[7,86]
Trong quan niệm của người Tày Nùng chim phượng là loài chim đẹp, tượng trưng cho tính nữ nên họ cũng thường cầu chúc cho nhau. Sau khi kết hôn nếu sinh con gái thì vừa đẹp đẽ, đáng yêu lại vừa khôn khéo như chim phượng hoàng, nếu sinh con trai thì nhanh nhẹn khỏe mạnh như chim én:
Sinh gái như phượng hoàng khôn khéo Sinh nam được khôn giỏi văn chương
[7,103]
Sinh nam như chim én Sinh nữ như phượng hoàng
[7,116]
Với tất cả những ý nghĩa tốt đẹp trên phượng hoàng còn là biểu hiện của cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Tày Nùng cho rằng trong giấc ngủ mộng thấy rồng, thấy phượng thì đó được coi như điềm báo tốt lành về một cuộc sống no ấm, đầy đủ, gặp nhiều may mắn:
Mộng được ngủ giường lụa song mây Mộng thấy đôi rồng bay vào gác
Mộng thấy đôi phượng bạc bón mồi con
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Ảnh Những Dụng Cụ Lao Động Sản Xuất
- Khảo Sát Những Hình Ảnh Liên Quan Đến Con Người Trong Ca Dao - Dân Ca Tày Nùng
- Hình Ảnh Trăng – Biể U Hiệ N Củ A Đờ I Số Ng Tư Tưở Ng, Tình Cảm
- Rồ Ng - Biể U Trưng Cho Nhữ Ng Giá Trị Tố T Đẹ P
- Ý Nghĩa Của Những Hình Ảnh Có Nguồn Gốc Và Liên Quan Đến Con Người
- Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ (1999), Phong Tục Tập Quán Các Dân Tộc Việt Nam
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
[7,75]
Người Tày Nùng với tâm hồn ưa phóng khoáng và lối sống ngay thẳng, họ rất trân trọng lòng thủy chung. Vì thế, chim phượng còn được sử dụng với ý nghĩa biểu trưng cho nghĩa tình thủy chung trong tình yêu nói riêng và các mối quan hệ khác trong cộng đồng bản làng nói chung:
Ăn rồm phượng đã nặng lòng Mến rừng dù chết phượng không bỏ về
[4,142]
Nói tóm lại, hình ảnh chim trong ca dao - dân ca Tày Nùng là hình ảnh phong phú, đa dạng. Mỗi loài chim đều có ý nghĩa riêng, biểu hiện riêng. Đa số thể hiện nỗi buồn nhưng bên cạnh đó ít nhiều vẫn có những loài chim mang ý nghĩa biểu trưng cho niềm vui, cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Qua đó thấy được cái nhìn đầy lạc quan và một tâm hồn rộng mở của những người dân miền núi.
3.2. Ý nghĩa của những hình ảnh có nguồn gốc từ tín ngưỡng - nghi lễ và phong tục tập quán của người Tày Nùng
Đồng bào Tày Nùng cũng như nhiều dân tộc anh em khác trên đất nước ta có đời sống tâm linh phong phú và nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp. Xuất phát từ những hình thức tín ngưỡng - nghi lễ và phong tục tập quán đã làm xuất hiện những hình ảnh độc đáo mang tính điển hình như hình ảnh: hoa - trầu cau - rồng...
3.2.1. Hình ảnh trầu cau
Trong số 147 hình ảnh thực vật được khảo sát trong ca dao - dân ca Tày Nùng, trầu cau xuất hiện với tần số khá cao 122 lần/ 886 lầ n. Tục ăn trầu nhuộm răng là nét văn hóa cổ truyền của cư dân nông nghiệp.
3.2.1.1. Trầu cau - biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, kết nối nhân duyên
Miếng trầu đã đi vào cuộc sống dân gian như một phần không thể thiếu, gắn bó mật thiết trong tâm hồn mỗi con người. Có nhà nghiên cứu đã khẳng định: Trong mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay và có lẽ mãi mãi, trầu cau luôn hiện diện trong đời sống các dân tộc Việt Nam và các dân tộc Châu Á. Dù giầu dù nghèo ai cũng có thể có miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tư, bổ sáu, bổ tám quyện vào rễ cỏ chay đỏ luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm vì thế người Việt mới có câu "Miếng trầu nên dâu nhà người".
