Trên phương diện đ ng g p kinh tế cho lễ hội, chúng ta thấy, số lượng những cửa hàng buôn bán vàng mã để sử dụng làm lễ vật, các sản phẩm nghi lễ và số lượng người cung cấp các dịch vụ nghi lễ đang tăng lên, các dịch vụ tâm linh cứ theo đà mà nở rộ. Con người cầu ước sự giàu có thông qua vô số nghi lễ. Lễ hội góp phần vào việc phân hóa giàu ngh o mà bất cứ nước xã hội chủ nghĩa nào cũng không mong muốn. Các lễ vật do doanh nhân thành đạt, cán bộ cấp cao chuẩn bị khác xa so với những người lao động ngh o, dù họ cùng sống trong một cộng đồng. Phát triển lễ hội đã thể hiện sự phân hóa xã hội sâu sắc. Số tiền và hiện vật công đức cho nghi lễ đã trở thành cách thể hiện địa vị và quyền lực của người đóng góp. Đó là lý do mà các cán bộ, quan chức nhà nước và lãnh đạo địa phương tranh nhau đóng góp cho công tác tổ chức lễ hội. Rò ràng, người ta không thể huy động tiền cho các lễ hội nếu như nền kinh tế không thịnh vượng. Cuộc điền dã lễ rước kiệu tại hội chính Đền Và tháng 2 năm 2017 cho thấy một sự khác biệt đáng kể của những tổ dân phố trong việc sắp lễ nghênh Thánh đi qua. Các lễ vật phong phú, đầy màu sắc, nhiều ý nghĩa đã phản ánh một xu hướng “phú quý sinh lễ nghĩa” của xã hội đương đại. Thậm chí có cá nhân còn cồng kềnh mang theo lễ vật voi giấy, gà giấy và ngựa giấy để đón Thánh trên trục đường chính của lễ rước Kiệu. Tháng 10 năm 2019, khi khảo sát lễ hội Đả Ngư, NCS được biết nhờ sự công đức của một số cán bộ và doanh nghiệp mà làng Duy Bình bên Ngự Dội rước hẳn một bể cá với thiết bị sục nước và cá sống to còn đang quẫy đuôi sang dâng Thánh không kể đến sự xa xôi về khoảng cách giữa Đền Và và đền Ngự Dội, trong khi các thôn Vân Gia, Phù Sa hay Phú Nhi chỉ dâng Thánh cá nướng. Kể từ khi được xây dựng lại đồ sộ và hoành tráng thì lễ vật cúng tiến mà đền Ngự Dội mang sang Đền Và cũng tăng dần. Thậm chí vào chính hội năm 2017, đền Ngự Dội không có phóng viên và máy quay đi theo chuyên nghiệp như lễ hội Đả Ngư, mặc dù đương nhiên lễ hội Đả Ngư không thể có quy mô và tính chất lớn như chính hội Đền Và tháng Giêng vào 4 năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu. Sự đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp chính là nhân tố dẫn đến sự thay đổi ngoạn mục của đền Ngự Dội.
Trên phương diện “làm kinh tế” từ lễ hội, đến nay, kinh tế mở cửa cùng với sự tự do tôn giáo tín ngưỡng đã dẫn đến sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng và quy mô tổ chức lễ hội. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới, những giá trị đạo đức, tôn giáo mới chưa ổn định cho nên người dân chính là nhân tố quan trọng góp phần làm hồi sinh và phát triển những thực hành nghi lễ phù hợp với nhu cầu tâm linh của họ. Sự hình thành hoạt động buôn bán của cộng đồng ở lối vào đến Và, khu rừng lim sau Đền Và cũng như ngay tại giếng nước trong Đền Và cho thấy sự phát triển của bộ phận kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế, VXH trong lễ hội nay không đơn thuần chỉ là vốn
văn hóa mà còn được hiểu ở khía cạnh vốn kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu nói, kinh tế thị trường len lỏi đến các di tích, khi người làm kinh tế đã có sự mặc cả rò ràng với thần thánh, đem tham sân si đến cửa thánh, cửa thiền. Điều này không sai bởi nhiều năm nay, các di sản đã trở thành công cụ làm kinh tế. Khi coi lễ hội, di tích là chiếc “máy in tiền” thì khách hành hương cũng trở thành khách hàng để phục vụ mục đích tăng doanh thu. Điều này cho thấy, bản chất của rất nhiều lễ hội hiện nay đã hoàn toàn khác xưa. Ngày xưa, các địa phương tổ chức lễ hội để tri ân thánh thần, tri ân người có công, đem lại niềm vui cho người dân địa phương. Bây giờ, ngoài những mục đích ấy, lễ hội còn phải “làm kinh tế”.
