Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Được Đầu Tư Xây Dựng Tại Xã Đảo Nghi Sơn Giai Đoạn 2010-2018


từ những thống kê đã cho thấy những ngành nghề truyền thống đang có xu hướng giảm và ra tăng nhóm ngành thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Dự báo trong tương lại gần xu hướng dịch chuyển này sẽ càng diễn ra mạnh khi KKT Nghi Sơn ngày càng mở rộng phát triển. Cùng với đó, những ngành nghề truyền thống được dự báo ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi cả những nhân tố chủ quan và khách quan mang lại.

Chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm: Cơ cấu kinh tế thay đổi tất yếu cơ cấu lao động và việc làm cũng thay đổi theo. Một số lao động làm việc lĩnh vực ngư nghiệp chuyển sang các ngành dịch vụ như: buôn bán nhỏ, các dịch vụ hậu cần nghề cá (làm đá lạnh) hay đi làm ăn xa do gặp khó khăn trong sản xuất truyền thống. Bên cạnh đó, giai đoạn từ 2014-2018 việc xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn khiến nhu cầu tuyển dụng một số lượng lớn lao động phổ thông tăng nhanh. Theo báo cáo của Ban Quản lý KKT Nghi Sơn, trong giai đoạn triển khai dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn số lượng lao động ước tính ở thời kỳ cao điểm nhất lên đến 45.000 người (riêng dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn khoảng 30.000 người).

Theo thống kê sơ bộ, vào giai đoạn năm 2014-2017, xã có khoảng hơn một nghìn lao động làm việc cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, bao gồm cả lao động nam và nữ. Tuy nhiên, một thực tế là lực lượng lao động chuyển đổi nghề từ ngư nghiệp sang làm công nhân cho KKT Nghi Sơn đã bộc lộ tính không ổn định, tiềm tàng độ rủi ro, bấp bênh cao. Đó là bởi, những lao động chuyển sang làm công nhân tại KKT là đối tượng lao động phổ thông, không được đào tạo. Vì vậy, sau khi khu liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn kết thúc giai đoạn xây dựng và đi vào giai đoạn sản xuất, lực lượng lao động phổ thông không được sử dụng nữa. Điều này đồng nghĩa với thực tế là đội ngũ lao động phổ thông đã được tuyển dụng trở nên thất nghiệp. Cụ thể từ cuối năm 2017


nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tại khu lọc hóa dầu đã giảm khoảng

15.000 lao động.

Ở xã Nghi Sơn, theo thống kê của UBND xã tính đến cuối năm 2018, tổng số lao động của xã làm việc tại KKT Nghi Sơn giảm xuống chỉ còn 325 người. Không có việc làm, một số người dân đã đi làm ăn xa. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa phần những người đi làm ăn xa thường vào miền Nam bán vé số và làm các công việc lao động đơn giản khác. Một số ít lao động quay trở lại với nghề truyền thống là đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, hiện nay nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản ở xã cũng gặp nhiều khó khăn do ngư trường khai thác đang dần cạn kiệt, phương tiện đánh bắt còn thô sơ, chưa được đầu tư nâng cấp do nguồn vốn đầu tư cho ngành nghề khai thác khá hạn chế. Ngư dân không đủ điều kiện và trình độ để tiếp cận với phương tiện kỹ thuật hiện đại, do vậy năng suất đánh bắt không cao. Việc nuôi trồng thủy hải sản cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết biến đổi thất thường, môi trường biển ô nhiễm, cụ thể là môi trường nước do nhiều nguyên nhân: xả thải của cư dân, do sự phát triển của KKT, do nuôi trồng không theo quy hoạch mà phát triển một cách ồ ạt, tự phát, vượt quá mức độ cho phép dẫn đến việc cá chết liên tục hàng loạt, gây thiệt hại về mặt kinh tế cho bà con là rất lớn. Như vậy, với sự phát triển của KKT Nghi Sơn, lao động của xã cũng chịu những tác động nhất định cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Cơ sở hạ tầng được cải thiện và phát triển: là một trong những nền tảng cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, cụ thể là giai đoạn từ năm 2010 đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đảo Nghi Sơn được xã rất chú trọng đầu tư xây dựng từ các nguồn ngân sách khác nhau, trong đó bao gồm cả các nguồn tài trợ từ KKT Nghi Sơn.