Trong nhiều bài ca dao - dân ca Tày Nùng luôn có hình ảnh trầu cau với nhiều ý nghĩa, biểu hiện mọi cung bậc trạng thái tâm hồn con người. Hình
ảnh trầu cau xuất hiện như một minh chứng cho tình yêu từ khi chớm nở cho đến khi nên duyên chồng vợ.
Trước hết, trầu cau là sợi dây tơ hồng kết nối nhân duyên, khởi nguồn của tình yêu đôi lứa:
Gái trẻ đã dùng quen nhiều bận
Ơn trầu được kết nghĩa nhân duyên Tháng ba trầu mở ban ngọn lá Trầu, vỏ, vôi kết nghĩa miếng ngon
Gặp bạn bè bên vệ đường ngồi chuyện Nhờ trầu cau càng mến tình thương Trai gái nhờ trầu cau quen biết
Nhờ trầu cau mà kết bạn bè
[7,69]
Trong cuộc sống hàng ngày, các chàng trai cô gái Tày Nùng vẫn thường gặp nhau trong lao động, sản xuất hoặc trong những dịp sinh hoạt cộng đồng. Họ cũng đã có sự tìm hiểu về nhau, đã có tình ý với nhau vì thế trong những dịp lễ hội trầu cau được trao gửi được coi như là vật tín trao duyên, nhận trầu cao cũng có nghĩa là nhận lời cầu hôn:
Têm trầu nhớ để mà têm
Miếng nhai miếng để phần thêm cho tình
[4,73]
Người Tày Nùng sống gần rừng nên ngoài trầu cau trồng ở vườn nhà còn có những loại trầu không mọc hoang ở rừng cũng có vị thơm, cay, nồng như trầu nhà được gọi là "Nhá", "Chấm", "Thương"... vì vậy hình ảnh các loại trầu không còn là biểu hiện cho tấm lòng thủy chung điều quý giá và đáng trân trọng nhất trong tình yêu:
Mười trầu thua nhá lá tròn Mười người đẹp vẫn mỏi mòn bạn xưa
[4,44]
3.2.1.2. Trầu cau - đồ sính lễ trong ngày cưới, là vật tế lễ gia tiên
Trầu cau dùng để tiếp khách hàng ngày như bát nước chè xanh, như điếu thuốc lào. Trầu cau có mặt trong mỗi cuộc vui, buồn, trong buổi lễ tế thần, tế gia tiên, lễ mừng thọ... Trầu cau còn là quà tặng, là sính lễ không thể thiếu trong đám dạm hỏi cho đến đám cưới, trầu thay thiệp báo, thiệp mời. Miếng trầu tuy đơn giản nhưng mang ý nghĩa vô cùng sâu đậm.
Trai gái Tày Nùng sau khi đã đi lại tìm hiểu nhau, đã vừa lòng thuận ý chắc hẳn sẽ có đám cưới diễn ra. Chàng trai đã thực tình hỏi cô gái:
Thực lòng em có kết yêu anh Về bảo cha mẹ mới thực tình Được lòng cha mẹ đều thuận ý Anh dẫn trầu cau hỏi tận nơi
[3,932]
Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, người Tày Nùng cũng dùng trầu cau làm lễ vật dâng cúng tổ tiên trong những ngày gia đình có việc hoặc ngày lễ, tết để cầu mong cuộc sống được êm ấm, thuận hòa, sinh con cháu được mạnh khỏe, giỏi khôn, của cải sinh sôi, nảy nở được đủ đầy...
Chắp tay giơ ngang trán đôi hương Khói hương bay lên gọi
Mùi thơm bay lên mời
Mời tổ tiên xuống nơi giường nghỉ Trầu cau têm bổ đầy cơi
Mời tổ xuống tận nơi giờ này Để con rể (con dâu) ra đây bái tạ Tổ tiên hãy phù hộ hai bên
Phù hộ được an khang thịnh vượng
Sinh con cháu được mạnh khỏe giỏi khôn.