Một vấn đề nữa là chúng ta cần chú ý đến việc phân biệt giữa hoạt động mua bán trong lễ hội và việc thương mại hóa lễ hội. Từ xa xưa, trong lễ hội không thể thiếu việc mua bán sản phẩm độc đáo của địa phương, các món ăn đặc sản như lễ hội phủ Dầy với bánh dầy Nam Định, lễ hội An Dương Vương bán bỏng đất Cổ Loa hay hội chợ Viềng Nam Định bán cây, bán chim và một vài vật dụng cầu may. Hay vào Nam Bộ, trong lễ hội Bà Chúa Xứ Châu Đốc, An Giang có dịch vụ cho thuê lợn quay vào dâng bà, mỗi lần dâng lễ xong lễ vật đó sẽ được trả lại cho người chủ cho thuê k m theo việc con lợn bị đánh dấu là đã một lần vào dâng Bà Chúa. Chính các hoạt động mua bán đó vừa mang ý nghĩa văn hóa, phong tục “mua may bán rủi” vừa quảng bá các sản phẩm địa phương, mang lại thu nhập đáng kể cho một số ngành nghề, một số cá nhân tổ chức ở địa phương. Đó là các hoạt động rất đáng khuyến khích và đôi khi còn đảm bảo tiêu chí tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng. Còn ở lễ hội Đền Và nay, ngoài việc bán những lễ vật dâng Thánh như xôi, gà, oản, hoa quả… thì còn bán can đựng nước cầu may, mà vật dụng này hoàn toàn không liên quan đến Đức Thánh Tản. Xuất xứ của can nước này là từ giếng trong ban thờ cô Chín. Cô Chín là một nhân vật trong hệ thống Tam phủ Tứ phủ không biết tự bao giờ đã được đưa vào hệ thống thờ tự tại Đền Và và đôi khi lấn át những hoạt động tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản. Có thể nói, cùng với xu hướng phục hồi và phát triển lễ hội hiện nay, Đền Và không nằm ngoài quỹ đạo “thương mại hóa”, lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính, “buôn thần bán thánh”, tạo dựng các di tích mới (giếng thiêng tại ban thờ cô Chín). Mặc dù hiện tượng này chưa phổ biến nhưng chúng tôi tin rằng, nếu những điều cảnh báo trên được mọi người nhận thức và tìm biện pháp khắc phục thì trên phương diện văn hoá, VXH trong lễ hội Đền Và nói riêng và nhiều lễ hội khác thực sự trở thành tấm gương phản chiếu bộ mặt độc đáo và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
4.2.3. Văn hoá hoá vốn xã hội
4.2.3.1. Truyền thống hoá vốn xã hội
Chúng ta đều thừa nhận, truyền thống là cái đã ra đời, tồn tại và phát triển của một cộng đồng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Như đã phân tích tại chương 1, truyền
thống là cơ sở hình thành VXH, và bối cảnh hiện nay cho thấy hiện nay, một xu hướng của lễ hội Đền Và chính là truyền thống hoá VXH. Điều này có nghĩa là VXH vẫn tiếp tục được tái tạo, hình thành trong điều kiện, bối cảnh đương đại. Nhiều học giả phương Tây cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa “bị ám ảnh” bởi học thuyết lý tưởng, nghĩa là cố gắng tạo ra một hệ tư tưởng để chi phối các diễn ngôn của cộng đồng về các hoạt động truyền thống ở nước mình. NCS cho rằng, Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo đó và một trong những học thuyết lý tưởng ở đây chính là lễ hội truyền thống. Quá trình truyền thống hoá VXH trong lễ hội Đền Và đã và đang diễn ra theo xu hướng sau:
Thứ nhất, tôn trọng giá trị văn hoá cốt lòi. Lễ hội thường gắn liền với tín ngưỡng của người dân rằng vị thánh thần đó tượng trưng cho những giá trị tốt đ p nhất của cả truyền thống và cộng đồng. Những thần tích và sắc phong liên quan đến vị thánh thần thường là những câu chuyện mang tính huyền thoại, phi thường và giàu lòng nhân ái, đức độ, thêm vào đó, những nhân vật ấy đã làm tăng vị thế của làng bằng cách cứu giúp đất nước khỏi thiên tai, chiến tranh và giúp ổn định quyền lực của vua. Người làng có xu hướng tiếp nhận những câu chuyện về công lao của vị thần như là lịch sử của làng, hay ít nhất họ cũng cố tin như vậy. Người làng gốc là những người nỗ lực tạo ra truyền thống ở làng và họ cũng làm vậy cho bản thân, gia đình hay dòng họ mình. Ở khía cạnh này, cộng đồng chính là người gìn giữ, tái tạo, phục hồi và phát triển lễ hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu tâm đến vấn đề hai cộng đồng Đền Và và đền Ngự Dội cùng tổ chức chung một lễ hội. Người ta có thể tổ chức các lễ hội chung là do lịch sử địa phương được diễn giải lại với những nỗ lực không ngừng để bảo vệ truyền thống của cộng đồng. Khi lịch sử địa phương được công nhận cùng với những giá trị của lễ hội được vinh danh thì quan hệ giữa các làng được xác định là sự kiện lịch sử. Đây chính là quá trình hình thành các diễn ngôn về tính chất bất biến của lịch sử và xây dựng một cộng đồng bền chặt qua sự liên hết của các làng. Hơn nữa, sự liên kết của các làng cổ truyền mang ý nghĩa rằng sự kết hợp của các làng vượt qua những ranh giới hành chính địa phương. Chính vì thế, mặc dù hơi kỳ lạ vì giống như Đền Và có lễ hội Đền Và và đền Ngự Dội tổ chức lễ hội riêng là lễ hội đền Ngự Dội, nhưng cả hai đều coi việc tổ chức chung nghi lễ rước và tế Thánh là một nguyên tắc bất biến và tuân thủ theo lịch sử địa phương từ xa xưa ghi chép lại.
Thứ hai, truyền thống phải được hình thành th o những nguyên t c nhất định. Chúng phải được tạo ra dựa trên nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa quốc gia. Những diễn ngôn về truyền thống phải liên quan mật thiết đến những nhận thức về lịch sử. Lễ hội Đền Và được tổ chức nhằm mục đích thiết lập sự tiếp nối với nguyên bản của lễ hội
trong quá khứ và thuận tiện cho việc tuân thủ những nghi lễ đó. Mặc dù cộng đồng có thể không nhắc đến việc nên tiến hành tổ chức nghi lễ cổ truyền giống như quá khứ nhưng các nguyên tắc luôn luôn được nhấn mạnh trong quá trình triển khai thực tế thông qua việc nghi lễ tế lễ được chuẩn bị hết sức cẩn thận, các địa điểm và vật dụng tế được giữ gìn sạch sẽ và người ta cầu nguyện hết sức chân thành. Hành vi của dân làng trong nghi lễ cho thấy rò rằng truyền thống đã thay đổi nhưng vẫn được tiếp tục. Một cách hiển nhiên, truyền thống được tạo ra bao trùm tính liên tục của quá khứ thông qua việc nó không ngừng làm cho người dân thấm nhuần các giá trị và tiêu chuẩn nhất định, dựa vào bối cảnh quá khứ để đảm bảo giá trị và tính xác thực của mình.
Hướng về VXH của lễ hội Đền Và trong truyền thống, đó chính là những giá trị tín ngưỡng và việc thực hành tín ngưỡng trong lễ hội dân gian, chúng ta có thể thấy rò giai đoạn thịnh trị nhất của nó là thời phong kiến. Điều này đã phản ánh tính nguyên tắc nhất định của VXH. Khi đó, triều đình đã biến sức mạnh tôn giáo tín ngưỡng thành sức mạnh đạo lý. “Danh bạ thần làng (thần hoàng làng) trong toàn quốc do Nhà nước quản lý và sắc phong” [12, tr.144-145]. Vị thành hoàng làng nắm bản mệnh cả làng, tiêu biểu cho niềm tin và sức mạnh cộng đồng làng xóm. Dân hướng về thành hoàng làng như hướng về lý tưởng cuộc sống một cách chân thành. Những thực hành tín ngưỡng trong lễ hội trở thành một nhu cầu không thể thiếu được và Nhà nước phong kiến khích lệ trên tinh thần “lấy dân làm gốc”. Lễ hội Đền Và và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản không phải là ngoại lệ. Chính vì thế, việc thực hành tín ngưỡng trong lễ hội dân gian là một nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng
Thứ ba, truyền thống được vận dụng th o hướng sáng tạo (là một phần của quá trình “sáng tạo truyền thống”)
Lễ hội được phục hồi từ năm 1999 khác với những lễ hội trước cách mạng về nhiều khía cạnh. Mặc dù những người chú ý theo dòi các nghi lễ nói rằng nội dung các nghi lễ dựa trên truyền thống cũ nhưng chúng thực sự là kết quả của việc phục hồi có chọn lọc. Như trên luận án đã nói, trước năm 1999 tại Đền Và, việc tổ chức lễ hội và việc tham gia lễ dâng hương là do các cụ ông trong làng tổ chức, mãi cho đến gần đây, vai trò của người phụ nữ trong các nghi lễ của làng mới trở nên quan trọng, mà theo một số người phụ nữ trong làng nói đây là một cuộc cách mạng. Cuộc điền dã chính hội Đền Và tháng Giêng năm 2017 cho thấy sự hân hoan và hạnh phúc ánh lên trên khuôn mặt của các cô các bà trong đội dâng hương nữ Đền Và. Theo chân các cô các bà, NCS được biết thêm rất nhiều những câu chuyện về sự chuẩn bị chu đáo của họ chờ đến ngày chính hội. Sáng tạo ra truyền thống là yếu tố then chốt đối với hoạt động chính trị, để hình thành bản sắc dân tộc. Và người ta quan sát thấy điều đó ở mọi làng quê Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hình thành nhà nước - dân tộc.
4.2.3.2. Hỗn dung niềm tin tôn giáo tín ngưỡng trong vốn xã hội
Hỗn dung tôn giáo tín ngưỡng là sự pha trộn hai hay nhiều hệ thống tín ngưỡng tôn giáo với nhau vào một hệ thống mới. Điều này diễn ra với rất nhiều lý do và tương đối thường xuyên ở những nơi có nhiều truyền thống tôn giáo tín ngưỡng cùng tồn tại và hoạt động tích cực trong một nền văn hoá. Việt Nam là một địa danh tương đối điển hình về hỗn dung tôn giáo tín ngưỡng. Như luận án đã trình bày, VXH trong lễ hội Đền Và được tạo dựng và khai thác lợi ích thông qua tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản. Tuy nhiên, đó chỉ là VXH sơ khai bởi hiện nay, tại VXH đã có sự hỗn dung với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ anh hùng lịch sử. Hiện nay, Đền Và nằm giữa khu vực đồi Và, hay còn gọi là đồi lim. Đây là nơi trồng rất nhiều cây lim, ngoài ra còn có thông, mít,…. với diện tích 5.7 ha, trong đó có 257 cây lim cổ thụ. Khu vực phía sau đền, theo như lời kể của người dân làng Vân Gia, là vùng đất đã được quân đội lựa chọn làm nơi đóng quân trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Vì thế, phía sau Đền Và có một ban thờ anh hùng lịch sử nhỏ tại đồi Lim nhưng do chiến tranh và thời gian nên đã bị phá hủy. Chính điều này đã khiến tính thiêng của ngôi đền như được tăng thêm gấp nhiều lần, bởi ngoài sự linh thiêng của Đức Thánh Tản, còn có sự linh thiêng của lịch sử, không gian lịch sử như in khớp vào không gian thờ cúng. Đền Và được xây dựng vào thời kỳ nước ta còn chịu sự đô hộ của nhà Đường trong 1.000 năm Bắc Thuộc, sau này không phải ngẫu nhiên mà nhân dân chọn Đền Và làm nơi đóng quân trong giai đoạn này. Bởi trong quan niệm của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đền thờ miếu chùa là những nơi linh thiêng để thờ thần thánh, và dù hung hãn đến đâu, cũng hiếm có đội quân nào dám mang quân vào lùng sục hay giết chóc tại những nơi thờ cúng như vậy của địa phương. Trong khuôn viên của Đền Và hiện nay, có ban thờ Ngũ Hổ và ban thờ cô Chín - vị thánh của đạo Mẫu Việt Nam. Ban thờ cô Chín được dựng cạnh giếng thiêng - theo lời của người dân nơi đây. Giờ đây, người dân tới lễ hội Đền Và không chỉ để thực hành tín ngưỡng thờ cúng Đức Thánh Tản mà còn để thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Họ không còn chỉ cầu xin Đức Thánh Tản mà họ còn cầu xin cả cô Chín cho họ những điều mà họ mong muốn.
Bảng 4.2. So sánh gian thờ Mẫu và gian thờ Đức Thánh Tản ở Đền Và
Gian thờ Mẫu | Gian thờ Thánh | |
Đền Và | - Là một ban thờ to đặt ở trước cổng Đền Và - Đã có sự hoàn chỉnh về hệ thống các đồ vật đặt trên ban thờ như bức tượng cô Chín, lễ vật… | - Là ban thờ được đặt trong gian thờ hoàn chỉnh với bài vị, lễ vật,…, nằm ở hậu cung của Đền Và |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Tượng Hội Tụ Các Giá Trị Xã Hội Và Tái Xác Định Những Mối Liên Hệ Đã Gắn Bó Cộng Đồng
- Nhà Nước, Cộng Đồng Và “Sáng Tạo Truyền Thống”
- Sáng Tạo Truyền Thống Cho Thấy Thế Ứng Xử Của Nhà Nước Và Cộng Đồng Khi Linh Hoạt “Sử Dụng”, “Vận Dụng” Cơ Chế Truyền Thống Sang Cơ Chế
- Sức Mạnh Vốn Xã Hội Của Lễ Hội Đền Và Trong Bối Cảnh Đương Đại
- Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 20
- Sự Tham Gia Của Chính Quyền Trong Lễ Hội Đền Và
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Tại Đền Và hiện nay, ban thờ Đức Thánh Tản được đặt ở hậu cung của đền, trong có bài vị Tam vị Tản Viên, là nơi uy nghiêm, phụ nữ không được vào. Ban thờ cô Chín mãi sau
này mới xuất hiện và được đặt ở ngoài Đền Và - bên cạnh giếng nước. Tuy không có sự chỉn chu và đầy đủ như ban thờ của Đức Thánh Tản nhưng nhận định sơ bộ, ban thờ cô Chín về cơ bản cũng đã có sự hoàn chỉnh về hệ thống các đồ thờ tự đặt trên ban thờ và lễ vật.
Như vậy, đã có sự hỗn dung trong không gian thờ cúng của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản với tín ngưỡng thờ anh hùng lịch sử giữa tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản với tín ngưỡng thờ Mẫu. Trải qua bao lần giao lưu, bao biến thiên của lịch sử, tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng của người Việt luôn luôn vận động, bám sát vào cuộc sống, tạo các lớp chồng lấn các loại tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau trong cùng một tín ngưỡng. Đây có thể xem là điểm đặc biệt của tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam mà ít nơi nào có được: Tính thiêng của anh hùng lịch sử hay của Mẫu và tính thiêng của nhân vật được thờ phụng không hề bị lấn át hay mai một, thay vào đó, chúng bổ sung và hòa quyện với nhau, tạo thành tính thiêng của tín ngưỡng thờ cúng Đức Thánh Tản ở Việt Nam.
Trên cái phông nền của hoạt động tôn giáo tín ngưỡng thì hành vi đi lễ sẽ bị ảnh hưởng như nào. Cuộc điền dã về lễ vật dâng cúng vào lễ hội Đền Và, luận án thu được kết quả như sau:
Bảng 4.3. So sánh lễ vật thờ cúng ở ban thờ cô Chín và ban thờ Đức Thánh Tản
Ban thờ Đức Thánh Tản | |
- Lễ hoa quả - Lễ vật xôi, gà, bánh thịt - Lễ vật vàng mã - Bộ quần áo vàng mã màu hồng | - Lễ hoa quả - Lễ vật xôi, gà, bánh thịt - Lễ vật vàng mã - Quần áo vàng mã nhưng không có đặc trưng rò rệt |
Lễ vật khi xuống ban cô Chín có thể nói không hề thua gì lễ vật vào lễ Thánh. Theo quan sát, hầu như người dân tới Đền Và hành hương lễ Thánh gì thì sẽ lễ cô Chín như vậy. Đây một phần là do sự tương đồng giữa tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và tín ngưỡng thờ Mẫu. Bởi khác với đạo Phật ăn chay không ăn thịt, không sát sinh, cả Thánh và Mẫu Thần đều có ăn thịt và đồ mặn, không có sự kiêng kỵ. Có khác chăng, chỉ là đồ lễ của Thánh là “trầu không vôi, xôi không muối”. Tuy vậy, lễ vật xuống ban thờ cô Chín còn có những đặc trưng rò rệt hơn. Ví dụ như khi hỏi về lễ vật đưa vào vào Đền Và, phần lớn câu trả lời của những người bán hàng quanh Đền Và là vào lễ Thánh thì lễ vật tùy tâm người đến, nhưng lễ vật mang xuống giếng cô Chín, ngoài lễ vật tùy tâm, khi được hỏi, người bán hàng thường gợi ý thêm về những bộ “quần áo” màu hồng, bởi họ có quan niệm rằng “Cô thích màu hồng”. Còn khi lễ Thánh, cũng có những bộ “quần áo” vàng mã, tuy vậy không rò ràng và đặc trưng.
Còn về hành lễ thì như nào? Quan sát cách thức đi lễ tại lễ hội Đền Và, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Sơ đồ 4.2: Khái quát sơ đồ Đền Và
Thờ ngũ hổ
Giếng nước
Ban cô chín
Bức bình phong “long cuốn thủy”
Hậu cung thờ Tam vị
Đức STâhnánđhềnTản
Cổng đền
Mặt trước
Mặt sau
Vào mùa lễ hội, theo khảo sát những người tham gia đi lễ, thì người dân thường đi lễ từ đầu tháng Giêng, tuy vậy, ngày cao điểm tại đây là vào tối 14, sáng ngày 15, ngay trước ngày hội chính của lễ hội Đền Và. Theo thống kê, 0% những người đi lễ vào ngày đầu tiên là người dân các làng lân cận Đền Và, 40% là người dân thập phương về lễ Thánh [Nguồn: quan sát của tác giả tháng 02/2017]. Những ngày sau đó, người dân đi lễ chủ yếu là người dân các vùng Thạch Thất, Ba Vì… hay những người từ nơi xa về. Đa phần họ đi lễ theo quan niệm đi lễ đầu năm chứ không biết tới lễ hội Đền Và.
Theo khảo sát khi đi thực tế tại Đền Và, phần lớn những người đi lễ lâu năm đều vào lễ Thánh trước, sau đó mới trở ra bên ngoài, làm lễ khấn ở ban thờ Ngũ Hổ và Ban cô Chín, sau đó sẽ xin nước tại giếng cô Chín để rửa tay, rửa mặt và xin nước mang về. Tuy vậy, hiện nay đã có sự dung hợp giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, trong tiềm thức của nhiều người dân, đã có sự nhạt nhòa trong hành vi đi lễ tại Đền Và. Theo khảo sát và phỏng vấn sâu, một bộ phận không nhỏ người dân đi lễ tại đây xuống giếng cô Chín xin nước trước rồi mới vào Đền Và lễ Thánh. Và thậm chí, có một số ít người đến Đền Và mà người viết đã gặp và phỏng vấn chỉ biết rằng giếng thờ Cô Chín xin gì được nấy mà không biết rằng Đền Và đang thờ ai, chỉ đi theo nhóm và xin nước thiêng cô Chín mang về.
Có thể thấy sự hỗn dung giữa các tôn giáo và tín ngưỡng không phải là điều hiếm thấy ở xã hội hiện đại, trái lại, đây còn là hiện tượng phổ biến, thường gặp. Biểu hiện rò nhất của nó đó là hiện nay trong các ngôi chùa - nơi thờ tự của Phật giáo, hầu như đều xuất hiện các ban thờ Mẫu - biểu tượng của Đạo giáo, hay ở những nơi thờ Đức Thánh Tản, dần có những ban thờ cô Chín, thờ Mẫu, với hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh và đồ sộ không thua kém gì nơi thờ chính của Đức Thánh Tản. Việc hỗn dung giữa tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và thờ anh hùng lịch sử được thể hiện qua việc hỗn dung không gian thờ cúng cũng không phải là một điều hiếm gặp hiện nay.
NCS sẽ so sánh một sự hỗn dung tôn giáo tín ngưỡng nữa đang phổ biến ở đền Ngự Dội (một đền cùng chung tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và tham gia cùng nhau trong nghi lễ rước Kiệu):
Bảng 4.5. So sánh gian thờ Mẫu và gian thờ Đức Thánh Tản
Gian thờ Mẫu | Gian thờ Thánh | |
- Có gian thờ Mẫu riêng, với đầy đủ các ban, phủ như phủ triều Trần, ban Sơn Trang… | - Có gian thờ Thánh với ban thờ Thánh và ban thờ hai cô gái múc nước |
Cũng là nơi thờ Đức Thánh Tản, đền Ngự Dội khi được xây mới vào năm 201 đã xây dựng gian thờ Mẫu hoàn chỉnh với các ban Sơn trang, phủ Trần Triều, Ngũ Hổ... như một điện thờ mẫu hoàn chỉnh. Gian thờ Đức Thánh Tản cũng được xây mới lại, thờ Đức Thánh Tản cùng hai cô gái múc nước trong truyền thuyết hai tiên đồng mà được dân gian tin là được Ngọc Hoàng phái xuống mời Đức Thánh Tản về trời. Tại đền Ngự Dội, 2 gian thờ Đức Thánh Tản và gian thờ Mẫu to như nhau, thậm chí nếu là người nơi khác tới, dễ có thể thấy sự nhạt nhòa và có phần không bằng của gian thờ Đức Thánh Tản với gian thờ Mẫu, dễ gây hiểu lầm về nhân vật được thờ phụng chính tại đền.
Từ những luận điểm và ví dụ trên, có thể thấy việc hỗn dung tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam là không hề xa lạ, trái lại nó càng ngày càng phổ biến, trở thành xu hướng tất yếu theo vòng quay của xã hội đương đại. Trong bối cảnh xã hội đương đại, sự hỗn dung tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo lưu tín ngưỡng truyền thống. Tại Đền Và, nơi Đông cung của Đức Thánh Tản, có ban thờ cô Chín với giếng nước thiêng với niềm tin rằng uống nước, rửa mặt tại nơi đây sẽ giúp con người ta có sự xinh đ p, mặt hoa da phấn giống như cô Chín, đồng thời trị được bách bệnh. Ban đầu, Đền Và chỉ là Đông cung- nơi nghỉ ngơi của Đức Thánh Tản, là nơi người dân thờ tự và tưởng nhớ Ngài. Sau này, qua sự hỗn dung tín ngưỡng, dần có thêm ban Ngũ Hổ, ban thờ cô Chín… Nơi thờ cô Chín hiện nay, ban đầu chỉ là giếng nước trước cổng Đền Và, nơi những người hành hương phương xa rửa tay chân sạch sẽ trước khi vào lễ Thánh. Khác với Đức Thánh Tản có hệ thống truyền thuyết đồ sộ gắn với những nơi thờ tự Ngài, và Đền Và được xây dựng lên từ những truyền thuyết ấy, ban thờ cô Chín hiện nay lại không hề có bất kỳ truyền thuyết nào cả. Ban thờ cô Chín được xây dựng trên tâm lý và mong muốn của những người hành hương nhưng lễ vật khi xuống ban cô Chín không hề thua gì lễ vật vào lễ Thánh, thậm chí còn có những đặc trưng rò rệt hơn.
Tại đền Ngự Dội, khi được xây mới lại vào năm 201 , ngoài gian chính thờ Đức Thánh Tản và 2 cô gái múc nước trong truyền thuyết, nơi đây còn có gian thờ Mẫu riêng đồ sộ với đầy đủ các ban thờ của điện Mẫu như ban Tam Phủ, ban Sơn Trang, ban Ngũ Hổ… Cả đền Dội và Đền Và đều có ban thờ Ngũ hổ tại cổng. Trong tâm thức dân gian,