Bảng 3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tại xã đảo Nghi Sơn giai đoạn 2010-2018‌

Thời gian

Cơ sở hạ tầng

Vốn

Nguồn vôn


2012- 2013


Trường mầm non Nghi Sơn


2.645.000.000đ

Nguồn vốn An sinh xã hội của Tổng Công ty cổ phần kỹ thuật, dịch vụ dầu khí

Việt Nam


2012

Trung học cơ sở, tiểu học và nhà ở giáo

viên


190.000.000đ


Từ nguồn của xã

2014

Bờ kè chống triều

cường


Nguốn vốn 257

2015

Đường nội bộ bến cá


Nguốn vốn 257


2015


Xây dựng trường THCS Nghi Sơn


546.000.000

Ngân sách nhà nước và Nguồn vốn An sinh xã hội của Tổng Công ty cổ phần kỹ thuật, dịch vụ dầu khí

Việt Nam

2015- 2016

Trạm y tế xã

2.462.369đ

Trái phiếu chính phủ

2017

Đường xóm

250.000.000đ

Bê tông hóa đường làng


2018

Tuyến đường nối cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi

Sơn



Vốn ngân sách nhà nước


2018

Nâng cấp và mở rộng tuyến đường chính

của xã


Vốn ngân sách nhà nước và công tác xã hội hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 13

Nguồn: UBND xã đảo Nghi Sơn


Từ bảng trên chúng ta có thể thấy, trong giai đoạn 2010 - 2018 hệ thống cơ sở hạ tầng của xã không ngừng được đầu tư xây dựng và nâng cấp đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế của xã thuận lợi hơn. Xã cũng được hưởng các nguồn vốn từ hoạt động của KKT Nghi Sơn. Đặc biệt với việc mở rộng con đường trục chính của xã và con đường nối từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, trực tiếp là dẫn đến cảng nước sâu Nghi Sơn hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2018 đã làm cho con đường nối xã với đất liền đã thuận tiện hơn so với trước đây. Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của xã và giúp việc đi lại trong xã cũng như tới các nơi khác trong và ngoài tỉnh của người dân thuận tiện hơn. Ở một khía cạnh nào đó việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng do những tác động chủ quan và khách quan từ KKT Nghi Sơn đã giúp xã ngày càng rút gần khoảng cách đối với các xã xung quanh, cũng như sự phát triển chung của huyện, tỉnh và cả nước.

Gia tăng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Cùng với sự phát triển kinh tế, các phương tiện, ngư cụ của nghề biển đã thay đổi do có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Thuyền máy và dàn lưới hiện đại, la bàn, radio, máy định vị đã thay thế cho thuyền nhỏ với những dàn mành xưa cũ với những tay chèo. Ngày càng nhiều tàu thuyền công suất lớn được đưa vào sử dụng, mang lại sản lượng và năng suất đánh bắt cao. Năm 2012 toàn xã có 197 phương tiện với tổng công suất 21.184 CV (trong đó phương tiện có công suất từ 90 CV trở lên có 133 phương tiện; từ 45-90 CV có 14 phương tiện; từ 20-45 CV có 6 phương tiện và dưới 20 CV có 44 phương tiện), sản lượng đánh bắt 5.850 tấn. Năm 2015 toàn xã có 184 phương tiện với tổng công suất

20.492 CV (trong đó phương tiện có công suất từ 200 CV trở lên có 24 phương tiện; từ 90-200 CV có 104 phương tiện; từ 45-90 CV có 12 phương tiện; phương tiện từ 20-45 CV là 3 phương tiện và dưới 20 CV có 41 phương tiện), sản lượng đánh bắt 9550 tấn đạt giá trị 133,65 tỷ đồng. Đến năm 2017,


toàn xã có 186 phương tiện với tổng công suất 20.926 CV (trong đó phương tiện có công suất từ 250-400 CV trở lên có 29 phương tiện; từ 90-250 CV có 168 phương tiện; từ 50-90 CV có 21 phương tiện; phương tiện từ 20-50 CV là 33 phương tiện và dưới 20 CV có 35 phương tiện), sản lượng đánh bắt 9.800 tấn đạt giá trị 146.124 tỷ đồng [141], [142], [143], [144], [145], [146].

* Thay đổi trong văn hóa - xã hội

Thay đổi trong đời sống xã hội: Có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng, kể từ khi có KKT Nghi Sơn và những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các xã ven biển và hải đảo, đời sống của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đã có những bước chuyển biến đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, đời sống của bà con ngày được cải thiện cả vật chất và tinh thần. Nếu như năm 2005 thu nhập toàn xã là 40 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người là 6,2 triều đồng/năm; năm 2010 thu nhập toàn xã là 58 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người là 7 triều đồng/năm và đến năm 2018 đã là thu nhập toàn xã là 255 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người là 28,8 triều đồng/năm. Với việc chất lượng đời sống của bà con cư dân trong xã ngày càng cao đã làm rút gần khoảng cách với các xã xung quanh và những xã ven biển khác của tỉnh.

Cùng với mức sống của người dân ngày càng nâng cao, thì số lượng các hộ gia đình nghèo và cận nghèo cũng có xu hướng giảm. Năm 2012 số lượng hộ nghèo trong xã là 303 hộ (chiếm 15,88 %), hộ cận nghèo là 198 hộ (chiếm 10,38 %) đến năm 2017 số lượng hộ nghèo trong xã là 211 hộ (chiếm 8,31 %), hộ cận nghèo là 109 hộ (chiếm 4,29 %).

Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm, chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên tỷ lệ học sinh đậu vào cấp 3 và các trường chuyên nghiệp ngày một tăng. Tổng kết 3 cấp học năm 2017-2018 với nhiều thành tích và đạt nhiều kết quả nổi bật, chất lượng giáo dục được nâng cao, học sinh chăm


ngoan, học giỏi có nhiều em đạt kết quả cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Số học sinh thi đậu vào lớp 10 đạt 100%, học sinh thi đậu cấp 3 đạt 95 %. Xã luôn kịp thời động viên, quan tâm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Các chương trình học bổng cho học sinh nghèo vượt khó vươn lên...

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng luôn được chính quyền xã quan tâm, trong đó đáng chú ý năm 2016 dự án y tế biển đảo của sở y tế Thanh Hóa đã tài trợ cho 121 phương tiện với 121 tủ thuốc, có trang thiết bị kèm theo với tổng giá trị 480.000.000đ phục vụ cho ngư dân đi trên biển. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản và quan niệm gia đình nhiều con, đặc biệt là con trai để có sức lao động đã được quan tâm. Quan niệm trong gia đình nhất thiết phải có con trai không còn quá nặng nề trong các gia đình ở xã đảo Nghi Sơn hiện nay. Anh Lê Văn Sơn (34 tuổi ở thôn Nam Sơn) chia sẻ:

Bây giờ sinh con gái hay con trai không quan trọng, quan trọng là chăm sóc và nuôi dưỡng như thế nào. Nhất là hiện nay, có nhiều tệ nạn xã hội, nhiều lúc mải làm ăn chẳng quan lý được hết mọi việc của con cái. Vì thế, giờ nhiều khi có con trai lại thấy lo hơn [PL8, STT 33, tr 208].

Công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng làng xóm đã có những chuyển biến tích cực, nhiều những phong tục truyền thống đã được bà con thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, ví dụ như trong chuyện cưới xin đã đơn giản hóa hơn trước, đám cưới không nhất thiết phải tổ chức linh đình tốn kém, địa điểm tổ chức ngoài nhà văn hóa, đã có những đám cưới tập thể được tổ chức trong xã,...

Cùng với đó, để ngày càng hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất cũng như cuộc sống thường ngày, nhiều nhóm hội, tổ lao động được


thành lập ở xã như: Tổ nhóm phơi cá khô, tổ bốc vác, tổ vận chuyển...; quan hệ trong lao động sản xuất cũng không còn bó buộc như trước, khi đi nghề không phải nhất thiết anh em trong gia đình hay họ hàng mới chung một thuyền (trước đây chỉ có người trong gia đình và dòng họ mới đi chung thuyền), nay chỉ cần những người có nghề và đáp ứng đủ các điều kiện là cùng nhau liên kết thành tổ nhóm lao động và hỗ trợ nhau trên biển...

Các cấp chính quyền trong xã luôn tổ chức thực hiện tốt công tác thăm hỏi động viên vật chất, tinh thần các đối tượng chính sách xã hội, người có công. Hàng năm cùng với hỗ trợ của xã, các doanh nghiệp, công ty trong KKT Nghi Sơn như: Lọc hóa dầu, cảng nước sâu Nghi Sơn, Khu du lịch sinh thái Nghi Sơn... luôn quan tâm hỗ trợ cho người nghèo, người có công, người có hoàn cảnh gia đình khó khăn... các phần quà có giá trị nhân dịp tết đến xuân về.

Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn nhiều mặt tiêu cực. Trong công tác giáo dục tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao, công tác y tế chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân, công tác xây dựng làng văn hóa chưa đi vào chiều sâu, đời sống tinh thần của bà con còn đơn điệu, chưa có nhiều hoạt động văn hóa xã hội cho bà con tham gia, công tác vệ sinh môi trường vẫn còn hạn chế, việc thu gom và xử lý rác thải còn nhiều bất cập và ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống của bà con trong xã, nhất là việc ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng rất lớn đến mưu sinh của bà con.

Thay đổi trong đời sống văn hóa: Về cơ bản cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn vẫn giữa được truyền thống thương yêu, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, mối quan hệ làng, xã vẫn được duy trì. Đặc biệt, kể từ khi nằm trong quy hoạch của KKT Nghi Sơn, cộng đồng cư dân nơi đây đã có nhiều cơ hội giao lưu tiếp xúc nhiều hơn với bền ngoài và các đối tượng đa dạng hơn đã tạo cho bà con nơi đây cởi mở hơn trong các mối quan hệ với


cộng đồng. Cùng với đó, quá trình CNH-HĐH đã làm cho các mối quan hệ làng xóm có những thay đổi, nhất là khi nghề nghiệp thay đổi. Trước đây, khi cùng một phương thức mưu sinh thì mối quan hệ làng xóm gắn bó với nhau, cùng nhau san sẻ những vui buồn trong cuộc sống do có cùng những mối quan tâm với nhau. Quá trình phát triển hiện nay, một số hộ gia đình không tiếp tục làm nghề truyền thống mà chuyển sang một nghề mới (làm công nhân tại KKT hay tham gia các hoạt động dịch vụ, đi làm ăn xa, xuất khẩu lao động...) đã tạo ra những khoảng cách nhất định trong cộng đồng cư dân ở xã đảo. Do đặc thù của công việc, lâu dần làm cho mối quan hệ ngày càng xa, ít gần gũi nhau hơn. Sự giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm không còn như trước, phần nào không còn mang tính chất tự nguyện như trước đây mà phải có sự tác động của chính quyền và các tổ chức xã hội.

Cùng với xu thế phát triển chung của huyện, tỉnh và cả nước, đặc biệt là sự phát triển của KKT Nghi Sơn đã làm cho việc tiêu dùng văn hóa của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đang ngày càng đa dạng hơn. Cư dân nơi đây ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, tiếp thu và hưởng thụ những giá trị văn hóa mới ở bên ngoài hơn, đời sống tinh thần của bà con phong phú hơn. Các thôn đều có nhà văn hóa là nơi sinh hoạt chung của bà con trong thôn, thường xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao, đài truyền thanh của xã thường xuyên duy trì tiếp sóng đài tiếng nói Việt Nam và đài huyện 2 lần/ngày, trong xã hiện có 3 hộ hoạt động kinh doanh Internet, 4 hộ hoạt động kinh doanh karaoke, 5 nhà hàng khách sạn. Hầu hết các nhà đều có tivi để xem và nhiều hộ gia đình đã kết nối internet để cập nhật thông tin. Mặt khác, do sự phát triển của KKT, hệ thống giao thông kết nối xã đảo với các xã xung quanh và huyện, tỉnh đã thuận lợi hơn. Đã có tuyến xe buýt kết nối xã lên đến thành phố Thanh Hóa. Điều này giúp cho cộng đồng cư dân nơi đây được tiếp cận với các hoạt động văn hóa ngày một dễ dàng và thuận tiện hơn. Người dân có điều kiện thụ

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí