi theo quan niệm của người dân, tháng bảy là tháng cô hồn, tháng sẽ có nhiều điều không may do những cô hồn, dã quỷ mang lại, thì nay tục tống ôn không còn được duy trì. Việc

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 18


không còn duy trì tục tống ôn một phần do quá trình giao lưu tiếp xúc làm thay đổi nhận thức của cộng đồng cư dân. Hiện nay, trong lễ cúng ngày rằm tháng bảy chỉ còn duy trì tục đốt đồ mã cho những người đã khuất. Nhưng theo xu thế chung hiện nay, tục cúng đồ mã trong ngày rằm tháng bảy đã có phần đi quá so với ý nghĩa ban đầu của nó. Đây cũng là ảnh hưởng xu thế chung hiện nay của xã hội. Để tập tục truyền thống tốt đẹp của cộng đồng được duy trì và đáp ứng được nhu cầu tâm linh của cộng đồng cư dân, cần có những tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân trong việc thực hành hoạt động tín ngưỡng này.

Có thể thấy, trước những tác động của quá trình CNH - HĐH trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự vận động và biến đổi cho phù hợp với xu thế chung của sự vận động và phát triển, thì vấn đề gìn giữ những giá trị truyền thống cốt lõi của tín ngưỡng nói riêng và văn hóa nói chung để tạo nên những sắc thái riêng trong văn hóa cộng đồng vùng miền là điều hết sức cần thiết.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, nhất là đối với thế hệ trẻ - những người sẽ kế thừa và tiếp tục tạo nên những giá trị văn hóa mới trong tương lai. Giúp cho người dân hiểu và biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó có được tâm thế vững vàng trước những tác động ngày càng mạnh của quá trình CNH - HĐH. Cũng giúp cho người dân biết lựa chọn những giá trị phù hợp để đưa vào cộng đồng và loại bỏ những điểm không phù hợp trong quá trình giao lưu với các vùng, miền văn hóa khác mà vẫn giữ được những giá trị cốt lõi, đặc trưng văn hóa của người dân trên xã đảo.

Cần phát huy vai trò, chức năng của tín ngưỡng trong đời sống của cộng đồng cư dân hiện nay. Để các hoạt động tín ngưỡng hay những thực hành tín ngưỡng của người dân như là một cầu nối, một sợi dây trong cố kết cộng đồng trước những tác động của sự phát triển và thay đổi cơ cấu ngành


nghề kinh tế hiện nay của xã, khi mà trong cộng đồng không còn chung một phương thức mưu sinh, không còn cùng "cộng mệnh" và "cộng cảm" như trước kia. Để các thực hành tín ngưỡng như là một trong những cơ sở để điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng, giúp cho từng thành viên cũng như cộng đồng có thể khẳng định năng lực và tự hoàn thiện bản thân tốt hơn. Nhất là trong bối cảnh xã đảo đang chịu nhiều những tác động do quá trình giao lưu tiếp xúc với bên ngoài, cộng đồng cư dân trong xã có nhiều cơ hội tiếp xúc với các giá trị văn hóa ngoài cộng đồng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên - những đối tượng được coi là rất nhạy cảm, dễ dàng tiếp thu và dễ thay đổi nhưng lại chưa được trang bị một nền tảng vững vàng trước những tác động mạnh mẽ này.

Như trên đã nói, tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi một cộng đồng. Không ai có thể phủ nhận rằng tín ngưỡng có vai trò đáp ứng nhu cầu niềm tin, tạo sự thăng bằng tâm lí, ổn định xã hội và trấn an con người. Tín ngưỡng tạo nên sự liên kết con người với con người, con người với môi trường văn hóa biển đảo và đất liền. Tín ngưỡng duy trì hệ thống thực hành xã hội đã có từ xa xưa và điều chỉnh, thích nghi với thực tế hiện nay nhằm củng cố các mối quan hệ xã hội cũ và mới phát sinh, giúp con người đối mặt tốt hơn với những rủi ro, gắn kết con người vào mục tiêu phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, trước những thay đổi của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội các tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đã và đang có những biến đổi từ các nghi thức thực hành, niềm tin vào các vị thần được tôn thờ cho đến các đối tượng thờ cũng có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu hiện tại... Sự biến đổi này là một quy luật tất yếu, phù hợp với nhu cầu, nhịp sống của cư dân trong bối cảnh CNH - HĐH gắn với khu kinh tế Nghi Sơn. Bởi xét cho cùng, văn hóa sinh ra là vì con người, phục vụ cho nhu cầu


của con người. Bởi vậy, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn sẽ có sự biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu mới, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của nó trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Điều này góp phần khẳng định quan điểm của Malinowski khi ông cho rằng: văn hóa được sinh ra là để đáp ứng các nhu cầu của con người và các cá nhân riêng lẻ và sự biến đổi này chính là minh chứng cho sự đáp ứng các nhu cầu của con người.

Rõ ràng, sự ra đời và tồn tại tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nơi đây không chỉ đáp ứng nhu cầu của cá nhân riêng lẻ (theo quan điểm của Malinowski) mà nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành nên các bản hội, tổ chức nhóm gắn kết con người trong mối quan hệ “cộng mệnh”, “cộng cảm” (theo cách gọi của tác giả Ngô Đức Thịnh) đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận cư dân xã đảo Nghi Sơn. Mặt khác, việc thực hiện các nghi lễ đối với các vị thần được tôn thờ nhằm thể hiện niềm tin, sự ngưỡng vọng của cộng đồng cư dân nơi đây góp phần bảo tồn và tái sản sinh các giá trị văn hóa của cộng đồng. Đồng thời, nó thể hiện sự cố kết của cộng đồng, ổn định và điều hòa các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng dân cư như tinh thần của chức năng tôn giáo theo quan điểm của Radcliffe - Brown. Đây chính là sức mạnh giúp cho họ có thể sinh tồn và bảo vệ được vùng đất của họ. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa của tín ngưỡng này trở thành những sinh hoạt tâm linh phong phú, những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng. Tất cả những yếu tố đó trở thành những động lực cho sự phát triển xã hội, nó khẳng định vai trò của tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn.

Tiểu kết

Trước những tác động của quá trình CNH-HĐH, trực tiếp là tác động của sự phát triển của KKT Nghi Sơn, tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng đã có những vận động và biến đổi cho phù hợp với bối cảnh hiện nay. Có thể nhận thấy xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi


Sơn theo hai hướng: xu hướng gia tăng các hoạt động tín ngưỡng và xu hướng đơn giản hóa, mai một một số thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng. Trước những xu hướng trên, vấn đề đặt ra trong hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn là: tín ngưỡng vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân do đó vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị của tín ngưỡng trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi KKT Nghi Sơn đang ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với sự phát triển đó là đời sống của cộng động cư dân xã đảo Nghi Sơn sẽ chịu những tác động ngày càng nhiều và sâu hơn, đặc biệt là trong đời sống văn hóa ... là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa ở nhiều phương diện, bao gồm cả phương diện áp dụng lý thuyết nghiên cứu vào trường hợp nghiên cứu cụ thể này.


KẾT LUẬN

1. Nằm ở phía Nam của vùng biển Thanh Hóa, xã đảo Nghi Sơn hay còn được gọi là Biện Sơn (hòn Biện là hòn đảo duy nhất trong hệ thống các đảo của Thanh Hóa có cộng đồng cư dân sinh sống từ lâu đời. Những dấu vết còn lại trên đảo và những ghi chép trong lịch sử đã cho thấy xã đảo Nghi Sơn từng là vị trí trọng yếu trên con đường biển thiên lý Bắc Nam, là tiền đồn, là căn cứ thủy quân của các triều đại phong kiến. Không chỉ vậy, với vị trí là vùng kín gió, sẵn nguồn nước ngọt nên từ xưa đảo Nghi Sơn đã là điểm trú ngụ cho những thuyền buôn trên biển, là nơi dừng chân lý tưởng cho những di dân từ Bắc Bộ vào, từ Nghệ An ra trong cuộc hành trình đi tìm vùng đất mới.

2. Không như các cộng đồng dân cư khác của vùng biển Thanh Hóa với môi trường sống một bên là biển, một bên là bờ. Môi trường sống của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn chính là đảo với ba bề bốn bên đều là biển. Cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào biển, để sinh tồn cư dân nơi đây đã luôn tìm kiếm, thích nghi để rồi có những ứng xử phù hợp với điều kiện sống của mình. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những kinh nghiệm, những cách thức ứng xử đã hun đúc và tạo nên những giá trị văn hóa mang những đặc điểm riêng của cộng đồng cư dân nơi đây.

Hình thành dựa trên cơ sở niềm tin của con người vào cái siêu nhiên, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn chính là phản ánh một cách thức ứng xử của cư dân nơi đây trước môi trường sống đặc thù của mình. Từ những kết quả nghiên cứu có thể thấy, diện mạo tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn mang đặc trưng tín ngưỡng của cư dân vùng biển. Tín ngưỡng chủ yếu nơi đây là tín ngưỡng thờ các vị thần biển - những vị mà cư dân ở đây cho rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ họ trước phong ba bão táp của cuộc sống trên một hòn đảo nhỏ. Bên cạnh đó, những tín ngưỡng truyền thống của người dân Việt như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí