Sự Tin Tưởng Chất Lượng Đào Tạo Từ Xa Của Người Dân Và Thị Trường Lao Động


địa phương do các văn phòng khu vực đảm nhận, và do các chuyên gia đại học địa phương giảng dạy. Hướng dẫn trực tuyến được quản lý tại các trụ sở chính và do giảng viên của Đại học Mở Inđônêsia tiến hành, sử dụng hệ thống quản lý học tập dựa trên mã nguồn mở Moodle. Hướng dẫn qua sóng phát thanh được truyền tải qua hệ thống Đài phát thanh quốc gia. Đại học Mở Inđônêsia cung cấp dịch vụ tư vấn học tập, trực tiếp tại Văn phòng khu vực hoặc trực tuyến. Các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến được học viên truy cập qua các cổng thông tin điện tử của Đại học Mở Inđônêsia, bao gồm: Hướng dẫn trực tuyến và bài tập, tài liệu học tập trên web, chương trình truyền hình trực tiếp, thư viện kỹ thuật số với các tạp chí, bảng điểm, tư vấn học tập, sách điện tử, ghi danh trực tuyến và các bài trên mạng. Do sự giới hạn truy cập Internet của học viên cho nên, chỉ khoảng 5% số học viên tận dụng được các dịch vụ trực tuyến. Nhóm phân tích thái độ về các nguồn lực trên mạng ở khu vực Châu Á cho biết sự cần thiết phải cải thiện chính sách và cơ sở hạ tầng trước khi giáo viên và học viên có thể thực hiện tối ưu các kỹ thuật Internet World-Wide Web, cùng một kết luận đã được rút ra của nhiều nhà nghiên cứu trước đó (Gulati, 2008)[28].

Một nghiên cứu phối hợp của các thành viên 14 nước Châu Á thuộc dự án PANdora đã cung cấp dữ liệu về các lý do khó tiếp cận được với Internet trong khu vực (Baggaley et al., 2007)[17]. Các nghiên cứu đã xác định thời gian truy cập vào các trang web trong các thành phố lớn tại Châu Á và cho rằng “Trong hầu hết các điều kiện khảo sát, thời gian trình duyệt chậm hơn bốn lần so với quy định thông thường có thể chấp nhận được. Sự rớt mạng của các trang web thường xuyên xảy ra”. Sử dụng các truy cập có sẵn ‘traceroute’, nghiên cứu cũng phân tích các tuyến đường dẫn của trang web từ trang web của máy chủ tại các cơ sở đào tạo Châu Á. Tất cả các trang web đều đi qua các máy chủ trung gian trước khi đi tới mục tiêu, gây ra tình trạng không thành công lớn hơn. Trong khi đó tại Canada, để truy cập trang web trên máy chủ người sử dụng chỉ đi vài hops, nhưng người dùng ở Châu Á thường phải đi qua 20 hops hoặc nhiều hơn, và cuối cùng không đạt được mục tiêu của họ. Nghiên cứu đã khuyến cáo sự phát triển của các trang web hiệu quả hơn và các điểm giao dịch Internet cho đào tạo trực tuyến ở Châu Á.


Khả năng tiếp cận trực tuyến và sự chấp nhận ở Châu Á

- Khả năng tiếp cận: Cuộc khảo sát của Samaranayake et al. (2007)[62] đã nêu lên sự gia tăng của máy vi tính và công nghệ thông tin và truyền thông tại Bhutan, Pakistan và Sri Lanka từ những năm 1990 trở lại đây và sự tăng lên mạnh mẽ trong việc sử dụng tin học trong nhà trường. Chính sách miễn thuế của Chính phủ đối với máy tính đã tạo điều kiện cho nhiều người dân có khả năng mua được máy tính phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tại nhà riêng của mình. Khảo sát cũng cho rằng người học cũng rất hào hứng với phương pháp học bằng công nghệ thông tin và truyền thông tại các nước Nam Á, địa điểm chính cho học viên sử dụng máy vi tính là tại các cơ sở đào tạo. Tỷ lệ người học sử dụng máy tính tương đối cao ở Sri- Lanka, nơi hơn hai phần ba số học viên được truy cập tại các cơ sở đào tạo. Tại Bhutan và Pakistan dưới một nửa số học viên được truy cập máy tính. Tại Pakistan và Sri Lanka việc truy cập Internet của học viên chủ yếu tại cơ sở đào tạo và tại các nơi làm việc, việc truy cập Internet tại các quán cà phê Internet là tương đối phổ biến, một số nơi người học sử dụng kết nối dial - up chậm và phải đối mặt với vấn đề vi rút của máy tính nghiêm trọng. Hầu hết người học có khiếu nại rằng Internets thường bị ngắt trước khi họ có thể tải về các tập tin đa phương tiện cần thiết cho việc học trực tuyến của họ. Các nước Nam Á, nguồn học liệu dựa vào công nghệ thông tin và truyền thông được sử dụng trong các chương trình học tập. Tuy nhiên hơn 90% các khóa học, người học chỉ sử dụng một phần và khả năng sử dụng tài liệu học tập tương tác là tối thiểu.