[7,108]
Phong tục dùng trầu cau làm vật cúng tổ tiên là một phong tục đẹp của nhiều dân tộc trên đất nước ta. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại gắn cho nó một ý nghĩa cụ thể khác nhau. Đối với người Tày Nùng trầu cau là thứ không chỉ quen thuộc ở cõi sống mà cả thế giới bên kia, tổ tiên cũng dùng đến mỗi khi bản làng có công việc hệ trọng.
3.2.1.3. Trầu cau - biểu trưng cho lòng hiếu khách, đoàn kết cộng đồng
Trong mọi quan hệ của người Tày Nùng nói riêng, dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số nói chung, miếng trầu có một vị trí rất quan trọng. Người Kinh có câu tục ngữ "Miếng trầu là đầu câu chuyện", người Thái cũng có câu "Miếng trầu là đầu cơ duyên". Têm trầu, mời trầu là một hình thức lễ nghi không thể thiếu, thể hiện lòng mến khách của gia chủ. Người Tày Nùng cũng giống như người Kinh, người Thái khi gặp nhau ngoài những lời thăm hỏi sẽ mời nhau miếng trầu để sau đó sẽ bắt đầu câu chuyện:
Trầu với cau có nghĩa ngọt ngào Hàng năm đến tháng ba đâm ngọn Trầu cau được vun bón trước tiên Ai gặp nhau giữa đường bên suối
Cũng mời nhau câu chuyện trầu cau.
[7,66]
Nếu ca dao - dân ca là tiếng nói của tình cảm, của trái tim thì những bài hát mời trầu đã biểu hiện rất rõ những đức tính và bản chất cũng như tình cảm của người dân lao động Tày Nùng. Lòng mến khách của người Tày Nùng đã toát lên ở khắp các bài "Mời uống nước và ăn trầu". Tấm lòng của chủ đối với khách đậm đà và chí tình biết bao! Những lời mời của chủ thật khó mà làm cho khách từ chối "Tiếng mời còn thơm hơn mùi rượu".
Thưa cùng các bạn gái nết na Chúng tôi vừa đến nhà ngồi nghỉ Trầu cau thơm đủ vị đưa lên Vôi, vỏ, quế đủ hương thêm ngọt
Trầu thơm nhờ vườn được che sương Quế thơm nhờ có người chăm sóc Có vôi thêm có thuốc càng thơm
Vôi được quyện trong trầu đẹp ý Quế đặt cùng có vị thêm hương
[7,70]
Lòng mời mọc chân thành và sự chuẩn bị chu đáo của chủ đã khiến khách phải thốt lên "Các bạn thật có lòng mến khách".
Tất cả những ý nghĩa sâu sắc được biểu trưng bởi trầu cau đều là những giá trị tinh thần truyền thống đẹp đẽ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trên nền tảng văn hóa tinh thần, trầu cau trong ca dao - dân ca Tày Nùng xuất hiện nhiều và có một vị trí khá quan trọng được dân gian yêu thích và sử dụng để nhắc nhở, khơi gợi cho mọi người hướng về một cuộc sống đạo lý, nghĩa tình thủy chung.
3.2.2. Hình ảnh hoa
Hoa là hình ảnh phổ quát mang tính toàn nhân loại. Trong tiếng Tày Nùng hoa còn có nhiều cách gọi khác như: Bjoóc, va... Người Tày Nùng dành rất nhiều tình cảm cho hoa, họ trọn hoa để trao gửi tâm tình, để bày tỏ nguyện vọng, ước mơ, để gột rửa tâm hồn ngày càng thanh cao hơn. Họ đã tắm gội tâm hồn mình trong hương sắc của hoa lá, để cho vẻ thanh tú của muôn hoa, chất cao quý của muôn hoa không ngừng thôi thúc những con người cần sống một cuộc sống trong sạch, cao thượng và tốt đẹp. Vì thế, hoa mang rất nhiều giá trị cốt lõi, nhiều ý nghĩa sâu sắc.
3.2.2.1. Hoa - biểu trưng cho cái đẹp
Tự ngàn xưa, hoa đã được coi là tiêu chuẩn, là thước đo cho mọi vẻ đẹp nhất là vẻ đẹp của con người. Xuất phát từ quan niệm ấy cho nên khi miêu tả, cảm nhận về vẻ đẹp của người con gái nhân dân đều so sánh, ví von với vẻ đẹp của các loài hoa:
- Lời nói nụ cười như hoa nở
- Hoa lá muôn nở mặt mày như tiên
- Trông em đẹp như một bông hoa
...
Dân tộc miền núi yêu màu sắc, có lẽ chủ yếu yêu màu sắc của hoa vì thế những đồ dùng, vật dụng quen thuộc trong gia đình người Tày Nùng đều được trang trí hoa văn, họa tiết bằng hoa lá, hoa lá đã được cách điệu hóa, có khi đơn giản hóa về mặt hình dạng nhưng màu sắc vẫn được tô đậm. Bên cạnh vườn hoa rực rỡ của tự nhiên đại ngàn còn xuất hiện hình ảnh "Hoa nhân tạo", hoa trang trí trên đồ vật. Chúng tôi tạm chia hình ảnh "Hoa nhân tạo" thành 4 nhóm sau đây.
"Hoa nhân tạo" trang trí trên đồ dùng sinh hoạt: Ta bắt gặp những hình ảnh chén hoa, bát hoa, mâm hoa, khay hoa, giường hoa, chiếu hoa:
- Ấm đẹp cùng chén hoa đựng nước
- Khay hoa chén ngọc bịt bạc vàng
- Cỗ bàn bày đủ vị bát hoa
- Xếp đặt toàn mâm hoa, bát sứ
- Têm trầu đặt cơi hoa đầy đủ
- Chiếu hoa trải các giường ngay thẳng
- Chiếu hoa trải mọi chỗ vuông đều
- Bước chân tới giường hoa định nghỉ
...
"Hoa nhân tạo" trang trí trên đồ dùng cá nhân như: áo hoa, giầy hoa.
- Tháng năm tháng sáu bận mùa công Tháng bảy tháng tám dệt giầy hoa
- Áo vàng em mặc hoa đầy
Người Tày Nùng cũng có nghề trồng bông, dệt vải phát triển như nhiều dân tộc ít người khác nhưng trang phục của người Tày Nùng lại khá đơn giản ít thêu thùa hoa văn, họa tiết. Màu áo chàm đã trở thành đặc trưng tộc người, thể hiện tính cách giản dị của họ.
"Hoa nhân tạo" trang trí trên đồ dùng lao động sản xuất, ưa trang trí người Tày Nùng còn làm đẹp cả cho những đồ dùng trong lao động, chiếc đòn gánh, chiếc sọt đến ống bương đựng nước cũng được trang trí hoa văn:
- Xem cái bằng vằn hoa
- Lại có gáo vằn hoa múc nước
- Người hỏi dao chuôi hoa, chuôi bạc
- Sọt người đan lạt non, dang đẹp Đòn người lại khéo tết hoa hồng Mộng sọt lạt uốn rồng bay bướm Lá dong lót như áo bên trong Hình hoa sen, xanh hồng ngoài sọt
"Hoa nhân tạo" trang trí trên cột nhà, xà nhà, song cửa...
- Dát dài chạm đến song hoa
Hai bên thắp dãy đèn hoa sáng bừng
- Nhà người chạm nên hoa nên rồng
- Cột con chạm ngoài toàn hoa lá Cột cái bên ngoài chạm hoa lan
Hoa lá cùng với các con vật cao quý như rồng, phượng, kỳ lân... được sử dụng trong việc trang trí các đồ vật, nhà cửa đã nói lên ý thức thẩm mỹ của nhân dân rất gắn bó với thiên nhiên. "Đó là thứ thẩm mỹ thiết thực. Quan điểm thẩm mỹ này mãi mãi là bài học lớn về quan điểm nghệ thuật của các thế hệ sau". [19,67]
3.2.2.2. Hoa - hình tượng hóa con người
Trong quan niệm của người Tày Nùng hoa không chỉ mang ý nghĩa biểu trưng cho cái đẹp mà còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh. Theo họ khi đứa trẻ mới sinh ra là nhờ có "Mẻ va", "Mẻ bjoóc" nghĩa là "Mẹ Hoa" ban cho, ở một số gia đình người ta lập bàn thờ Mẹ Hoa bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Điều này cho thấy họ rất coi trọng Mẹ Hoa và tục thờ hồn hoa. Với họ Mẹ Hoa sinh ra con người và giúp con người trưởng thành:
Xưa mẹ đã chia hoa xuống thế