- Khả năng chi trả: Công trình nghiên cứu của Samaranayake cũng chỉ ra rằng chi phí sử dụng Internets cao là một vấn đề cho nhiều học viên từ xa, mặc dù phần lớn số học viên có đủ điều kiện chi trả cho khóa học dựa vào công nghệ Thông tin và Truyền thông với sự cố gắng của bản thân và sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh. Với chi phí cao cho việc kết nối Internet so với thu nhập tại các địa phương của người đi học cho biết những ưu tiên cao cho đào tạo của người học và phụ huynh là như nhau. Vì vậy, khả năng tiếp cận và tính sẵn có của Internet là những trở ngại lớn cho học trực tuyến hơn là khả năng chi trả của người học.


Các mô hình thích hợp cho các quốc gia khác nhau: Các công trình nghiên cứu đã xem xét sự lựa chọn thay thế cho phương pháp trực tuyến trong đào tạo từ xa, ví dụ: Sử dụng máy tính có trợ giúp các nguồn học liệu, truyền hình, truyền thanh, điện thoại di động và các học liệu nghe nhìn khác. Khả năng sẵn có của các học liệu công nghệ không dựa vào Internet tỏ ra hài lòng trong các cơ sở đào tạo cũng như tại nhà các học viên. Đĩa CD đa phương tiện là học liệu có hiệu quả đối với học viên, mặc dù chất lượng của nó không phải lúc nào cũng tốt, và các vấn đề dịch vụ điện ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh bị cô lập, yếu tố kinh tế và thiếu nội dung học tập trong ngôn ngữ địa phương thường cản trở khả năng tiếp cận và chấp nhận Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Việc sử dụng các phương tiện đào tạo từ xa kết hợp (Blended) đáng được khuyến khích trong các khu vực như vậy và đang ngày càng trở nên quan trọng trong tất cả các loại hình đào tạo. Tại các nước Nam Á công trình nghiên cứu của Samaranayake chỉ ra rằng, phương tiện truyền thông hỗn hợp là phù hợp với nhu cầu của họ. Nghiên cứu đề xuất việc sử dụng rộng rãi hơn nữa đài phát thanh và truyền hình có độ bao phủ lớn và thường xuyên có sẵn trong hầu hết các nước Châu Á, và khuyến cáo thành lập các đài phát thanh, truyền hình giáo dục cho cả nước. Cơ sở hạ tầng công cộng cần theo kịp đáp ứng nhu cầu trong phạm vi toàn quốc. Các cơ sở công lập cũng như cơ sở tư nhân đều có thể tham gia vào những chương trình như vậy, tuy nhiên vấn đề kinh phí thường eo hẹp. Nếu đào tạo từ xa được áp dụng rộng rãi như một phương tiện làm tăng tính truy cập với đào tạo ở khu vực Châu Á, các dự án như vậy chính là đầu tư cho các thế hệ tương lai.

Như vậy, sự hiện đại tập trung vào giáo dục trực tuyến ở các nước đang phát triển dường như đã không thành công do thiếu khả năng tiếp cận, làm cho đa số người dân không thể tiếp cận được với công nghệ này do cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa theo kịp sự phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông, do vậy các phương pháp dựa trên Internet không tỏ ra tác dụng ở nhiều nơi. Đào tạo từ xa tại nước ta sẽ không sáng suốt nếu chạy theo tấm gương của các cơ sở đào tạo muốn ôm mộng dẫn đầu, bỏ đi các phương tiện truyền thông như đài phát thanh và truyền hình cho dù các công nghệ này dễ truy cập hơn Internet và World-Wide-Web trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.


tất cả các phần của thế giới. Trong khi đó, các nghiên cứu về khả năng tiếp cận và chấp nhận có thể tạo ra kết luận hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách đào tạo liên quan đến việc thiết kế các trang web và đường truyền Internet mới cho thế giới đang phát triển. Công nghệ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là chương trình dựa trên máy tính, là thành phần cấu thành của tất cả các khía cạnh của cuộc sống, cần phải làm cho người học từ xa tại nước ta có thể dễ dàng tiếp cận với công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập từ xa. Trong khi chờ đợi để nâng cao chất lượng truy cập vào các cơ sở công nghệ thông tin hiện đại như máy tính và Internet, cần có phạm vi sử dụng rộng rãi cho các đài phát thanh, truyền hình, điện thoại di động, những phương tiện truyền thông có sẵn trong đời sống hàng ngày.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 17

3.3.3. Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động

Với các phát hiện mới trong nghiên cứu đề tài này khẳng định, muốn thu hút người dân Việt Nam hay người lao động, tham gia giáo dục theo phương thức đào tạo từ xa, với biến số “Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động” có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất, đến định hướng hay quyết định đi học của người dân. Hay nói cách khác người dân Việt Nam tin tưởng đào tạo từ xa, trước tiên là đánh giá chất lượng đào tạo từ xa của xã hội, với đào tạo từ xa có nhiều tiện ích dựa trên việc sử dụng đan xen nhiều công nghệ đào tạo phù hợp với nhu cầu của nhiều người. Đối với chất lượng đào tạo từ xa, bài viết “Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ xa của Viện đại học Mở Hà nội” tại Hội thảo Khoa học quốc gia về giáo dục Mở và Từ xa, năm 2009, tại Hà Nội[14], Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Minh Việt cho rằng: “Đào tạo từ xa phát triển bền vững, chiếm được niềm tin của xã hội, việc đảm bảo chất lượng phải là mối quan tâm hàng đầu”. Bài viết đã đề cập được những vấn đề cơ bản liên quan đến việc nâng cao chất lượng đào tạo từ xa như khái niệm về chất lượng đào tạo từ xa, phát triển học liệu, công nghệ, phương tiện, phụ đạo và hỗ trợ học tập và kiểm tra đánh giá học viên.

Thật vậy, đào tạo mở và từ xa đã phát triển nhanh chóng, dẫn đến mối quan tâm về chất lượng của các khóa học. Vì nhu cầu của các nhà tuyển dụng về chất


lượng ngày càng cao, việc đảm bảo chất lượng đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà lãnh đạo giáo dục, nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và đã trở thành vấn đề cơ bản trong quy hoạch và quản lý đào tạo từ xa (Belawati & Zuhairi, 2007)[20]. Đảm bảo chất lượng trong đào tạo đại học là một bộ thiết kế hệ thống về quản lý và quy trình thẩm định để so sánh thực tế các mục tiêu đề ra, bảo đảm đạt được các kết quả đầu ra có chất lượng và nâng cao chất lượng (Harman, 2000)[33]. Nó là một hệ thống nội bộ và quy trình liên tục kết hợp với sự đánh giá bên ngoài với nỗ lực để đảm bảo rằng mức độ về chất lượng dự kiến đạt được và niềm tin của các bên liên quan được duy trì.

Mặc dù, hướng dẫn đảm bảo chất lượng phân loại các thành phần theo những cách khác nhau, tất cả các nguyên tắc đảm bảo chất lượng đào tạo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách và lập kế hoạch, nguồn nhân lực, các chương trình, phương tiện học tập, hỗ trợ người học và kiểm tra đánh giá. Ví dụ, khuôn khổ đảm bảo chất lượng của Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (Asian Association of Open Universities) phản ánh đầy đủ nhu cầu chất lượng cao trong các chương trình đào tạo từ xa gồm 107 tiêu chí thuộc 9 tiêu chuẩn.

Chất lượng đào tạo từ xa thường là nhận thức mang tính chủ quan, kết quả đánh giá chất lượng nội bộ cần phải được xác nhận bằng quá trình đánh giá từ bên ngoài. Cho nên kiểm định chất lượng nội bộ thường được kết hợp với quá trình đánh giá từ bên ngoài. Đánh giá chất lượng từ bên ngoài cho phép cơ sở đào tạo chứng minh tính minh bạch và xác thực của hệ thống đảm bảo chất lượng của họ (Belawati &Zuhairi, 2007)[6], và thường nhận được sự chứng thực từ bên ngoài.

Việc triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng có vai trò đáng kể đối với nguồn lực. Những đơn vị và cá nhân đáp ứng hoặc vượt tiêu chuẩn về hiệu quả công việc cần được đánh giá công bằng và khen thưởng cho những nỗ lực của họ. Thực hiện mục đích này, Đại học Mở Inđônêxia đã phát triển một hệ thống đánh giá hiệu quả bao gồm: (i) Mô tả công việc rõ ràng, (ii) Xác định rõ các tiêu chuẩn hiệu suất,

(iii) Thực hiện đánh giá công bằng, (iv) Quy trình động viên hợp lý, (v) Hệ thống khen thưởng gắn với hiệu quả công việc và (vi) Cơ chế thông tin phản hồi tin cậy.


Đảm bảo chất lượng là nhân tố rất quan trọng trong quản lý đào tạo từ xa, đảm bảo rằng mức độ chất lượng dự kiến đạt được và sự tin tưởng của “Các bên liên quan” được duy trì. Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng luôn phản ánh các hoạt động và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo từ xa và cách thức để cải thiện chúng. Tự đánh giá là một khía cạnh quan trọng của đảm bảo chất lượng. Những ví dụ về triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng tại Đại học Mở Inđônêxia chứng tỏ đội ngũ cán bộ nhân viên có thể cải thiện hoạt động của họ về số “Phương pháp hay nhất” được xác định là cần thiết để tăng cường hiệu suất giáo dục từ xa chất lượng cao.


CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO TỪ XA Ở VIỆT NAM


Từ định hướng phát triển đào tạo từ xa của Đảng và Nhà nước, cụ thể là: (i) Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đào tạo từ xa, (ii) Các nhiệm vụ chủ yếu phát triển đào tạo từ xa, (iii) Các giải pháp phát triển đào tạo từ xa trong thời gian tới, kết hợp với kết luận kết quả nghiên cứu của đề tài cần đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đối với phát triển đào tạo từ xa, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, tạo cho xã hội một nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

4.1. Định hướng phát triển đào tạo từ xa của Đảng và Nhà nước

4.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về đào tạo từ xa

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, tháng 12 năm 1996 đã đề cập: “Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học, mọi người chăm lo cho giáo dục, đào tạo. Thực hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo được Nhà nước và Cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm điều kiện cho những người học giỏi phát triển tài năng”

Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học từ xa, từng bước hiện đại hóa hình thức giáo dục. Quyết định 112 /2005 /QĐ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2005 đã nhấn mạnh “Nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong việc học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời và tham gia xây dựng xã hội học tập để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước”. Vì vậy, cần đẩy mạnh áp dụng phương thức đào tạo từ xa để thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên, tăng nhanh khả năng cung ứng cơ hội học tập theo phương thức đào tạo từ xa đối với các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và


đặc biệt khó khăn. Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại, phương tiện nghe - nhìn, tận dụng tối đa các phương tiện truyền thanh, truyền hình Trung ương, địa phương phục vụ cho việc dạy và học theo phương thức đào tạo từ xa để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng dạy và học là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo từ xa nhằm thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục. Tại Quyết định 164 /2005 /QĐ - TTg, ngày 04 tháng năm 2005 cho rằng, cần: (i) Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo từ xa, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, (ii) Triển khai rộng rãi một số chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập cần thiết của xã hội bằng phương thức đào tạo từ xa. Mở rộng liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục trong nước và trên Thế giới, (iii) Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập thông qua việc áp dụng các phương tiện thông tin và truyền thông.

4.1.2. Các nhiệm vụ chủ yếu phát triển đào tạo từ xa

Các nhiệm vụ chủ yếu nhằm phát triển đào tạo từ xa trong thời gian tới, theo Quyết định 164/ 2005/ QĐ-TTg đã chỉ rõ: (i) Củng cố, hoàn thiện mạng lưới đào tạo từ xa trên cơ sở các đơn vị đào tạo từ xa và các đơn vị giáo dục thường xuyên hiện có. Phát triển phương thức đào tạo từ xa ở các trường Đại học, Cao đẳng. Phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 20% sinh viên học tập theo phương thức đào tạo từ xa, (ii) Triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị, học liệu cho các cơ sở đào tạo từ xa, bao gồm: Xây dựng hệ thống trang thiết bị và học liệu đào tạo qua mạng. Đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho một số cơ sở đào tạo từ xa trọng điểm để đến năm 2010 trở thành các cơ sở mạnh về nghiêm cứu, phát triển chương trình, sản xuất học liệu đa phương tiện (Multimedia) và tổ chức các hoạt động đào tạo từ xa, (iii) Xây dựng các

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí